Tác dụng của hải sâm với sức khỏe như thế nào?

Hải sâm là hải sản được dùng nhiều trong y học cổ truyền và là một thực phẩm quý. Vậy tác dụng của hải sâm với sức khỏe như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Hải sâm là thực phẩm được chế biến thành những món ăn bổ dưỡng. Trong Đông y, đây còn là dược liệu có tác dụng tăng cường sức khỏe, chống lão hóa, phòng ngừa ung thư và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem tác dụng của hải sâm với sức khỏe con người như thế nào.

Tác dụng của hải sâm với sức khỏe như thế nào

1. Tổng quan về hải sâm

+ Nguồn gốc của hải sâm: Đa phần hải sâm thường sống ở dưới đáy biển sâu trên toàn thế giới, đặc biệt có nhiều ở khu vực biển Châu Á Thái Bình Dương. Một số hải sâm đôi khi còn bị vùi lấp dưới đại dương sâu. Ở độ sâu hơn 8,9 km, hải sâm chiếm 90% tổng khối lượng của loài macrofauna. Hải sâm hình thành từng đàn lớn di chuyển khắp các vùng sâu của đại dương, săn tìm thức ăn. Đây là một trong những động vật da gai thích nghi tốt nhất ở độ sâu cực lớn.

Hải sâm ở Anh quốc gọi là dưa biển (Sea cucumber), Pháp gọi là cá mai biển (Beche de mer), Nhật Bản gọi Namako… còn tiếng Hán gọi hải thử, sa tốn (Động vật học đại từ điển), loài có Gai gọi là thích sâm, không có gai gọi là quang sâm, loài lớn có gai gọi là hải nam tử (Cương mục thập di). Việt Nam gọi hải sâm là sâm biển, đồn độp hay đỉa biển. Đây là tiếng gọi chung của một nhóm động vật biển thuộc lớp Holothuroidea, có tên khoa học là Stichopus japonicus selenka thuộc loại động vật thân mềm nhũn, thân hình dài trung bình khoảng 20cm, da có lông, sần sùi hơi nhám, xương trong nằm ngay dưới da, cư trú tại các thảm san hô chết hay đáy cát dưới biển, nhiều nhất thấy ở độ sâu từ 2 - 5m.

+ Đặc điểm cơ thể của hải sâm:

Hải sâm là loại động vật không có xương sống, hình dạng bên ngoài trông giống như con đỉa. Chúng thường có cấu tạo hình ống thân sần sùi, không phân biệt được đầu - đuôi.

Cơ thể hải sâm được cấu tạo từ một mô sền sệt dai với các đặc tính độc đáo như cơ thể có từ 8 đến 30 chân ống trông giống như những xúc tu bao quanh miệng, điều này giúp chúng tiêu thụ thức ăn và giúp chúng có thể di chuyển dưới đáy đại dương.

+ Phân loại các loại hải sâm:

Hải sâm có nhiều loại khác nhau và được phân bổ tại nhiều vùng biển khác nhau. Tại Việt Nam, có hơn 50 loại hải sâm và chia thành ba loại chính. Mỗi loài đỉa biển có những đặc điểm riêng biệt khác nhau:

Holothuria martensii L: Loại hải sâm này rất phổ biến tại Việt Nam, có khoảng 20 xúc tu và sống tập trung ở vùng nước dưới triều. Trong các loại đỉa biển hiện nay, Holothuria martensii L có giá trị kinh tế cao.

Leptopentacta Typica: Kích thước của Leptopentacta Typica nhỏ hơn so với Holothuria martensii L, chỉ có khoảng 10 xúc tu. Loại sâm biển này thường được tìm kiếm nhiều ở vùng vịnh Bắc Bộ.

Hải sâm chân ống: Loại này có hình dáng gần giống giun, sống ở vùng bùn cát, bùn nhuyễn có độ sâu từ 10m – 50m so với mực nước biển. Cũng bởi đặc tính này dân biển gặp nhiều khó khăn khi khai thác.

