Tác dụng của hạt tiêu với sức khỏe con người như thế nào?

Hạt tiêu là gia vị phổ biến của nhiều món ăn ngon tại các gia đình Việt Nam. Vậy tác dụng của hạt tiêu với sức khỏe như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Những lợi ích sức khỏe của hạt tiêu đen bao gồm cứu trợ từ các rối loạn hô hấp, ho, cảm lạnh, táo bón, khó tiêu, thiếu máu, bất lực, chứng cơ bắp, bệnh răng miệng, tiêu chảy và bệnh tim. Hạt tiêu đen là kết quả của các nhà máy hạt tiêu đen từ gia đình họ hồ tiêu và được sử dụng như là cả một gia vị và làm thuốc. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem tác dụng của hạt tiêu với sức khỏe con người như thế nào.

Tác dụng của hạt tiêu với sức khỏe con người như thế nào

1. Tổng quan về cây tiêu

+ Trên thế giới:

Trên thế giới có khoảng 70 nước trồng tiêu, trong đó Ấn Độ vẫn là vùng trồng hồ tiêu lớn nhất với 195.000ha trên toàn lãnh thổ. Indonesia duy trì ổn định ở con số 116.000ha. Việt Nam vừa báo cáo diện tích trồng tiêu đạt 57.000ha với tốc độ tăng dần đều theo mỗi năm. Brazil hiện báo cáo có 45.000ha trong năm 2004 nhưng giảm xuống còn 35.000ha vào năm 2006. Từ 2007 đến 2015, thống kê chính thức của Brazil cho con số trồng hồ tiêu là 20.000ha. Sri Lanka tăng diện tích đạt con số 32.470ha vào năm 2015, đứng hạng tư trong sáu nước thành viên của IPC có diện tích trồng hồ tiêu tăng. Mã Lai đạt thấp nhất là 16.300ha. Diện tích tăng của Trung Quốc hiện nay đã đạt con số 25.000ha.

Năng suất bình quân còn thấp: Brazil và Mã Lai đạt xấp xỉ 1,5 tấn/ha. Ấn Độ và Indonesia có năng suất khá thấp có thể do tính chất tự nhiên của vùng sản xuất manh mún, xen lẫn với các hệ thống canh tác khác và ít đầu tư.

Tiêu được xuất khẩu dưới 2 dạng chủ yếu là tiêu đen và tiêu trắng (chiếm 85%) còn lại là tiêu xanh và dầu nhựa tiêu.

Năm 2013, tiêu thụ tiêu thực tế ở các quốc gia EU là 92.000 tấn. Một lượng lớn tiêu (70% - 80%) được dùng để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Nhu cầu tiêu thụ vẫn tăng mặc dù kinh tế đang suy thoái: lượng tiêu thụ tăng 2.4%/năm trong giai đoạn 2009-2013.

+ Ở Việt Nam:

Hồ tiêu được trồng vào khoảng thế kỷ 17 ở vùng Hà Tiên, Phú Quốc… Năm 1990, Việt Nam tham gia vào thị trường xuất khẩu hồ tiêu thế giới. Việt Nam đã và đang gia tăng diện tích trồng hồ tiêu từ 36.106 Ha vào năm 2001 lên đến 57.000ha thu hoạch năm 2015, Hiện nay, diện tích hồ tiêu của cả nước đã đạt trên 79.000 ha, trong đó, các tỉnh Tây Nguyên chiếm 51,6%, các tỉnh Đông Nam Bộ chiếm 39,6% diện tích hồ tiêu của cả nước.

Năng suất hồ tiêu ở Việt Nam cao nhất thế giới, Năng suất trung bình của Việt Nam ở con số > 2.0 tấn/ha (hồ tiêu khô).

Hồ tiêu của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu dưới dạng tiêu đen, tiêu trắng và được xuất khẩu sang hơn 80 nước.

Hiện nay Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu hàng năm. Trong 11 tháng năm 2015, cả nước xuất khẩu 124.000 tấn hồ tiêu, đạt giá trị gần 1,2 tỷ USD, giảm 17% về khối lượng nhưng tăng 2,8% về giá trị so với năm 2014.

