Hoa nghệ tây là thảo dược được dùng nhiều trong y học cổ truyền và thực phẩm chức năng. Tác dụng của hoa nghệ tây với sức khỏe như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Thực tế trong hoa nghệ tây có nhụy hoa và tác dụng của nhụy hoa nghệ tây với sức khỏe rất tốt. Nhuỵ hoa nghệ tây có rất nhiều dinh dưỡng như mangan, sắt, selen, đồng, kali, canxi, kẽm và magiê, vitamin C, vitamin A, axit folic, riboflavin và niacin... Đặc biệt, nó còn chứa Crocin là một chất chống oxy hóa mạnh có thể bảo vệ cơ thể bạn khỏi tác hại của các gốc tự do, phòng ngừa ung thư. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem tác dụng của hoa nghệ tây với sức khỏe con người như thế nào.
1. Tổng quan về nghệ tây
Nghệ tây - Crocus sativus - là một loại cây lâu năm cho hoa vào mùa thu và không rõ nguồn gốc trong tự nhiên. Tổ tiên của nó có lẽ là cây Crocus cartwrightianus ra hoa và mùa thu ở Địa Trung Hải, mà còn được biết với tên là "saffron dại" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp. Saffron crocus có lẽ là kết quả của Crocus cartwrightianus sau khi được chọn lọc thủ công rộng rãi bởi người trồng để tìm phần nhụy dài hơn. C. thomasii và C. pallasii cũng có thể là nguồn gốc khác của nghệ tây.
Nghệ tây có thể phát triển cao đến 20-30 cm (8-12 in) và cho ra đến bốn hoa; mỗi hoa gồm ba đầu nhụy màu đỏ thẫm rực rỡ - là phần ngoài cùng của lá noãn. Cùng với các vòi nhụy, hay phần thân mà nối các đầu nhụy với cây của chúng, đầu nhụy khô được sử dụng chủ yếu trong các món ăn khác nhau như là gia vị và chất tạo màu. Saffron là một trong những loại gia vị đắt tiền nhất thế giới tính theo khối lượng, có nguồn gốc ở Hy Lạp hoặc Tây Nam Á và lần đầu tiên được trồng ở Hy Lạp. Vì là thực vật vô tính đơn hình về mặt di truyền, nó đã từ từ sinh sôi gần như trên toàn lục địa Á-Âu và sau đó đã được đưa đến các khu vực Bắc Phi, Bắc Mỹ, và Châu Đại Dương. Nghệ tây là loại thực vật không rõ nguồn gốc trong tự nhiên, có khả năng là hậu duệ của Crocus cartwrightianus, có nguồn gốc ở Crete, C. thomasii và C. pallasii cũng có thể là tổ tiên khác của nó. Nghệ tây là một loại thực vật tam bội, không thể tự tương thích và vô sinh về mặt giống đực, nó trải qua quá trình giảm phân khác thường và do đó không có khả năng sinh sản độc lập. Tất cả mọi sự sinh sôi đều là do nhân giống thủ công với phương pháp "cắt và ghép" hoặc sử dụng một cây con vô tính ban đầu hay bằng cách lai giống giữa các loài. Nếu C. sativus là một dạng đột biến của C. cartwrightianus, vậy thì có thể nó đã xuất hiện qua sự nhân giống cây trồng, và đã được lựa chọn vì có phần nhụy thon dài, ở Kríti vào cuối thời đại đồ đồng.
Mùi vị và hương thơm như cỏ khô hay là như các chất hóa học gốc Iodine của saffron là do có chứa các hóa chất picrocrocin và safranal. Nó cũng có một chất nhuộm carotenoid là crocin, tạo ra một màu vàng óng ánh rực rỡ cho thực phẩm và vải dệt. Và lịch sử ghi nhận điều này đã được chứng thực trong một bài luận về thực vật học, được biên soạn vào thời của Ashurbanipal, thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, và saffron đã được giao dịch và sử dụng qua hơn bốn thiên niên kỷ. Hiện nay Iran chiếm khoảng 90% sản lượng saffron trên toàn thế giới do có chất lượng tốt nhất.
