Tác dụng của Glucosamin với sức khỏe như thế nào?

Glucosamin là hoạt chất được dùng nhiều trong thực phẩm chức năng và y học hiện đại. Tác dụng của Glucosamin với sức khỏe như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Glucosamin được biết đến dùng để hỗ trợ điều trị viêm khớp gối mãn tính, giúp giảm triệu chứng của thoái hóa khớp nhẹ và trung bình. Trong khi các lợi ích của glucosamin vẫn còn đang được nhiều người bàn luận về công dung của Glucosamin. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem tác dụng của Glucosamin với sức khỏe như thế nào.

Tác dụng của Glucosamin với sức khỏe như thế nào

1. Tổng quan về glucosamin

Glucosamine là tiền chất của nhiều thành phần cấu tạo sụn. Glucosamin sulfat hoặc glucosamine hydrochloride được chiết xuất từ chitin (trong vỏ của cua, sò và tôm) dưới dạng viên hoặc viên nang. Các nguồn sinh học thay thế bao gồm chuyển hóa từ nấm và E. coli đang được nghiên cứu. Glucosamine thường được dùng phối hợp với Chondroitin sulfate.

Các công bố: Đối với viêm xương khớp, glucosamin có thể có tác dụng giảm đau và tác dụng điều trị. Cơ chế chưa rõ. Glucosamine sunfat có cơ chế liên quan đến cải thiện tổng hợp glycosaminoglycan bằng các liên kết sulfat. Tất cả các loại glucosamine có liều dùng là 500 mg uống 3 lần/ngày

Bằng chứng: Nghiên cứu Rotta về điều trị viêm thoái hoá khớp gối nhẹ đến trung bình ở đầu gối khi được cho ít nhất 6 tháng. Các công thức khác vẫn cần được đánh giá nghiêm ngặt. Vai trò của glucosamine sulfate trong điều trị viêm xương khớp gối nặng hơn và viêm xương khớp ở những vị trí khác ít được xác định rõ hơn. Glucosamine/Chondroitin thử nghiệm can thiệp viêm khớp (GAIT), một thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, giả dược có đối chứng, thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm của 1583 bệnh nhâncó triệu chứng viêm khớp của gối đã báo cáo rằng, một mình và kết hợp với chondroitin sulfate (400 mg/ ngày) glucosamine hydrochloride (500mg 3 lần/ngày) không giảm đau hiệu quả ở tất cả các nhóm bệnh nhân. Tuy nhiên, một phân tích thăm khám tìm thấy giảm đau bằng liệu pháp kết hợp trong một nhóm bé các bệnh nhân đau đầu gối từ vừa đến nặng.

Một nghiên cứu gần đây về các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đánh giá hiệu quả của glucosamine trên đau lưng mãn tính thấp kết luận rằng dữ liệu không đủ để chứng minh hoặc loại trừ lợi ích của glucosamine.

Glucosamin hiện đang được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong khi một số nước đã cho phép glucosamin được đăng ký lưu hành dưới dạng dược phẩm, Hoa Kỳ vẫn chỉ coi glucosamin là thực phẩm chức năng. Trong y văn, quan điểm về việc sử dụng glucosamin trong điều trị viêm thoái hóa khớp của các cơ quan quản lý dược phẩm, các cơ quan chuyên môn và hội chuyên môn cơ xương khớp trên thế giới vẫn chưa thống nhất.

Tại Việt Nam, glucosamin được chỉ định với mục đích “giảm triệu chứng của thoái hóa khớp gối nhẹ và trung bình". Việc sử dụng glucosamin trong điều trị viêm thoái hóa khớp ở các vị trí khác ngoài khớp gối không được khuyến cáo. Liều glucosamine thường là 1.500 mg mỗi ngày, cần dùng liên tục từ 2-3 tháng để đảm bảo hiệu quả điều trị. Glucosamin bị chống chỉ định cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi do chưa có số liệu về độ an toàn và hiệu quả điều trị. Do còn thiếu dữ liệu về các nghiên cứu quy mô lớn, dài hạn, nhất quán về lợi ích và độ an toàn của glucosamin, việc sử dụng glucosamin cần được cân nhắc cẩn thận, nhất là trong bối cảnh thuốc này đang được mua bán và sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Mặc dù thường được dung nạp tốt, nhưng glucosamin cũng có thể gây ra các phản ứng bất lợi. Khi dùng đường uống, các tác dụng bất lợi thường gặp nhất của glucosamin bao gồm buồn nôn, nôn, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón và đau/nhạy cảm ở thượng vị; các triệu chứng có thể giảm nếu glucosamin được dùng cùng hoặc sau khi ăn. Các tác dụng bất lợi khác bao gồm đau đầu, ngủ gà và mất ngủ, phản ứng trên da như đỏ da và ngứa. Phù ngoại vi và mạch nhanh đã được báo cáo ở một số bệnh nhân trong các thử nghiệm lâm sàng lớn hơn về glucosamin đường uống hoặc tiêm bắp, nhưng mối quan hệ nhân quả chưa được thành lập.

