Nhung hươu có tác dụng gì với sức khỏe con người

Nhung hươu hay còn gọi là lộc nhung chính là sừng non của con hươu đực. Nhung hươu được dùng nhiều để làm thực phẩm chức năng và ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền. Nhung hươu có tác dụng gì với sức khỏe là câu hỏi của nhiều người. Thông thường vào mùa hè sừng hươu sẽ rụng đi, đến mùa xuân năm sau sẽ mọc sừng mới trở lại. Sừng mới mọc thường rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, bên trong chứa nhiều mạch máu, mô sụn, sờ vào êm mịn như nhung nên được gọi là nhung hươu. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem nhung hươu có tác dụng gì với sức khỏe con người.\

Nhung hươu có tác dụng gì với sức khỏe con người

1. Tổng quan về nhung hươu

+ Mô tả:

Nhung hươu (Cornu cervi parvum) vốn là phần sừng của hươu đực. Sừng thường mọc mềm, phủ lông bên ngoài, sờ vào cảm giác êm như nhung nên còn có tên gọi khác là nhung hươu. Ở bên trong lõi nhung hươu có chứa nhiều mạch máu.

Nhung hươu tươi được coi là 1 trong 4 thượng dược: Sâm, Nhung, Quế, Phụ. Nhung hươu tươi sau khi đươc thu hoạch cần chế biến ngay hoặc bảo quản cẩn thận, bởi để lâu sẽ thối rữa.

+ Phân loại:

Về cơ bản có thể chia nhung hươu làm 2 loại: Nhung mới nhú khoảng 2 đoạn ngắn, chưa có phân nhánh ở hươu non được gọi là nhung huyết.

Khi nhung mọc được khoảng 60 đến 65 ngày, đầu sẽ phân nhánh 2 bên ngắn, dài. Loại này được gọi với tên nhung yên ngựa.

Ngoài ra với nhung hươu thu hoạch ở những con hươu trên 3 tuổi hoặc hươu già, chất lượng không cao còn được gọi là nhung chìa vôi hay nhung gác sào

+ Nguồn gốc:

Trước đây nhung hươu thường được lấy từ hươu hoang dã thiên nhiên. Hiện nay nhung được nuôi để lấy nhung theo chuẩn quy trình đảm bảo về nguồn gốc cùng chất lượng. Hươu nuôi trồng trong môi trường tự nhiên nhất, do đó so với nhung hươu hoang dã hiệu quả không kém cạnh.

Nhung hươu phổ biến hiện nay thường từ các trang trại nuôi ở Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Thái Bình, Ninh Bình… Vào tháng 2-3 khi cặp nhung đã đúng tuổi, người ta sẽ cưa lấy phần nhung cách đế nhung 3cm.

+ Thành phần dinh dưỡng:

Trong nhung hươu chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe trong đó gồm:

Canxi cacbonat, canxi phosphas

Chất keo dính, protid, các kích tố như testosteron, pentocrin…

Chứa hơn 17 loại acid amin

Chất Chondroitin, Collagens, Pantocrine, Glycosaminnoglyans, các Axit Uronic, Axit Hyaluronic, …

Các khoáng chất như Potassium, Magnesium hay Nitrogen…

Cùng 26 nguyên tố vi lượng bao gồm Cr, Cu, Fe, Zn, Mg, Br, Coban….

Cách bảo quản nhung hươu tươi: Đối với nhung hươu tươi, trước khi sử dụng cần rửa sạch và lau khô. Sơ chế cần làm sạch lớp lông mịn màu trắng bên ngoài nhung. Nhung sau khi cắt cần chế biến ngay kẻo bị thối rữa. Nhung nếu sử dụng chưa hết cần bảo quản ngăn đá tủ lạnh.

+ Có những loại nhung hươu nào?

Dựa theo thời gian thu hoạch huyết nhung ( tuổi của sừng hươu) mà nhung hươu được chia thành các loại như sau:

- Nhung gác sào: Là loại nhung đã già, mọc thành sừng con hươu có lông cứng và dày. Loại huyết nhung này có chất lượng kém nhất trong các loại nhung.

