Tỏi là gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình và có rất nhiều công dụng với sức khỏe. Vậy công dụng của củ tỏi với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Tỏi cũng có khá nhiều chất dinh dưỡng có thể giúp chúng ta tăng cường khả năng miễn dịch, giảm viêm, ngăn ngừa lão hóa sớm, thư giãn các mạch máu và bảo vệ chúng khỏi bị hư hại. Tỏi có thể giúp làm giảm cholesterol xấu, giải độc kim loại nặng, giúp giảm cân… nhưng chúng ta phải biết cách sử dụng để chúng phát huy được tác dụng. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của củ tỏi với sức khỏe con người như thế nào?
* Tổng quan về củ tỏi
Tỏi là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây, v.v... và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.
Tỏi là một trong những cây gia vị dễ trồng, nếu gặp thời tiết thuận lợi sẽ phát triển cực kì nhanh chóng, lợi dụng ưu điểm này, không ít gia đình thành thị đã sử dụng khoảng vườn nhỏ của mình để trồng.
Tỏi có thể sử dụng thành gia vị trong nước chấm pha chế gồm mắm, tỏi, ớt, tương, đường...Hoặc tỏi được trộn đều với các món rau xào (nhất là rau muống xào...) khiến món ăn dậy mùi thơm. Tỏi cũng được làm nước muối tỏi và ớt. Trong nấu ăn một số món có kèm theo tỏi phi.
Phần hay được sử dụng nhất của cả cây tỏi là củ tỏi. Củ tỏi có nhiều tép. Từng tép tỏi cũng như cả củ tỏi đều có lớp vỏ mỏng bảo vệ. Tỏi sinh trưởng tốt trong môi trường nóng và ẩm. Nếu muốn bảo quản tỏi dùng trong nấu nướng, cần cất tỏi ở chỗ khô ráo thì sẽ không mọc mầm. Khi nấu nướng cần bỏ lớp vỏ bảo vệ và vứt bỏ phần mầm tỏi thường màu xanh có thể nằm sâu trong tép tỏi. Tỏi được cho là có tính chất kháng sinh và tăng khả năng phòng ngừa ung thư, chống huyết áp cao, mỡ máu ở con người. Ngoài ra, lá tỏi còn được chế biến làm gỏi Việt Nam. Tuy nhiên cần bóc vỏ tỏi và để trong không khí một lát rồi ăn sống thì sẽ có hiệu quả chống ung thư cao hơn. Một số dân tộc trên thế giới tin rằng tỏi giúp họ chống lại ma, quỷ, ma cà rồng.
* Công dụng của củ tỏi với sức khỏe con người
+ Tiểu đường: Dùng tỏi ngâm dấm rồi ăn tỏi ngâm dấm này mỗi ngày (khoảng 5g/ ngày). Lượng đường trong máu sẽ được giảm dần và sau khoảng 1 tháng sẽ thấy rõ kết quả sử dụng.
+ Chữa vết thương do muỗi đốt, giảm sưng tấy: Khi bị muỗi đốt hoặc bị sưng tấy, bạn chỉ cần đập nát củ tỏi và đắp lên vết thương, các vết sưng tấy sẽ giảm sau đó, đây là công dụng đặc biệt của củ tỏi.
+ Tỏi ngăn ngừa ung thư: Tỏi có tác dụng đặc biệt trong ngăn ngừa ung thư là nhờ có chứa chất allium và các thành phần cần thiết. Chính các chất này ức chế tế bào ung thư hình thành, ngăn chặn ung thư và làm giảm nguy cơ bị ung thư rất tốt.
+ Tụ huyết khối, cao huyết áp: Cách dùng tỏi để ổn định đường huyết đó là hãy ăn tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Bạn hãy sử dụng khoảng 10g/ ngày và kiên trì dùng hằng ngày như vậy để có hiệu quả tốt nhất. Lưu ý không nên ăn với tỏi ngâm rượu trong trường hợp này nhé.
+ Ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan: Có một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng tỏi có thể tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ trong ổ bụng và ngăn ngừa tình trạng ung thư dạ dày. Đây là một trong những công dụng hỗ trợ trị bệnh hiệu quả nhất của củ tỏi.