Trong Cơ sở dữ liệu về ADR của Tổ chức Y tế Thế giới (Vigibase) tính đến hết tháng 6/2019, một số báo cáo nghiêm trọng, đáng chú ý liên quan đến glucosamin đã được ghi nhận, đặc biệt là phản ứng phản vệ, sốc phản vệ và trụy tuần hoàn (30 báo cáo), độc tính trên gan (01 báo cáo), tăng men gan (12 báo cáo), tăng glucose máu (54 báo cáo) và phơi nhiễm với thuốc trong thai kỳ (01 trường hợp) trong tổng số 3784 báo cáo liên quan đến glucosamin. Tại Việt Nam, Cơ sở dữ liệu Quốc gia về ADR tính đến hết tháng 6/2019 cũng đã ghi nhận 68 báo cáo liên quan đến glucosamin, trong đó chủ yếu là các báo cáo về phản ứng trên da (mẩn ngứa, mày đay); các phản ứng đáng chú ý khác với số báo cáo không lớn bao gồm khó thở, tức ngực và tím tái.

Tác dụng của Glucosamin với sức khỏe như thế nào

2. Tác dụng của Glucosamin

+ Glucosamine thường được sử dụng để điều trị rối loạn xương và khớp:

Glucosamine bổ sung thường xuyên được ứng dụng trong điều trị các tình trạng xương và khớp khác nhau.

Hợp chất này đã được nghiên cứu đặc biệt về khả năng điều trị các triệu chứng và tiến triển bệnh liên quan đến viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và loãng xương.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung glucosamine sulfate hàng ngày có thể giúp điều trị lâu dài hiệu quả cho bệnh viêm xương khớp bằng cách giảm đau đáng kể, duy trì không gian khớp và làm chậm quá trình phát triển bệnh.

Một số nghiên cứu đã cho thấy không giảm đáng kể các dấu hiệu viêm khớp dạng thấp (RA) ở chuột được điều trị bằng nhiều dạng glucosamine khác nhau.

Ngược lại, một nghiên cứu ở người đã thực hiện không cho thấy bất kỳ thay đổi lớn nào trong tiến trình RA khi sử dụng glucosamine. Tuy nhiên, những người tham gia nghiên cứu đã báo cáo việc các triệu chứng được cải thiện đáng kể.

Một số nghiên cứu ban đầu ở những con chuột bị loãng xương cũng cho thấy tiềm năng sử dụng bổ sung glucosamine để cải thiện sức mạnh của xương. Mặc dù những kết quả này rất đáng khích lệ, nhưng cần có nhiều nghiên cứu trên người để hiểu cơ chế và ứng dụng tốt nhất cho glucosamine trong các bệnh về khớp và xương.

+ Glucosamine có thể làm giảm viêm:

Glucosamine thường được sử dụng bổ sung để điều trị các triệu chứng của nhiều tình trạng viêm khác nhau. Mặc dù các cơ chế giảm viêm của glucosamine vẫn chưa được hiểu rõ nhưng các tác dụng giảm viêm đã được chứng minh là có hiệu quả.

Một nghiên cứu trong ống nghiệm đã chứng minh tác động chống viêm đáng kể khi glucosamine được sử dụng cho các tế bào liên quan đến sự hình thành xương. Phần lớn nghiên cứu về glucosamine liên quan đến việc bổ sung kết hợp với chondroitin (một hợp chất tương tự glucosamine) cũng liên quan đến việc cải thiện chức năng và duy trì sụn xương khỏe mạnh.

Một nghiên cứu trên 200 người đã cho thấy mối liên quan giữa bổ sung glucosamine làm giảm 28% và 24% trong hai dấu hiệu sinh hóa đặc hiệu của tình trạng viêm là CRP và PGE. Tuy nhiên, những kết quả này không có ý nghĩa thống kê. Điều đáng chú ý là nghiên cứu tương tự đã cho thấy giảm 36% các dấu hiệu viêm này ở những người dùng chondroitin và kết quả này rất có ý nghĩa.

