Nấm mối có tác dụng gì với sức khỏe con người

Nấm mối là loại nấm được mọc ở những tổ mối, nấm mối là một loại thực phẩm được dùng nhiều trong ẩm thực của Việt Nam. Nấm mối có tác dụng gì với sức khỏe là câu hỏi của nhiều người. Nấm mối có màu trắng, gốc của nó hơi ngả vàng. Loại nấm này chỉ mọc tự nhiên chứ không thể trồng. Thực tế, đã có không ít công trình nghiên cứu trồng nấm mối nhưng không có kết quả. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem nấm mối có tác dụng gì với sức khỏe con người.

Nấm mối có tác dụng gì với sức khỏe con người

1. Tổng quan về nấm mối

Nấm mối (danh pháp khoa học: Termitomyces albuminosus) là loài nấm thuộc họ Lyophyllaceae. Loài này từng được đặt tên là Collybia albuminosa.

Tên gọi nấm mối vì nấm chỉ xuất hiện ở nơi có nhiều mối sinh sống. Mối ở đây là loại mối đất chứ không phải mối sống trên cây. Mối đất làm ổ to như trái dừa khô, hình dáng từng hốc đất, ổ mối đất màu trắng hoặc hơi ngả vàng. nấm mối xuất hiện vào đàu mùa mưa, khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Thường nấm mối xuất hiện ở nơi đất cao vì mối không thể làm ổ ở nơi đất quá ẩm ướt. Nấm mối màu trắng, gốc hơi ngả vàng. Muốn biết chắc chắn đó có phải nấm mối hay không thì chỉ cần đào khoảng đất nhỏ xung quanh, nếu thấy có mối đất sinh sống thì chắc chắn đó là nấm mối.

+ Đặc điểm nhận dạng Nấm Mối tự nhiên:

Nấm Mối tự nhiên không to lớn, chúng có hình dáng khá nhỏ nhắn với:

Thân nấm hình trụ, trên phình dưới nhỏ, có màu trắng nõn.

Mũ nấm khi chưa nở sẽ như ô dù cụp (búp), có màu nâu sáng.

Mũ nấm khi nở sẽ xòe hết ra như ô dù đã bung, có màu trắng.

Gốc nấm thì lại ngả vàng một chút.

Loại nấm này chưa thể tự nuôi trồng, chúng chỉ mọc tự nhiên ở nơi có những ổ mối, tại vùng đất hơi cao, vì đất thấp có độ ẩm ướt cao mối không thể làm ổ được. Nếu may mắn, trong vườn nhà bạn có ổ mối đất đâu đó và thấy chúng bò thì không lo không có nấm để ăn.

+ Cách nhận diện Nấm Mối bằng ổ mối:

Nếu bạn vô tình thấy chúng trong vườn, muốn đảm bảo chắc chắn hơn đó có phải Nấm Mối hay không thì chỉ cần dùng xẻng để đào một khoảng đất nhỏ xung quanh chỗ nấm mọc, đào lên mà thấy có mối đất sinh sống hoặc các nan nấm thì chắc chắn đó là nấm thật 100%.

Có những ổ mối không có mối thì cũng không có nấm bạn nhé, những ổ mối dưới đất này thường sâu từ 1-2 gang tay, có chỗ chúng đào để lại 1 ụ nhỏ nhô lên nữa thì nhìn dễ biết hơn, đỡ mò.

Món ngon của mối đất chính là lá cây khô, nếu bạn tìm ở những chỗ có nhiều cây mục, hay chỗ mát mẻ như dưới các gốc cây cổ thụ, lùm cây thì có thể sẽ phát hiện ra ổ mối đất này sinh sống đó.

