Tác dụng của rau tần ô với sức khỏe con người như thế nào?

Rau tần ô hay rau cúc được dùng nhiều làm rau ăn hàng ngày nhất là ăn lẩu. Tác dụng của rau tần ô với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Ở Việt Nam rau tần ô dùng làm rau ăn sống, tái, nấu canh, lẩu đều ngon thơm, giòn... Nhưng điều cần nhớ là khi nấu không nên nấu chín quá sẽ làm hỏng các thành phần hoạt chất có lợi. Tuy nhiên, tác dụng của nó đối với sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Tác dụng của rau tần ô với sức khỏe con người như thế nào

1. Tổng quan về rau tần ô

Tên tiếng Việt: Cải cúc, Rau cúc, Xoòng hao (Tày)

Tên khoa học: Chrysanthemum coronarium L.

Họ: Asteraceae (Cúc)

+ Mô tả:

Cây thảo, sống hàng năm, mọc đứng, phân nhánh sum sê, cao 0,4-0,6m có thể đến 1m. Cành non mềm. màu xanh lục, cành già cứng màu nâu nhạt. Lá mọc so le, phiến lá men theo cuốոց, chẻ 2 lần lông chim hai mặt nhẵn, dài đến 20 cm. Lá vò ra có mùi thơm hắc.  Cụm hoa là những đầu mọc riêng lẻ gồm những hoa ở phía ngoài hình lưỡi rộng màu trắng, hoa ở trong hình ống màu vàng, thơm, lá bắc của tổng bao không đều: khô xác ở mép, xếp thành 2 - 4 hàng. Quả bế, dài 2-3 mm. Mùa hoa quả: tháng 1 - 3

+ Phân bố, sinh thái:

Hầu hết là cây thảo, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm. Một số loài được chọn lọc để trồng làm cảnh, lấy rau ăn hay làm thuốc trừ sâu.

Cải cúc có nguồn gốc ở Vùng Địa Trung Hải. Sau du nhập sang các nước khác ở châu Âu, Bắc Phi và châu Á. Mục đích trồng cây này tuỳ từng nơi có khác nhau. Ở châu Âu, người ta chọn được giống cải cúc có hoa to và đẹp để trồng làm cảnh. Ở Trung Quốc và

Nhật Bản, các giống lá có mùi thơm dễ chịu được trồng làm rau sống hay để nấu canh. Các nước vùng đông nam á vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, lại trồng giống cải cúc có tên là ” tangho”, xuất xứ từ Trung Quốc. Cây chịu được khí hậu ấm áp hơn của vùng nhiệt đới, là loại rau xanh được nhiều người ưa chuộng.

Cải cúc được nhập vào Việt Nam không biết từ bao giờ. Hiện nay cây được trồng rộng rãi ở hầu hết các địa phương ở miền Bắc. Ở miền Nam, có trồng tại Đà Lạt (Lâm Đồng). Cải cúc là loại cây ngắn ngày, ưa sáng và ưa ẩm, thích nghi được với nhiều loại đất. Giới hạn nhiệt độ cho cây sinh trưởng tốt rộng, có thể từ 5 đến 25°C. Cây trồng ở Việt Nam ra hoa kết quả tốt. Ngoài việc trồng để lấy rau ăn, có thể tạo từng vạt lớn ở nơi công cộng để làm cảnh, vì cây mọc rất đều, hoa đẹp.