Các nghiên cứu khác cũng có chung những phát hiện như vậy. Tuy nhiên, những đối tượng tham gia nghiên cứu sử dụng chondroitin cũng báo cáo đồng thời có bổ sung glucosamine. Do đó, vẫn chưa rõ liệu kết quả là ảnh hưởng bởi chondroitin đơn độc hay kết hợp cả hai chất bổ sung mang lai hiệu quả giảm viêm. Cần nhiều nghiên cứu hơn về vai trò glucosamine trong việc giảm các bệnh lý viêm trong cơ thể.

+ Tăng cường sức khỏe của các khớp:

Glucosamine tồn tại tự nhiên trong cơ thể bạn. Một trong những vai trò chính của nó là hỗ trợ sự phát triển của các mô giữa sụn và khớp của bạn. Sụn ​​khớp là một loại mô trắng mịn bao phủ các đầu xương của bạn, ở hai đầu của các xương khi tiếp xúc sẽ hình thành khớp xương.

Ở tổ chức mô này, cùng với một chất lỏng bôi trơn gọi là chất hoạt dịch cho phép xương di chuyển dễ dàng, tự do, giảm thiểu ma sát và cho phép chuyển động không gây đau tại khớp.

Glucosamine giúp hình thành một số hợp chất hóa học liên quan đến việc tạo ra sụn khớp và dịch khớp. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng glucosamine bổ sung có thể bảo vệ mô khớp bằng cách ngăn chặn sự phá vỡ sụn.

Một nghiên cứu nhỏ ở 41 người đi xe đạp cho thấy bổ sung tới 3 gram glucosamine mỗi ngày giúp giảm thoái hóa collagen ở đầu gối xuống 27% so với 8% ở nhóm giả dược.

Một nghiên cứu nhỏ khác cho thấy tỷ lệ phân hủy collagen giảm đáng kể so với các dấu hiệu tổng hợp collagen trong khớp khớp của cầu thủ bóng đá được điều trị bằng 3 gram glucosamine mỗi ngày trong khoảng thời gian ba tháng.

Những kết quả này cho thấy tác dụng bảo vệ khớp của glucosamine. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn.

+ Công dụng khác của Glucosamine:

Mặc dù mọi người sử dụng glucosamine để điều trị nhiều bệnh viêm mãn tính nhưng dữ liệu khoa học để hỗ trợ việc sử dụng này còn nhiều hạn chế.

- Viêm bàng quang kẽ:

Glucosamine được quảng bá rộng rãi như một phương pháp điều trị viêm bàng quang kẽ (IC), một tình trạng liên quan đến sự thiếu hụt hợp chất glycosaminoglycan. Vì glucosamine là tiền chất của hợp chất này, nên giả thuyết được đặt ra rằng các chất bổ sung glucosamine có thể giúp điều trị viêm bàng quang kẽ. Thật không may, dữ liệu khoa học có giá trị cao để hỗ trợ giả thuyết này vẫn còn thiếu.

- Bệnh viêm ruột (IBD):

Giống như viêm bàng quang kẽ, bệnh viêm ruột (IBD) có liên quan đến sự thiếu hụt glycosaminoglycan. Rất ít nghiên cứu ủng hộ quan niệm rằng glucosamine có thể điều trị IBD. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên chuột mắc IBD chỉ ra rằng bổ sung glucosamine có thể làm giảm viêm. Cuối cùng, cần nhiều nghiên cứu hơn để đưa ra kết luận về hiệu quả điều trị của glucosamine trong bệnh lý viêm ruột.

- Bệnh đa xơ cứng (MS):

Một số nguồn tin cho rằng glucosamine có thể là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh đa xơ cứng (MS). Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học về phương pháp này vẫn còn thiếu. Một nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của việc sử dụng glucosamine sulfate cùng với liệu pháp truyền thống để điều trị tái phát MS. Kết quả cho thấy không có tác động đáng kể đến tỷ lệ tái phát hoặc tiến triển bệnh khi sử dụng glucosamine.

