Công dụng của lá cây sống đời như thế nào?

Lá cây sống đời được dùng nhiều trong y học cổ truyền của người dân Việt Nam. Vậy công dụng của lá cây sống đời như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Một tài liệu khoa học còn có tên gọi: Lá cây sống đời, một vị thuốc kháng sinh chủ trị giải độc vạn năng chữa khỏi được rất nhiều chứng bệnh. Cây sống đời hay còn có tên gọi dân gian khác là cây lá bỏng là một loại cây được biết đến với tác dụng chữa bỏng là chính. Tuy nhiên ít ai biết được cây còn có rất nhiều tác dụng kháng khuẩn và trị các bệnh như chảy máu cam, trĩ, đau họng… Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của lá cây sống đời.

Công dụng của lá cây sống đời như thế nào

1. Các công dụng của lá cây sống đời

+ Bệnh lỵ cũng điều trị được:

Cỏ seo gà, lá mơ lông mỗi thứ 20g. Thêm cam thảo đất 16g và 1 nắm to lá bỏng nưa. Đem đun lấy nước để uống trong ngày là được.

+ Người ngộ độc rượu:

Đây là cách sơ cứu người bị ngộc độc rượu trước khi đưa đi cấp cứu. Chỉ cần lấy 4 đến 5 lá sống đời rửa cho sạch rồi tráng với nước sôi để nguội rồi cho người bệnh nhai rồi nuốt. Lá bỏng sẽ át đi sự khó chịu do rượu mang lại.

+ Người bị trĩ nội:

Sáng, chiều nhai 4 lá bỏng. Tối nhai 2 lá. Nuốt hết nước còn bã thì đắp vào hậu môn đã rửa sạch sẽ. Liên tục 1 vài tháng là thấy giảm rõ rệt.

+ Người bị bỏng:

Tùy vào tình trạng vết thương mà bạn có thể lấy lượng lá bỏng tùy ý. Sau đó giã nát rồi đắp hỗn hợp lên chỗ da bỏng. Hoặc bôi mỗi nước cốt cũng được. Ngày làm vài ba lần sẽ dịu đi sự khó chịu.

+ Viêm mũi dị ứng:

Lấy vài lá bỏng rửa sạch đợi ráo nước rồi giã nát ra. Chắt lấy nước cốt và tẩm vào bông sạch. Đưa vào lỗ mũi bị xoang. Nếu bị cả 2 bên thì thay nhau mỗi bên làm 1 lần trong ngày.

+ Cầm máu cam hiệu quả:

Lấy lá bỏng rửa sạch rồi giã nát. Chắt lấy nước cốt sau đó nhúng bông y tế vào. Nhét bông y tế vào bên mũi bị chả máu cam. Máu sẽ mau chóng ngừng lại.

+ Giúp mẹ bầu nhiều sữa:

Mẹ có thể lấy lá bỏng ăn như rau sống. Hoặc có thể nấu canh ăn đều được. Sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng ít sữa hay mất sữa sau sinh.

+ Điều trị được bệnh viêm tai giữa:

Vài vài ba lá bỏng rửa sạch rồi giã nát ra. Chắt lấy nước cốt cho vào bông sạch. Lấy miếng bông đó cho vào tai là được. Đều đặn ngày làm 2 lần trong 1 thời gian sẽ khỏi.

+ Giảm mụn sưng:

Cách này bạn dùng khi mụn chưa có mủ thì mới được. Chỉ cần lất 1 nắm lá tóa, 1 nắm lá bỏng và khaorng 1 nắm nhỏ lá đại nữa. Đem cá nguyên liệu rửa sạch rồi giã nát ra. Đắp vào chỗ bị mụn là được.

+ Dạ dày viêm loét:

Bài thuốc này áp dụng cho người nào bị viêm dạ dày ở mức nhẹ. Chỉ cần lấy 1 nắm cây lá bỏng (chừng 40g) rồi rửa sạch, tráng với nước sôi để nguội và ăn như rau sống là được.

+ Sốt xuất huyết nhẹ:

Dùng 1 nắm lá bỏng rửa sạch rồi chắt lấy nước cốt. Ngày 1 thì dùng 300 đến 400ml chia thành 3 đến 4 lần. Các ngày sau thì mỗi lần chỉ cần 60ml và số lần giảm xuống còn 2 là được.

+ Mắt vừa đau vừa đỏ:

Cách này bạn nên thực hiện trước khi đi ngủ sẽ dễ chịu hơn. Lấy vài ba lá bỏng đem rửa sạch rồi giã nát. Đem hỗn hợp đắp vào mắt đau và băng lại. Sáng hôm sau gỡ ra và rửa lại bằng nước sạch cho mấy hạt muối.