+ Cách trồng:

Cải cúc được trồng phổ biến ở trung du và đồng bằng nhất là các vùng xung quanh đô thị. Ở miền núi. cây sinh trưởng, phát triển tốt vào mùa hè nhưng ít được trồng. Cải cúc là cây ngắn ngày, sau 40 – 45 ngày đã có thể thu hoạch, nên có thể gieo trồng nhiều đợt trong vụ thu đông và sang đến đầu Xuân. Cây ưa đất thịt nhẹ, nhiều mùn và đủ ẩm, thường được trồng xen với các cây rau vụ đông khác như su hào, cải bắp, cải bẹ, xà lách, đậu vàng. Hạt cải cúc được gieo thẳng, không qua vườn ươm, rất dễ nảy mầm. Nếu trồng riêng thì sau khi làm đất, lên thành luống cao 15 – 20 cm, rộng 0,8-1m rồi gieo hạt. Có thể trộn hạt với cát hay đất bột để rắc cho đều. Dùng rơm rạ hoặc trấu phủ lên và tưới ẩm. Nếu phủ bằng rơm rạ thì sau khi cây mọc, cần dỡ bỏ rơm rạ. Cây cải cúc thường mọc dày, phủ kín mặt luống nên ít cỏ. Nếu trồng xen, chỉ cần chăm bón cây trồng chính. Nếu trồng riêng thì chỉ có thể dùng nước giải hoặc đạm pha loãng tưới cho cây 1 - 2 lần. Thu hoạch vào lúc cây chưa ra ngồng. Thường dùng đến đâu thu hoạch đến đó, bằng cách tỉa cả cây đem về loại bỏ gốc và lá già. Nếu thu hạt giống thì để hạt chín, cắt phần mang hoa về phơi khô, đập lấy hạt. Cải Cúc ít bị sâu bệnh.

+ Bộ phận dùng:

Thân và lá cải cúc thu hái khi cần thiết, dùng tươi hoặc phơi khô

+ Thành phần hóa học:

Cải cúc chứa tinh dầu, carbohydrat 5,57%, nhiều loại acid amin (prolin, alamin, asparagin acid glutamic, valin, leucin, prolin, acid aspartic, acid aminobutyric), gossipitrin, quercimetrin, herniarin. unbeliferon, scopoietin, acid clorogenic, acid 3.5 – dicafeoy – 4 – sucinyl quinic, acid 3,5 – di – cafeo.y quinic, một chất sulfoxid acetylenic, một thiophen. spiro acetaenoi ether

+ Tính vị, công năng:

Cải cúc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm. Tính mát, được xem như loại rau, giúp khai vị, làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt.

2. Tác dụng của rau tần ô với sức khỏe con người

+ Trị chứng đau đầu kinh niên:

Đối với những người có chứng đau đầu kinh niên, hãy dùng một ít rau tần ô nấu lấy nước, mỗi ngày bạn chỉ cần dùng tầm 30gr nước đã nấu này. Sử dụng thêm rau tần ô hơ nóng đắp lên phần đỉnh đầu và hai bên của thái dương vào mỗi buổi tối trước khi ngủ (hoặc những lúc thấy nhức đầu) sẽ giúp giảm hẳn chứng đau đầu, đặc biệt trị đau đầu kinh niên rất hiệu quả. Tần ô dùng để nấu lấy nước nên được phơi trước khi nấu. Khi phơi rau tần ô cần lưu ý chọn những cây hơi già một chút, tốt hơn cả là giữ lấy phần rễ cây. Những cây rau tần ô có hoa thì lại càng quý vì khi đem phơi, những cây này sẽ để được lâu hơn.

+ Chữa đau mắt:

Lấy rau tần ô rửa sạch với nước, hơ nóng rồi bắt đầu chườm lên mắt (hoặc cho vào túi vải nóng để chườm), nó sẽ trị đau mắt vô cùng hiệu quả.

+ Giúp bổ tỳ, lợi tiểu, trị chứng hoa mắt:

Lấy 200gr tần ô, một con cá diếc tầm nửa kg, một chút rượu, ít dầu ăn cùng các gia vị vừa đủ. Cá diếc đem làm sạch, bỏ vảy, rồi bắc dầu lên rán vàng, sau đó cho rượu vào đảo qua, thêm gừng và nước vào tiếp, nấu nhỏ lửa cho con cá chín đều. Cuối cùng, thêm tần ô vào và nấu cho đến khi nước sôi lại, nêm nếm gia vị. Một liệu trình sẽ ăn trong 10 ngày là một liệu trình.

