Nấm rơm có tác dụng gì với sức khỏe con người

Nấm rơm là loại nấm được dùng nhiều trong ẩm thực của người dân Việt Nam. Nấm rơm có tác dụng gì với sức khỏe là câu hỏi của nhiều người. Nấm rơm là loài thực vật kỵ khí, mọc thành chùm hoặc thành cụm trên những lá mục, gỗ mục, dăm gỗ, phân động vật, trên cây cối và nấm có khả năng sinh sôi, phát triển quanh năm. Nấm rơm với hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời nên loại nấm này trở thành một trong những nguyên liệu chế biến thực đơn món ăn lành mạnh và có lợi cho cơ thể. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem nấm rơm có tác dụng gì với sức khỏe con người.

Nấm rơm có tác dụng gì với sức khỏe con người

1. Tổng quan về nấm rơm

Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea. Loài nấm này còn được biết đến với tên gọi nấm mũ rơm. Chúng có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á và Đông Á, chủ yếu phân bố và sinh trưởng ở vùng nhiệt đới. Ở nước ta, nấm rơm có nhiều ở các làng quê vì chúng được sử dụng phổ biến với vai trò là thực phẩm. Loài nấm này thuộc họ nấm lớn, sinh trưởng lên từ rơm, rạ. Hình dạng của chúng rất đa dạng, có loại màu xám, trắng, có loại lại mang màu trắng đen.

+ Cấu tạo của nấm mũ rơm:

Cấu tạo quả thể của nấm mũ rơm gồm có bao gốc, cuốn nấm và cuối cùng là mũ nấm.

Bao gốc: Lúc còn nhỏ, bao gốc thường to và dài, bao trùm tai nấm. Khi đã trưởng thành thì phần còn lại chỉ là gốc chân cuống nấm. Bao nấm có chứa sắc tố melanin, tạo màu đen ở gốc nấm.

Cuốn nấm: Thuộc hệ sợ xốp, xếp theo vòng tròn đồng tâm. Cuốn nấm mềm, giòn khi non và xơ cứng khi già.

Mũ nấm: Có hình nón, chứa melanin, đậm ở trung tâm và nhạt dần ra ngoài rìa.

Quá trình hình thành của nấm rơm trải qua 6 giai đoạn: Nụ nấm => Hình nút nhỏ => hình nút => hình trứng => hình chuông => phát tán bao tử.

Thông thường, chu kỳ sinh trưởng và phát triển của loại nấm này khoảng 10 – 12 ngày. Ở những ngày đầu, nấm rất nhỏ, màu trắng. Sau 2 – 3 ngày nấm sẽ lớn nhanh hơn rất nhiều. Nấm mang hình chiếc ô khi trưởng thành và có cấu tạo hoàn chỉnh.

+ Thành phần dinh dưỡng trong nấm rơm:

Nấm mũ rơm là một loại thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng. Cụ thể như nước, đạm, chất đường, chất xơ, tro, Ca, P, Fe và nhiều loại Vitamin và 7 loại axit amin mà cơ thể chúng ta không thể tổng hợp được. Theo nghiên cứu, cứ 100gr nấm mũ rơm tươi cung cấp cho cơ theer 21 calorie.

+ Chu kì sống: Quá trình tạo thành quả thể nấm rơm gồm 6 giai đoạn:

Đầu đinh ghim (nụ nấm)

Hình nút nhỏ

Hình nút

Hình trứng

Hình chuông (kéo dài).

Trưởng thành (nở xòe).

Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất nhanh chóng (10-12 ngày). Những ngày đầu nấm nhỏ như hạt tấm có màu trắng (giai đoạn đinh ghim), 2-3 ngày sau lớn rất nhanh bằng hạt ngô, quả táo, quả trứng (giai đoạn hình trứng), lúc trưởng thành (giai đoạn phát tán bào tử) trông giống như một chiếc ô dù, có cấu tạo thành các phần hoàn chỉnh.

+ Sinh trưởng:

Ở các quốc gia vùng nhiệt đới rất thích hợp về nhiệt độ để nấm rơm sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển từ 30-32oC; độ ẩm nguyên liệu (cơ chất) 65-70%; độ ẩm không khí 80%; pH = 7, thoáng khí. Nấm rơm sử dụng dinh dưỡng cellulose trực tiếp từ nguyên liệu trồng.

