Công dụng của chùm ngây với sức khỏe con người như thế nào

Chùm ngây là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao và cho đến nay nhiều người chưa biết. Vậy công dụng của chùm ngây với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Rau chùm ngây từ khi du nhập vào Việt Nam đã được quảng cáo là loại rau thần dược với rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vậy thực sự công dụng của chùm ngây như thế nào? Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của chùm ngây với sức khỏe con người như thế nào.

Công dụng của chùm ngây với sức khỏe con người như thế nào

Công dụng của chùm ngây với sức khỏe con người như thế nào

* Tổng quan về chùm ngây

Cây có nguồn gốc xuất phát từ vùng Nam Ấn Độ nhờ vào khả năng chịu đựng điều kiện khắc nghiệt nên vào thời điểm hiện tại này nó đã xuất hiện trên 80 quốc gia trên thế giới như Thái lan, Việt Nam, Châu Phi, Mỹ La Tinh…1989 là năm mà loại cây này được trồng tại Việt Nam. Nhưng do chưa được biết đến nên thời điểm hiện tại này loại cây này mới được trồng phổ biến tại đất nước của chúng ta.

Chùm ngây thuộc dạng cây thân gỗ cao tới vài chục mét, lá có dạng chét hình trứng được mọc đối. Hoa của chùm ngây màu tráng nhìn sơ qua hơi giống hoa đậu. Mọc thành chùy ở nách lá và có lông tơ mịn, quả nang treo cạnh 3 có chiều dài tầm 25 cho đến 30cm những phần nào có hạt sẽ hơi gồ gề có rãnh dọc. Hạt của chùm ngây có màu đen to bằng với hạt đậu của cây Hà Lan có 3 canh, 3 cánh màu trắng vàng.

Giá trị dinh dưỡng, giá trị y học của cây chùm ngây: Chùm ngây là loại cây trồng có nhiều giá trị dinh dưỡng cao và hầu hết tắt cả các bộ phận của cây đều có thể mang lại những giá trị dinh dưỡng rất là cao. Chung cấp nhiều hỗn hợp chất quý hiếm alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid, zeatin, quercetin, và kaempferol. Theo những nghiên cứu gần đây cho biết thì cây chùm ngây có chứa đến 90 hỗn hợp chất dinh dưỡng. Trong đó bao gồm 7 loại vitamin, 6 loại khoáng chát cùng với 18 loại acid amin, chất chống oxy hóa có đến 46 loại. Các chất này có khả năng chóng viêm nhiễm rất tốt, làm kháng sinh, kháng độc tố cho cơ thể giúp điều trị u xơ, u tuyến tiền liệt, hạ huyết áp, bảo vệ gan, hạ cholesterol. Cây và lá là hai bộ phận chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Quan sát hình bên dưới ta có thể biết được hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời có trong loại cây này.

Giá trị của chùm ngây trong ẩm thực: Trong bữa ăn hằng ngày các bạn có thể sử dụng nó để nấu canh, trộn salad, xào thịt bò hoặc ăn sống, xay thành sinh tố. Bột làm từ lá cây chùm ngây có thể bảo quan lâu mà không sợ mất đi hàm lượng dinh dưỡng vốn có của nó. Dùng cho trẻ ăn kèm cùng với cháo, bột, pha nước uống…đều rất tốt.

Công dụng của chùm ngây với sức khỏe con người như thế nào

Trong hoa của chùm ngây có chứa nhiều mật và hàm lượng dinh dưỡng cao các bạn có thể phơi khô rồi dùng hoa khô nấu nước uống thây cho nước trà. Vừa có dưỡng chất vừa tốt cho sức khỏe nữa

Quả chùm ngây non được dùng để xào, nấu canh cùng với xương hầm hay ninh cùng súp đậu cô ve sẽ ngon tuyệt vời mùi vị của nó sẽ hơi giống với mùi của măng tây. Hạt rang lên ăn thơm, ngon giống như đậu phộng, rễ non có thể ăn sống làm gia vị mù tạt

