Flavonoid là một chất chuyển hóa trung gian của thực vật có nhiều công dụng quan trọng với sức khỏe con người. Flavonoid có tác dụng gì với sức khỏe con người là câu hỏi của nhiều người. Đối với con người, flavonoids là gói có tỷ trọng cao về dinh dưỡng cho cơ thể người và rất cần thiết cho hoạt động của hầu hết các tế bào cũng như các cơ quan trong cơ thể. Một số flavonoid thông thường bạn có thể đã nghe đó là myricetin, apigenin, hesperidin, quercetin, rutin, luteolin và catechin. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem Flavonoid có tác dụng gì với sức khỏe con người.
1. Tổng quan về Flavonoid
Flavonoid là nhóm các hợp chất thứ cấp từ thực vật có trong nhiều loại trái cây, rau và một số loại hạt. Hiện nay có hơn 6000 hợp chất flavonoid đã được xác định. Cấu trúc hóa học, flavonoid là những hợp chất polyphenol, chứa khung 15 nguyên tử Carbon tạo thành 2 vòng benzen liên kết bởi carbon số 3.Vì là những hợp chất chống oxy hóa tiễm năng nên flavonoid được chú ý nhiều trong nghiên cứu và ứng dụng trong phòng ngừa bệnh tật.
Flavonoid có trong thực phẩm nào?
Trong một thực phẩm có thể có 1 hay nhiều flavonoid. Sau đây là một số flavonoid và nguồn gốc của chúng trong thực phẩm để bạn tham khảo:
Flavon: bao gồm luteolin, apigenin, tangeritin, diosmetin. Nguồn flavon tốt là cần tây, rau mùi tây, các loại thảo mộc và ớt cay.
Anthocyanidin: bao gồm malvidin, pelargondin, peonidin, delphinidin và cyanidin. Các nguồn anthocyanidin tốt bao gồm các loại quả mọng đỏ, tím và xanh như lựu, mận, rượu vang đỏ, nho đỏ và tím.
Flavonone: bao gồm eriodictyol và naringenin. Flavonone được tìm thấy rất nhiều trong trái cây họ cam quýt.
Isoflavone: bao gồm genistein, glycitein và daidzein. Isoflavones tập trung nhiều trong đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, cũng như các loại đậu.
Flavonol: nhóm flavonoid phân bố rộng rãi này bao gồm quercetin, kaempferol, myricetin, rutin, morin, fisetin, isorhamnetin, pachypodol, rhamnazin. Chúng được tìm thấy trong hành tây, tỏi tây, cải xoăn, bông cải xanh, trà, quả mọng, đậu và táo.
Flavanol: có 3 loại chính là monome (được biết đến rộng rãi hơn là catechin), dimers và polymer. Flavanol được tìm thấy trong các loại trà, cacao, nho, táo, quả mọng, đậu fava và rượu vang đỏ. Catechin đặc biệt phổ biến trong các loại trà xanh và trắng.
Tính chất của flavonoid:
Flavonoid phần lớn có màu vàng. Một số flavonoid có màu xanh, tím, đỏ,… cũng có một số flavonoid không màu. Đặc điểm về màu sắc của flavonoid không phải duy nhất cho nhóm chất này:
Trong thực vật cũng có nhiều nhóm hợp chất khác có màu vàng như carotenoid, anthranoid, xanthon.
Flavonoid và carotenoid có công dụng tạo ra màu sắc sống động trong hoa, trái cây và rau quả.
Flavonoid tập trung nhiều ở vỏ và các phần bên ngoài của trái cây và rau quả. Vì vậy nếu ăn mà bạn bỏ vỏ tức là bạn bỏ qua một lượng flavonoid đáng kể rồi.
Flavonoid có tính chất chung là rất dễ bị thay đổi, giảm đi nhiều trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm. Do vậy việc bổ sung flavonoid bằng cách ăn rau, củ, quả có thể không giúp bạn có được trọn vẹn lượng flavonoid thực sự trong thực phẩm đó. Đồng thời, một số thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày nên không phù hợp để ăn hay uống khi bạn có bao tử yếu.
Đây cũng là nguyên nhân các nhà nghiên cứu cần chiết xuất flavonoid để kết hợp vào những sản phẩm bổ sung, dược phẩm và dược mỹ phẩm. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn hấp thu flavonoid tốt hơn! Flavonoid trong thực vật chủ yếu tồn tại ở 2 dạng:
Flavonoid aglycol là dạng flavonoid tự do. Đặc điểm của flavonoid aglycol là thường tan trong các dung môi hữu cơ như ete, aceton, cồn. Flavonoid aglycol không tan trong nước.