Nấm rơm là loại dễ trồng, mau thu hoạch, cho kinh tế cao. Nấm rơm sử dụng dinh dưỡng cellulose trực tiếp từ nguyên liệu trồng. chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP, D, E, riêng vitamin C chiếm đến 160 mg/100gr. Ngoài ra, nấm rơm còn chứa bảy loại a-xít amin mà cơ thể không tổng hợp được. Nhờ đó, nấm rơm là món ăn trị nhiều bệnh Bã sau khi trồng nấm chế biến thành phân sinh học cao cấp. Ngoài ra, bã nấm còn dùng để nuôi trùn đất, lấy trùn nuôi gia cầm, gia súc và tôm, cá.

+ Cách sơ chế nấm rơm:

Nấm khô: Khi chọn mua nấm rơm khô, bạn nên chú ý tới màu sắc và mùi vị của nấm để tránh mua phải nấm đã để lâu, có thể bị mốc, rất độc hại cho cơ thể. Đối với nấm rơm khô, bạn đem ngâm với nước muối pha loãng. Đun sôi trong khoảng 5 phút rồi đem rửa lại với nước thật sạch, sau đó vớt ra rồi để ráo nước

Nấm tươi: Nên chọn loại nấm chưa nở hết, nấm có mũ tròn, chưa thành hình chiếc ô, bóp nhẹ tay mà nấm vẫn còn cứng, không bị mềm nhũn. Sau đó bạn dùng dao nhọn cạo nhẹ ở gốc, cắt bỏ thật sạch phần gốc nấm, nấm rơm sẽ sạch và nhìn đẹp mắt hơn. Tiếp theo, bạn đem nấm ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 20 phút rồi xả sạch lại khoảng 2 lần.

+ Cách bảo quản nấm rơm:

Nấm tươi: Muốn giữ nấm lâu, sau khi mua về chúng ta nên cắt bỏ phần gốc dính đất, rơm rạ. Sau đó, chần nấm trong nước sôi khoảng một hai phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. Bạn cho nấm vào chậu, đổ nước vừa ngập rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này giúp giữ nấm tươi khoảng ba bốn ngày.

Loại khô: Nên để ở nơi thoáng mát, không cho vào túi nylon, buộc kín.

Nấm rơm có tác dụng gì với sức khỏe con người

2. Nấm rơm có tác dụng gì?

+ Tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng:

Theo DrHealthBenefits, chiết xuất từ ​​nấm rơm có thể giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi rút và tăng cường miễn dịch cơ thể. Vì vậy, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra. Nấm rơm tự nhiên có chứa ergothioneine, được xem là một chất chống oxy hóa mạnh có trong các loại nấm với tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. Tác dụng này giúp người tiêu thụ nấm rơm nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng do nấm men hoặc vi khuẩn. Ngoài ra, nấm rơm còn có thể giúp tăng khả năng chữa lành vết loét hoặc vết thương. Hàm lượng cao các loại vitamin A, nhóm B và C có trong nấm rơm tự nhiên rất hữu ích cho hệ thống miễn dịch.

+ Ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư:

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất chống oxy hóa phong phú từ nấm rơm có hiệu quả trong việc chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Loại nấm này có chứa beta glucan - một chất được dùng trong hóa trị hoặc xạ trị nhằm cải thiện hệ thống miễn dịch, từ đó ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Nấm rơm giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, tác dụng này của nấm rơm có được là do beta-glucan và axit linoleic có trong nấm. Axit linoleic giúp giảm tác động của hormone estrogen, vì nồng độ hormone estrogen quá cao làm tăng nguy cơ ung thư vú; Beta-glucans ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trong ung thư tuyến tiền liệt; Hàm lượng selen trong nấm rơm còn có tác dụng ức chế và làm giảm số lượng tế bào ung thư.

+ Giúp giảm mức cholesterol:

Nấm rơm cung cấp beta glucan, eritadenine và chitosan để kiểm soát cholesterol trong cơ thể. Một nghiên cứu đã được thực hiện trên những người bị béo phì để xác minh điều này, bằng cách sử dụng nấm rơm làm chế độ ăn của họ và kết quả đã cho thấy mức độ cholesterol tốt tăng lên 8%, giảm 15% chất béo trung tính và giảm 3,6% trọng lượng cơ thể.

+ Giảm các gốc tự do:

Bên cạnh các flavonoid đã quá nổi tiếng trong việc khắc phục các gốc tự do thì selen cũng là một lựa chọn thích hợp để khắc phục và làm giảm các gốc tự do. Do đó, lượng selen có trong nấm rơm tự nhiên giúp người tiêu thụ khắc chế các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do xâm nhập từ ô nhiễm không khí, rượu, thực phẩm chứa chất béo xấu và bức xạ điện từ có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng.