+ Người bị phù thũng:

Lấy lá bỏng 1 nắm rửa sạch rồi ép lấy nước. Mỗi lần uống đúng 60ml. Ngày dùng tối đa 120ml là được.

+ Hạ sốt cho trẻ nhỏ:

Nếu trẻ bị sốt thì chỉ cần lấy lá bỏng giã nát rồi chắt lấy nước cho trẻ uống. Khi uống chỉ cần cho uống 1 chén nhỏ là được. Mỗi ngày 2 đến 3 chén là được.

+ Khử mùi hôi dưới cánh tay:

Mùi hôi dưới cánh tay luôn khiến bạn thấy tự tin đúng không? Vậy thì hãy thử dùng cây sống đời xem sao nhé! Đầu tiên lá lá bỏng giã nát ra rồi chắt lấy nước để uống. Bã thì đem xát vào vùng da dưới canh tay. Cứ để bã đó khô tự nhiên. Cuối cùng tắm sạch lại là được.

+ Trẻ hay bị ra mồ hôi trộm:

Làm như trên nhưng mỗi lần cho bé uống 60ml. Ngày dùng 120ml là được.

+ Đi nặng ra máu:

Cỏ nhọ nồi, lá trắc bá, ngải cứu mỗi thứ 10g. Ngải cứu và lá trắc bá nhớ sao cháy đi nhé! Thêm khoảng 30g lá bỏng nữa. Cho tất cả vào nồi nấu nước để uống nhiều lần trong ngày.

+ Dễ ngủ:

Mất ngủ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế bạn cần điều trị ngay khi bệnh còn nhẹ. Cách làm đơn gản lắm. Trước khi đi ngủ tầm 60p lấy vài lá bỏng ăn sống. Hoặc uống nước ép từ lá bỏng. Đều giúp bạn dễ ngủ hơn.

+ Sẹo hay lên da non:

Các vết thương hở miệng nếu không được chăm sóc cẩn thận rất dễ để lại sẹo. Do đó bạn chỉ cần dùng lá bỏng giã nát rồi đắp lên chỗ bị thương. Đều đặn làm mỗi ngày trng 1 khoảng thời gian là sẽ không lo sẹo nữa.

+ Dịu da cháy nắng:

Chỉ cần vài ba lá bỏng giã nát ra rồi đắp vào chỗ da bị cháy nắng là được. Tình trạng khó chịu sẽ mau chóng mất đi. Và da khu vực đó cũng dần lấy lại màu.

+ Bảo vệ gan:

Người dân Ấn Độ đã sử dụng nước ép từ lá cây sống đời để điều trị bệnh vàng da. Hơn nữa các nhà khoa học cũng đã thí nghiệm trên chuột và thấy được. Nước từ lá bỏng còn giúp gan không bị nhiễm độc từ CCl 4.

+ Ho ra máu:

Giã nát đúng 7 lá bỏng. Lúc uống thêm rượu và đường vào khuấy đều rồi uống nước là được.

+ Ngừa ung thư:

Một táp chí danh tiếng vè hóa sinh đã khẳng định dịch chiết từ ls bỏng có thể ngừa ung thư rất tốt.

+ Hô hấp không bị dị ứng:

Khi nghiên cứu trong ống nghiệm người ta cũng thấy được dịch chiết từ lá bỏng giúp hệ miễn dịch ổn định. Từ đó mà ngăn được các bệnh về đường hô hấp rất tốt.

+ Giúp thận khỏe:

Một tạp chí y khoa của Ấn Độ đã tiến hành nghiên cứu trên chuột và thấy được rằng. Dịch chiết từ lá cây bỏng có thể bảo vệ thận. Cụ thể là thận sẽ không bị những tác dụng phụ do kháng Gentamicin gây ra. Đồng thời nó cũng chống oxy hóa rất tốt.

Công dụng của lá cây sống đời như thế nào

+ Chữa bệnh Leishmanzheim:

Dịch chiết từ lá cây bỏng cũng được đánh giá là an toàn. Và hơn hết là nó có chất giúp đánh bay Leishmanzheim

+ Ngừa viêm nhiễm:

Lá sống đời giã nát ra đắp vào chỗ viêm sẽ giảm được tình trạng viêm nhiễm rất tốt. Vì nó có tác dụng ngăn vi khuẩn không tấn công vào vết thương. Nhất là trường hợp nào bị viêm nặng.

+ Giảm nhức đầu:

Đun lá bỏng trên bếp cho nóng và mềm ra. Sau đó đắp lên trán. Đến khi lá nguội thì có thể thay lá khác.