+ Chữa ho do lạnh ở người lớn:

Sử dụng 100gr - 150gr rau tần ô, 200gr phổi heo thái miếng, tất cả cho vào nấu thành canh ăn cả nước lẫn cái trong bữa cơm. Một liệu trình sẽ ăn trong 3 đến 4 ngày. Nếu kiên trì thực hiện, người lớn bị họ do lạnh sẽ nhanh chóng thoát khỏi các cơn ho dai dăng, khó chịu.

+ Trị bệnh tiêu chảy:

Nếu có hiện tượng đi ngoài lỏng hoặc bệnh tiêu chảy, thì dùng ngay 200gr tần ô nấu canh ăn để làm ấm tỳ vị. Ăn canh này liên tục từ 3 đến 5 ngày.

BLCare Max

https://bizweb.dktcdn.net/100/164/964/files/hotline-dat-hang.jpg?v=1498880799513

+ Chống ung thư phổi:

Trong rau tần ô có chứa 2.320 IU vitamin A trên mỗi 100gr, chiếm đến 77% tổng lượng vitamin A được khuyến nghị cung cấp cho cơ thể hằng ngày. Vitamin A là một loại vitamin có khả năng hòa tan trong chất béo và được hấp thụ thông qua quá trình tiêu hóa. Sau đó, loại vitamin này có thể được sử dụng ngay cho các chức năng của cơ thể hoặc đượ lưu trừ lại trong gan và tế bào mỡ. Có một nghiên cứu lớn đã chứng minh được mối quan hệ giữa chế độ ăn nhiều rau xanh cung cấp vitamin A (dưới dạng caroten) và nguy cơ bị bệnh ung thư phổi của những người tình nguyện tham gia. Nhóm nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng, ăn nhiều loại rau quả giàu vitamin A hoàn toàn có liên quan đến việc giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi. Cũng trong nghiên cứu trên, lá tần ô, cùng với khoai lang được xem là đặc biệt hiệu quả trong việc giảm thiểu nguy cơ bị ung thư phổi ở những người tham gia nghiên cứu.

+ Giải cảm mạo:

Sử dụng 150gr rau tần ô tươi, rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào một tô to, đổ phần cháo đang sôi lên trên và để trong 5-10 phút cho đỡ nóng. Sau đó trộn rau lên ăn, cứ như vậy ngày ăn 2-3 lần. Bài thuốc này khá đơn giản nhưng lại có tác dụng giải cảm cực kỳ nhanh.

+ Hạ huyết áp và tốt cho sức khỏe tổng quát:

Rau tần ô chứa nhiều kali và các chất kiềm mật. Một chế độ ăn chứa hàm lượng kali cao sẽ giúp ngăn ngừa đột quỵ, tăng huyết áp, sẩn da, sỏi thận và mất xương. Ngoài ra còn có tác dụng bổ não, cung cấp các chất xơ thô tốt cho tiêu hóa, giúp thông tiện và giảm thiểu cholesterol trong cơ thể.

+ Tác dụng của rau tần ô trong làm đẹp:

Tác dụng của rau tần ô không chỉ hiệu quả đối với sức khỏe con người, mà còn thể hiện ở lĩnh vực làm đẹp, đặc biệt là vóc dáng, làn da.

+ Hỗ trợ giảm cân:

Tác dụng của rau tần ô giúp khỏe người, đẹp dángTác dụng của rau tần ô trong việc giảm cân, làm đẹp là điều không thể phủ nhận. Tần ô chứa nhiều acid chlorogenic, vốn là một loại acid được tìm thấy trong hạt cà phê. Acid chlorogenic giúpcơ thể làm chậm lại quá trình giải phóng glucose vào máu sau mỗi bữa ăn. Điều này đã khiến tần ô trở thành một trong những lựa chọn lý tưởng để giảm cân. Hơn nữa, lá rau tần ô với hàm lượng calorie rất thấp (chỉ có 24 calorie/100gr), hàm lượng chất xơ lại cao và ít chất béo càng là một lựa chọn hoàn hả để giúp cơ thể thon gọn hơn.