+ Tốt cho sức khỏe tim mạch:

Hàm lượng cao chất xơ, kali và vitamin C trong nấm rơm có lợi trong việc kiểm soát huyết áp và giữ cholesterol ở mức ổn định. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tăng huyết áp.

+ Nguồn vitamin B dồi dào:

Một lợi ích sức khỏe khác mà bạn có thể nhận được từ việc ăn nấm rơm là bổ sung hàm lượng vitamin B dồi dào cho cơ thể. Việc cung cấp đủ loại vitamin này sẽ giúp phòng tránh được một số bệnh như mụn trứng cá, đau tim hoặc thậm chí tử vong.

+ Nguồn cung cấp protein tuyệt vời:

Các nghiên cứu đã cho thấy, trong 100 gam nấm rơm chứa tới 2,5 gam protein. Lượng protein này quá đủ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày cho cơ thể, giúp duy trì các phản ứng hóa học và làm cho cơ bắp chắc khỏe.

+ Kích thích cảm giác thèm ăn:

Nấm rơm khi được chế biến thành các món ăn thì có hương vị rất thơm ngon và có thể kích thích sự thèm ăn mỗi khi mệt mỏi hay bị đắng miệng. Hãy bổ sung các món ăn làm từ loại nấm này vào thực đơn hàng ngày để giúp tăng khẩu vị và có cảm giác ngon miệng hơn khi ăn.

+ Tốt cho bệnh đái tháo đường:

Ăn nấm rơm có tốt không đối với người bệnh đái tháo đường? Câu trả lời là có vì trong nấm rơm có chứa insulin tự nhiên, ít chất béo và carbohydrate nên rất tốt cho bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, tiêu thụ nấm rơm tác động tích cực lên các cơ quan như gan, tuyến tụy và các tuyến nội tiết khác, qua đó tăng hình thành insulin với số lượng thích hợp. Cuối cùng, hàm lượng các chất kháng sinh trong nấm rất tốt để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng các vết thương do đái tháo đường gây ra.

+ Một số công dụng và lợi ích khác của nấm rơm:

Nhiều người tin rằng nấm rơm có tác dụng loại bỏ lượng nhiệt dư thừa ra khỏi cơ thể;

Hạn chế đông máu và có thể làm giảm huyết áp;

Kiểm soát một số bệnh lý tự miễn và chữa lành các tổn thương do bệnh tự miễn gây ra;

Nấm rơm giúp thanh nhiệt, ích khí, thúc đẩy quá trình sản sinh chất lỏng trong cơ thể;

Nấm rơm có tác dụng giải cảm, hạ sốt, tăng cường sữa cho phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ, hỗ trợ sức khỏe của em bé và làm cho gan, dạ dày khỏe mạnh;

Nấm rơm chứa protein đồng phân hóa có thể cải thiện chức năng miễn dịch, giảm cholesterol và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Nấm rơm có tác dụng gì với sức khỏe con người

3. Những món ăn ngon từ nấm rơm

+ Nấm rơm kho tiêu xanh:

Chuẩn bị: 300gr nấm rơm; Nước tương, đường, muối tiêu, tiêu, dầu mè, dầu hào, boa rô, dầu ăn

Thực hiện: Nấm rơm cắt sạch, ngâm nước muối pha loãng khoảng 1 tiếng, sau đó rửa nhiều lần, để ráo, ướp với nước sốt kho. Boa rô xắt nhỏ, giã nhuyễn để riêng phần nước và phần xác. Nước sốt kho cho 300gr nấm: 3 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh đường, 1/3 muỗng cà phê muối tiêu, 1/2 muỗng cà phê tiêu giã hơi nhuyễn, 1/2 muỗng cà phê dầu mè, 1/2 muỗng cà phê dầu hào, 1 muỗng canh hành boa rô giã lấy nước ướp 1-2 giờ. Tộ đất làm nóng, chế dầu xào với xác hành boa ro, cho nấm ướp vào, xào sơ, nêm nếm lại thêm nước tương, lửa vừa đảo nhanh tay khoảng 10 phút, bỏ tiêu tươi, ớt vào, bắt xuống, nồi đất có thể còn hơi nóng liu riu khoảng 3 phút nữa vừa ăn. Khi xào hành boa rô nhớ chắt nước sốt ướp kho vào xào chung cho đậm đà. Ướp càng lâu càng ngon, ướp như vậy khi kho thời gian ngắn nấm vẫn no tròn không teo nhưng vẫn thấm gia vị. Khi rửa nấm bạn có thể ngâm nấm 5-10 phút với nước đá thì khi kho sẽ ngon và giòn cứng hơn. Khi ướp bạn cũng bỏ vô ngăn mát tủ lạnh. Ướp nấm với xíu dầu hướng dương sẽ dậy mùi thơm hơn nhiều nhé. Khi kho nên kho nhanh tay đảo liên tục, khi vừa sệt tắt.