- Huyết nhung: Đây là huyết nhung thuộc giai đoạn sừng hươu còn non, được cắt khi sừng chuẩn bị phân nhánh, lấy từ những con hươu từ tuổi thứ 3 trở lên. Một số đặc điểm của loại lộc nhung này đó là: nhung ngắn, mềm, nhiều mọng máu, da hồng, lông mịn và thưa, chưa phân nhánh. Loại nhung này rất tốt và được khai thác triệt để để làm thuốc.

- Nhung chìa vôi: Là sừng non của con hươu dưới 3 tuổi có kích thước nhỏ, trọng lượng chỉ khoảng 40 - 50g. Loại này thường cho chất lượng thấp tương đương nhung hoẵng.

- Nhung yên ngựa: Là loại sừng non đã bắt đầu phân nhanh nhưng còn ngắn. Chỗ phân nhánh không đều, thường bên dài bên ngắn giống yên ngựa. Loại nhung này được đánh giá mang lại dưỡng chất tốt vì đã phát triển đầy đủ nhưng chưa thành sừng.

Ngoài dựa vào tuổi của lộc nhung người ta còn dựa theo trạng thái của nhung để phân chia dược liệu quý này thành 2 loại đó là: nhung ở dạng tươi và nhung ở dạng khô với một số đặc điểm như sau:

Nhung hươu tươi có những đặc điểm:

Phía bên ngoài nhung có lớp lông mỏng có màu vàng nhạt hoặc màu trắng.

Tổng thể hươu có màu trắng hồng, phía bên ngoài thỉnh thoảng xuất hiện đường mạch máu đỏ hồng hiện lên.

Phần nhung rất mềm có thể sử dụng dao cắt dễ dàng. Phần gốc nhung hơi cứng.

Nhung hươu khô với những đặc điểm:

Nhung ở dạng lát mỏng, màu xám nhạt hoặc nâu nhạt

Phía rìa ngoài có một lớp da mỏng, ở giữa thấy những chấm nhỏ li ti, vùng giữa có màu sẫm hơn.

Lát nhung thường xốp, mùi đặc trưng

Khi ăn có vị hơi tanh

Nhung hươu có tác dụng gì với sức khỏe con người

2. Nhung hươu có tác dụng gì?

2.1 Công dụng từ thành phần có trong nhung hươu:

Được xem là một trong tứ đại danh dược gồm có "Sâm, Nhung, Quế, Phụ" bởi thành phần của nhung hươu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, tốt và bổ dưỡng cho cơ thể như:

- Các loại axit amin, nguyên tố vi lượng, các khoáng chất như Ca, K, Na, Mg, P .... protid, lipid.

- Collagen: Được xem là kết cấu chính của protein trong không gian ngoại bào ở nhiều mô liên kết trong cơ thể.

- Chondroitin: Đây là thành phần cấu trúc quan trọng của sụn có khả năng giúp các khớp của cơ thể dẻo dai, cứng rắn và bền bỉ hơn.

- Pantocrine: Được xem là nguồn nguyên liệu tái tạo tự nhiên được sử dụng để bào chế các loại thuốc đặc hiệu trong việc hỗ trợ điều trị suy giảm sinh lý và giúp trẻ hóa cơ quan sinh sản, cơ quan nội tiết.

- Glycosaminoglycans hay còn được gọi là Mucopolysaccharides: Có tác dụng hình thành mô liên kết, tăng cường hấp thu nước, giúp bôi trơn các khớp, đồng thời giúp tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ của khớp. Ngoài ra nó còn có công dụng duy trì độ ẩm mô chống dính.

- Acid uronic: Là loại acid hỗ trợ chức năng sinh hóa, giúp tăng cường thể lực, hoạt hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời tạo cảm giác hưng phấn, dễ chịu.

- Alkaline Phosphatase: Có nhiệm vụ loại bỏ photphats tập trung từ nhiều loại phân tử, bao gồm các nút Nucleotide, Protein và Ancaloit.