+ Thời điểm thu hoạch Nấm Mối:

Như Nấm Khỏe đã đề cập ở trên, tùy vùng miền và thời tiết (độ ẩm, độ lạnh) sẽ có khoảng thời gian ra Nấm Mối khác nhau. Trời lạnh nhiều có khi 1 năm ra 3 đợt lận ấy, nó sẽ ra theo cụm, còn đã không thấy là không có luôn, dân tại địa phương sẽ hiểu rõ nhất.

Tuy nhiên, để canh thời điểm đi thu hoạch loại nấm này được tốt nhất thì thường người dân đi thu hái hay đi săn nấm phải dậy từ lúc trời rạng sáng, tầm 3h sáng là họ đã xách dép xách đèn đi dò tìm khắp nơi trong vườn hay khu rừng cây có Nấm Mối rồi.

Vì chúng hay mọc lúc đêm, nên từ 3h-5h sáng là thời điểm thu hoạch lý tưởng, đến 6h30 hay 7h mà còn phải ráng thu thật nhanh, thường sau đó qua 7-8h sáng trở đi nấm sẽ tàn mất, bởi vì các con mối nó sẽ trở lại để ăn nấm, đục thân.

Lộ trình nấm sẽ mọc…

Độ lớn:

>> Ngày đầu mọc, chúng chỉ nhỏ bằng hạt tiêu mà thôi, đầu tròn hơi nhọn, vừa nhú lên mặt đất, còn phát triển, chưa phải thời điểm thu hái.

>> Ngày 2 nấm nhô lên khỏi mặt đất và vươn cao lên khoảng 3-4 cm, cuối ngày nấm sẽ nở bung.

Sản lượng nấm đi thu hoạch của mỗi người dân khi đi thu hoạch cho biết, nếu bội thu mỗi người có thể thu được trên dưới 10kg, ít thì 2-4kg mà thôi.

Theo Nấm Khỏe tìm hiểu thì khu vực đất đỏ tại miền Đông Nam Bộ được xem là có nấm ngon, thơm và giàu chất dinh dưỡng trong tất cả các khu vực. Thông thường, mỗi năm tại đây thường có từ 3 đến 5 đợt nấm sẽ mọc rải rác nhiều khu vực.

+ Cách thu hoạch Nấm Mối:

Khi đi thu hoạch Nấm Mối, bạn có thể dùng tay hoặc là dùng que tre hay que gỗ cũng được, khá đơn giản. Que gỗ chủ yếu bạn dùng để bới gốc nấm lên và nhổ nấm ra cho tốt, hoàn toàn không nên dùng các vật dụng kim loại như muỗng hay dao, … nhé.

Này là một mẹo rất hay của những người dân lâu năm am hiểu, khi bạn dùng kim loại để đào đất, xén nấm thì hơi kim loại sẽ làm cho họ hàng nhà mối cuốn gói bỏ đi, năm sau bạn chờ mòn dép thì nấm sẽ không mọc lại ở đó nữa.

Bạn phải ghi nhớ điều này, không có que thì cứ dùng tay, vì gốc nấm không sâu. Đây là cách mà người ta hay truyền tai nhau khi đi hái loại nấm vua này.

Nấm mối có tác dụng gì với sức khỏe con người

2. Nấm mối có tác dụng gì?

Cũng như nhiều loài nấm khác, nấm mối vừa là một món ăn bổ dưỡng, vừa có tác dụng trị bệnh.

+ Loại thực phẩm bổ dưỡng:

Nấm mối có vị ngọt, thơm rất đặc trưng. Không chỉ là một món ăn, loài nấm này còn trở thành đặc sản của vùng đất Quảng Ngãi. Với nấm mối, bạn có thể chế biến ra rất nhiều món ăn đặc sắc. Một số món ăn trứ danh từ loài nấm này như: Nấm mối cuốn lá lốt, nấm kho tương, cháo nấm,…

+ Sử dụng làm mỹ phẩm:

Đây là một trong những công dụng hết sức đặc biệt của loại nấm này. Các nhà nghiên cứu tại thành phố Osaka của xứ sở Hoa anh đào đã cho ra mắt một loại mỹ phẩm dành cho làn da dị ứng. Đặc biệt là trẻ em, phụ nữ. Trong thành phần của loại mỹ phẩm này có chứa các hoạt chất chiết xuất từ bí đỏ, nha đam, rau ngót và nấm mối. Công dụng của mỹ phẩm này là giúp làn da tránh khỏi nguy cơ bị viêm nhiễm, dị ứng do tia hồng ngoại.