+ Mô tả sơ bộ về cây hồ tiêu:

Hồ tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn. Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang quả, và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Đối chiếu với lá là một cụm hoa hình đuôi sóc. Khi chín, rụng cả chùm. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu vàng, khi chín có màu đỏ. Từ quả này có thể thu hoạch được hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ, hồ tiêu xanh và hồ tiêu đen. Đốt cây rất dòn, khi vận chuyển nếu không cận thận thì cây có thể chết. Quả có một hạt duy nhất.

+ Hệ thống rễ:

Rễ cái: ăn sâu, có từ 2 - 3 cái, làm nhiệm vụ chính là hút nước, đối với cây tiêu trồng bằng hình thức giâm cành, sau khi trồng ra ngoài vườn được 1 năm, bộ rễ có thể ăn sâu 2 m.

Rễ phụ: mọc thành chùm, tập trung chủ yếu ở tầng đất từ 15 – 40 cm, có nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng.

Rễ cây hồ tiêu có đặc tính háo khí, không chịu được ngập úng, chỉ cần ngập úng trong một thời gian ngắn từ 12 – 24 giờ cũng đã gây tổn thương bộ rễ cây tiêu và có thể dẫn tới việc hư thối dây tiêu.

Rễ bám (rễ thằn lằn): làm nhiệm vụ chính là giúp cây bám vào trụ để vươn cao. Khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ bám rất hạn chế.

+ Thân, lá, cành:

Hồ tiêu thuộc loại cây thân thảo, mềm dẻo, được phân làm nhiều đốt, mỗi đốt mang một lá đơn.

Dây thân: Dây thân sinh trưởng khỏe, lóng ngắn, các đốt có nhiều rễ bám thường được dùng để làm hom nhân giống. Cây tiêu được nhân giống bằng loại hom này sinh trưởng khỏe, mau ra hoa quả, khoảng 2 – 3 năm sau khi trồng.

Một loại dây thân khác yếu hơn, không có rễ bám vào trụ mọc rũ từ đỉnh trụ xuống hoặc từ tán cây tiêu, dây này cũng có thể dùng để giâm cành nhân giống.

Dây lươn: Mọc từ các mầm nách của các đốt gần sát gốc của cây tiêu. Cành lươn thường có lóng dài và bò sát đất. Cành lươn cũng được dùng để nhân giống bằng hình thức giâm cành hoặc chiết.

Cây tiêu được trồng từ dây thân mọc rũ từ đỉnh trụ xuống hoặc từ tán, không có rễ bám vào trụ hoặc từ dây lươn ở phía dưới gốc ra hoa quả chậm, khoảng 4 năm sau khi trồng, nhưng sinh trưởng khỏe và có thời gian khai thác dài hơn.

+ Cành quả (cành ác):

Phát sinh từ các mầm nách trên dây thân chính của cây tiêu. Mỗi nách chỉ có một mầm ngủ, có khả năng phát triển thành cành quả. Từ cành quả cấp một mọc từ thân chính có thể phát sinh ra cành quả cấp hai, cấp ba, cấp bốn...

Nếu dùng cành quả để giâm cành nhân giống thì:

Cây tiêu ra hoa quả rất sớm (một năm sau khi trồng).

Cây phát triển rất chậm.

Cây không leo cao trên trụ mà mọc thành bụi vì ở các đốt lóng, thường không có hoặc có rất ít rễ bám. .

Năng suất thấp.

Cây mau cỗi (6-8 năm) Trong thực tế sản xuất bà con nông dân thường không dùng cành quả để nhân giống.

+ Hoa và quả:

Tùy theo điều kiện sinh thái của từng vùng mà thời gian ra hoa của hồ tiêu có khác nhau:

Ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cây tiêu thường ra hoa vào tháng 5-6.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung cây tiêu ra hoa vào tháng 8-9.