+ Làm đẹp da:

Bản thân lá cây bỏng có nhiều nước nên nó có tác dụng làm mát da rất tốt. Hơn nữa nó còn có tác dụng trị mụn rất hiệu quả nữa. Bạn có thể chọn 1 trong các cách sau để áp dụng.

Cách 1: Lấy lá bỏng giã nát ra cùng vài hạt muối. Sau đó đắp hỗn hợp lên da chừng 10p rồi dùng nước mát rửa lại. Mặt nạ này làm sạch da và giúp các lỗ chân lông nhỏ lại.

Cách 2: Giã nát lá cây bỏng rồi đắp lên mặt khoảng 20p. Sau đó rửa sạch với nước mát là được. Mặt nạ này áp dụng từ 2 đến 3 tuần 1 lần sẽ giúp da bạn luôn sáng đẹp và hết mụn.

Cách 3: Bạn có thể dùng kem dưỡng da cùng với 2 cách trên để mang lại kết quả tốt nhất. Nhất là trong thời điểm mùa hè nóng nực.2. Các bài thuốc từ lá cây sống đời

+ Cây sống đời trị bệnh ho, viêm họng:

Trong thành phần của cây tiêu đời chứa thành phần có tác dụng tiêu đờm, kháng viêm an toàn, hiệu quả. Vì vậy, sử dụng lá cây sống đời làm bài thuốc để chữa bệnh ho viêm họng thường được người bệnh sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả nhanh.

Nguyên liệu: 10 lá sống đời và chia làm 3 lần dùng: 4 lá cho buổi sáng, 4 lá cho buổi chiều và 2 lá dùng buổi tối.

Cách sử dụng: Mỗi khi sử dụng, bạn lấy lá bỏng nhai và ăn trực tiếp, nhai từ từ để cả nước lẫn bã của lá bỏng thấm dần vào cổ họng. Áp dụng đều đặn 3 lần vào các buổi trong ngày như vậy trong khoảng 3 ngày sẽ thấy tình trạng ho, đau họng sẽ thuyên giảm.

+ Cây sống đời trị bệnh đau lưng, nhức mỏi xương khớp:

Từ xa xưa, cây sống đời đã được người dân sử dụng như một cây thuốc có tác dụng chữa đau lưng, đau nhức xương khớp hiệu quả nhờ phương pháp đơn giản, dễ làm dưới đây:

Nguyên liệu: 3-5 lá cây sống đời to

Cách sử dụng: Dùng từng lá bỏng hơ trên bếp cho đến khi nóng và mềm đi. Sử dụng lá bỏng đã hơ đắp lên khu vực bị đau cho đến khi lá nguội. Sau khi lá nguội đi lại tiếp tục hơ nóng và đắp lên lên vùng lưng và xương đau nhức. Thực hiện liên tục mỗi ngày từ 3-4 lần, mỗi lần từ 10-15 phút để làm dịu các cơn đau và giúp bớt nhức mỏi.

+ Cây sống đời trị bệnh viêm loét dạ dày, viêm nhiễm đường ruột:

Theo Đông y, cây sống đời có tác dụng giảm nhanh các cơn đau, làm dịu các vết loét dạ dày, kháng viêm, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại cho bệnh dạ dày và có tác dụng phục hồi niêm mạc dạ dày và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm loét dạ dày. Lá cây sống đời được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.

Nguyên liệu: 50g lá cây sống đời

Cách dùng: Lá bỏng đem đi rửa sạch và vò nát, sắc lên thành nước uống và dùng 2 lần/ngày.

+ Cây sống đời trị bệnh ghẻ cho trẻ em:

Cây sống đời có tác dụng sát trùng, kháng viêm rất hiệu quả nên người bệnh có thể sử dụng lá cây sống đời để trị bệnh ghẻ cho trẻ em hiệu quả.

Nguyên liệu: 1 nắm lá cây sống đời

Cách sử dụng: Đun nước lá bỏng nấu cho trẻ uống, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Bên cạnh đó, kết hợp với giã nát lá bỏng và dùng đắp trực tiếp vào vết thương hàng ngày. Sử dụng đều đặn thường xuyên hàng ngày sẽ giúp sát khuẩn vết thương và nhanh chóng chữa khỏi bệnh.

+ Cây sống đời trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, kiết lỵ:

Theo Y học cổ truyền, cây sống đời có tác dụng cầm máu, chống sưng viêm và được chủ trị sử dụng để điều trị bệnh sa trực tràng và trị trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả nhờ cách làm đơn giản sau:

Nguyên liệu: 20g lá bỏng, 20g rau sam

Cách sử dụng: Cả 2 nguyên liệu đem rửa sạch. Có thể dùng lá bỏng làm thuốc điều bệnh trĩ, kiết lỵ theo một trong hai cách là nhai nuốt nước hoặc sắc uống.