+ Nấm mối với công dụng điều trị bệnh hiệu quả:

Khi tìm hiểu về nấm mối mà không nhắc đến công dụng này của chúng thì quả là một thiếu sót rất lớn. Bởi loại nấm này không chỉ là đặc sản mà còn rất tốt cho sức khỏe, điều trị bệnh hiệu quả.

+ Tăng cường sức đề kháng:

Trong loài nấm này có chứa hoạt chất polysaccharide. Đây là một chất có khả năng tăng cường sức đề kháng, hoạt hóa miễn dịch cho các tế bào trong cơ thể. Bên cạnh đó, nó cũng tác động, đẩy nhanh quá trình phát triển tế bào lympho và kích hoạt 2 tế bào khác là lympho T, B.

+ Chống lão hóa, tốt cho tiêu hóa:

Sử dụng loại nấm này sẽ loại bỏ được những gốc tự do có hại và giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Điều này giúp làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, nấm mối còn hỗ trợ đường tiêu hóa, điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa, tá tràng, biếng ăn,… rất hiệu quả.

+ Giải độc gan, điều hòa kinh nguyệt:

Sử dụng nấm mối sẽ làm giảm tác hại các chất làm tổn hại tới tế bào gan. Thêm vào đó là hạ men gan và tăng hàm lượng glucogen. Với những chị em phụ nữ đang lo lắng vì kinh nguyệt không đều thì nấm mối chính là một giải pháp “cứu cánh”. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, nếu như sử dụng loại nấm này thường xuyên thì không chỉ chu kỳ kinh nguyệt mà cả làn da của phái đẹp cũng được cải thiện đáng kể.

+ Ngăn ngừa, điều trị bệnh ung thư:

Đây là một trong những công dụng rất lớn của loài nấm này. Với các hoạt chất cho trong nấm, loại thực phẩm này có khả năng thúc đẩy cơ thể sinh ra chất interferon. Như vậy, các virus sẽ bị kìm hãm và ức chế sự di chuyển, phát triển. Một số bệnh ung thư mà loài nấm này có thể điều trị như: ung thư phổi, gan, thận, vú, tế bào máu. Với những phụ nữ từ 28 – 40 tuổi được khuyến khích ăn nấm mối để phòng tránh bệnh ung thư vú.

+ Giúp chắc khỏe xương:

Nấm Mối là thực phẩm rất giàu canxi, sắt, protein và các chất dinh dưỡng. Không chỉ vậy, khi mọc tự nhiên, nấm có khả năng hấp thụ vitamin như cơ thể người, chỉ cần có tiếp túc với ánh nắng mặt trời thì nấm có thể chuyển hóa vitamin D. Cho nên, ăn loại nấm này dạng tươi tự nhiên rất tốt cho việc bồi bổ sức khỏe cho người cao tuổi có xương khớp yếu bởi sự kết hợp của canxi với vitamin D. Cùng với hàm lượng dinh dưỡng cao, kết hợp với Protein sẽ giúp giảm bệnh tật ở những người lớn tuổi ốm yếu.