+ Có lợi cho người tập gym:

Tác dụng của rau tần ô giúp khỏe người, đẹp dángTác dụng của rau tần ô lên những người tập gym nằm ở thành phần protein và kali có nhiều trong loại rau này

Lượng protein có trong 100gr tần ô là 3,4gr, đạt mức khá cao so với các loại rau xanh khác. Không chỉ vậy, tần ô còn cung cấp một lượng kali khổng lồ. Khi ăn rau tần ô, bạn sẽ nhận được một lượng kali nhiều hơn đến gần 30% so với khẩu phần chuối tương tự. Điều này thật thú vị vì từ lâu chuối đã được xem như một tiêu chuẩn vàng về kali - thực phẩm không thể thiếu vắng trong chế độ ăn của người tập gym.

Sở dĩ nói Kali là một khoáng chất vô cùng quan trọng, đặc biệt với người tập gym, tập thể dục vì nếu không có nó, các xung thần kinh trong cơ thể sẽ không thể di chuyển và cơ bắp không thể co lại.

+ Rau tần ô giúp đẹp da:

Ngoài công dụng giảm cân, tần ô còn chứa các hợp chất chống oxy hóa như vitamin, carotenoid, flavonoid. Các chất chống oxy hóa này vừa có lợi cho sức khỏe con người, vừa tốt cho làn da vì nó giúp loại bỏ các gốc tự do cùng các phân tử phá hủy liên quan đến nếp nhăn da, lão hóa sớm lẫn bệnh tim và ung thư. Để giữ được nhiều nhất tác dụng chống oxy hóa có trong lá tần ô, bạn cố gắng đừng nấu quá chín.

3. Một số món ăn ngon với rau tần ô

Dưới đây là một số những gợi ý món ăn ngon, bổ dưỡng với tần ô mà bạn có thể tham khảo để phát huy thêm công dụng của loại rau này đối với sức khỏe nhé!

+ Rau tần ô và gan heo:

 Canh rau tần ô gan heo là một món ngon vừa dễ ăn lại có công dụng giúp cơ thể hạ nhiệt hiệu quả. Đặc biệt, đây là món ăn vô cùng phù hợp với những người hay bị nóng trong, nhiệt miệng, chảy máu cam.

+ Rau tần ô và thịt heo:

Rau tần ô kết hợp cùng thịt heo là một trong những món ăn bồi bổ cho các bà mẹ sau sinh. Món ăn này giúp cung cấp nhiều vitamin, cùng các dưỡng chất có lợi cho quá trình hồi phục sức khỏe của phụ nữ sau sinh. Đồng thời, rau tần ô kết hợp với thịt heo còn là món ăn giúp các mẹ tiết sữa nhiều hơn.

+ Rau tần ô và thịt bò:

Thịt bò vốn là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho cơ thể, giúp điều hòa khí huyết, có lợi cho hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, khi kết hợp rau tần ô với thịt bò sẽ tạo nên một món ăn có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời.  Món ăn này sẽ vô cùng phù hợp cho những người có tình trạng thiếu máu, đau lưng hoặc bị co cứng chân tay.

Tác dụng của rau tần ô với sức khỏe con người như thế nào

+ Một số món ăn khác từ rau tần ô:

Tần ô nấu thịt bằm

Tần ô nấu canh tôm

Tần ô nấu canh đậu hũ non

Canh cá thác lác viên nấu cùng tần ô

Tần ô nấu canh ngao

Tần ô xào tỏi

Rau tần ô luộc

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về tác dụng của rau tần ô với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của quả chuối với sức khỏe con người

>>> Công dụng của lá cây sống đời như thế nào?

>>> Công dụng của khoai lang sùng với sức khỏe con người như thế nào

Viết bình luận