Nguyên nhân ngủ không ngon giấc là gì và cách điều trị ra sao?

Ngủ không ngon giấc là tình trạng mà nhiều người gặp phải hiện nay. Vậy nguyên nhân ngủ không ngon giấc là gì và cách điều trị ra sao là câu hỏi của nhiều người. Thực tế có đến gần 40% người trưởng thành gặp các vấn để về giấc ngủ như ngủ không sâu giấc, mất ngủ, ngủ không ngon,… Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, stress hoặc đôi khi nó cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe khác mà bạn không nên xem thường. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân ngủ không ngon giấc và cách điều trị ra sao.

Nguyên nhân ngủ không ngon giấc là gì và cách điều trị ra sao

1. Ngủ không ngon giấc được hiểu như thế nào?

Nhiều người nhầm tưởng cứ ngủ được càng nhiều càng lâu thì là tốt nhưng thực tế, một giấc ngủ ngon cần đảm bảo về chất lượng giấc ngủ nhiều hơn. Theo các chuyên gia, một giấc ngủ ngon cần đảm bảo các yếu tố sau: Ngủ tự nhiên (ngủ sinh học), ngủ đủ giấc, ngủ sâu giấc và không gây đau nhức cơ thể sau khi tỉnh dậy.

Ngủ tự nhiên hay còn được gọi là giấc ngủ sinh học tức là giấc ngủ đến một cách tự nhiên khi cơ thể bạn đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp bạn sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.

Một giấc ngủ ngon cần phải ngủ đủ giấc, tức là thời gian ngủ. Trung bình, mỗi người trưởng thành cần 6-8 tiếng/ ngày để ngủ và đối với trẻ em, thanh thiếu niên sẽ là 10 -12 tiếng để ngủ mỗi ngày.

Ngủ sâu giấc một cách tự nhiên là khi bạn ngủ liền mạch một giấc, không bị trằn trọc hay tỉnh giấc liên tục khi ngủ cho dù đó chỉ là giấc ngủ ngắn 10 - 20 phút hay là một giấc ngủ dài 6-8 tiếng qua đêm. Việc ngủ sâu giấc sẽ giúp bạn có một tinh thần thư thái và sức khỏe tốt sau khi thức giấc. Nếu bạn thường xuyên ngủ trong tình trạng lo lắng điều gì đó thì đó chính là nguyên nhân khiến bạn dễ bị giật mình, bị tỉnh giấc và thậm chí là gặp ác mộng.

Việc ngủ ngon giấc sẽ không thể trọn vẹn nếu bạn thường xuyên bị đau mỏi cơ thể vào mỗi sáng thức dậy, đặc biệt là tại các vùng lưng, vai, cổ. Đó là những triệu chứng đầu tiên thể hiện việc bạn ngủ sai tư thế hoặc chất lượng chăn ga gối đệm không đảm bảo.

Nếu không đáp ứng được các vấn đề để ngủ ngon giấc thì chính là bạn đang bị ngủ không ngon giấc. Nó ngược với ngủ ngon giấc.

2. Nguyên nhân ngủ không ngon giấc

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ không ngon giấc. Trong đó, các yếu tố liên quan như tuổi tác, tâm lý, hoàn cảnh nào đó đặc biệt… cũng sẽ góp phần ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Một số nguyên nhân điển hình có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn bao gồm:

+ Tuổi cao:

Người lớn tuổi thường dễ mất ngủ. Nguyên nhân có thể là do họ đã có nhiều thời gian nghỉ ngơi vào ban ngày nên ban đêm thường khó ngủ sâu giấc.

+ Rối loạn giấc ngủ:

Một số rối loạn giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không nghỉ (RLS) sẽ tác động đến giấc ngủ và gây gián đoạn.

+ Vấn đề sức khỏe:

Bệnh tim mạch, phổi, thần kinh hoặc các vấn đề nội tiết tố, tiểu đêm… cũng là yếu tố khiến bạn không thể ngủ một mạch đến sáng.

+ Thuốc kê đơn:

Một số loại thuốc được kê đơn đặc biệt khiến bạn phải thức dậy vào ban đêm để uống thuốc.

+ Căng thẳng:

Đây là một yếu tố liên quan đến tâm lý. Sự căng thẳng, lo lắng, trầm cảm về một vấn đề nào đó không chỉ khiến bạn ngủ không sâu giấc mà còn có thể gây mất ngủ.

+ Hoàn cảnh đặc biệt:

Một số tình huống có thể yêu cầu bạn phải thức dậy giữa đêm. Điều này thường xảy ra đối với ba mẹ nuôi con nhỏ hoặc những ai đang chăm sóc người bệnh.

