Ớt có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Ớt là loại quả được dùng nhiều và thông dụng trong chế biến món ăn của nhiều gia đình Việt Nam. Ớt có tác dụng gì với sức khỏe là câu hỏi của nhiều người. Ớt là một loại quả của các cây thuộc họ Cà. Ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ; ngày nay nó được trồng khắp nơi trên thế giới và được sử dụng làm gia vị, rau, và thuốc. Quả ớt có vị cay, nóng, có công dụng ôn trung, tán hàn, tiêu thực, kiện tỳ, chỉ thống. Nhờ vậy ớt có khả năng kích thích dạ dày, lợi tiểu hay dùng ngoài làm thuốc chuyển máu. Do đó nó thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị chứng đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau bụng do tỳ vị hư hàn, kiết lỵ, tiêu chảy, bệnh sởi đậu ban chẩn hay đau nhức xương khớp do phong thấp, sốt rét. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem ớt có tác dụng gì với sức khỏe con người.

Ớt có tác dụng gì với sức khỏe con người

1. Tổng quan về ớt

Nói tới ớt ai cũng tưởng tượng ngay trong đầu hình thái một loại quả thon dài, có màu đỏ tươi và vị cay rát khi nếm thử. Một số nghiên cứu khoa học đã nhận định, ớt có nhiều tác dụng điều trị bệnh khác nhau. Người bệnh hãy theo dõi bài viết để biết thông tin chi tiết.

Mô tả: Ớt là một loại cây thuộc Cà (Solanaceae). Cây ớt thường có bụi nhỏ, cao khoảng 0,5-1 mét, phân cành rất nhiều. Lá ớt nguyên, có hình trái xoan nhọn, mọc đối xứng. Hoa thường mọc đơn ở nách lá. Đài hình quả chuông, tràng cũng có hình chuông hoặc hình bánh xe, chia làm 5 thùy, có màu vàng nhạt hoặc trắng. Nhị 5, bầu có 2-3 ô. Hình dạng quả ớt rất đa dạng từ tròn, thuôn đến mảnh hẹp. Màu cũng đa dạng: Xanh, tím, vàng và đỏ. Hạt ớt thì có hình thận dẹp.

+ Phân bố và phân loại:

Riêng ở Việt Nam điển hình có 4 loại ớt phổ biến:

Ớt Capsicum chinense thường có rất nhiều màu sắc, trái to, nhỏ tròn như quả cà hay hình giọt nước không có vị cay, thường được dùng để trang trí, làm kiểng

Ớt Đà Lạt hay còn gọi là ớt tây hay ớt trái loại này không cay, thường được dùng để chế biến món ăn và chỉ sử dụng phần thịt quả, bỏ hạt

Ớt hiểm đây là loại ớt có vị rất cay thường mọc quả có 3 màu trắng, đỏ, vàng trên cùng một cây

Ớt sừng trâu là loại ớt có hình dài, nhọn có vị cay thường được sử dụng phổ biến trong các món ăn 

Thông thường ớt sẽ có vị cay và hăng, sở dĩ như vậy là vì trong thành phần dưỡng chất của ớt chứa một hóa chất có tên gọi là Capsaicin. Hóa chất này có tính kháng khuẩn cực mạnh, đồng thời còn có tác dụng giảm đau, ngừa ung thư và chống bệnh tiểu đường.

+ Thành phần dinh dưỡng trong ớt:

Nhiều người còn chưa biết, ớt cũng như các loại rau quả khác đều có thành phần dinh dưỡng rất phong phú, cụ thể các dưỡng chất có trong quả ớt:

Năng lượng 39 kcal

Chất béo 0,4 g

Natri 9 mg

Kali 322 mg

Chất xơ 1,5 g

Đường thực phẩm 5 g

Chất đạm 1,9 g

Vitamin A 952 UI x 0,6µg

 Vitamin C 143,7 mg

Canxi 14 mg

Sắt 1 mg

Vitamin B6 0,5 mg

Magie 23 mg

Theo nhiều nghiên cứu cho biết tác dụng của chất capsaicin và các vitamin trong quả ớt rất có lợi cho sức khỏe.