+ Cảm cúm: Ngâm tỏi với dấm, ép lấy nước tỏi và pha vào nước theo tỉ lệ 1:10 (1 nước tỏi, 10 nước). Cho thêm muối sạch vào dùng hỗn hợp để nhỏ vào mũi vài lần/ ngày. Cách này sẽ giúp hỗ trợ trị cảm cúm hiệu quả. Vừa đơn giản lại vừa dễ thực hiện là cong dung cua toi trong ngăn ngừa cảm cúm.
+ Đầy hơi, khó tiêu: Bạn ngâm tỏi xay mịn với rượu trong 20 ngày rồi uống 1 - 2 thìa/ ngày. Nếu không muốn uống rượu tỏi thì có thể áp dụng theo cách sau: dùng tỏi ép thành nước rồi pha với nước cho loãng ra, (nước ấm hoặc nước sôi nguội) để uống hằng ngày làm giảm đầy hơi, khó tiêu hiệu quả.
+ Viêm họng, ho: Bóc sạch vỏ rồi ngâm với dấm trong khoảng 1 tháng. Tiếp, bạn lấy nhánh tỏi đã ngâm ra và thái lát mỏng, ngậm từ 10 đến 15 phút mỗi ngày sẽ làm giảm viêm họng và giảm ho đáng kể. Bạn hãy nhớ áp dụng theo như vậy và không ngậm tỏi tươi nhé vì tỏi tươi sẽ dễ gây bỏng và khiến chỗ bị viêm họng trở nên nghiêm trọng hơn.
+ Có tác dụng giống tương tự kháng sinh: Không chỉ đơn giản là loại gia vị thông thường, tỏi còn có tác dụng như chất kháng sinh tăng cường đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ bị bệnh do bị virus xâm nhập. Một thành phần của tỏi mạnh gấp 100 lần so với các loại kháng sinh quen thuộc. Vì vậy, tỏi cũng có tác dụng tương tự như chất kháng sinh.
+ Đau nhức xương, thấp khớp: Đau nhức xương khớp thường xảy ra với người lớn tuổi hoặc bị tổn thương xương khớp khi còn trẻ. Áp dụng như sau: Tỏi để nguyên vỏ, chẻ ra làm hai, ngâm cùng rượu với tỉ lệ 100g tỏi: 200ml nước. Ngâm như vậy trong khoảng 2 tháng. Khi đã ngâm đủ thời gian, bạn chắt lấy nước và thoa nước này lên chỗ đau kết hợp xoa bóp. Kiên trì dùng vào mỗi buổi tối rồi bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả chỉ sau thời gian ngắn sử dụng.
+ Các công dụng khác của tỏi: Bên cạnh những công dụng trên, tỏi còn nhiều công dụng đặc biệt khác như giảm huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn tiêu hoá, các bệnh về gan và hỗ trợ trong nhiều bệnh khác.
* Những lưu ý khi dùng tỏi
+ Không ăn tỏi khi đang bị đi tả
+ Không ăn tỏi khi đói bụng
+ Không ăn tỏi quá nhiều
+ Không ăn cả tép tỏi nguyên
+ Không nuốt cả tép tỏi
+ Không ăn tỏi khi đói
+ Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh về mắt
+ Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh nặng
+ Không ăn tỏi nếu có thể trạng suy yếu
+ Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút
+ Không ăn tỏi với các loại thực phẩm kiêng kỵ
+ Không ăn tỏi nếu bị dị ứng hoặc khó tiêu hóa
+ Không ăn tỏi nếu có tiền sử mắc các bệnh về gan
+ Không dùng tỏi đắp lên da đối với những người dị ứng với tỏi
+ Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày).
+ Khi dùng tỏi để trị giun kim không được dùng quá liều có thể bị viêm ruột hoặc tiêu chảy.
+ Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi, đồng thời với Warfarin (thuốc chống đông máu) trước khi mổ.
+ Muốn làm hết mùi tỏi có thể dùng nước chè (chè tươi hoặc chè búp xanh) đặc, súc miệng hoặc rửa tay rửa da chỗ đắp tỏi.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của củ tỏi với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gì đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của củ hành với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của chùm ngây với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả chuối với sức khỏe con người như thế nào
Viết bình luận