+ Rối loạn đồng hồ sinh học:

Những người đi du lịch xa hoặc phải chuyển đổi ca làm việc giữa ngày và đêm sẽ khiến đồng hồ sinh học bị rối loạn. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Nguyên nhân ngủ không ngon giấc là gì và cách điều trị ra sao

+ Lối sống không lành mạnh:

Tiêu thụ quá nhiều rượu, caffein, chất kích thích hoặc dùng điện thoại quá khuya cũng sẽ khiến bạn ngủ chập chờn, mơ nhiều và không sâu giấc.

+ Điều kiện phòng ngủ:

Một số yếu tố khác như phòng ngủ nhiều ánh sáng, ồn ào, nóng nực, người ngủ chung nghiến răng hoặc ngáy to cũng sẽ khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn.

+ Mất ngủ do tâm thần kinh:

Mất ngủ bất kể nguyên nhân, có thể dai dẳng kể cả kiểm soát các yếu tố thúc đẩy, thường là vì bệnh nhân cảm thấy lo lắng về một đêm mất ngủ tiếp theo và sau đó là một ngày mệt mỏi.

+ Các bệnh lý giấc ngủ thể chất:

Bệnh lý về thể chất có thể gây trở ngại cho giấc ngủ, gây mất ngủ: Các bệnh lý gây ra đau hoặc khó chịu (ví dụ, viêm khớp, ung thư, thoát vị đĩa đệm), đặc biệt là những người bệnh tăng khi vận động, gây ra sự thức tỉnh thoáng qua và chất lượng giấc ngủ kém. Các cơn co giật về đêm có thể gây cản trở cho giấc ngủ.

+ Bệnh lý giấc ngủ thần kinh:

Hầu hết các bệnh lý tâm thần chủ yếu có thể gây mất ngủ và buồn ngủ về ban ngày. Khoảng 80% bệnh nhân trầm cảm nặng phàn nàn có những triệu chứng này. Ngược lại, 40% bệnh mất ngủ mãn tính có bệnh lý tâm thần nặng, thường là rối loạn cảm xúc. Bệnh nhân trầm cảm có thể bị mất ngủ do khó vào giấc ngủ hoặc mất duy trì giấc ngủ. Đôi khi trong trầm cảm giai đoạn rối loạn lưỡng cực và rối loạn cảm giác theo mùa, giấc ngủ không bị gián đoạn, nhưng bệnh nhân phàn nàn về sự mệt mỏi không đỡ vào ban ngày.

3. Tác hại của ngủ không ngon giấc

Vì bất kỳ lý do nào đó như làm việc quá sức, mải chơi khuya, hay gặp nhiều căng thẳng trong cuộc sống mà nhiều người hiện nay không có được giấc ngủ ngon và sâu đúng nghĩa. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại xấu tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống, con người sẽ dễ đối mặt với các bệnh lý nguy hiểm.

Khi chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo do thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc thì cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh ra các chất gây tắc nghẽn hay làm vỡ các thành mạch máu, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng đột quỵ.

Thiếu ngủ còn làm suy giảm các chức năng sinh lý, trong đó có hoạt động sản xuất Insulin, từ đó sinh ra bệnh tiểu đường. Thiếu ngủ trầm trọng còn gây tích tụ một loại mảng bám Amyloid trong não, sinh ra bệnh suy giảm trí nhớ vô cùng nguy hại.

Ngoài ra, mất ngủ triền miên còn là nguyên nhân sinh ra các căn bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng,… rất dễ gặp ở người trung và lớn tuổi.

4. Làm sao để có giấc ngủ ngon

Bạn hoàn toàn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình bằng những mẹo cực kỳ đơn giản sau:

+ Sử dụng viên uống PM Nature Pro để đi vào giấc ngủ tự nhiên:

PM Nature Pro là một sản phẩm chuyên biệt giúp cải thiện và điều hoà các rối loạn về giấc ngủ, nhịp sinh học được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về rối loạn giấc ngủ. PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.

PM Nature Pro

Công dụng PM Nature Pro giúp:

- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ

- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…

- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung

- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý

- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…

- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống

- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)

- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn

- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…

- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não

- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể

Đối tượng sử dụng:

Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> PM Nature Pro - Tái tạo giấc ngủ tự nhiên bằng thảo dược

SẢN PHẨM ĐƯỢC NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI TRỰC TIẾP TẠI VIỆT NAM BỞI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ BÌNH NGHĨA
Nhập Khẩu - SĐK: 10741/2021/ĐKSP

+ Giới hạn giấc ngủ trưa:

Rất nhiều người đã nghĩ rằng ngủ trưa vào ban ngày là cách tốt nhất để bù lại giấc ngủ đã mất từ tối hôm trước nhưng đó thật sự là một sai lầm. Những giấc ngủ ngắn trong ngày có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, nếu ngủ trưa, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ ngủ đúng giờ và không ngủ quá lâu (khoảng 15-20 phút).

 Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ trưa hơn 2 tiếng đồng hồ hoặc ngủ trưa từ 3–5 giờ chiều có chất lượng giấc ngủ kém vào ban đêm. Do đó, nếu bạn muốn dễ ngủ vào buổi tối, hãy ngủ trưa đúng lúc (từ 12 đến 2 giờ chiều) và ngủ tối đa 30 phút.

+ Chọn đúng tư thế khi ngủ:

Nếu có những vấn đề khi ngủ, bạn nên để ý đến tư thế ngủ, chẳng hạn như:

Nằm ngửa khi ngủ là cách tốt nhất để giảm chứng mất ngủ vì lúc này cả đầu, cổ và cột sống được nghỉ ở tư thế trung lập. Mặc dù không có nhiều người ngủ với tư thế này, các chuyên gia khuyến cáo rằng đây là tư thế tốt nhất để có một giấc ngủ ngon.

Ngủ nằm nghiêng như hình dạng bào thai có thể hạn chế hô hấp và khiến bạn cảm thấy đau khớp hoặc đau lưng vào buổi sáng. Theo thống kê, tư thế nằm nghiêng, gập đầu gối khá phổ biến, có đến 41% người lớn nằm ngủ với hình dáng thai nhi. Tuy nhiên, tư thế này chỉ được khuyến khích cho phụ nữ mang thai (vì giúp cải thiện lưu thông máu) nhưng có thể không tốt cho người bình thường.

Nằm sấp là tư thế tệ nhất nếu bạn muốn có một giấc ngủ ngon và khỏe mạnh. Cột sống khó giữ được vị trí trung lập khi bạn nằm sấp, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến lưng và cổ. Ngoài ra, cách ngủ này có thể khiến bạn cảm thấy tê liệt do tạo áp lực lớn lên khớp và cơ bắp.

+ Để đồng hồ ngoài tầm mắt:

Nếu thường nhìn vào đồng hồ, bạn sẽ khó tập trung vào giấc ngủ cũng như cảm thấy lo lắng hơn. Bạn chỉ cần để đồng hồ báo thức ở nơi bạn có thể nhìn thấy và cố gắng tạo ra một bầu không khí thư giãn trong phòng ngủ mà không có âm thanh hay ánh sáng làm phiền.

+ Ăn thực phẩm tốt cho giấc ngủ:

Lượng magie trong cơ thể thấp có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ. Magie có trong một số thực phẩm như cải bó xôi, các loại bơ, hạt và một số sản phẩm khác khiến thư giãn hệ thần kinh và cơ bắp, tạo điều kiện cho giấc ngủ ngon. Ngoài ra, magiê giúp ngăn ngừa chuột rút ở chân, một trong những nguyên nhân khiến bạn thức giấc vào ban đêm.

Đậu xanh là một thực phẩm rất giàu axit amin và tryptophan có vai trò quan trọng trong việc duy trì giấc ngủ.

Các thành phần hóa học được tìm thấy trong kiwi cũng giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ, tăng thời gian và chất lượng của giấc ngủ.

+ Tập thở:

Tập thở rất hữu ích trong việc điều trị chứng mất ngủ, giúp làm dịu hệ thần kinh. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Đầu tiên, bạn ngồi thoải mái và giữ thẳng lưng. Đặt ngón tay cái vào lỗ mũi phải và ngón đeo nhẫn trên lỗ mũi trái.

Dùng ngón cái chặn lỗ mũi phải và hít đầy khí qua lỗ mũi trái. Đóng cả hai mũi lại, đếm 5 nhịp đếm và sau đó thở ra qua lỗ mũi phải.

Tiếp theo, bạn hít qua lỗ mũi phải, giữ hơi rồi thở ra qua lỗ mũi trái. Bạn có thể hít dài hơn với mỗi chu kỳ mới của bài tập. Thực hiện bài tập này khoảng 9 lần.

+ Phân tán tư tưởng:

Phương pháp này giúp bạn hình dung ra những việc sẽ khiến mình hạnh phúc, khi đó tâm trí sẽ bình yên và dễ chịu hơn. Khi nằm trên giường, hãy cố gắng tưởng tượng đến nơi mà bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu và an toàn. Sau cùng, khi tận hưởng cảm giác thư giãn đó, bạn sẽ gạt bỏ được những căng thẳng và lo lắng của mình.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân ngủ không ngon giấc và cách khắc phục ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Triệu chứng ngủ không ngon giấc là gì và cách khắc phục ra sao?

>>> Mất ngủ thường xuyên bị bệnh gì? - BNC medipharm

>>> Ăn không ngon ngủ không sâu giấc phải làm sao?

Viết bình luận