2. Công dụng của ớt

+ Giảm đau:

Đặc tính sáng giá nhất của ớt chính là chất capsaicin. Chất này tập trung nhiều nhất ở gần cuống. Đây là hoạt chất gây đỏ và nóng, chỉ có khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0,01 – 0,1%. Chất capsaicin vốn không mùi, không vị, nhưng có khả năng kích thích rồi sau đó làm giảm đau trong cơ thể. Nó thúc đẩy sự tiết ra chất P, một neurotransmitter thông báo cho não bạn biết bạn đang bị đau. Vì vậy, capsaicin đôi khi được sử dụng để làm giảm cơn đau khớp. Khi ớt dùng ở ngoài da (dưới dạng rượu hay dầu nóng…) nó là vị thuốc kích thích tại chỗ. Capsaicin gây giãn mạch, tăng lưu lượng máu cục bộ, làm tan máu bầm, giảm đau. Lượng vitamin C trong ớt rất cao, là nguồn bổ sung hữu hiệu cho những người hệ miễn dịch kém, thiếu vitamin C

+ Cải thiện hệ tiêu hóa:

Nếu ăn cay vừa phải sẽ giúp tăng tiết dịch vị, giúp tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, đồng thời tránh bị đầy hơi. Khi ăn ớt, vị cay kích thích thần kinh vị giác để được chuyền lên não bộ. Não bộ phản ứng bằng cách tăng nhịp tim, giãn mạch cục bộ, tăng tiết nước bọt, hắt hơi. Để giảm cảm giác đau nóng của ớt, não bộ tiết ra một chất giảm đau là endorphin. Với nồng độ cao, chất này gây cảm giác thoải mái. Theo các chuyên gia, quả ớt có chứa chất capsaicin có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây loét dạ dày, ngăn chặn việc tạo ra acid chua, tăng lượng máu chảy vào niêm mạc dạ dày giúp ngừa tình trạng loét hoặc làm lành những vết loét. Tuy nhiên, những người hay ợ chua thì không nên dùng ớt, vì điều này có thể làm bệnh thêm nghiêm trọng.

+ Giảm cân:

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh, thành phần chất cay của ớt (chất capsaicin) tạo khả năng sinh nhiệt rất lớn, có tác dụng lan tỏa và đốt cháy các chất béo, đốt cháy nhiều calo hơn ngay sau bữa ăn. Ngoài ra, chất này còn giúp làm tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể, tạo cảm giác no và nhờ đó giúp người dùng giảm cân hiệu quả. Khi cơ thể hấp thu chất cay từ ớt, não sẽ tăng cường hoạt động, thúc đẩy sự chuyển tải của hệ thần kinh, làm cho thận tiết ra các dịch thể. Khi thận tiết ra các dịch thể sẽ đốt cháy chất béo, vì vậy có tác dụng giảm béo.

+ Thải độc qua da:

Đặc tính nóng của ớt sẽ giúp giữ nhiệt cho cơ thể trong mùa lạnh và còn giúp giải độc rất tốt qua đường hô hấp của da (toát mồ hôi).

+ Hỗ trợ giấc ngủ:

Hàm lượng các hoạt chất tự nhiên chứa trong ớt có khả năng tác động tích cực đến glucose và các hóa chất khác của não bộ, giúp giấc ngủ tới nhanh và sâu hơn.

+ Hỗ trợ điều trị ung thư:

Các nhà khoa học của Viện Đại học Pittburg (Mỹ) đã chứng minh được ớt có thể làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt với ung thư tuyến tụy. Đó là do tác dụng của chất cay capsaicin có vai trò xúc tác, làm cho các tế bào ung thư tự phá hủy nhưng không gây hại cho các tế bào bình thường. Chất capsaicin dồi dào trong ớt còn kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một móc-phin nội sinh có tác dụng giảm đau, đặc biệt cho những người bị viêm khớp mãn tính và ung thư.