Vì là thực vật tam bội vô sinh, nên nó có ba bộ nhiễm sắc thể tương tự nhau tạo thành từng phần bổ sung di truyền của mỗi mẫu; nghệ tây có tám nhiễm sắc thể mỗi bộ, và tổng cộng là 24 nhiễm sắc thể.[2] Vì là vô sinh, phần hoa màu tím của nghệ tây không thể tạo ra hạt. Sự sinh sản của nó xoay quanh sự hỗ trợ của con người: phần củ dạng giả thân hành (corm) dưới mặt đất với các bộ phận chứa tinh bột cần phải được đào lên, đập vỡ ra và trồng lại. Củ của nghệ tây sống được một mùa, cho ra được tối đa mười "củ con" bằng cách phân chia sinh dưỡng, và chúng sẽ phát triển thành cây mới vào mùa tiếp theo.[18] Những củ này là dạng đặc ruột, nhỏ, có màu nâu với đường kính tối đa là 5 cm. Chúng có đáy phẳng, được bao phủ bởi một lớp sợi song song khá dày. Phần này được gọi là "áo củ". Củ cũng có những sợi dọc mỏng và như một chiếc lưới, có thể dài đến 5 cm trên phần cổ của cây.
+ Củ nghệ tây để gieo trồng:
Nghệ tây phát triển mạnh trong vùng cây bụi Địa Trung Hải, với kiểu sinh thái bề ngoài tương tự như vùng cây bụi Bắc Mỹ, cùng những cơn gió mùa hè nóng và khô quét qua vùng đất bán khô hạn. Tuy nhiên, cây vẫn sống sót được trong mùa đông, chịu được sương giá với nhiệt độ khoảng âm 10 độ (14 độ F) và khoảng thời gian ngắn bi tuyết bao phủ. Việc tưới nước là rất cần thiết nếu cây được trồng ở ngoài môi trường ẩm chẳng hạn như Kashmir, nơi mà lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1000 - 1500 mm (36 - 59 in), những vùng trồng nghệ tây ở Hy Lạp (500 mm hay 20 in hàng năm) và Tây Ban Nha (400 mm hay 16 in hàng năm) còn khô hơn những vùng trồng trọt chính ở Iran. Điều quan trọng ở đây là thời điểm mùa mưa tùy vào các vùng. Mưa nặng hạt vào mùa xuân và khí hậu khô hơn vào mùa hè là điều kiện tốt nhất. Mưa ngay lập tức trước khi cây ra hoa sẽ làm tăng lượng saffron. Còn nếu mưa hoặc thời tiết trở lạnh khi cây đang ra hoa sẽ dễ gây bệnh và giảm sản lượng. Điều kiện nóng ẩm liên tục sẽ gây hại cho mùa vụ. Thỏ, chuột và chim cũng gây hại cho cây khi chúng đào củ lên. Các loài giun tròn, bệnh gỉ sắt ở lá và củ bị thối cũng là những mối đe dọa khác. Tuy nhiên nếu tiêm vi khuẩn Bacillus subtilis cho cây thì có thể có ích vì củ sẽ phát triển nhanh hơn và tăng cường sinh khối ở đầu nhụy
+ Thành phần hóa học:
Saffron có chứa hơn 150 hợp chất thơm dễ bay hơi. Có cũng có nhiều thành phần hoạt động không bay hơi, đa số là các carotenoid, bao gồm zeaxanthin, lycopene, và nhiều loại α- và β-carotene. Tuy nhiên, màu vàng cam của saffron chủ yếu là do α-crocin. Chất này là este trans-crocetin di-(β-D-gentiobiosyl); tên theo danh pháp IUPAC của nó là axit 8,8-diapo-8,8-carotenoic. Điều này có nghĩa là crocin nằm bên dưới vòng thơm của saffron là một este digentiobiose của carotenoid crocetin. Bản thân các crocin là một chuỗi những carotenoid ưa nước, có thể là polyene este monoglycosyl hoặc diglycosyl của crocetin. Crocetin là một axit polyene dicarboxylic liên hợp kỵ nước, và do đó tan trong dầu. Khi crocetin được este hóa bởi hai gentiobiose (là các chất đường) tan được trong nước, thì sản phẩm cũng sẽ tan được trong nước. Sản phẩm sau phản ứng là α-crocin, một loại bột màu carotenoid, có thể chiếm hơn 10% khối lượng saffron khô. Hai gentiobiose được este hóa làm cho α-crocin trở nên lý tưởng để tạo màu cho các thực phẩm có nước hoặc không có chất béo như các món ăn từ gạo.
