Nhân trần là thảo dược được dùng nhiều trong y học cổ truyền và cũng được sử dụng rộng rãi làm nước uống hàng ngày của người dân Việt Nam. Nhân trần có tác dụng gì với sức khỏe là câu hỏi của nhiều người. Theo y học cổ truyền, nhân trần có vị đắng, cay, tính hơi hàn, quy kinh tỳ, vị, can đởm. Vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ thống, lợi tiểu, thoái hoàng, làm ra mồ hôi. Được ứng dụng trong việc điều trị bệnh vàng da, sốt nóng, tiểu tiện không thông và giúp phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem nhân trần có tác dụng gì với sức khỏe con người.
1. Tổng quan về nhân trần
Nhân trần là một loài thực vật hiện được APG II và GRIN phân loại là thuộc họ Mã đề, một số tài liệu vẫn còn coi nó thuộc họ Huyền sâm. Cây nhân trần có tên khoa học là Adenosma glutinosum, một số tên gọi khác như hoắc hương núi, chè nội, chè cát, tuyến hương lam, mạo xạ hương…
Theo nhiều cuốn sách y học, cây nhân trần được chia làm hai loại:
Nhân trần Bắc: Phân bố nhiều ở các cao nguyên và đảo Hải Nam của Trung Quốc.
Nhân trần Nam: Còn gọi là hoắc hương núi phân bố chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang và một số tỉnh ở miền trung như Quảng Ngãi, Quảng Nam…
Hai loại nhân trần này đều mọc tự nhiên. Một số tỉnh đã gieo trồng để dễ dàng phục vụ trong y học. Tuy có hai tên gọi khác nhau nhưng tác dụng của chúng đều như nhau.
Mô tả: Là loài cây thân cỏ, mọc tự nhiên, phân bố chủ yếu tại một nước có khí hậu nhiệt đới và một số đảo tại khu vực Châu Á. Đây là cây sống lâu năm, có chiều cao từ 50-100cm, với các đặc điểm cụ thể như sau:
Thân có nhiều nhánh tròn và có lông tơ.
Lá mọc đối xứng nhau có hình trái xoan, mép có răng cưa, mặt lá có lông, nổi gân có mùi thơm đặc trưng.
Hoa mọc thành từng cụm ở dạng bông ở đầu cành hoặc kẽ lá, có màu tím, đài hoa có 5 răng xếp thành hình quả chuông.
Quả là quả nang có hình bầu dục. Bên trong có chứa hạt màu vàng. Ở nước ta, cây mọc hoang ở đồi núi, bờ ruộng, bãi trống ở nhiều nơi, tập trung nhiều nhất các tỉnh phía bắc. Tại Đà Nẵng, trong đợt điều tra trước đây chúng tôi có gặp mọc rải rác thưa thớt dưới các rừng keo lai ở các xã Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Phú (huyện Hòa Vang). Gần đây mới phát hiện nhiều quần thể mọc khá dày ở thôn Trung Nghĩa, xã Hòa Ninh. Cây có thể gieo trồng bằng hạt vào mùa xuân.
Nhân trần được thu hái khi đang ra hoa, vào khoảng tháng 4-7. Sau khi hái về, rửa sạch, phơi khô trong bóng râm. Được bảo quản trong túi kín, tránh ánh nắng và ẩm ướt.
Theo Đông y, Nhân trần có vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong thấp, tiêu thũng độc, hành khí tán ứ, giảm đau, tiêu viêm, chống ngứa.
+ Thành phần hóa học:
Trong cây có các thành phần như sampoin triterpenic, flavonoid, coumarin, acid nhân thơm và tinh dầu. Cả cây chỉ có 1% tinh dầu có mùi cineol mà thành phần là terpen và ancol.
+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản:
Bộ phận dùng làm thuốc: Toàn thân
Thu hái: Thảo dược được hái vào khoảng tháng 4 – 7, lúc hoa đang nở
Chế biến: Sau thu hoạch, dược liệu sẽ được rửa sạch và phơi khô dưới bóng râm
Bảo quản: Tránh nơi ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời
2. Nhân trần có tác dụng gì?
Theo sách Đông y, loại thảo dược này có tính hơi hàn, vị đắng, cay, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, giảm đau, tiêm viêm, chống ngứa, trừ phong thấp và đặc biệt có tác dụng tiết mật, bảo vệ tế bào gan…
+ Uống nước nhân trần có giảm cân không?