Ớt có tác dụng gì với sức khỏe con người

+ Ngừa tai biến tim mạch:

Nghiên cứu cho thấy, ớt chứa các hoạt chất giúp máu lưu thông tốt, ngăn ngừa nguy cơ tai biến tim mạch. Ngoài ra, ớt cũng giúp hạ huyết áp và giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Lượng vitamin C phong phú trong ớt có thể khống chế xơ cứng động mạch và làm giảm cholesterol. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, ớt có tác dụng sát trùng, chống ôi thiu, chống lạnh và chứa một số dưỡng chất nên giúp con người đề phòng và chữa một số bệnh.

+ Tăng sức đề kháng:

Đối với những bệnh như: cảm cúm, cảm lạnh và những bệnh liên quan đến đường hô hấp thì ớt và các thức ăn cay là “thuốc ngừa” hiệu quả.

3. Những bài thuốc từ quả ớt

Dưới đây là tổng hợp một số bài thuốc chữa bệnh từ cây ớt và quả ớt đã được áp dụng lâu nay trong dân gian và y học cổ truyền.

+ Bài thuốc điều trị đau dạ dày:

Chuẩn bị: 1-2 quả ớt, 20g nghệ vàng.

Thực hiện: Phơi khô ớt tươi rồi nghiền nát cùng nghệ vàng. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần nửa thìa cà phê.

Theo chuyên gia Minh Thùy: “Ớt chứa hàm lượng vitamin C cao, lên tới 200-400mg. Nhờ đó dược liệu này có thể kháng viêm, giảm đau, chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, ớt có thể làm tình trạng trào ngược dạ dày trở nên tồi tệ hơn nếu vượt quá liều lượng. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ định lượng bác sĩ quy định”.

+ Chữa đau bụng kinh niên:

Chuẩn bị: Rễ cây ớt, rễ cây chanh và rễ xuyên tiêu mỗi loại 10g.

Thực hiện: Sao vàng tất cả các thành phần kể trên rồi sắc uống hết trong ngày.

Giảm sưng do côn trùng đốt

Chuẩn bị: Một nắm lá ớt tươi.

Thực hiện: Rửa sạch rồi giã nát lá ớt sau đó đắp vào vết côn trùng cắn.

+ Trị eczema:

Chuẩn bị: Lá ớt tươi (30g), me chua (20g).

Thực hiện: Rửa sạch lá ớt, cạo vỏ me chua rồi giã nát cả hai đắp vào vùng da bị tổn thương. Thực hiện liên tục trong 3-5 ngày.

+ Chữa mụn nhọt:

Chuẩn bị: Lá ớt, lá tử vi, lá bồ công anh, lá na và lá táo mỗi thứ 10-20g.

Thực hiện: Rửa sạch các loại lá kể trên, giã nhuyễn, thêm một ít muối rồi đắp vào chỗ mọc mụn.

Hạn chế tiêu chảy, kiết lỵ

Chuẩn bị: Một quả ớt, váng đậu phụ.

Thực hiện: Rửa sạch quả ớt rồi lấy váng đậu phụ bọc kín lại rồi ăn.

+ Hạ sốt:

Chuẩn bị: Lấy hạt ớt, căn cứ số tuổi để đếm số hạt tức là cứ thêm 1 tuổi là dùng 1 hạt. Tối đa dùng 20 hạt.

Thực hiện: Hãm hạt ớt trong một cốc nước sôi, để nguội vừa rồi uống 2 lần/ngày.

+ Khắc phục khản cổ:

Chuẩn bị: 2-3 quả ớt tươi.

Thực hiện: Thái nhỏ ớt rồi ngâm nước đun sôi để nguội, thêm một chút muối rồi dùng làm nước súc miệng hàng ngày.