Glucoside picrocrocin có vị đắng chịu trách nhiệm cho hương vị của saffron. Picrocrocin (công thức hóa học: C16H26O7; tên hệ thống: 4-(β-D-glucopyranosyloxy)-2,6,6- trimethylcyclohex-1-ene-1-carboxaldehyde) là một liên kết, gồm một aldehyde của phần tử phụ là safranal (tên hệ thống: 2,6,6-trimethylcyclohexa-1,3-diene-1-carboxaldehyde) và một carbohydrate. Nó có tính diệt côn trùng và sâu bọ, và có thể chiếm đến 4% khối lượng saffron khô. Picrocrocin là một dạng cắt bớt của carotenoid zeaxanthin, được tạo thành qua phân tách oxy hóa, và là glycoside của terpene aldehyde safranal. Zeaxanthin màu đỏ lại tình cờ là một trong những carotenoid hiện diện một cách tự nhiên trong võng mạc của mắt người.
Khi saffron được sấy khô sau khi thu hoạch, nhiệt độ sẽ kết hợp với các enzyme và tách picrocrocin thành D-glucose và một phân tử safranal tự do. Safranal là một loại tinh dầu dễ bay hơi, tạo cho saffron hương thơm đặc thù của nó. Safranal thì ít đắng hơn picrocrocin và có thể chiếm đến 70% thành phần dễ bay hơi trong vài mẫu. Một phần tử thứ hai nằm bên dưới vòng thơm của saffron là 2-hydroxy-4,4,6-trimethyl-2,5-cyclohexadien-1-one, tạo ra một mùi hương của saffron là mùi cỏ khô. Các nhà hóa học nhận thấy rằng phần tử này đóng góp nhiều nhất vào hương thơm của saffron dù rằng nó hiện diện ít hơn safranal. Saffron khô rất nhạy với sự biến đổi độ pH, và nhanh chóng bị phân rã hóa học nếu có sự hiện diện của ánh sáng và các phần tử oxy hóa. Do đó, nó phải được trữ trong các thùng kín để giảm đến mức thấp nhất sự tiếp xúc với oxy trong khí quyển. Saffron có khả năng chịu nhiệt đến một mức độ nào đó.
2. Tác dụng của hoa nghệ tây
Trong hoa nghệ tây có nhụy hoa nghệ tây. Vậy nhụy hoa nghệ tây có tác dụng gì? Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu:
Theo những tài liệu cổ của Galen và Hippocrates, hoa nghệ tây có thể được sử dụng như một phương thuốc điều trị các bệnh như ho, cảm lạnh, đau dạ dày, mất ngủ, chảy máu tử cung, sốt phát ban, đau tim và đầy hơi…
+ Thuốc chống trầm cảm:
Các chuyên gia đã chứng minh rằng, màu đỏ (đôi khi có ánh vàng) của nhụy hoa nghệ tây biểu hiện cho những hoạt chất giúp cải thiện tâm trạng. Một nghiên cứu cho thấy, tác dụng của loại dược liệu này có thể tương đương thuốc chống trầm cảm theo toa liều thấp như fluoxetine hay imipramine.
Mặt khác, một đánh giá trên Tạp chí Y học Tích hợp đã kiểm tra những nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng nghệ tây trong quá trình điều trị trầm cảm ở người bệnh trên 18 tuổi. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nghệ tây đã cải thiện triệu chứng cho những người mắc chứng rối loạn trầm cảm. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định loại dược liệu này cho những người không dung nạp được thuốc chống trầm cảm.