Người bình thường uống loại thảo dược này trong một thời gian dài sẽ dẫn đến chán ăn, mệt mỏi. Không nạp được năng lượng vào trong cơ thể khiến giảm cân nhanh chóng. Bởi vậy mới có không ít người mới lầm tưởng rằng uống nhân trần sẽ giúp giảm cân.
Hiện tượng chán ăn sau khi uống nhiều nước nhân trần là do tác dụng tiết mật, đẩy mật từ gan xuống ruột. Việc này gây nên tình trạng co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Đây là nguyên nhân dẫn đến đầy hơi, chướng bụng. Từ đó gây nên biếng ăn và mệt mỏi. Do vậy uống loại thảo dược này không thể giảm cân.
+ Uống nhân trần trị mụn:
Trong các nguyên nhân gây ra mụn thì nguyên nhân liên quan đến chu trình giải độc ở gan chiếm tỷ lệ khá lớn bên cạnh các tác nhân do môi trường hay mỹ phẩm dùng thường ngày. Khi gan hoạt động không bình thường sẽ không đào thải được các chất gây hại cho cơ thể. Các độc tố này tích tụ cuối cùng phát tán qua da. Mụn được hình thành từ đó.
Bởi vậy, để điều trị mụn người ta nghĩ đến phương pháp làm mát gan. Hàm lượng saponin có trong nhân trần có công dụng đặc biệt trong việc bảo vệ gan, giúp nhiệt giải độc trong cơ thể.
+ Tác dụng của nhân trần với bà đẻ:
Nhiều nghiên cứu y học hiện đại chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng nếu không có bệnh lý về gan và không được bác sỹ chỉ định. Việc uống nhiều nước nhân trần có thể làm thai suy dinh dưỡng, chết lưu.
Với phụ nữ cho con bú, việc uống nhiều nhân trần sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể. Việc này dẫn đến người mẹ mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít sữa.
+ Cách sử dụng nhân trần:
Sau khi phơi khô sẽ được dùng để pha nước uống hoặc người nhiều kết hợp với nhiều loại thảo dược khác để hãm trà. Tùy theo nhu cầu chữa bệnh và sở thích của mỗi người mà nhân trần được sử dụng khác nhau. Tuy nhiên để phòng và chữa trị bệnh, bạn có thể pha theo cách cách như sau:
Pha với đường phèn: Cho 30g nhân trần thái vụn hãm với nước sôi trong bình kín. Để khoảng 15 phút có thể sử dụng được thì pha thêm đường phèn vào uống thay trà.
Huyền sâm + Trà + Sinh đại hoàng: Lấy 300g huyền sâm, 60g Sinh Đại Hoàng và 30g trà mang tán vụn, Mỗi ngày lấy 30g hỗn hợp đã tán vụn trên hãm 10-15 phút với nước sôi trong bình kín và uống.
Nhân trần +Râu ngô + Bồ công anh: Lấy 150g huyền sâm, 300g râu ngô và 150g bồ công anh mang tán vụn. Mỗi ngày dùng 50g hỗn hợp tán vụn trên hãm với nước sôi trong bình kín. Để 20 phút là dùng được.
+ Uống nhân trần hàng ngày có tốt không?
Dù có rất nhiều lợi ích trong việc phòng và điều trị bệnh nhưng việc uống loại thảo dược này hàng ngày sẽ dễ sinh ra bệnh.
Trong y học cổ truyền, nước nhân trần có tác dụng tăng bài tiết mật, chống viêm nhất là viêm gan, mật. Việc sử dụng nước hàng ngày dẫn tới tình trạng nhuận gan quá mức. Gan tiết ra nhiều dịch trong khi cơ thể không cần dùng nhiều đến vậy làm mất cân bằng trong cơ thể và sinh ra bệnh tật.
Bên cạnh đó, nhân trần cũng có tính lợi tiểu nên uống hàng ngày nhất là vào mùa nắng nóng sẽ dẫn đến thải nhiều. Việc đào thải nước và chất dinh dưỡng thường xuyên dễ gây nên tình trạng mất nước, thiếu nước cho cơ thể. Cơ thể mất nước sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi và thiếu tập trung.