- Bệnh tăng nhãn áp:

Bệnh tăng nhãn áp được cho là có thể điều trị bằng glucosamine. Một số nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng glucosamine sulfate có thể thúc đẩy sức khỏe của mắt thông qua việc giảm viêm và tác dụng chống oxy hóa trong võng mạc mắt. Ngược lại, một nghiên cứu nhỏ chỉ ra rằng lượng glucosamine quá mức có thể gây hại cho những người mắc bệnh tăng nhãn áp. Nhìn chung, dữ liệu hiện tại vẫn còn nhiều tranh cãi.

- Viêm khớp thái dương hàm (TMJ):

Một số nguồn tin cho rằng glucosamine là một liệu pháp hiệu quả cho viêm khớp thái dương hàm. Tuy nhiên, nghiên cứu để hỗ trợ cho tuyên bố này là không đủ. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy giảm đáng kể các dấu hiệu đau và viêm, cũng như tăng khả năng vận động của hàm ở những người tham gia được bổ sung kết hợp glucosamine sulfate và chondroitin. Một nghiên cứu nhỏ khác cho thấy không có tác dụng ngắn hạn đáng kể của việc bổ sung glucosamine hydrochloride cho những người bị TMJ. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy hiệu quả giảm đau dài hạn ở những người tham gia nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu này rất hứa hẹn nhưng các bằng chứng hiện tại không đưa ra bất kỳ kết luận rõ ràng nào về hiệu quả điều trị này.

Tác dụng của Glucosamin với sức khỏe như thế nào

3. Nguồn bổ sung glucosamin như thế nào?

Bổ sung glucosamine từ bữa ăn hàng ngày:

Cơ thể tự tổng hợp được glucosamine từ glucose và glutamin, khả năng tổng hợp này giảm dần khi cao tuổi; Có thể bổ sung glucosamine cho người bệnh viêm khớp bằng nhiều cách:

- Ở người trẻ, có thể cung cấp glutamin để cơ thể tự tổng hợp glucosamine. Thực phẩm giàu glutamine là thịt bò, thịt gà, thịt cừu, cá, sữa, đậu phộng, quả hạnh nhân, trứng, bắp cải, đậu nành, cải bó xôi và các loại rau lá xanh.

- Sử dụng thực phẩm chứa nhiều glucosamine tự nhiên như sụn đầu xương, sụn sườn của heo, bò, gà, vịt…

- Dùng sữa có bổ sung glucosamine, cách này thường được chọn do thuận tiện, lại không bị các tác dụng phụ vì glucosamine được dùng chung với thực phẩm, ngoài ra, sữa còn cung cấp thêm năng lượng, đạm có giá trị sinh học cao, vitamin D và canxi là những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe xương – khớp và sức khỏe tổng quát của người cao tuổi.      

- Dùng thực phẩm chức năng bổ sung glucosamin hàng ngày:

Glucosamine được xem là hoạt chất có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho sụn khớp của bệnh nhân mắc các bệnh xương khớp. Hiện nay một số loại thuốc điều trị xương khớp đưa Glucosamine vào thành phần sản xuất.

Bệnh nhân đau xương khớp kéo dài, nhất là khớp gối rất cần có Glucosamine. Tuy nhiên, việc đưa Glucosamine vào cơ thể cần có chỉ định cẩn thận của bác sĩ để tránh những vấn đề không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.

bi-jcare

Hiện nay Bi-Jcare là sản phẩm có chứa Glucosamine và kết hợp với 1 số hoạt chất như: Chondroitin sulfat, Type II Collagen, Hyaluronic acid, Boswellia Extract, MSM và bột rễ gừng tạo nên sản phẩm siêu cường dinh dưỡng khớp, bôi trơn các khớp xương, hỗ trợ cấu trúc của xương, sụn, da và các mô khác trong cơ thể. Bi-JCare có thể sử dụng cho các đối tượng là người bắt đầu thấy xuất hiện các dấu hiệu sưng, nóng đỏ, đau các khớp, dấu hiệu lão hóa của xương khớp như: đau âm ỉ, mỏi các khớp, đau nhức thường xuyên xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế.

Bi-Jcare giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp. Bi-Jcare là một trị liệu lý tưởng cho viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp cấp và mãn, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp và thoái hóa khớp...

Bi-Jcare – Sức khỏe xương khớp cho mọi nhà

Bi-Jcare

Bi-Jcare hiệu quả cao và an toàn cho:

- Người bị thoát vị đĩa đệm.

- Người bị bong gân, giãn dây chằng

- Người bị viêm khớp cấp và mãn tính

- Người bị thoái hóa khớp, tổn thương khớp.