Tác dụng của hạt tiêu với sức khỏe con người như thế nào

2. Tác dụng của hạt tiêu

+ Tác dụng chống oxy hóa:

Các chất chống oxy hóa trong hạt tiêu giúp ngăn ngừa và sửa chữa hậu quả gây ra do các gốc tự do, chính là cách giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, bệnh về tim mạch cùng các vấn đề gan. Quá trình chuyển hóa tế bào tạo ra các sản phẩm phụ là gốc tự do, chúng tấn công lại tế bào khỏe mạnh, đồng thời gây biến đổi thành tế bào ung thư. Các chất chống oxy hóa trong hạt tiêu giúp trung hòa các chất độc hại này và bảo vệ cơ thể từ nhiều điều kiện, đặt biệt các triệu chứng về lão hóa sớm như thoái hóa điểm vàng, đốm tuổi, nếp nhăn và mất trí nhớ cũng giảm hẳn.

+ Cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, tốt cho dạ dày:

Phần lớn các vấn đề tiêu hóa của dạ dày xảy ra khi chúng không thể tiết ra axit hydrochloric. Khi hạt tiêu sẽ kích thích dạ dày tiết ra loại axit này, giúp chúng ra tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và thuận lợi hơn. Khi hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, tình trạng ăn không tiêu, đầy hơi, táo bón, đau bụng sẽ không còn nữa. Hơn nữa, hạt tiêu đen còn có khả năng kháng khuẩn đường ruột, hỗ trợ cơ thể giải quyết các rắc rối trong đường ruột, do vi khuẩn gây nên.

+ Tăng khả năng hấp thu:

Trong hạt tiêu có chứa một chất có khả năng làm tăng tính khả dụng của các chất dinh dưỡng như beta-carotene, vitamin A, vitamin C. Chất đó có tên khoa học là piperine. Ngoài ra piperine còn kích thích hoạt động dịch chuyển của amino axit có trong thành ruột, hạn chế enzyme giúp cơ thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời chất này còn làm giảm sự dịch chuyển của chất trong tế bào, tăng cường hoạt động của ruột non. Nhờ vậy mà cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn và các chất đi vào cơ thể cũng có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn

+ Hỗ trợ giảm béo phì:

Công dụng này nghe có vẻ mâu thuẫn với tất cả các công dụng trị bệnh vừa nêu trên, tuy nhiên nếu biết dùng đúng cách thì hạt tiêu sẽ mang đến công dụng giảm cân bất ngờ. Công dụng tuyệt vời này đến từ phần vỏ ngoài của hạt tiêu. Trong vỏ của tiêu đen có chứa một số thành phần dưỡng chất có thể hỗ trợ việc phá vỡ những tế bào của chất béo, giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn. Nếu trước khi tập thể dục thể thao, dùng một chút vỏ ngoài của tiêu đen thì hiệu quả luyện tập sẽ tăng lên bội phần. Ngoài ra tiêu đen còn có công dụng lợi tiểu, kích thích cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, hỗ trợ đào thải độc tố, nước dư thừa qua đường tiểu và mồ hôi.

+ Kích thích sự thèm ăn:

Đây chính là tuyệt chiêu cho những đối tượng “cò hương” đang muốn tăng cân. Theo một số kết quả khảo sát cho thấy, hạt tiêu đen có khả năng kích thích vị giác, khướu giác từ đó giúp tăng cảm giác thèm ăn. Để trị chứng biếng ăn, mỗi ngày bạn chỉ cần trộn ½ thìa cà phê hạt tiêu đen xay nhuyễn với 12g đường cát hoa vàng hòa tan cùng nước. Uống dung dịch này hàng ngày, sau thời gian khoảng một tuần các triệu chứng chán ăn sẽ bắt đầu được cải thiện.

+ Hạn chế tích tụ khí gas trong bao tử:

Nếu bạn bị đầy hơi, khó tiêu, thay vì sử dụng ớt trong các món ăn thì hãy lựa chọn hạt tiêu là một gia vị thay thế hoàn hảo. Món ăn sẽ vừa có vị cay, thơm nồng, vừa có khả năng đào thải lượng khí gas đang tích tụ trong bao tử. Chỉ một hai bữa ăn như vậy, tình trạng đầy hơi, chướng khí sẽ nhanh chóng biến mất. Nếu tình trạng chướng khí này vẫn tiếp diễn không khỏi, hãy trộn hạt tiêu đen xay với một vài thìa dầu ăn thực vật, sau đó thoa chúng lên bụng, kết hợp mát xa nhẹ nhàng. Với vài phút mát-xa tình trạng đau bụng, chướng khí sẽ nhanh chóng biến mất.