+ Phân bổ:

Hải sâm xuất hiện nhiều trên nước ta, sống chủ yếu ở vùng nước nông, có nhiều cát. Tại Việt Nam, có thể dễ dàng tìm kiếm sinh vật này ở quần đảo Trường Sa, vùng biển Khánh Hòa, đảo Phú Quốc…

Ngoài ra, sinh vật này còn phân bổ ở nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản và Trung Quốc. Thông thường, con sâm to và dài sẽ được sử dụng để làm dược liệu với hàm lượng dinh dưỡng cao. Hải sâm đen, da nhiều gai, nhiều nhớt có giá trị dinh dưỡng cao. Ngược lại, loại không có gai thường ít được sử dụng bởi chất lượng kém.

+ Đánh bắt và sơ chế hải sâm:

Sâm biển thường được đánh bắt trước mùa mưa để đảm bảo được dược tính. Sau khi đánh bắt, việc sơ chế được thực hiện theo những cách sau đây:

Ngâm sâm biển cho mềm, thái thành từng lát, phơi khô và tán thành bột mịn để sử dụng dần.

Sơ chế sạch sẽ rồi sử dụng hải sâm tươi, chế biến thành những món ăn.

Làm sạch bằng nước muối, lộn sâm biển từ trong ra ngoài, sơ chế cẩn thận rồi đem phơi khô hoặc sấy. Khi sử dụng, ngâm dược liệu với nước cho mềm rồi thái mỏng, sao vàng cùng gạo nếp cho phồng vàng lên.

+ Thành phần dinh dưỡng:

Trong 112gr hải sâm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như:

Lượng calo: 60

Chất đạm: 14 gram

Chất béo: < 1 gram

Vitamin A: 8% DV

Vitamin B2 (Riboflavin): 81% DV

Vitamin B3 (Niacin): 22% DV

Canxi: 3% DV

Magiê: 4% DV

Ngoài ra, trong hải sâm còn chứa nhiều hợp chất khác hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác như ung thư, tim mạch, đau khớp, ... Do vậy từ lâu hải sâm được chọn làm một trong số các thực phẩm giúp bồi bổ cơ thể.

Tác dụng của hải sâm với sức khỏe như thế nào

2. Tác dụng của hải sâm

+ Hỗ trợ giảm đau khớp:

Hải sâm rất giàu chondroitin sulfate, hợp chất nổi tiếng với khả năng giảm đau khớp và viêm khớp. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England năm 2006 xác nhận rằng việc bổ sung chondroitin sulfate cho cơ thể có hiệu quả trong vấn đề giảm đau viêm khớp ở nhóm bệnh nhân bị đau đầu gối từ trung bình đến nặng liên quan đến tình trạng viêm xương khớp. Kết quả nghiên cứu cho rằng tác dụng của hải sâm trong việc hỗ trợ điều trị đau viêm khớp do nồng độ cao chất chống oxy hóa chondroitin sulfate.

+ Tăng cường sức khỏe tim mạch:

Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng các sản phẩm với nguyên liệu từ hải sâm có thể giúp cải thiện sức khỏe của tim. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy chiết xuất của hải sâm đá (Actinopyga lecanora) có thể làm giảm huyết áp ở những chú chuột đang bị huyết áp cao, từ đó hỗ trợ kiểm soát chỉ số huyết áp tốt hơn. Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều hải sâm làm giảm đáng kể tổng lượng cholesterol xấu LDL và triglyceride.

+ Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư:

Một tác dụng của hải sâm được đánh giá cao là giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Hợp chất triterpenoid glycoside từ một loài hải sâm được biết là có tác dụng gây độc tế bào đối với các tế bào ung thư phổi tiến triển. Hợp chất này cũng ức chế khả năng sống sót cũng như khả năng xâm lấn của các tế bào ung thư. Các nghiên cứu khác tiết lộ rằng những yếu tố trên rất hữu ích trong việc ức chế sự tăng sinh của các tế bào nội mô mạch máu của con người và hạn chế chúng di chuyển, từ đó tránh việc ung thư di căn sang những bộ phận khác.

+ Cải thiện chức năng gan và thận:

Các nghiên cứu được thực hiện trên chuột cũng đã chứng minh rằng tác dụng của hải sâm có thể mang đến lợi ích cho gan và thận. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BioMed Research International, chỉ cần một liều chiết xuất từ hải sâm đã giúp giảm đáng kể tình trạng stress oxy hóa và tổn thương gan. Nghiên cứu tương tự cũng tiết lộ rằng hải sâm còn giúp cải thiện chức năng gan và thận.