+ Cây sống đời trị bệnh viêm xoang, viêm mũi, chảy máu cam:

Theo y học cổ truyền, cây sống đời được chủ trì trị bệnh viêm mũi, viêm xoang, chảy máu cam cho cả người lớn và trẻ nhỏ nhờ áp dụng phương pháp đơn giản sau:

Nguyên liệu: 2 lá cây sống đời

Cách sử dụng: giã nát lá bỏng và chắt lấy nước cốt. Sau đó dùng bông gòn thấm vào nước cốt vào thấm vào hai lỗ mũi. Cứ thực hiện như vậy 4-5 lần/ngày sẽ giúp giảm nhanh chứng viêm xoang, dứt nhanh tình trạng chảy máu cam ở cả người lớn và trẻ em.

+ Cây sống đời trị bệnh đau đầu, cao huyết áp:

Theo Đông y, cây sống đời có tính mát, vị chua có tác dụng giảm đau, kích thích lưu thông máu giúp ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu hiệu quả.

Nguyên liệu: 1 nắm lá cây sống đời

Cách sử dụng: sắc lá cây sống đời cùng với 2 lít nước. Sử dụng nước sắc uống 2 lần/ngày sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau đầu, ổn định huyết áp hiệu quả.

+ Cây sống đời trị bệnh sốt xuất huyết:

Bên cạnh việc điều trị bệnh sốt xuất huyết bằng thuốc tây y, người bệnh có thể áp dụng trị bệnh bằng cây sống đời với cách làm đơn giản dưới đây:

Nguyên liệu: 1 nắm lá cây sống đời tươi

Cách sử dụng: cho 1 nắm lá bỏng tươi đun cùng 2 lít nước để lấy nước uống. Ngày đầu tiên thì uống 100ml/lần x 3 -4 lần/ngày. Từ ngày thứ 2 trở đi uống 60ml/lần uống x 2 lần/ ngày.

+ Cây sống đời trị bệnh táo bón, nóng sốt ở trẻ em:

Với các thành phần như acid citric, axit izoxitric, acid p-coumaric có trong chiết xuất cây sống đời có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, tiêu thũng làm giảm nhanh triệu chứng táo bón. Ngoài ra, cây sống đời có tính mát rất hiệu quả trong cắt nhanh các cơn nóng sốt ở trẻ.

Bài thuốc trị bệnh táo bón, nóng sốt ở trẻ em rất đơn giản, dễ dàng thực hiện:

Nguyên liệu: 10-15 lá cây sống đời già

Cách sử dụng: nấu nước lá bỏng cho trẻ uống hàng ngày. Khi trẻ bị táo bón nên cho trẻ uống 2 lần/ngày. Nếu trẻ bị sốt nên cho bé uống 2-4 lần/ngày.

+ Cây sống đời trị bệnh phong ngứa vô căn:

Nguyên liệu: lá thương nhĩ, lá cây vô hoạn tử, lá sống đời, lá cây răm dại

Cách sử dụng: rửa sạch tất cả các loại lá cho vào đun cùng với 2-3 lít nước và dùng uống mỗi ngày

+ Cây sống đời trị bệnh lỵ:

Các thành phần của cây sống đời như axit pyruvic và axit cis-aconitic…có tác dụng chữa bệnh lỵ rất hiệu quả nhờ bài thuốc dưới đây:

Nguyên liệu: 40g lá bỏng, 16g cam thảo đất, lá mơ lông, cỏ seo gà.

Cách sử dụng: đem tất cả các nguyên liệu đi rửa sạch cho vào nồi sắc cùng với 1,5 - 2l nước sử dụng uống mỗi ngày.

Công dụng của lá cây sống đời như thế nào

2. Các lưu ý khi dùng lá cây sống đời

Cây sống đời được biết như một loại thần dược chữa bách bệnh vô cùng an toàn và lành tính. Tuy nhiên, khi sử dụng cây sống đời cần lưu ý một số điều sau đây:

+ Kết quả điều trị bệnh bằng cây sống đời tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng bệnh của mỗi người mà mang lại kết quả nhanh hay chậm của mỗi người khác nhau.

+ Các bài thuốc từ cây sống đời thường có tác dụng chậm. Vì vậy đòi hỏi sự kiên trì từ người dùng.

+ Trong quá trình bào chế cây sống đời cần đảm bảo vệ sinh để không gây phản tác dụng

+ Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây sống đời chữa bệnh tại nhà

+ Trong quá trình sử dụng nếu thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của lá sống đời như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của củ tỏi với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của rau sam như thế nào?

>>> Công dụng của rau má với sức khỏe con người như thế nào

Viết bình luận