Sỏi thận là căn bệnh thường gặp hiện nay. Chế độ ăn uống cũng góp phần quyết định khỏi bệnh nhanh hay chậm. Bệnh sỏi thận và chế độ ăn uống phòng bệnh như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận đó là do sự tối loạn trao đổi chất khoáng không tan và tích tụ trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi. Loại sỏi thận hay gặp nhất là sỏi calci: gồm calci oxalate, calci phosphat, sỏi calci oxalate phosphat. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết bệnh sỏi thận và chế độ ăn uống.
I. Bệnh sỏi thận và chế độ ăn uống
1. Bệnh sỏi thận
1.1 Bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành từ những khoáng chất và muối trong nước tiểu. Quá trình này được gọi là quá trình tạo sỏi thận. Sỏi thận có nhiều kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn. Những viên sỏi lớn có thể lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu từ thận xuống bàng quang.
Sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Nếu sỏi thận nhỏ, có thể tự đẩy ra ngoài theo đường tiểu và người bệnh không cần lo lắng. Nhưng trong trường hợp viên sỏi lớn, viên sỏi di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu.
Bệnh sỏi thận có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa đường tiểu. Đồng thời làm giảm chức năng co bóp đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây ra suy thận. Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận mà người bệnh không thể coi thường.
Để phòng tránh nguy cơ biến chứng từ sỏi thận, người bệnh cần xác định triệu chứng và điều trị sớm. Chữa sỏi thận không quá khó nếu như bệnh đang trong giai đoạn đầu.
1.2 Các loại sỏi thận thường gặp
Phần lớn các thành phần trong sỏi thận chứa nhiều hơn một tinh thể. Biết được các loại sỏi thận và những yếu tố gây nên bệnh giúp bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Các loại sỏi thận bao gồm:
+ Sỏi canxi: Đây là loại sỏi thường gặp phải nhất, sỏi canxi thường ở dưới dạng oxalat canxi. Oxalate có thể được tìm thấy trong một số những loại hạt, sô cô la, ở một số loại trái cây,…Các yếu tố như chế độ ăn uống chứa nhiều vitamin D, rối loạn chuyển hóa và một số các nguyên nhân khác có thể làm tăng nồng độ canxi hoặc oxalat trong nước tiểu.
+ Sỏi Acid Uric: Acid Uric được hình thành bởi những người có chế độ ăn uống giàu hàm lượng protein trong một khoảng thời gian dài và Acid uric có hàm lượng cao ở những người bệnh gút. Một số những yếu tố di truyền và rối loạn máu trong các mô cũng là một trong những yếu tố hình thành lên sỏi Acid uric.
+ Sỏi Struvite: Hay còn được gọi là sỏi nhiễm trùng, sỏi này thường được tạo thành do nhiễm trùng đường tiết niệu. Sỏi nhiễm trùng có thể phát triển rất nhanh chóng và trở nên khá lớn nếu như không được điều trị một cách kịp thời.
+ Sỏi Cystine: Những viên sỏi này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ của căn bệnh sỏi thận. Chúng được hình thành ở những người có hội chứng rối loạn di truyền gây ra làm cho thận bài tiết quá nhiều Axit Amin.
1.3 Triệu chứng của bệnh sỏi thận
Trên thế giới có đến 1/3 dân số mắc bệnh sỏi thận, nhưng chỉ có một nửa trong số này là xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, ngay cả khi không có triệu chứng, những viên sỏi vẫn có thể gây ra những vấn để như nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu.
Nhiều trường hợp sỏi mắc kẹt trong niệu quản, các triệu chứng lúc này mới bắt đầu xuất hiện. Triệu chứng thường gặp nhất là đau dữ dội với những cơn đau quặn thận sau đó biến mất. Một số triệu chứng khác bao gồm:
+ Đau dữ dội ở bên hông lưng
+ Các cơn đau xuất hiện theo từng đợt
+ Đau lan xuống vùng bụng và háng
+ Có máu trong nước tiểu
+ Buồn nôn, ói mửa
+ Đi tiểu nhiều hơn bình thường
+ Bí tiểu, tiểu không hết
+ Xuất hiện sốt và ớn lạnh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng
Nếu có những dấu hiệu bất thường trên của cơ thể, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gặp bác sĩ để được tham khám và điều trị một cách kịp thời.
2. Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận
Người bị sỏi thận nên có chế độ ăn uống phù hợp như dưới đây:
+ Uống nhiều chất lỏng: Uống ít nước là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên sỏi thận. Người sỏi thận phải tuân thủ nguyên tắc uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Không nên dùng bất kỳ loại nước nào kể cả nước ép hoa quả để thay thế hoàn toàn nước lọc.
Uống 8 – 10 ly nước mỗi ngày giúp giữ cho nước tiểu loãng – làm giảm nồng độ khoáng chất hình thành “đá” trong nước tiểu. Ít nhất một nửa số nước uống hàng ngày nói trên là nước lọc, còn lại có thể là các loại nước uống khác mà bạn thích.
Mách bạn một mẹo nhỏ là bạn hãy đặt nước ở nhiều nơi trong nhà, những vị trí dễ nhìn thấy nhất để đảm bảo không bị quên uống nước. Ngay cả khi không khát nước, bạn cũng cần uống nước để pha loãng nước tiểu, góp phần tống khứ viên sỏi ra ngoài nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu người bệnh có tiền sử bệnh tim mạch cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống nước.
+ Giảm vitamin C: Cơ thể chuyển đổi vitamin C thành oxalate tăng hình thành sỏi thận. Vì vậy, nếu các bác sĩ đã đề nghị giảm oxalat trong chế độ ăn, uống vitamin C bổ sung không phải là một ý tưởng tốt. Các bác sĩ khuyên những bệnh nhân bị sỏi thận không nên uống quá 500 mg vitamin C mỗi ngày. Một người có nguy cơ bị sỏi thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng trước khi dùng liều lớn vitamin hoặc khoáng chất.
Nước ép hoa quả mặc dù rất tốt, nhưng người bệnh thận nên uống điều độ, dùng những loại nhiều vitamin C như cam, chanh dâu, cần pha thêm nước lọc khi uống. Những loại quả này cũng rất giàu citrat – chất chống tạo sỏi canxi tự nhiên. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng một số loại nước giúp tiểu như nước râu ngô.
+ Tránh xa trà, cà phê…: Người bệnh sỏi thận cần tuyệt đối tránh xa trà đặc, cà phê vì chúng ngăn ngừa sự hấp thu canxi, khiến canxi phải bài tiết qua đường nước tiểu dẫn đến bị sỏi thận.
+ Tránh những loại thực phẩm có thể làm tăng lượng axit uric hoặc oxalate trong nước tiểu: Axit oxalic hoặc oxalat được tìm thấy chủ yếu trong các thực phẩm từ thực vật. Nhưng chỉ có một số làm tăng số lượng oxalate trong nước tiểu. Đó là rau bina, dâu tây, sô-cô-la, cám lúa mì, hạt, củ cải đường, và trà… Tránh những thực phẩm này có thể giúp giảm số lượng oxalate trong nước tiểu. Ăn những thực phẩm có chứa canxi cũng làm giảm oxalate trong nước tiểu. Canxi liên kết với oxalate trong đường tiêu hóa, do đó nó không được bài tiết vào nước tiểu.
+ Đảm bảo chế độ ăn có chứa canxi đầy đủ: Vài năm trước đây, người ta tin rằng nên giới hạn chế độ ăn uống có canxi vì nó có thể làm cho bệnh của bệnh nhận bị sỏi thận canxi thêm trầm trọng. Nhưng các nghiên cứu ngày nay cho thấy rằng, chế độ ăn đầy đủ hàm lượng canxi mỗi ngày thực sự có tác dụng làm giảm tỷ lệ bị sỏi thận canxi. Những người hình thành sỏi canxi oxalate nên bổ sung 800 mg canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày, không chỉ để phòng ngừa sỏi thận mà còn để duy trì mật độ xương. Một cốc sữa ít chất béo có chứa 300 mg canxi. Các sản phẩm sữa khác như sữa chua cũng giàu canxi.