+ Tăng cường hệ miễn dịch:

Hải sâm chứa glycine và arginine, những hợp chất có lợi trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Glycine có thể kích thích sản xuất và giải phóng kháng thể tế bào IL-2 và B. Những kháng thể này thực hiện một nhiệm vụ quan trọng trong việc loại bỏ các vật thể lạ. Arginine sẽ hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch tế bào bằng cách thúc đẩy sự kích hoạt và tăng sinh của tế bào T, một loại tế bào bạch cầu chống lại mầm bệnh và tế bào ung thư.

+ Ngăn ngừa bệnh nướu răng:

Kem đánh răng có thành phần chiết xuất hải sâm có thể có lợi cho những người mắc bệnh nha chu. Trong một nghiên cứu với 28 bệnh nhân độ tuổi trưởng thành được chẩn đoán bị viêm nướu mạn tính hoặc giai đoạn đầu của viêm nha chu mạn tính cho thấy bệnh nhân đánh răng bằng kem đánh răng với thành phần hải sâm khoảng 2 lần mỗi ngày trong vòng ba tháng đã cải thiện tình trạng mảng bám và viêm hiệu quả.

+ Giảm nguy cơ cơn hen suyễn bộc phát:

Các chuyên gia cho rằng tác dụng của hải sâm còn có thể được ứng dụng như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh hen suyễn, ngăn ngừa cơn hen bộc phát cũng như tần suất xuất hiện của chúng. Điều này có được là do hải sâm có khả năng giảm viêm dị ứng đường hô hấp.

+ Giúp xương chắc khỏe:

Hải sâm là một nguồn cung chứa nhiều canxi, hỗ trợ xương chắc khỏe. Ngoài ra, hàm lượng collagen cao trong hải sâm đóng vai trò là thành phần cấu trúc để canxi bám vào, giúp giữ lại lượng canxi cao trong xương, từ đó làm tăng mật độ cũng như giữ gìn sức mạnh của xương.

3. Một số phương thuốc dùng hải sâm

- Trị suy nhược thần kinh do thận hư (biểu hiện đầu choáng váng, mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tai ù, điếc, mất ngủ, di tinh, xuất tinh sớm): dùng hải sâm 30g, gạo nếp 100g, cho cả hai thứ ninh nhừ thành cháo nêm gia vị vừa miệng và ăn ngày 1 liều chia vài lần, cần ăn trong 5 - 7 ngày liền.

- Trị chứng đái tháo đường: hải sâm 2 con, trứng gà 1 quả, tụy lợn 1 cái, cho cả 3 thứ vào bát hấp chín và ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 - 7 ngày.

- Chữa chứng huyết áp cao (kể cả xơ vữa động mạch): dùng hải sâm 50g, cho hầm nhừ, chế chút đường phèn và ăn hết trong ngày. Cần ăn 7 ngày liền.

- Chữa đau lưng và suy giảm trí nhớ do thận hư: dùng hải sâm 30g, xương sống lợn 60g, hạch đào nhân 15g, cho vào hầm nhừ, nêm đủ gia vị vừa miệng, ngày ăn 1 liều này, cần ăn 5 ngày.

- Trị dương nuy (liệt dương): hải sâm 20g, thịt dê 100g, hai thứ hầm chung đến nhừ, nêm đủ gia vị ăn 1 lần trong ngày. Cần ăn 5 - 7 ngày.

- Trị liệt dương, di tinh, tinh lạnh, do thận hư (loại làm hoàn): dùng hải sâm 480g (sao thơm), hạch đào nhân 100 hạt, thận dê 4 - 6 đôi, đỗ trọng 240g, thỏ ty tử 240g, ba kích 124g (tẩm nước cam thảo sao), câu kỷ tử 120g, lộc giác giao 120g, bổ cốt chỉ 120g (sao với muối), đương quy 120g, ngưu tất 120g (tẩm dấm sao), quy bản 120g (sao với dấm), sau đó tất cả sấy khô tán bột mịn trộn đều luyện với mật ong làm hoàn, mỗi viên nặng 9g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên (27g).