- Bạch cầu trung tính: chiếm tỉ lệ 40-70% trong cơ thể loài hươu, đây là thành phần không thể thiếu của hệ miễn dịch tự nhiên, do đó nó có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể một cách tự nhiên, hiệu quả.

- Prostaglandin: giúp chống viêm, vết thương nhanh hồi phục. Ngoài ra nó còn có tác dụng sinh lý ở các mô riêng biệt.

- Hyaluronic: Đây là Acid duy nhất trong số các Glycosaminoglycans với hình thức trong màng tế bào giúp đỡ đáng kể trong quá trình sản sinh tế bào mới, chuyển hóa các tế bào cũ, do đó nó rất tốt cho các khớp xương và lưu giữ vẻ trẻ đẹp cho làn da.

- IGF-1: Đây là 1 loại protein có tác dụng kích thích, điều hòa sự phát triển của các tế bào và nhân trong xương, sụn, tế bào thần kinh, do đó nó đóng vai trò quan trọng trong phát triển trí não cũng như chiều cao cho trẻ nhỏ.

2.2 Công dụng cụ thể từ nhung hươu

+ Tăng cường sức khỏe: Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói dùng nhung hươu để tăng cường sức khỏe rất tốt. Vậy chính xác thì nhung hươu có tác dụng như thế nào cho sức khỏe con người?

Do có chứa các nguyên tố vi lượng như Cu, Fe, Zn, Mg, Cr, Br và các khoáng chất, protein và lipid, nhung hươu có công dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực.

Bên cạnh đó, trong nhung hươu còn chứa thành phần Pantocrine giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, sinh tủy, đại bổ khí huyết, chống mệt mỏi; và thành phần Alkaline phosphat giúp tăng tái kết mô, hồi phục tế bào.

Vì vậy, nhung hươu thường được sử dụng cho người mới ốm dậy, người sau phẫu thuật và phụ nữ sau sinh cần tăng cường sức khỏe ngay.

+ Công dụng của nhung hươu đối với hệ tim mạch: Trong nhung hươu có chứa hoạt chất Pantocrin. Vì vậy nhung hươu uống có tác dụng làm tăng khả năng lưu thông máu ở tim mạch và các động mạch vành. Từ đó giúp cho tim co bóp mạnh hơn, nhịp tim ổn định hơn, giúp cường tim.

Hoạt chất Pantocrin còn được khẳng định là có tác dụng điều hòa huyết áp cho bệnh nhân huyết áp thấp, bệnh suy nhược thần kinh, trầm cảm; có kết quả khá với bệnh nhân suy nhược, suy cơ tim, huyết áp thấp. Đồng thời, nhung hươu có tác dụng rất tốt với phụ nữ rối loạn tim mạch thời kỳ mãn kinh.

Nhung hươu có tác dụng gì với sức khỏe con người

+ Tăng sức đề kháng: Không chỉ chứa các khoáng chất và dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, nhung hươu còn chứa bạch cầu trung tính có tác dụng tăng sức đề kháng. Nhờ vậy mà người sử dụng nhung hươu có sức đề kháng khỏe mạnh hơn, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi trùng, virus vào cơ thể.

Bên cạnh đó nhung hươu còn có tác dụng bài trừ virus ra khỏi cơ thể, kiểm nghiệm lâm sàng đối với bệnh nhân bị viêm gan B, viêm gan C cho thấy hiệu quả điều trị rõ rệt. Người bệnh mắc các virus HBV, HBC khi sử dụng nhung hươu men gan đã giảm, ăn ngon, ngủ ngon, cải thiện sức khỏe tốt hơn.

+ Công dụng của nhung hươu trong tăng cường sinh lực nam giới: Nhung hươu chữa yếu sinh lý là một trong các công dụng của nhung hươu nổi bật nhất. Trong nhung hươu có chứa một lượng lớn Pantocrin, có tác dụng bổ thận, tráng dương, sinh tinh, bổ tủy, ích huyết, chữa chứng thận dương kém, di tinh, liệt dương, sinh dục kém, yếu sinh lý, tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ giới. Nhờ đó, nhung hươu có tác dụng chữa vô sinh hiệu quả.

+ Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới xương, khớp, bệnh Gút: Công dụng của nhung hươu trong việc điều trị xương khớp được rất nhiều người quan tâm. Trong nhung hươu chứa nhiều Canxi giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa lão hóa xương khớp. Bên cạnh đó trong nhung hươu còn chứa chất keo giúp tái tạo lại sụn khớp:

Chondroitin giúp giảm các triệu chứng viêm khớp.

Glycosaminoglycans và hyaluronic giúp bôi trơn xương khớp.

Prostaglandin có tác dụng chống viêm, giảm sưng nhờ đó mà hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, bệnh gout hiệu quả.

+ Hỗ trợ tiêu hóa ổn định: Sử dụng nhung hươu không những bổ sung dinh dưỡng, bồi bổ cho cơ thể mà còn cải thiện hệ tiêu hóa rõ rệt. Theo thống kê cho thấy công dụng của nhung hươu sẽ giúp:

Giúp hệ tiêu hóa ổn định.

Ngủ tốt.

Lợi niệu.

Tăng nhu động dạ dày – ruột.

Giúp chuyển hóa tốt Protid và glucid.

Tăng khả năng hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng.

+ Chống lão hóa: Với phụ nữ, ăn nhung hươu có tác dụng rất tốt trong việc chống lão hóa. Trong nhung hươu có chứa 2 thành phần quan trọng nhất để đảm bảo công dụng chống lại lão hóa da đó là:

Pantocrin: Có tác dụng kích thích sản sinh nội tiết tố Estrogen giữ vai trò như một chìa khóa để chống lại quá trình lão hóa.

Collagen: Giúp nuôi dưỡng làn da, tăng cường sự đàn hồi và giúp da căng mịn.

Nhờ vậy mà nhung hươu có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa cơ thể, kéo dài tuổi thọ, giúp phụ nữ da dẻ mịn màng, hạn chế nếp nhăn và loại bỏ các hiện tượng xỉn màu trên da như nám da, đồi mồi da, giúp chị em phụ nữ có làm da mịn màng và tươi trẻ hơn.

3. Cách sử dụng nhung hươu

+ Cách sử dụng nhung hươu tươi:

Cách 1: Cháo nhung hươu (cách chế biến tốt nhất: nhung tươi thái lát mỏng sau đó xay nhỏ bỏ vào ngăn đá để dùng nấu cháo ăn hàng ngày (có thể dùng máy xay sinh tố để xay nhung). Mỗi bận dùng 0,5g đến 3g (1 thìa cafe) nhung đã xay nhỏ cho vào một tô cháo còn nóng ăn ngay, ngày dùng một đến hai lần.

Cách 2: Nhung hươu hấp cơm: nhung hươu thái lát mỏng hấp với cơm dùng hàng ngày. Lần dùng từ 0,5g đến 3g (một thìa cafe nhỏ), mỗi ngày một đến hai lần.

Cách 3: Nhung hươu nấu canh: nhung hươu thái lát mỏng, băm nhỏ cho vào bát canh nóng dùng hàng ngày. Lần dùng từ 0,5g đến 3g (một đến hai lát mỏng hoặc một thìa cafe nhỏ), mỗi ngày một đến hai lần.

Cách 4: Nhung hươu ngâm mật ong: nhung hươu thái lát mỏng rồi xay nhỏ cùng mật ong. Dùng ăn trước mỗi bữa cơm, mỗi lần dùng một thìa cafe trước lúc ăn cơm.

Cách 5: Rượu nhung hươu: nhung hươu tươi thái hoặc chẻ mỏng ra ngâm với rượu gạo nếp trên 45o (100gr nhung hươu tươi ngâm với 0,65 lít rượu gạo nếp) sau 1 tháng uống mỗi ngày 1- 2 lần mỗi lần khoảng 20ml. (Hoặc để cả cặp nhung hươu ngâm rượu cho đẹp nhưng thời gian ngâm là 6 tháng mới dùng được).