3. Bài thuốc chữa bệnh từ nhân trần theo kinh nghiệm dân gian
+ Điều trị viêm gan vàng da cấp tính có sốt:
Cách 1: Dùng 100 gram hoắc hương núi, 30 gram đường trắng và 50 gram bồ công anh. Đem tất cả các vị thuốc này sắc nước và uống trong ngày. Ngoài giúp cải thiện triệu chứng viêm gan vàng da cấp tính có sốt, bài thuốc này còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm nhiễm đường mật cấp tính hoặc khắc phục tình trạng nước tiểu có màu vàng sẫm,…
Cách 2: Sử dụng 300 gram nhân trần, 30 gram trà và 60 gram sinh đại hoàng đem tán vụn. Mỗi lần lấy 30 gram hỗn hợp trà hãm với nước sôi từ 15 – 20 phút và uống.
Cách 3: Lấy 150 gram nhân trần, 50 gram sinh cam thảo và 500 gram bgachj hoa xà thiệt thảo đem tán vụn và trộn đều với nhau. Mỗi ngày dùng 60 gram hãm nước sôi và uống.
+ Lợi tiểu:
Dùng 30 gram hoắc hương núi và 30 gram râu ngô đem sắc nước và uống trong ngày. Thường xuyên sử dụng giúp cải thiện chứng tiểu rát, khó tiểu, bí tiểu hoặc tiểu dắt,…
+ Làm giảm huyết áp:
Sử dụng 30 gram nhân trần hãm trong ấm nước nóng và dùng uống hàng ngày giúp ổn đinh huyết áp.
+ Điều trị viêm hoặc ngứa da:
Dùng 30 gram hoắc hương núi và 15 gram lá sen đem phơi hoặc sấy khô rồi tán bột mịn. Mỗi lần dùng 3 gram pha trong nước ấm, thêm mật ong và uống.
+ Lợi thấp và làm tiêu tan màu vàng ở da:
24 gram hoắc hương núi sắc uống với 8 gram đại hoàng và 12 gram chi tử.
+ Sát trùng vết thương và hỗ trợ máu khó đông:
Sử dụng một nắm lá cây hoắc hương núi đem rửa sạch và giã nát. Sau đó đắp lên vết thương giúp giảm sưng và kháng khuẩn. Đồng thời, cách làm này còn giúp cầm máu ở những bệnh nhân có vết thương nhưng mắc bệnh máu khó đông.
+ Chữa viêm gan cấp hoặc mạn tính gây vàng da:
Cách 1: Sử dụng 30 gram nhân trần sắc thuốc, lấy nước và lọc bỏ bã. Tiếp đó, lấy phần nước cho 50 gram gạo lức đã được làm sạch vào nấu cháo. Khi cháo chín, thêm đường và ăn.
Cách 2: Dùng 30 gram hoắc hương núi đã được thái nhỏ đem hãm trong nước sôi từ 10 – 15 phút. Mỗi khi uống thêm đường phèn vào.
Cách pha nhân trần
Nước nhân trần giúp chữa viêm gan cấp và mạn tính gây vàng da
+ Thanh nhiệt và mát gan:
Dùng nhân trần, bông mã đề và bán biên liên, mỗi vị một lượng bằng nhau đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó, đem tán mịn và trộn đều với nhau. Mỗi lần uống lấy 50 gram bột hòa tan với nước đun sôi để nguội và dùng.
+ Cải thiện tình trạng đau đầu, say nắng và sốt:
Cách 1: Dùng 1 nắm nhân trần và hành tăm đem sắc nước và uống
Cách 2: 16 gram nhân trần. 20 gram hoàng cầm, 8 gram mộc thông, 20 gram hoạt thạch và 8 gram thạch xương bồ, 6 gram hoắc hương, 6 gram liên kiều, 6 gram xạ can và 6 gram bạch đậu khấu. Tất cả các vị thuốc sắt uống.
+ Điều trị sốt, vàng da:
Lấy 16 gram nhân trần, 12 gram lá cối xay và 16 gram lá vọng cách đem sắc thuốc và uống. Sử dụng liên tục trong 3 – 4 ngày giúp điều trị sốt và vàng da.