+ Chữa viêm khớp:

Nhờ công dụng kháng viêm của chất piperine có trong hạt tiêu mà chúng ta có thể ứng dụng chúng trong việc giảm đau xương khớp. Khi trộn bột hạt tiêu với một ít dầu nóng, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh các khớp đau sẽ giúp khí huyết lưu thông, giảm các tình trạng đau do tuần hoàn kém.

+ Chữa nghẹt mũi và sung huyết:

Với khả năng sát khuẩn cao, hạt tiêu đã được liệt kê vào trong danh sách những loại gia vị có khả năng chống và chữa cảm cúm hiệu quả. Khi đường hô hấp có đờm, xung huyết làm chúng ta khó thở, chỉ cần một chút tiêu đen sẽ giúp hệ hô hấp thông thoáng hơn. Bạn có thể áp dụng 1 trong 3 cách sau:

Hòa ½ thìa cà phê bột hạt tiêu với 1 cốc nước ấm, uống 2-3 lần/ngày.

Pha bột tiêu đen với dầu khuynh diệp, nước nóng, sau đó xông hơi sẽ chữa nghẹt mũi hiệu quả

Trộn bột hạt tiêu với dầu mè và thoa vào hai bên cánh mũi, giúp thông mũi, loãng đờm.

+ Điều trị bệnh bạch biến:

Bạch biến hay còn gọi là bệnh leukoderma, là do sự thiếu hụt về sắc tố da milamin, khiến da chúng ta chuyển sang màu trắng sáng. Sử dụng các sản phẩm như thuốc mỡ hoặc dầu bôi chiết xuất từ hạt tiêu đen là cách giúp cơ thể tăng sản xuất sắc tố da melamin, từ đó giúp điều trị hiệu quả bệnh bạch biến.

+ Giảm stress:

Chất piperine trong hạt tiêu có khả năng kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều serotonin. Đây là loại chất dẫn truyền các xung động thần kinh, điều chỉnh tâm trạng. Nhờ đó mà khi ăn hạt tiêu tinh thần chúng ta sẽ phấn chấn hơn, xua tan mọi mệt mỏi, căng thẳng. Ngoài ra loại chất này còn kích thích não tiết ra endorphin, giúp giảm đau, mang lại cảm giác thoải mái, suy nghĩ tích cực hơn, lạc quan, yêu đời hơn.

+ Ngăn ngừa ung thư và các bệnh mãn tính khác:

Tiêu đen có chứa nhiều các chất chống oxy hóa, vì vậy chúng có khả năng ngăn ngừa các bệnh mãn tính như ung thư vú, ung thư ruột. Theo nhiều nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, loại gia vị này có thể giảm thiểu khả năng ung thư, ngăn chặn tế bào ung thư ruột phát triển, hạn chế tình trạng cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim mạch.

+ Giải quyết các vấn đề răng lợi:

Với khả năng giảm đau, kháng viêm, khi kết hợp với muối trắng sẽ giúp bạn giảm thiểu các vấn đề hôi miệng, chảy máu chân răng. Hãy áp dụng các cách sau:

Trộn ½ thìa hạt tiêu xay, ½ thìa muối trắng và một ít nước. Dùng hỗn hợp mát xa lợi.

Để giảm đau nhức răng, hãy trộn một ít bột hạt tiêu với dầu đinh hương, thoa trực tiếp lên răng bị đau.

+ Khả năng kháng khuẩn cao:

Tương tự như đã đề cập bên trên, khả năng kháng khuẩn của hạt tiêu đen giúp cơ thể chống nhiễm trùng và giảm nguy cơ bị đọc do côn trùng cắn. Bổ sung nó trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp giữ sạch sẽ động mạch với cơ chế hoạt động tương tự chất xơ, đồng thời cạo cholesterol dư thừa ở thành mạch, qua đó giúp giảm thiểu chứng xơ vữa động mạch, chính là nguyên nhân gây ra các cơn đau tim, dẫn tới đột quỵ.