+ Hạn chế đường và protein động vật: Quá nhiều đường và protein động vật cũng có thể làm trầm trọng thêm sự phát triển của sỏi oxalat canxi hoặc canxi. Mặc dù đường tự nhiên có trong thực phẩm cũng phải phải là điều đáng lo lắng, nhưng những người bị sỏi thận nên tránh những thực phẩm đóng gói chứa nhiều đường là tốt nhất.
Thịt và protein động vật khác – chẳng hạn như trứng và cá cũng nên hạn chế vì chúng chứa purin sẽ phân hủy thành acid uric trong nước tiểu. Thực phẩm đặc biệt giàu purin bao gồm các thịt nội tạng, như gan. Vì vậy, những người có xu hướng phát triển sỏi thận nên tránh ăn nhiều protein hơn so với cơ thể cần mỗi ngày.
+ Bổ sung chất xơ không hòa tan: Chất xơ là một phần khó tiêu hóa của thực vật. Có hai loại chất xơ: Hòa tan (tan trong nước) và không hòa tan. Cả hai đều cung cấp các chức năng quan trọng trong cơ thể. Chất xơ không hòa tan (tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch, và gạo) có thể giúp làm giảm canxi trong nước tiểu. Nó kết hợp với canxi trong ruột, để canxi được bài tiết phân thay vì thông qua thận. Chất xơ không hòa tan cũng tăng tốc độ chuyển động của các chất thông qua ruột, vì vậy sẽ có ít thời gian hơn cho canxi được hấp thụ.
+ Ăn nhạt: Nguyên tắc chung là người bệnh cần ăn nhạt, hạn chế tối đa lượng muối hấp thụ vào cơ thể. Những đồ ăn sẵn và thực phẩm đóng hộp luôn có một hàm lượng muối nhất định và nó thường mặn hơn bình thường, người bệnh thận không nên dùng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần cắt giảm tối đa những thực phẩm giàu oxalate – chất gây hại cho thận có trong củ cải đường, lạc, chocolate, rau bina. Một điều mà người bệnh cần nhớ là hạn chế tối đa những thực phẩm chế biến bằng ph ương pháp chiên xào nhiều dầu mỡ như xúc xích, lạp xưởng, khoai chiên…
Giảm muối (sodium) trong chế độ ăn uống giúp giảm lượng canxi trong nước tiểu, làm giảm xu hướng hình thành sỏi canxi. Chế độ ăn giảm muối tốt nhất nên thực hiện là không thêm muối vào thức ăn và tránh những thực phẩm natri cao như thịt chế biến, thực phẩm ăn nhanh nhiều muối (thường xuyên, súp đóng hộp, đóng hộp, mì hoặc cơm trộn) và đồ ăn nhẹ mặn.
Sản phẩm Super Power UriClean được sản xuất bởi hãng Fine Living Pharmanaturals Hoa Kỳ phẩm được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu thảo dược có thành phần là Vitamin C, chiết xuất quả nam việt quất (Cranberry) và các thành phần khác là xenluloza, silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), gelatin. Super Power UriClean là lựa chọn cho bạn giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu tốt hơn.
- Làm tan sỏi thận, sỏi mật, ngăn chặn sự hình thành, tái phát sỏi...
- Phòng nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống do hạn chế lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái buốt, đái dắt.
- Chống viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Chống viêm bàng quang.
- Tan sỏi thận.
- Chống lắng cặn trong đài bể thận.
- Ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.
- Chống suy thận, tăng cường sức khỏe thận...
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Có Thể Bạn Quan Tâm
>>> Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như nào?
>>> Bệnh Suy Thận Ở Nam Giới – Triệu Chứng, Biến Chứng Thường Gặp
>>> Những điều cần biết về bệnh suy thận
Nguồn: Vinmec.com, Hellobacsi.com, Hongngochospital.vn, Medlatec.vn
Viết bình luận