Cách 6: Có thể phối hợp với các thuốc khác như: nhung hươu 30g, bỏ lông thái lát, sơn dược 30g, cho cả 2 dược liệu này vào túi lụa buộc lại cho vào bình rượu độ 500-1.000ml, ngâm trong 7 ngày có thể lấy ra uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 – 30ml.

Cách 7: Dùng cho người già hay đái đêm hay chữa liệt dương; hoặc nhung hươu 20g, đông trùng hạ thảo 90g, rượu cao lương 1.500ml. Thái nhỏ các vị thuốc, sau đó cho vào bình rượu ngâm trong 10 ngày là được. Mỗi ngày uống từ 20-30ml.

Công dụng: bồi bổ cho những người bị lưng đau, mỏi gối, sợ lạnh, liệt dương… do thận dương hư suy, tinh huyết khuyết tổn gây nên.

+ Cách sử dụng nhung hươu khô:

Nhung hươu sấy khô. Cắt lát sao khô dòn, xay nhỏ nấu với cháo trắng, ngày ăn 1 lần, mỗi lần khoảng 5-10g (cháo gần chín mới bỏ nhung hươu).

Nhung hươu khô thái hoặc chẻ ra ngâm với rượu ngon (100g nhung hươu khô ngâm với 1- 1,5 lít rượu) sau 1 tháng uống mỗi ngày 1- 2 lần mỗi lần khoảng 20ml.

Lưu ý:

Để ngăn đá lạnh đối với nhung hươu tươi. Bảo quản cẩn thận tránh ẩm, mốc, hỏng đối với nhung hươu khô.

Riêng đối với người tăng huyết áp thì không nên dùng hoặc phải theo hướng dẫn của bác sĩ.

4. Cách chế biến nhung hươu để điều trị bệnh

Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số cách sử dụng nhung hươu để điều trị một số bệnh lý.

+ Chữa phụ nữ băng lậu:

Chuẩn bị 1g lộc nhung; 12g đương quy, 12g a giao, 20g ô tặc cốt, 20g bồ hoàng sau đó tán thành bột. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với rượu ấm.

+ Dùng lộc nhung chữa thiếu máu:

Nghiền  200g nhung thành bột mịn, sau đó mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần từ 1 – 3g.

+ Điều trị hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô, trên táo dưới hàn:

Sử dụng hỗn hợp gồm có lộc nhung, đương quy, đều tẩm rượu với lượng đều nhau sau đó tán tất cả thành bột mịn. Sau đó nấu thịt ô mai thành cao rồi trộn với thuốc bột làm thành viên hoàn. Mỗi ngày uống khoảng 10 - 12g đối với nước cơm.

+ Điều trị liệt dương, sinh lý yếu, tiểu nhiều về đêm:

Ngâm rượu với 20 - 40g quan lộc nhung. Đợi 7 - 10 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày sử dụng 1 chén nhỏ sẽ thấy được hiệu quả.

+ Chế biến lộc nhung chữa trẻ em còi xương, chậm phát triển:

Mỗi ngày uống 1 - 2,5g lộc nhung.

+ Chữa thận dương, hao tổn tinh khí, di tinh, hoạt tinh, nhức mỏi tê bì chân tay:

Hỗn hợp gồm lộc nhung, nhân sâm, câu kỷ tử, thục địa, phụ tử sau đó tán thành bột mịn làm thành viên hoàn sử dụng uống dần.

+ Chữa tiểu nhiều, liệt dương:

Mỗi lần uống 0,8 - 1,2g hỗn hợp gồm lộc nhung tán bột sao với rượu. Đem sắc cùng 20g dâm dương hoắc sử dụng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

+ Chữa bệnh cho phụ nữ bị băng lậu, hỏa suy gây vô sinh:

Chuẩn bị lộc nhung, nhục thung dung, ô tặc cốt mỗi thứ 40g; thục địa 80g sau đó tán thành bột. Kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày 8 – 12g.