- Chữa động kinh: dùng nội tạng của hải sâm sấy khô nghiền bột, mỗi lần uống 12g, chiêu với rượu vàng (rượu vàng là loại rượu được cất từ loại cơm nâu bởi 3 loại: gạo nếp, gạo tẻ, kê hạt vàng rổi tải mỏng cho nguội nhưng còn ấm, rắc men rượu đã tán nhỏ trộn đều, ủ thành cái rượu lấy ngâm nước cất thành rượu có màu vàng, độ cồn thấp với tác dụng thông hành huyết mạch, dưỡng huyết nhuận da), uống liên tục 7 - 10 ngày liền.

- Chữa thiếu máu: hải sâm, đại táo lượng bằng nhau, đem sấy khô tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g, chiêu với nước ấm hoặc lấy 1 con hải sâm hầm cùng mộc nhĩ lấy nước pha chút đường phèn vừa ngọt uống cùng, sau ăn cái.

- Trị trĩ xuất huyết: lấy hải sâm lượng vừa đủ đốt tồn tính, tán bột, mỗi lần uống 1,5g hòa với a giao 6g trong nước sôi cho tan mà uống. Ngày uống 3 lần. Cần uống 5 - 7 ngày.

- Táo bón do âm hư: hải sâm 30g, đại tràng lợn 120g, mộc nhĩ đen 15g, ba thứ cho vào hầm nhừ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền trong nhiều ngày.

Tác dụng của hải sâm với sức khỏe như thế nào

4. Hướng dẫn sử dụng Hải Sâm

Hải sâm thường được bán dưới dạng khô cứng, chuẩn bị hải sâm khô để nấu là công việc tốn nhiều thời gian và công đoạn.

Sau khi bỏ da, phải làm phục hồi nó trong nước, phải thay nước hàng ngày trong vòng 4 ngày, thỉnh thoảng phải rửa nó dưới vòi nước chảy.

Luộc hải sâm kèm với những lát gừng hoặc vỏ dứa ở giữa để làm mất mùi tanh của biển. Hải sâm sẽ nở ra như kích cỡ ban đầu và mềm trở lại. Khi đó, để ráo nước và giữ trong tủ lạnh cho tới khi dùng. Nếu không xử lý thích hợp, cơ thịt của hải sâm sẽ nhai dẻo như cao su, không hấp dẫn và có mùi lạ.

Với hải sâm tươi bày bán ở chợ, chỉ cần rửa và luộc. Loại hải sâm tươi tốt nhất là loại màu đen, bề mặt nhẵn và có lớp ngoài bóng láng. Hải sâm được chế biến theo nhiều cách, hầmvới sườn, xào với tiêu đen, luộc trong nước thịt gà.

Vị khá nhạt của hải sâm giúp nó hấp thụ và làm tăng mùi vị của các thành phần khác mà nó được nấu chung trong nước thịt đậm. Thưởng thức cảm giác miếng hải sâm mọng nước ngon lành ngấm với các gia vị khác trong miệng là việc bắt buộc đối với những người sành ăn.

5. Những lưu ý khi dùng hải sâm

Hải sâm được coi là một nguồn thực phẩm tương đối an toàn và rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, bên cạnh các tác dụng của hải sâm được đánh giá cao, bạn vẫn nên lưu ý đến một số vấn đề nhằm đảm bảo sức khỏe, cụ thể gồm:

Đầu tiên, hải sâm có tác dụng chống đông máu, nghĩa là chúng có thể làm loãng máu. Vì lý do tương tự, bạn nên tránh sử dụng hải sâm hai tuần trước khi phẫu thuật để ngăn ngừa chảy máu quá nhiều. Những người dùng thuốc làm loãng máu như Coumadin (warfarin) hoặc Plavix (clopidogrel) cũng nên tránh tiêu thụ loại thực phẩm này.

Thứ hai, hải sâm có thể gây dị ứng ở những người bị dị ứng với hải sản có vỏ. Mặc dù bản thân loại thực phẩm này không hề có vỏ nhưng chúng có thể bị ô nhiễm chéo tại các nhà hàng hải sản hoặc cơ sở chế biến.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem tác dụng của hải sâm với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Tác dụng của Glucosamin với sức khỏe như thế nào?

>>> Tác dụng của diệp lục với sức khỏe như thế nào?

>>> Tác dụng của dâm dương hoắc như thế nào?

Viết bình luận