+ Chữa khớp xương đau nhức:

Chuẩn bị: Ớt (12g), rượu (500ml).

Thực hiện: Ớt rửa sạch rồi ngâm với rượu trong hũ kín. Ngâm ít nhất khoảng nửa tháng mới đem ra sử dụng. Uống rượu ớt mỗi ngày tăng dần từ 5ml lên 15ml.

+ Trị đau lưng:

Chuẩn bị: 15 quả ớt chín, 3 cái lá đu đủ và 80g rễ chỉ thiên.

Thực hiện: Đem giã nhỏ tất cả các thành phần kể trên rồi ngâm với cồn với tỷ lệ 1:2. Khoảng 3-5 ngày thì có thể sử dụng. Lấy nước cốt để xoa bóp lên vùng đau nhức.

+ Chữa bệnh vảy nến:

Chuẩn bị: Lá ớt cay (một nắm to), tinh tre đằng ngà (một bát con), lá sống đời (7-9 lá) và thiên niên kiện (300g).

Thực hiện: Lá ớt đem sao chín nhưng không để cháy xém. Cho lá ớt đã sao cùng các thành phần khác đun sôi cùng 2 lít nước. Uống thay nước hàng ngày.

+ Chống đau thắt ngực:

Chuẩn bị: Ớt (2 quả), đan sâm và nghệ đen mỗi thứ 20g.

Thực hiện: Sắc các vị trên rồi chắt lấy nước cốt uống mỗi ngày.

+ Trị chân tay bủn rủn:

Chuẩn bị: Rễ cây ớt (2 cái), chân gà (15 đôi), lạc nhân (60g) và hồng táo (6 quả).

Thực hiện: Nấu các thành phần kể trên với nước, cho thêm một chút rượu trắng rồi chia thành 3 lần ăn hết trong ngày.

+ Ổn định huyết áp:

Chuẩn bị: Ớt xanh (60g), thịt lợn ba chỉ (80-100g) và mướp đắng (60g).

Thực hiện: Sau khi rửa sạch thì thái lát ớt, thịt lợn và mướp đắng. Xào lửa to, nêm nếm gia vị cho vừa và ăn nóng món ăn này.

+ Trị viêm đường tiết niệu:

Chuẩn bị: Lá ớt (1 bó) và cá trê hoặc cá chép (200-400g).

Thực hiện: Sau khi làm sạch cá thì đem nấu canh với lá ớt, thêm gia vị cho vừa ăn.

4. Những loại ớt ở Việt Nam

+ Ớt chuông - ớt ngọt

+ Ớt hiểm - ớt xiêm

+ Ớt chỉ thiên

+ Ớt cu tí

+ Ớt tím

+ Ớt tiêu - tiêu ớt

+ Ớt thóc - ớt gió

+ Ớt ma

+ Ớt ba tri

+ Ớt hoa hồng

+ Ớt hạt tiêu

+ Ớt khổng lồ

+ Ớt trái tim

+ Ớt đen

+ Ớt xiêm trắng

Ớt có tác dụng gì với sức khỏe con người

5. Đối tượng không nên sử dụng ớt trong các món ăn

Ớt có thể mang lại nhiều công dụng diệu kỳ và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên ăn ớt thường xuyên không được khuyến khích vì chúng rất cay và nóng.

Có nhiều người luôn thắc mắc ăn ớt nhiều có tốt không? Điều này còn phụ thuộc lớn vào cơ thể người sử dụng. Có một số đối tượng được chỉ định không nên ăn ớt để đảm bảo duy trì sức khỏe của cơ thể.

Những bệnh nhân mắc một số bệnh như bệnh tim, bệnh não, bệnh huyết quản hoặc huyết áp cao đều không nên ăn ớt. Tuy rằng ớt có thể phòng ngừa ung thư dạ dày nhưng với đối tượng đã mắc chứng viêm loét dạ dày lại không nên ăn.