+ Điều trị sốt về chiều, mồ hôi trộm, chứng hồi hộp, lo sợ:

Chưng lộc nhung cùng rượu, thêm phụ tử mỗi vị đều nhau 40g. Sau đó tán tất cả thành bột mịn rồi chia đều thành 4 phần. Để tăng thêm tác dụng bỏ thêm 10 lát sinh khương, sắc nước rồi dùng uống với bột thuốc khi còn ấm.

+ Cách chế biến lộc nhung hỗ trợ làm mạnh gân cốt:

30g lộc nhung, 10g nhân sân sau đó nghiền thành bột mịn. Dùng thêm 100g địa hoàng, 45g đương quy, 90g hoàng kỳ rồi sắc 3 lần, lấy 3 loại nước trộn lại với nhau, chắt nước cốt, bỏ bã. Hòa thêm mật ong sau đó luyện thành cao. Mỗi ngày sử dụng từ 2 – 3 lần, mỗi lần 5ml.

+ Cách chế biến lộc nhung ngâm rượu tăng cường sức khỏe, chữa di tinh:

Sử dụng 6g lộc nhung, 30g sơn dược, thêm 500ml rượu trắng sau đó ngâm trong 10 - 15 ngày là dùng được. Mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần uống từ 10 - 20 ml.

Hoặc cách khác là bạn có thể ngâm 20g lộc nhung cùng 90g đông trùng hạ thảo cùng 1.500 ml rượu trắng. Ngâm liên tục trong thời gian 30 ngày là có thể sử dụng được. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần sử dụng 10ml.

Hiện nay, rượu đông trùng hạ thảo ngâm lộc nhung được mệnh danh là “tiên tửu chốn trần gian", không chỉ thoả mãn thú vui thưởng rượu mà còn rất tốt cho sức khoẻ. Các chuyên gia nhận định, chỉ cần uống 1 - 2 chén nhỏ rượu mỗi ngày giúp bổ thận tráng dương, cải thiện sinh lý, kích thích ham muốn, sung mãn như mãnh hổ. Bên cạnh đó còn có tác dụng mạnh gân cường cốt, điều trị bệnh xương khớp, nhức mỏi, di tinh, mộng tinh, ...

Nhung hươu có tác dụng gì với sức khỏe con người

5. Lưu ý khi sử dụng nhung hươu tươi

Tuy là một dược liệu bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, người dùng vẫn cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề khi dùng nhung hươu. Dựa trên y lý Đông y, một số trường hợp dưới đây nên cẩn trọng trong việc sử dụng nhung hươu:

Người béo phì, cao huyết áp

Người mắc các bệnh viêm phế quản, ho đờm, có thấp đàm nhiều

Trường hợp bị nóng trong, gan nóng

Người thiếu máu, hay mất máu, sốt, hẹp van tim…

Người đang mắc các chứng đầy bụng, tiêu chảy, mắc các bệnh truyền nhiễm…

Những trường hợp bị viêm thận nặng nếu dùng có thể gây lở ngứa, ảnh hưởng sức khỏe

Ngoài ra, bạn đọc nên tham khảo ý kiến chuyên gia về liều lượng sử dụng cho người suy thận, cao huyết áp cũng như hạn chế dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay đang cho con bú. Việc sơ chế dược liệu trước khi sử dụng cũng cần thực hiện cẩn thận, đúng hướng dẫn.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu nhung hươu có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Nhân trần có tác dụng gì với sức khỏe con người

>>> Nghệ đen có tác dụng gì với sức khỏe con người

>>> Nattokinase là gì và có công dụng ra sao?

Bình luận

loadiew

loadiew - 09/19/2022 15:56:41

Medical condition s for which 36 Hours 20 mg may be prescribed best price cialis

AugmemI

AugmemI - 06/30/2022 07:40:54

Buy Cephalexin Vsilkw https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Dutasteride Canada Overnight Shipping Overseas On Line Ktljgk viagra y popper Cialis Isvice Canada Phamacy https://newfasttadalafil.com/ - generic name for cialis Pjijsb

Viết bình luận