+ Tăng tiết sữa cho các mẹ sau sinh:

Nãy giờ kể trên xuống hẳn bạn cũng thấy, Nấm Mối giống như được sinh ra là dành cho phụ nữ là nhiều, bởi chúng được coi là vị thuốc dân gian tự nhiên hữu hiệu cho chị em phụ nữ. Việc ăn loại nấm này thường xuyên không chỉ giúp bạn có một làm đẹp da, điều hòa kinh nguyệt ổn định mà còn giúp các mẹ sau sinh tăng khả năng tiết sữa đó nha. Các mẹ bỉm sữa hãy thử ăn nhé, tuyệt diệu lắm đó, giúp bé có thêm dinh dưỡng. Chỉ cần nấu Nấm Mối tươi với thịt bò, kết hợp cùng khoai sọ và hoa cúc vàng theo công thức. Mỗi ngày ăn chừng 3 lần với 3 bữa ăn và dùng trong 2 tuần liên tục là sẽ có công hiệu, tăng được lượng sữa cho bé.

+ Lợi kinh nguyệt cho phụ nữ:

Bạn có biết, từ các triều đại phong kiến ở Trung Quốc, các vương hậu và phi tần trong cung đã được dùng loại nấm này để làm đẹp da và điều hòa kinh nguyệt đó nha. Vậy nên, chị em phụ nữ hãy ăn bổ sung Nấm Mối thường xuyên nhé, việc này sẽ rất tốt cho kinh nguyệt và làn da con gái của mình đó. Đặc biệt là những chị em gái không đều ngày kinh nguyệt, hãy áp dụng cách này sẽ tốt hơn dùng thuốc.

Ngày nay, nhiều công ty trên thế giới đã dùng loại nấm này để chiết xuất chất ra làm các sản phẩm hỗ trợ. Ngoài ra, kết hợp chiết xuất Nấm Mối với nha đam, rau bồ ngót, bí đỏ có thể làm thành mỹ phẩm, kem dưỡng da các loại. Đặc biệt, dùng Nấm Mối rất có ích, giúp bảo vệ làn da cho ai có làn da bị dị ứng, dễ bị viêm nhiễm do các tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.

3. Một số món ăn ngon từ nấm mối

+ Nấm mối xào tỏi:

Nguyên liệu: 300 gram nấm mối; Cà rốt ½ củ; Tóp mỡ 100 gram; Gia vị: muối, đường, dầu hào,… Tỏi, ớt, hành

Cách thực hiện: Nấm mua về cắt gốc, bỏ màng trên nấm, rửa và ngâm nấm vào nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra rửa lại cho sạch, rửa nấm nhẹ tay tránh làm rách nấm hay bị gãy.

Đun sôi nước, chần nấm sơ qua nước nóng để khi xào nấm sẽ không bị nát, đồng thời sẽ khiến nấm sẽ đẹp hơn và ngon hơn.

Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, thái lát tròn. Giã nhuyễn 3 củ tỏi, 1 củ hành tím, 1 trái ớt.

Bỏ tỏi, hành tím, ớt đã giã nhuyễn phi thơm trên lửa to khoảng 2-3 phút, cho nấm vào xào chung với cà rốt. Nêm thêm ½ thìa muối, 1 thìa dầu hào, 2 thìa nước mắm, 3 thìa đường. Đảo chả nấm nhanh tay trong khoảng 3 phút. Thêm tóp mỡ, hành lá thái khúc vào trộn đều rồi tắt bếp.

Nấm mối có tác dụng gì với sức khỏe con người

+ Nấm mối xào mướp:

Nguyên liệu: 200 gram nấm mối tươi; 1 trái mướp; Hành ngò; Gia vị: đường, muối, tiêu, nước mắm,…

Cách làm: Nấm mua về rửa sạch đất, cạo vỏ rồi để ráo nước. Mướp cạo bỏ vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Hành ngò rửa với nước rồi cắt khúc.

Bắc chảo lên bếp, phi tỏi cho thơm trên chảo nóng, cho nấm vào cào nhanh với lửa lớn, thêm gia vị một muỗng café đường, một muỗng café hạt nêm và nước mắn, căn chỉnh lượng gia vị sao cho vừa ăn. Rồi cho mướp vào xào cùng khoảng 3-5 phút thì tắt bếp, cho hành ngò và tiêu để món xào được có mùi thơm hơn.