Vị cay của ớt có khả năng kháng khuẩn mạnh nhưng đồng thời cũng sẽ khiến các vết thương bị phỏng nặng khi tiếp xúc. Có thể thấy rằng khi sơ chế ớt không cẩn thận sẽ làm bạn bị phỏng da. Do đó nếu có viêm loét dạ dày hoặc vùng họng đặc biệt không nên ăn ớt.

Thai phụ đặc biệt không nên sử dụng ớt trong thực đơn. Tuy rằng một số vùng miền có phong tục dùng ớt là gia vị chính trong món ăn nhưng điều này là nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Tính nóng cay nồng của ớt sẽ khiến người mẹ bốc hỏa ảnh hưởng tới sức khỏe và hạn chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng của thai nhi khi cơ thể mẹ không được điều hòa. Thêm vào đó, khi mẹ ăn cay đi vào sữa, trẻ bú cũng sẽ khiến em bé bị bốc hỏa khó ngủ và thường xuyên quấy khóc.

6. Lưu ý khi ăn cay để bảo vệ sức khỏe

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân khỏi những tác hại của việc ăn cay, bạn nên lưu ý những điều dưới đây:

• Không ăn quá nhiều ớt:

Nếu ăn ớt quá nhiều, vị cay sẽ lấn át mùi vị của những món ăn khác khiến bạn không thưởng thức được trọn vẹn mùi vị của món ăn. Hơn nữa, ớt còn gây hại cho dạ dày của bạn. Vì vậy, bạn chỉ nên chế biến ớt vừa phải cùng với nhiều món ăn khác nhau để đảm bảo độ ngon mà không ảnh hưởng tới sức khỏe.

• Chỉ nên ăn 1 quả ớt nhỏ/1 ngày:

Nếu liên tục ăn cay nhiều trong thời gian dài với mỗi ngày từ 1-2 trái ớt trở lên, bạn có thể bị liệt các dây thần kinh cảm giác. Vì thế, bạn chỉ nên giới hạn ở mức 1 quả ớt nhỏ/1 ngày.

• Không ăn cay khi bụng quá đói:

Trước khi ăn cay, bạn nên ăn một số thực phẩm lót bụng trước để ớt không gây hại cho dạ dày của mình như tinh bột, bánh,…

• Nấu chín ớt trước khi ăn:

Một số người Việt Nam thường ưa chuộng ăn ớt tươi trong những bữa cơm của mình song cũng có người thích ăn ớt xay hoặc ngâm với tỏi. Tuy nhiên, bạn nên nấu chín ớt để làm giảm kích thích niêm mạc miệng và tránh khó tiêu, đầy bụng, đau dạ dày.

• Trộn ớt với những gia vị khác:

Khi trộn ớt với những gia vị khác như tỏi, măng hay giấm, bạn sẽ ăn ít ớt hơn do có sự kết hợp hài hòa với nhiều gia vị khác.

• Nên kết hợp món cay với nhiều món khác:

Bạn không nên chỉ dùng đồ ăn cay trong bữa ăn của mình mà nên ăn cùng với các món chính khác có đủ hương vị chua, mặn, ngọt để làm giảm tác hại của vị cay.

• Nên ăn món cay khi đã nguội:

Bạn không nên ăn món cay khi còn nóng vì sẽ làm tổn hại đến thực quản, vòm họng, phỏng lưỡi, gây tê liệt vị giác tạm thời và gây hại cho dạ dày.

• Làm dịu cơ thể sau khi ăn cay:

Sau khi ăn cay, bạn có thể giải nhiệt cho cơ thể bằng cách uống sữa tươi, sữa chua, trà giải nhiệt, trả thảo dược… Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn trái cây có vị chua để làm giảm vị cay trên đầu lưỡi.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem ớt có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Nhung hươu có tác dụng gì với sức khỏe con người

>>> Nhân trần có tác dụng gì với sức khỏe con người

>>> Nghệ đen có tác dụng gì với sức khỏe con người

Viết bình luận