Trong lĩnh vực khác như làm đẹp chùm ngây cũng được sử dụng rộng rãi chế biến thành các mỹ phẩm, các dược phẩm, nước giải khát, các thực phẩm chức năng. Chùm ngây là dược liệu quý hiếm có thể chữa trị được vô số các bệnh hiểm nghèo như tiểu đường, thiếu máu, bệnh còi xương, trụy tim mạch, loét dạ dày, suy nhược thần kinh, đâu dạ dày, tăng khả năng ham muốn tình dục cho nam giới. Theo như thông kê mới nhất gần đây thì chùm ngây là loại cây có thể chữa trị đến 300 căn bệnh hiểm nghèo, có khả năng chống lão hóa cao giúp phòng ngừa một số bệnh ung thư nguy hiểm.

* Công dụng của chùm ngây với sức khỏe con người như thế nào?

+ Bổ máu: Chùm ngây có lợi trong việc điều trị bệnh thiếu máu, bệnh hồng cầu lưỡi liềm.

+ Hồi phục vết thương: Lá chùm ngây giúp vết thương nhanh đóng vảy, giảm sẹo và nhanh lành hơn.

+ Bảo vệ gan: Chùm ngây chứa các chất làm giảm tổn thưởng gan do thuốc chống lao, kích thích quá trình hồi phục gan.

+ Bảo vệ thận: Chùm ngây có tính chống ô xi hóa cao, hấp thụ, loại bỏ kim loại nặng, chất độc hại giúp giảm tổn thương, bảo vệ thận.

+ Ngừa thai: Chất chiết xuất từ chùm ngây chứa alpha-sitosterol cấu trúc giống estrogen, có tác dụng ngăn ngừa thụ tinh, giúp ngừa thai.

+ Bảo vệ hệ tim mạch: Chùm ngây chứa các chất chông ô xi hóa mạnh giúp ngăn ngừa tổn thương cơ tim, duy trì một trái tim khỏe mạnh.

+ Chống viêm, kháng khuẩn: Chùm ngây có tính chống viên, kháng khuẩn, kháng nấm nên được ứng dụng vào mục đích bảo quản thực phẩm.

Công dụng của chùm ngây với sức khỏe con người như thế nào

+ Chăm sóc da và tóc: Dầu chùm ngây giúp ngăn ngừa lão hóa da, giảm nếp nhăn, vết nâu, bảo vệ da, tóc khỏi các tác động của tia cực tím, kích thích mọc tóc,…

+ Làm sạch nước: Hạt chùm ngây được sử dụng trong các hệ thống lọc nước tự nhiên. Hạt của nó hoạt động như một chất kết tụ, giúp loại bỏ chất gây ô nhiễm và tảo gây hại.

+ Điều hòa huyết áp: Chùm ngây giúp điều duy trì mức độ tối ưu của huyết áp, lượng cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa cao huyết áp, giảm lượng mỡ trong gan, thận và huyết thanh tăng cao.

+ Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường: Chùm ngây có tác dụng giảm lượng đường trong máu, nước tiểu, cải thiện rõ rệt nồng độ hemoglobin và tổng hàm lượng protein ở người tiểu đường.

+ Hỗ trợ điều trị rối loạn dạ dày: Chùm ngây có tính kháng acid, kháng histamin, kháng khuẩn nên rất hiệu giúp điều trị các rối loạn ở bụng như: táo bón, tiêu chảy, viêm loét dạ dày và viêm đại tràng loét.

+ Phòng ngừa ung thư: Tác dụng của cây chùm ngây trong phòng ngừa ung thư là do chứa 46 loại chất chống ô xi hóa, giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

+ Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer: Chùm ngây giúp thay đổi các monoamines não như norepinephrine, serotonin và dopamine, giúp bảo vệ, hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.