- Người bị khô khớp, ít dịch nhờn khớp

Bi-Jcare - Giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Jcare - Sức khỏe xương khớp cho mọi nhà

Sản phẩm Bi-Jcare được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 00643/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Sản phẩm được BNC medipharm phân phối độc quyền tại VN, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Cam kết hoàn tiền lại 100% nếu sản phẩm chất lượng kém.

4. Một số chú ý khi sử dụng glucosamin

+ Tính đa dạng của chế phẩm của glucosamin:

glucosamin trên thị truờng có 3 dạng chính: glucosamin sulfat, glucosamin hydrochorid và N-acetylglucosamin. Trong đó chỉ có dạng muối sulfat được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu và được cho là mang lại tác dụng tích cực. Điều này chưa chắc đã đúng với 2 dạng còn lại của glucosamin nên cán bộ y tế và người tiêu dùng phải chú ý đến thông tin này trên nhãn của sản phẩm.

+ Hàm lượng:

trên thị truờng có nhiều loại glucosamin với hàm lượng rất khác nhau. Trong hầu hết các nghiên cứu, người ta sử dụng tổng liều 1200 – 1500 mg glucosamin thuờng chia 3 lần/ngày. Ngoài ra, nếu kết hợp với chondroitin thì liều được khuyên dùng là 1200mg chia 3 lần/ngày. Nếu sau từ 2 đến 3 tháng không thấy cải thiện tình trạng bệnh thì bệnh nhân nên ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ (dược thư Anh – BNF 59).

+ Nguồn gốc:

những chế phẩm glucosamin đang lưu hành trên thị truờng có nhiều nguồn gốc khác nhau, do đó chất lượng của chúng cũng khác nhau. Ở Mỹ, glucosamin chỉ được coi là thực phẩm chức năng nên ít bị kiểm duyệt chặt chẽ về mặt chất lượng. Ngoài ra, ít có các nghiên cứu về tác dụng và hiệu quả cũng như chất lượng của sản phẩm được tiến hành với các chế phẩm glucosamin có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Malayxia - vốn đang có mặt rộng rãi trên thị truờng Việt Nam.

+ Trường hợp nào không được sử dụng glucosamin:

Mặc dù hiếm gặp, nhưng thực tế ghi nhận một số tác dụng phụ liên quan đến glucosamin như: Rối loạn dạ dày - ruột (đầy hơi, trướng bụng khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón); Những người có bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp... cần thận trọng khi dùng glucosamin.

Glucosamin làm giảm tiết insulin hay tác động đối với đường huyết vẫn chưa được chứng minh rõ ràng, nhưng glucosamin là một đường amino nên bệnh nhân đái tháo đường cần thận trọng và kiểm tra đường huyết thường xuyên khi sử dụng.

Glucosamin thường được chiết xuất từ vỏ tôm cua nên những thông tin sử dụng đều cho rằng không nên sử dụng cho những người dị ứng với hải sản. Tuy nhiên, hầu hết nguyên nhân dị ứng là do protein trong thức ăn, không phải do carbohydrate được chiết xuất từ chitin trong vỏ tôm cua. Mặc dù vậy, người dùng nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng dị ứng trước khi dùng glucosamin.

Glucosamin là yếu tố thúc đẩy hay tác dụng phụ liên quan đến tình trạng hen suyễn là vấn đề còn nhiều tranh cãi, nên vẫn cần thận trọng khi dùng với bệnh nhân có tiền sử hen suyễn.

Glucosamin có thể gây tăng chảy máu ở một số trường hợp do tăng tác dụng chống đông của cumarinic, nên thận trọng và kiểm tra thường xuyên khi dùng cho những người bị rối loạn đông máu hay những người đang phải dùng thuốc chống đông (warfarin, aspirin...).

Glucosamin có thể làm tăng hấp thu tetracyclin ở dạ dày - ruột, có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol, thuốc điều trị tăng lipid máu statin... nên tránh dùng cùng lúc các loại thuốc này với nhau để tránh tương tác bất lợi.

Thuốc không dùng cho phụ nữ có thai, người đang cho con bú, trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi do chưa có số liệu về an toàn và hiệu quả điều trị.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về tác dụng của glucosamin với sức khỏe như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Tác dụng của Glucosamin với sức khỏe như thế nào?

>>> Tác dụng của diệp lục với sức khỏe như thế nào?

>>> Tác dụng của dâm dương hoắc như thế nào?

Viết bình luận