+ Nấu cháo tôm với nấm mối:

Nguyên liệu: Gạo tẻ: 100 gram; Nấm mối: 2 lạng; Tôm tươi, thịt băm; Gia vị: mắm, muối, hành lá, tiêu.

Cách nấu: Trước tiên cần vo gạo tẻ và ngâm khoảng 30 phút cho nở gạo, sau đó xả lại với nước. Sau đó trộn gạo với hành tím thái nhỏ rồi để ráo rồi mang đi rang gạo đến khi gạo khô và chuyển vàng. Với nấm mối rửa sạch và ngâm nước muối loãng, rồi đem đi xào với hành phi thơm trên chảo dầu. Sau 2-3 phút thì tắt bếp.

Tôm bạn rửa sạch và bóc vỏ, rồi băm nhuyễn với hành tím, ướp tôm với nước mắm, hạt nêm cho thấm gia vị khoảng 5-10 phút. Sau đó phi hành tím thơm rồi cho tôm băm vào xào đến khi tôm săn lại và có mùi thơm.

Bạn nấu nước sôi bỏ gạo vào hầm kỹ, bạn có thể sử dụng nồi cơm điện nấu cháo sẽ nhừ nhanh hơn. Khi cháo đã nhừ bạn cho tôm và nấm mối vào nồi cháo, nêm cho vừa khẩu vị ăn, ninh thêm khoảng 2-3 phút nữa thì dừng ninh thêm. Ăn cháo khi còn nóng có thể thêm hành và tiêu sẽ thơm hơn.

+ Nấm mối nấu canh rau:

Nguyên liệu: Rau lang 1 bó (bạn có thể thay thế bằng bất kì loại rau nào mà bạn thích); 100 gram nấm mối; Gia vị: hạt nêm, đường, muối, tiêu, nước mắm.

Cách làm: Nấm mối sau khi mua về cao gọt rửa nước sạch sẽ rồi ngâm vào chậu nước muối loãng, ngân khoảng 2-3 phút vớt ra rồi để ráo. Rau lang nhặt ngọn rửa sạch, cắt khúc khoảng 3cm.

Đổ nước dùng vào xoong và đun sôi, nêm thêm bổ nêm, cho rau lang đã cắt khúc vào nồi nước dùng để sôi khoảng 2-3 phút đổ nấm vào nồi, nêm nếm cho vừa ăn. Để nước sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, múc canh ra tô rồi thưởng thức khi còn nóng.

+ Nấm mối nướng giấy bạc:

Nguyên liệu: 400 gram nấm mối; Gia vị: 1 muỗng cafe muối, ớt xanh, hành làm 1 muỗng cafe đường, hạt nêm, dầu ăn, tiêu xanh; Giấy bạc; Lò nướng hoặc bếp than.

Cách thực hiện: Bạn rửa sạch nấm mối và ngâm với nước muối loãng, sau 2-3 phút vớt ra để ráo. Hành lá, ớt, muối, đường, hạt nêm, tiêu xanh giã nhuyễn và dầu ăn, trộn chung tất cả vào trong một cái tô. Sau đó đổ nấm vào tô trộn đều lần nữa để ngấm gia vị.

Trải giấy bạc và cho nấm vào giữa, cuộn xung quanh giấy bạc lại và bỏ vào lò nướng, nướng khoảng từ 20 phút – 23 phút ở nhiệt độ 200 độ C là lấy nấm ra là được. Lưu ý không nên nướng quá lâu sẽ khiến cho nấm sẽ mềm và nát.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem nấm mối có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Nấm men bia có tác dụng gì với sức khỏe con người

>>> Nấm kim châm có tác dụng gì với sức khỏe con người

>>> Nấm hương có tác dụng gì với sức khỏe con người

Viết bình luận