+ Là nguyên liệu làm đẹp da hiệu quả:

Một số người cho rằng xay nhỏ hạt tiêu đen rồi chà lên mặt giúp cung cấp thêm dinh dưỡng, oxy và tẩy tế bào chết cho da, đồng thời nhờ tính kháng khuẩn cao có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá. Cũng nhờ tính kháng khuẩn và kháng viêm cao, chúng ta cũng có thể dùng nó để giảm gàu và loại bỏ vi khuẩn gây hại cho da đầu. Tuy nhiên những cách này chưa được kiểm trứng, không nên tùy ý áp dụng.

Tác dụng của hạt tiêu với sức khỏe con người như thế nào

3. Ăn nhiều hạt tiêu có tốt không?

Hạt tiêu là gia vị thường được sử dụng, khi chúng ta sử dụng với liều nhỏ thì có tác dụng điều trị bệnh hay tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều hạt tiêu có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như:

Rối loạn tiêu hóa:

Việc sử dụng quá nhiều hạt tiêu dẫn tới các vấn đề dạ dày ruột và cũng có thể khởi phát bệnh dạ dày. Do hạt tiêu có tính đại ôn, vị cay nên khi dùng nhiều gây kích thích niêm mạc tăng tiết dịch vị dẫn tới đau dạ dày.

Cảm giác nóng rát trong dạ dày:

Sử dụng quá nhiều hạt tiêu đen cũng dẫn tới cảm giác nóng rát khó chịu trong dạ dày. Cho nên, khi dùng cũng chỉ nên sử dụng vừa phải loại gia vị này.

Các vấn đề đường hô hấp:

Hạt tiêu khi được sử dụng quá nhiều có thể gây ra kích thích họng, hen và các vấn đề hô hấp khác.

Gây khô da:

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng quá nhiều hạt tiêu thường xuyên có thể khiến da khô và bị bong tróc. Nếu như bạn có làn da khô, thì nên tránh sử dụng nhiều hạt tiêu vì nó khiến tình trạng da khô hơn.

Ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai và cho con bú:

Bởi hạt tiêu có tính rất nóng nên phụ nữ mang thai cần tránh xa hạt tiêu vì nó có thể dẫn tới nhiều tác dụng gây khó chịu trong các tháng đầu tiên của thai kỳ, ngoài ra theo quan điểm của y học cổ truyền thì dùng các vị cay nóng trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai nếu dùng lượng lớn. Đối với phụ nữ cho con bú rất nhiều người thắc mắc việc ăn hạt tiêu có bị mất sữa không, vơi những người đang cho con bú thì nếu dùng hạt tiêu sẽ làm thay đổi mùi vị của sữa, gây mất sữa và cũng gây ra một số vấn đề tiêu hóa ở trẻ.

Nếu trẻ em dùng lượng lớn có thể dẫn tới ngừng thở. Nên tránh cho trẻ sử dụng và để gia vị này cao so với tầm với của bé.

Dùng nhiều hạt tiêu cũng là tác nhân gây ra một số vấn đề khác như mụn nhọt, tăng nguy cơ bệnh trĩ.

Ngoài ra, theo quan điểm của y học cổ truyền thì không sử dụng những vị thuốc có tính cay nóng cho những người thể trạng nhiệt. Những người có nhiệt trong người, âm hư thì nên tránh dùng hạt tiêu.

Hạt tiêu khi sử dụng liều nhỏ và đúng cách thì giúp cho món ăn ngon hơn, điều trị một số tình trạng. Tuy nhiên, không nên sử dụng hạt tiêu quá nhiều bởi có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Do đó bạn nên cân nhắc khi sử dụng hạt tiêu để đạt được hiệu quả tối ưu, tránh tác dụng phụ, đặc biệt phụ nữ có thai và cho con bú nên tránh sử dụng nhất là dùng lượng lớn.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về tác dụng của hạt tiêu với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Tác dụng của hạt macca như thế nào?

>>> Tác dụng của hải sâm với sức khỏe như thế nào?

>>> Tác dụng của Glucosamin với sức khỏe như thế nào?

Viết bình luận