Flavonoid glycosid là dạng flavonoid liên kết với đường – glucid. Đặc điểm của flavonoid glycosid là tan trong nước. Flavonoid glycosid không tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực như aceton, benzen, cloroform.
Các hợp chất flavonoid được phân tách và chiết xuất dựa trên tính hòa tan của chúng. Quá trình thực hiện tách chiết các flavonoid không hoàn toàn giống nhau.
Tùy thuộc vào một số đặc điểm về nồng độ có trong thực vật và tính hòa tan với mỗi loại dung môi khác nhau mà chúng ta có quy trình tách chiết cụ thể.
2. Phân loại Flavonoid:
Dựa vào cầu trúc hóa học, flavonoid được phân loại thành 6 nhóm flavones, isoflavones, flavonol, flavanones, anthocyanidins và flavan-3-ols
3. Các hoạt tính sinh học của flavonoid
- Chống oxy hóa: là một hoạt tính chính của hâu hết các flavonoid, khả năng chống oxy hóa tủy thuộc vào sự sắp xếp các nhóm chức trong công thức cấu tạo nên các flavonoid.
Cơ chế hoạt động chống oxy hóa có thể bao gồm (1) ức chế sự hình thành các chất chứa oxy hoạt động (Reactive Oxygen Species- ROS) hoặc (2) kích hoạt các enzyme chống oxy hóa hay giảm thiếu stress oxy hóa trên tế bào gây ra bởi nitric oxit, (3) giảm các gốc d-tocopheryl, ức chế các oxydase và tăng đặc tính chống oxy hóa của các chất chống oxy hóa phân tử tháp.
- Kháng khuẩn: Các nghiên cứu khác nhau cho thầy các chất chiết xuất tử thực vật giàu fiavonoid có hoạt tính kháng khuẩn. Apigenin, galangin, fiavone và flavonol giycoside, isofiavone, flavanones và chalcones đã được chứng minh lã có hoạt tính kháng khuẩn mạnh mẽ.
- Kháng viêm: Viêm là một phản ứng sinh học phức tạp của cơ thế đối với các kích thích có hại, chẳng hạn như nhiễm mầm bệnh, tế bào bị hư hỏng, tổn thương mô và kích ứng hóa học. Nhiễu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (in vitro) cho thấy nhiều loại flavonoid có khả năng kháng viêm. Quá trình này được thực hiện bằng cách thu hút các các tế bảo đáp ứng viêm, giải phóng ROS, RNS (Reactive Nitrogen Species -hợp chất mang nitơ hoạt động) và các cy†okine tiền viêm để loại bỏ mầm bệnh ngoại lai và sửa chữa các mô bị thương.
Hesperidin, Luteolin và Quercetin được biết là có loại đặc tính chống viêm, chủ yêu ảnh hưởng đến các hệ thống enzyme liên quan đến việc tạo ra các quả trình viêm.
4. Flavonoid có tác dụng gì?
Cụ thể hơn về công dụng của một số nhóm flavonoid đối với sức khỏe của chúng ta như sau:
+ Flavon có liên quan đến lợi ích chống oxy hóa tổng thể và trì hoãn quá trình chuyển hóa thuốc.
+ Anthocyanidin có liên quan đến sức khỏe của tim, tác dụng chống oxy hóa và giúp chống béo phì và phòng chống bệnh tiểu đường.
+ Flavonone có liên quan đến sức khỏe tim mạch, thư giãn và hoạt động chống oxy hóa và chống viêm tổng thể.
+ Isoflavone cũng như các loại đậu. Chúng là phytoestrogen, có nghĩa là chúng hoạt động giống như hormone estrogen. Các nhà khoa học nghĩ chúng thể có lợi trong việc giảm nguy cơ ung thư nội tiết tố, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung và tuyến tiền liệt, mặc dù kết quả còn đang được nghiên cứu.
+ Flavonol: Quercetin là một loại thuốc kháng histamin liên quan đến việc giúp giảm sốt hay nổi mề đay. Quercetin cũng được biết đến với lợi ích chống viêm của nó. Kaempferol và các flavonol khác có liên quan đến các hoạt động chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, nhờ vậy giúp phòng ngừa bệnh mãn tính.