+ Cải thiện trí nhớ:
Loại dược liệu này chứa hai hoạt chất là crocin và crocetin. Theo các chuyên gia, chúng có thể cải thiện khả năng học tập và trí nhớ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, nhụy hoa nghệ tây rất có tiềm năng trong việc điều trị các bệnh ảnh hưởng đến não, chẳng hạn như Alzheimer – hội chứng suy giảm trí nhớ hay Parkinson. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh tác dụng này.
+ Giảm đau khi hành kinh:
Một số nghiên cứu cho thấy sự kết hợp giữa nhụy hoa nghệ tây, cây hồi và hạt cần tây có công dụng như một loại thuốc giảm đau dành cho phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Sở dĩ nhụy hoa nghệ tây saffron giảm đau bụng kinh là nhờ trong thành phần có chứa nhiều hoạt chất chống viêm, giảm đau và cung cấp năng lượng. Do đó, saffron sẽ giúp loại bỏ cơn đau bụng dưới, co thắt bụng và tái tạo năng lượng đã mất do chảy máu nhiều trong những ngày kinh nguyệt.
+ Phòng ngừa các bệnh về tim mạch:
Saffron chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau, một số có khả năng giảm huyết áp và phòng ngừa bệnh tim mạch. Theo một số nghiên cứu lâm sàng trên chuột và thỏ, nghệ tây có công dụng làm giảm huyết áp cũng như nồng độ cholesterol và chất béo trung hòa, đồng thời phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
Ở người, tác dụng của saffron làm giảm khả năng hoạt động của cholesterol gây tổn thương mô. Các nhà nghiên cứu tin rằng, những đặc tính chống oxy hóa của loại dược liệu này có tác dụng bảo vệ cơ thể trước các nguy cơ bệnh lý tim mạch.
+ Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS):
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến cả tâm trạng và thể chất của bạn. Một số phụ nữ có cơ địa dễ bị ảnh hưởng nhiều hơn những người khác. Nếu muốn đối phó với PMS nhưng lại không muốn phụ thuộc vào thuốc, bạn có thể cân nhắc dùng nhụy hoa nghệ tây.
Theo một đánh giá trên Tạp chí Sản khoa & Phụ khoa Tâm lý khi xem xét về việc sử dụng các phương pháp điều trị bằng thảo dược cho hội chứng tiền kinh nguyệt và rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) – một biến chứng nghiêm trọng của PMS, các chuyên gia đã liệt kê saffron vào danh sách một trong những vị thuốc điều trị hiệu quả cho các triệu chứng của hai căn bệnh trên.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác trên Tạp chí Quốc tế về Sản phụ khoa đã công nhận nghệ tây là một phương thuốc điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ từ 20 – 45 tuổi. Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng, dùng 15mg loại dược liệu này hai lần mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng PMS.
+ Một số bệnh lý khác cần được nghiên cứu thêm:
Hiện nay, thông tin về tác dụng của nhụy hoa nghệ tây trong việc điều trị các bệnh như ung thư, hen suyễn, mất ngủ… đang được lan truyền rộng rãi trên Internet với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, các tác dụng này vẫn cần được các nhà khoa học nghiên cứu thêm để đưa ra bằng chứng thuyết phục.
3. Nhuỵ hoa nghệ tây saffron có mấy loại?
Nhụy hoa nghệ tây saffron cũng có thể được phân thành 3 loại giúp cho người dùng lựa chọn nhanh chóng và phù hợp với túi tiền của mình để sử dụng. Dựa vào chiều dài cùng với một vài đặc điểm, nhụy hoa nghệ tây có 5 loại phổ biến:
Loại 1: Saffron Negin
Đây là loại saffron được cắt bỏ phần chân nhụy, lấy nguyên phần màu đỏ và có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất nên giá thành hiện tại rất đắc trong các loại saffron. Loại này cũng được chia thành 3 loại nhỏ là:
Saffron Negin cao cấp: Sợi nhụy to, tơi ra có màu tươi, vị hơi ngọt và mùi thơm nồng nàn như mùi mật ong hoặc mùi cỏ khô.