+ Trị đau mắt hoặc mắt sưng đỏ:
Sử dụng 1 nắm lá nhân trần sắc chung với 1 nắm lá mã đề. Uống nước thuốc cho đến khi mắt hết đau hoặc đỏ thì ngưng.
+ Dự phòng sỏi mật hoặc viêm túi mật:
Cách 1: Dùng 150 gram nhân trần, 300 gram râu ngô và 150 gram bồ công anh đem tán vụn và trộn đều. Mỗi ngày dùng 60 gram hãm với nước sôi để nguội và uống.
Cách 2: 63 gram nhân trần, 63 gram uất kim, 63 gram bồ công anh và 16 gram nghệ vàng. Sắc uống
+ Điều trị viêm gan ở giai đoạn có di chứng khó tiêu, chán ăn hoặc đầy bụng:
Lấy 500 gram nhân trần, 250 gram quất bì và 500 gram mạch nha đem sấy khô và tán vụn. Mỗi ngày dùng 60 gram hãm trong nước sôi và uống trong ngày.
+ Khắc phục chứng chân tay ra nhiều mồ hôi, lạnh:
Dùng 12 gram can khương, 24 gram nhân trần và 4 gram phụ tử chế. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, uống liên tục từ 3 – 4 ngày để kiểm soát triệu chứng bệnh.
+ Đẩy lùi tình trạng mệt mỏi, sắc mặt u ám, không muốn ăn:
Dùng 15 gram nhân trần sắc chung với gừng khô thái lát, táo tàu và đường đỏ. Uống nước và ăn táo, sử dụng 5 – 7 ngày để có tác dụng tốt.
4. 5 công thức hãm trà nhân trần chữa bệnh hiệu quả
Cách 1:
Nhân trần 40g thái vụn, hãm cùng với nước sôi trong ấm trà kín trong 15 phút, cho thêm một chút đường phèn để điều vị, uống thay trà hàng ngày. Dùng để ngăn ngừa các bệnh thấp nhiệt và hỗ trợ điều trị viêm gan cấp, mãn tính.
Cách 2:
Nhân trần 200g, trà 40g, sinh đại hoàng 50g. Đem ba vị thuốc tán vụn, mồi ngày sử dụng từ 20-30g hãm với sôi trong ấm trà hoảng 15 phút, sử dụng thay trà hàng ngày. Dùng để chữa trị viêm gan vàng da cấp tính có sốt.
Cách 3:
Cây bạch hoa xà thiệt thảo 400g, sinh cam thảo 50g, nhân trần 200g. Đem tất cả tán vụn, mỗi ngày sử dụng khoảng 50g hãm cùng với nước sôi trong ấm trà. Sau 15 phút thì có thể sử dụng được, uống thay trà hàng ngày, dùng để chữa viêm gan vàng da cấp tính có triệu chứng sốt kèm theo.
Cách 4:
Mạch nha 500g, quất bì 300g, nhân trần 500g, đem tất cả thảo dược sấy khô, tán thành vụn nhỏ. Mỗi ngày sử dụng 50g hãm cùng với nước sôi trong ấm trà. Sau khoảng 30 phút thì lấy ra sử dụng, uống thay trà hàng ngày. Dùng để chữa trị viêm gan như chán ăn, rối loạn tiêu hoá, đầy bụng chậm tiêu.
Cách 5:
Nhân trần 200g, râu ngô 200g, bồ công anh 100g. Đem tất cả vị thuốc tán vụn, mỗi ngày sử dụng 40g hãm cùng với nước sôi trong ấm trà, sau 15 phút thì lấy uống, dùng thay trà hàng ngày. Dùng để chống viêm, sỏi mật, viêm túi mật, …
Chú ý:
- Phụ nữ đang mang thai, trẻ sơ sinh không nên sử dụng dược liệu.
- Nếu uống thay nước hàng ngày, nên pha loãng để tránh gây mất cân bằng điện giải.
- Bổ sung nhiều nước cho cơ thể khi dùng dược liệu trong quá trình điều trị bệnh.
- Trong quá trình sử dụng nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường hãy tạm ngưng và đến bệnh viện kiểm tra.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về nhân trần có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Nghệ đen có tác dụng gì với sức khỏe con người
Viết bình luận