+ Gà nấu nấm rơm:

Chuẩn bị: 300 gam thịt gà; 200 gam nấm rơm (hoặc 200g nấm bào ngư xám); 1 củ nhỏ cà rốt; Ớt, hành khô, sả; Gia vị: Nước mắm, muối, hạt tiêu, bột nêm.

Thực hiện: Rửa sạch thịt gà với nước và một ít muối loãng, sau đó cắt thành những miếng vừa ăn. Cho thịt gà vào tô rồi ướp với 1 muỗng nhỏ sả băm, 1 muỗng nhỏ hạt nêm, một muỗng nhỏ nước mắm, hành băm, ớt. Đối với nấm rơm thì bạn nên chọn loại nấm còn búp vì khi ăn sẽ ngon hơn. Ta rửa nấm cho sạch rồi để ra rồ cho ráo. Cắt nấm thành những miếng nhỏ. Gọt vỏ cà rốt, rửa thật sạch, cắt thành khúc vừa ăn. Đặt nồi lên bếp, cho ít dầu ăn vào, đợi dầu nóng thì ta cho hành tím vào phi thơm lên, sau đó đổ gà vào xào cho săn lại. Tiếp theo, chúng ta cho vào nồi chừng 4 chén nước nhỏ rồi đun đến sôi, hạ nhỏ lửa và đun riu riu trong 40 phút để gà được chín mềm. Thêm các gia vị cần thiết cho hợp khẩu vị của bạn rồi trút cà rốt và nấm rơm vào, ta đun cho đến khi thấy cà rốt chín thì tắt bếp.

+ Nấm rơm xào chay:

Chuẩn bị: Chả chay 50g; Đậu hủ 100g; Nấm rơm 200g; 1 củ cải; Cà rốt 1 củ; Đậu đũa 100g; Bắp non 50g; Tỏi + hành tím băm nhuyễn; Gia vị: hạt nêm rau củ, nước tương, đường, tiêu xay, dầu ăn

Thực hiện: Tất cả các rau củ làm sạch, cắt khúc vừa ăn hoặc tỉa hoa tùy ý thích. Cắt chả thành miếng nhỏ vừa ăn. Cho dầu vào chảo (nồi) phi thơm tỏi và hành tím, cho tiếp cà rốt và củ cải vào xào trước. Vài phút sau cho tiếp bắp non + đậu đũa vào, nêm ít hạt nêm + nước tương. Sau đó ta đậy nắp mở lửa lớn, cho rau củ mềm và thấm gia vị. Thăm chừng mở nắp dùng đũa đảo đều rau củ. Khi rau củ gần mềm ta cho tiếp đậu hủ và nấm rơm vào, xào khoảng 5 phút nữa cho nấm rơm chín và đậu hủ thấm gia vị ta cho chả vào sau cùng. Dùng đũa trộn nhẹ (nếu không chả nát) cho chả thấm gia vị, vài phút sau ta tắt lửa và rắc tiêu. Ăn kèm với nước tương rất ngon

+ Canh nấm rơm:

Chuẩn bị: 300 gr nấm rơm; 3 miếng đậu hũ; Giá đỗ, lá hẹ (vừa đủ dùng); Một ít gừng; Gia vị thường dùng: dầu ăn, nước tương, muối, tiêu xay, bột nêm.

Thực hiện: Chuẩn bị một chiếc nồi vừa, cho dầu vào đun nóng. Sau đó cho nấm rơm vào xào cùng gừng thái sợi và một ít nước. Khi nấm rơm đã chín tới thì bạn nêm nếm lại với gia vị cho vừa miệng ăn. Tiếp theo cho nước vào nồi, thả đậu hủ xắt miếng vào, đun sôi nước. Khi nước sôi sùn sụt thì bạn tắt bếp. Nhanh tay cho giá đỗ và hành đã sơ chế vào, dùng đũa đảo đều. Cho phần canh nấm rơm ra tô lớn, rắc lên trên một ít tiêu bột, ngò rí. Canh nấm rơm dùng nóng sau bữa ăn hoặc dùng làm bữa ăn phụ đều được.