Saffron Negin trung cấp: Sợi nhụy kích thước trung bình, có xu hương hơi teo lại và màu sậm (vì được phơi sấy).
Saffron Negin bình dân: Sợi nhụy nhỏ, teo hơn so với loại trung cấp, thậm chí bị gãy đứt, màu tối sậm và mùi thơm không nồng nàn bằng loại cao cấp.
Trong đó, loại saffron Negin cao cấp và trung cấp thường đặt hàng vì có giá thành rất cao, trong khi saffron Negin bình dân thì không cần đặt hàng trước, giá thành rẻ hơn chút so với 2 loại trên.
Loại 2: Saffron Sargol (còn gọi saffron All-red)
Sợi nhụy được lấy khoảng 2/3 phần nhụy màu đỏ, có kích thước nhỏ, mảnh và kém chất lượng một chút so với loại saffron Negin.
Loại 3: Saffron Pushali (còn gọi là saffron Poushali)
Sợi nhụy vẫn giữ nguyên phần chân nhụy (màu vàng) cùng với phần thân nhụy màu đỏ, nên làm tăng trọng lượng của saffron. Chất lượng kém hơn so với 2 loại trên và giá thành mềm hơn.
Loại 4: Saffron Bunch (còn gọi là saffron Dasteh)
Sợi nhụy được giữ nguyên từ đầu ngọn (màu đỏ) cho đến cuối gốc phần chân nhụy (màu vàng) nên giá trị dinh dưỡng kém hơn so với 3 loại trên. Loại này cũng gây khó khăn trong việc kiểm tra chất lượng của saffron.
Loại 5: Saffron Konj (còn gọi là saffron Konge)
Chính là phần gốc của cuốn nhụy (màu vàng), có thể là phần được cắt bỏ để lấy 2 loại saffron Negin và saffron Sargol. Chính vì vậy, saffron Konj hầu như không có dược tính nên cũng được gọi là saffron trắng.
Thậm chí, một số người bán còn lợi dụng đặc điểm hương thơm và tạo màu của saffron Konj để tạo ra loại saffron Sargol và saffron Negin kém chất lượng, đánh lừa người tiêu dùng.
4. Những lưu ý không được bỏ qua khi sử dụng nhụy hoa nghệ tây
+ Không sử dụng quá liều lượng:
Theo nghiên cứu của FDA, với hàm lượng dưỡng chất rất cao, việc sử dụng nhụy hoa nghệ tây quá 5gr mỗi ngày sẽ gây ra cảm giác chóng mặt, buồn nôn, tê tay chân,.. do cơ thể chưa kịp hấp thụ và trao đổi dẫn đến những phản ứng ngược.
+ Không sử dụng kéo dài:
Dù là một thứ gia vị đắt nhất thế giới nhưng khi sử dụng quá 6 tuần, nhụy hoa nghệ tây cũng sẽ gây những ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể dẫn đến nguy cơ tử vong nếu sử dụng với liều lượng quá cao.
+ Lưu ý khi sử dụng với phụ nữ mang thai:
Tuy được đánh giá cao với rất nhiều công dụng cho phụ nữ mang thai, nhưng thai phụ không nên sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao, gây co tử cung dẫn đến sẩy thai.
+ Người bệnh huyết áp thấp:
Nhụy hoa nghệ tây có tác dụng làm hạ áp lực máu, vì vậy với trường hợp bệnh nhân có vấn đề về huyết áp thì nên cân nhắc khi sử dụng. Đặc biệt, người huyết áp thấp không nên sử dụng nhụy hoa nghệ tây chung với mật ong.
+ Người dị ứng với các thành phần Olea, Lolium và Sanola:
Là một loài thực vật thuộc họ Olea, Lolium và Sanola, nên đối với những trường hợp dị ứng với bất kì thành phần nào trong 3 loại thành phần trên thì cũng không nên sử dụng. Vì có thể gây ra những trường hợp không may như nhức đầu, vàng da, vàng mắt, …
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về tác dụng của hoa nghệ tây với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Tác dụng của hạt tiêu với sức khỏe con người như thế nào?
Viết bình luận