+ Hỗ trợ điều trị hen: Nhờ tác dụng của cây chùm ngây trong việc chống viêm, chống dị ứng, giảm co thắt giúp giảm các triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh hen phế quản, viêm đường hô hấp, viêm mũi dị ứng, sốc phản vệ.

+ Phòng sỏi thận, sỏi bàng quang: Các chất trong chùm ngây có tác dụng chống mất nước và làm giảm đáng kể oxalat trong nước tiểu. Điều này giúp chống lại sự hình thành sỏi trong thận, bàng quang.

+ Cải thiện sức khoẻ mắt: Nhờ giàu các chất chống ô xi hóa mà chùm ngây rất có lợi trong việc chăm sóc và bảo vệ mắt. Chúng cũng ức chế sự dày lên của màng mao mạch và ngăn ngừa rối loạn chức năng võng mạc.

+ Cải thiện sức khoẻ xương: Chùm ngây chứa khoáng chất thiết yếu như canxi và phốt pho có lợi cho việc phòng ngừa loãng xương, xương chắc khỏe. Đồng thời nhờ tính chất chống viêm, giảm đau giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp, gãy xương.

+ Tăng khả năng miễn dịch: Chùm ngây kích thích hệ thống miễn dịch bằng các tác động tích cực như: tăng tổng số bạch cầu, kháng thể,… Chùm ngây là loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là người đau yếu, bệnh tật.

+ Ức chế hệ miễn dịch: Hạt chùm ngây có đặc tính ức chế miễn dịch, phục vụ cho các trường hợp điều trị cấy ghép nội tạng, các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp. Chúng giúp ức chế miễn dịch giúp các cơ quan mới được ghép an toàn trong cơ thể.

Công dụng của chùm ngây với sức khỏe con người như thế nào3

* Những lưu ý khi sử dụng chùm ngây

+ Sử dụng và sấy cây chùm ngây lúc cây còn tươi: Nên sử dụng lá thật tươi, tốt nhất là vừa tuốt ra khỏi cây, lá non ăn mềm hơn lá già nhưng hăng hơn và kém bùi hơn lá già. Nếu bảo quản tủ lạnh không nên để lâu, và phải bọc kín để tránh bay hơi nước khiến lá héo già và mất chất dinh dưỡng. Nếu nhiều lá không dùng hết ngay thì nên phơi khô trong bóng râm, nơi thoáng gió, sau đó xay thành bột khô, trộn với bột gạo, đỗ.. nấu cho trẻ ăn. Cây chùm ngây sau khi thu hái khỏi cành chỉ nên áp dụng công nghệ sấy lạnh, phơi khô trước 12 giờ.

+ Không nên ăn quá nhiều chùm ngây: Vì loại cây này rất nhiều dưỡng chất, hàm lượng vitamin C và canxi có trong lá khá cao, nên nếu ăn quá nhiều rau chùm ngây có thể dẫn đến thừa vitamin C, thừa canxi, không có lợi cho sức khỏe. 

+ Hạn chế ăn chùm ngây vào buổi tối và tránh ăn quá nhiều: Vitamin C có trong chùm ngây có thể khiến thần kinh của bạn hưng phấn vào lúc bạn cần nghỉ ngơi, vì thế không nên ăn rau chùm ngây buổi tối để tránh bị mất ngủ, trằn trọc.

+ Cho gia vị vừa phải: Thường khi nấu canh hay chế biến các món ăn khác với chùm ngày chỉ cần nêm một chút muối và hạt nêm. Muốn giữ vitamin thì nên đun canh, cháo, bột sôi chín thì cho lá chùm ngây xay nhỏ vào. Nếu là lá non thì sôi lại là được, nếu lá già hơn thì phải đun lâu 1 chút.

+ Phụ nữ đang mang thai không được ăn chùm ngây: Khi có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Vì thế, người đang mang thai giai đoạn đầu không nên sử dụng chùm ngây để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu công dụng của chùm ngây với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gì đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của hành tây với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của quả dâu tằm với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của quả nhàu với sức khỏe con người như thế nào

Viết bình luận