+ Nấm rơm xào thịt bò:

Chuẩn bị: Thịt bò: 150g; Cà rốt: 1 củ; Nấm rơm: 100g; Nấm trâm vàng: 100g; Hành lá, rau mùi, cần tây: 100g; Ớt sừng đỏ: 5 trái; Hành tây: 1 củ; Gia vị: Hành khô, tỏi, hạt nêm, nước mắm, bột ngọt, tiêu, ớt bột, dầu ăn.

Thực hiện: Thịt bò rửa qua, thái miếng mỏng. Nấm rơm rửa sạch, cắt bỏ phần chân, ngâm nước muối 15 phút rồi bổ đôi, cây nấm bé thì để nguyên. Cần tây rửa sạch, thái từng đoạn dài khoảng 3 cm. Tỏi đập dập, phi thơm rồi cho bò vào xào lửa lớn, nêm thêm chút muối. Bò xào chín tái. Sau đó thì cho nấm rơm, cần tây vào xào cùng, thêm muối vừa khẩu vị. Nấm và cần tây đã chín, tắt bếp rồi rắc chút hạt tiêu lên.

+ Nấm rơm kho thịt ba chỉ:

Chuẩn bị: Thịt ba chỉ: 300g; Nấm rơm: 150g; Hành củ, hành lá, ớt; Gia vị: Nước mắm, bột nêm, đường, nước màu dừa, tiêu, muối.

Thực hiện: Thịt ba chỉ rửa sạch với chút muối, để ráo, thái miếng nhỏ. Chú ý: Khi kho với nấm rơm thì các bạn thái thịt nhỏ hơn một chút so với các món kho khác. Ướp thịt với hành củ bằm nhỏ, nước mắm, bột nêm, nước màu dừa (hoặc nước hàng), xíu đường để khoảng 15-20 phút cho thịt ngấm. Nếu không quen tỷ lệ các loại gia vị, bạn có thể sử dụng gói gia vị thịt kho mua sẵn. Nấm rơm cắt bỏ chân, phần dập nát, rửa sạch, ngâm trong nước vo gạo có thêm chút muối khoảng 30 phút cho nấm sạch, trắng. Nếu không có nước vo gạo bạn sử dụng nước lã có thêm chút muối là được. Sau đó, vớt ra rổ, rửa lại với nước cho sạch, để ráo. Bắc nồi lên bếp, cho thịt vào đảo cho săn. Khi thịt săn, thêm chút nước sôi sao cho ngập mặt thịt, kho với lửa vừa đến khi nước gần cạn, thịt chín mềm. Cho nấm rơm vào đảo kỹ, kho thêm khoảng 5-7 phút nữa. Nêm nếm cho vừa ăn. Tắt bếp, rắc chút hành lá xắt nhỏ, ớt xắt và xíu tiêu là được.

Nấm rơm có tác dụng gì với sức khỏe con người

+ Cháo nấm rơm:

Chuẩn bị: 500g nấm rơm búp; 2 trái su su, 1 củ cà rốt; 1 củ cải trắng; 3 bìa đậu hủ sống; 200g bắp cải; 10g củ kiệu sống; 1lon gạo trắng; Muối, đường, bột ngọt, tiêu, dầu ăn, ngò.

Thực hiện: Cà rốt, củ cải, su su, bắp cải đem gọt vỏ, cắt miếng nhưbao diêm đem hầm với 2,5 lít nước. Hầm khoảng 1 giờ, bắc nồi hầm xuống, vớt bỏ xác, lấy nước để nấu cháo. Cắt đậu hủ ra từng miếng vuông cạnh 2cm, dày 0,5cm đem chiên vàng. Nấm rơm cắt bỏ phần dơ, cạo sạch, đem ngâm nước muối, rửa lại cho sạch, để ráo. Củ kiệu lột sạch, cắt mỏng. Bắc chảo lên bếp cho nóng, đổ vào 3 muỗng súp dầu ăn. Dầu nóng thả kiêu vào phi. Thơm. Đổ đậu hủ chiên rồi vào chảo, nêm muối, xì dầu + đường + tiêu xào thấm đậu hủ. Trút nấm vào xào tiếp cho đến khi chín bắc chảo xuống. Cháo nấu chín nhừ với nước hầm rau củ, đổ hết chảo xào vào nồi cháo, nêm thêm bột ngọt, nêm lại cho vừa ăn. Cháo loãng, để đặc không ngon. Múc cháo ra tô, rải ngò, rắc tiêu cho thơm. Nhớ là ăn lúc còn nóng nhé mọi người.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu nấm rơm có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Nấm mối có tác dụng gì với sức khỏe con người

>>> Nấm men bia có tác dụng gì với sức khỏe con người

>>> Nấm kim châm có tác dụng gì với sức khỏe con người

Viết bình luận