+ Flavanol: các nhà khoa học đang nghiên cứu để xác minh catechin có thể hữu ích trong việc hỗ trợ các triệu chứng hội chứng mệt mỏi mãn tính. Catechin cũng liên quan đến sức khỏe tim mạch và thần kinh.
+ Flavonoid trong phòng ngừa và điều trị ung thư:
Nhiều nghiên cứu trong phỏng thí nghiệm (in vitro) cho thấy các loại ffavonoid có khả năng ức chế một số loại tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư phỗi, ung thư tuyến tiên liệt, ung thư đại trực tràng, ung thư máu; một số nghiên cứu in vivo trên chuột cũng cho thấy một vài hợp chất fiavonoid có thể ức chế khối u.
(Tuy nhiên cần lưu ý đây là những kết quả trong nghiên cứu in vitro, là các tế bào được nuôi cấy, và mô hình chuột chứ không phải trên cơ thế người).
Nghiên cứu lâm sảng và dịch tễ học:
Nghiên cứu lầm sảng:
Hiện tại, các nghiên cứu lâm sàng ung thư về các flavonoid và các phân lớp cho việc điều trị ung thư côn rất hạn chế và nhiều nghiên cứu chưa có kết quả chính thức:
Nghiên cứu lâm sảng pha 2 sử dụng flavone acetic acid không có hiệu quả trên các bệnh nhân ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư đa, ung thư đầu và cổ Flavopiridol (còn gọi là alvocidib) là fiavonoid tống hợp thuộc phân lớp fiavone, là chất ức chế CDK, đang được thử nghiệm lâm sâng pha I, II, được sử dụng đơn lẻ hay kết hợp với một số thuốc hóa trị như paclitaxel, docetaxel cho một số loại ung thư như ung thư bạch cầu cấp tính , ung thư da melanoma, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận. và một số loại ung thư khác, và vẫn chưa có kết quả chính thức.
Nghiên cứu lâm sảng pha 1/II sử dụng genistein đang được tiền hành giai đoạn đầu để chữa ung thư đại trực tràng, ung thư tụy, ung thư bàng quang. Trong các nghiên cứu này, genistein có thể sử đụng đơn lẻ hay kết hợp với các thuốc khác như gemcitabine. erlotinib, FOLFOX hayFOLFOX-Avastin. Một số nghiên cứu lâm sàng pha I và pha II sử dựng genistein đã hoàn thành nhưng không có hiệu quả rõ rệt và không tiếp tục nghiên cứu (NCT00244933, NCT00376948) hay chưa có công bố kết quả chính thức, một số nghiên cứu được đưa ra nhưng bị thu hồi.
Quercetin đã tiền hành thử nghiệm lâm sảng bước đầu trên đồi tượng ung thư đại trực trảng và tuyến tiền liệt tuy nhiên chưa có kết quả được công bố. Quercetin đã được sử dụng một cách an toản với số lượng 500 mg hai lần mỗi ngảy trong 12 tuần. Tuy nhiên nếu sử dụng lâu dài hoặc liễu cao hơn thì độ an toàn chưa được xác định. Khi uống, quercetin có thể gây đau đầu và ngứa ở tay, chân. Liều cao có thể gây tốn thương thận.
Và trên cơ sở dữ liêu thuốc Drugbank chưa có hợp chất fiavonoid nào được sử dụng làm thuốc chữa ung thư được FDA cấp phép.
Kết quả nghiên cứu dịch tễ trên số lượng lớn cho thấy hiệu quả ngăn ngửa ung thư của flavonoid tổng hay cả những phân tớp fIlavonoid chưa thực sự rõ ràng, tuy có những kết quả cho thấy có khả năng giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư nhưng nhiều nghiên cứu lại cho thấy việc tiêu thụ các fIavonoid không có tác dụng.
Và các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả của các fiavonoid khá khác biệt và biến động tủy thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại fiavonoid tiêu thụ, nguồn gốc thu nhận, cả vị trí địa lý và chế độ ăn uống. Tóm lại, thực sự Flavonoid chứa nhiều hợp chất tiêm năng có tác dụng lên tế bảo ung thư nhưng đa số các hoạt chất này được chứng minh trong phòng thí nghiệm. Từ đó cho thấy để có thể khẳng định tác dụng của các ftavonoid trong ngăn ngừa và điều trị ung thư trên người vẫn cần quá trình nghiên cứu và xác định rõ ràng hơn. Và đặc biệt chưa cô sự cho phép sử dụng các chất flavonoid cho điều trị ung thư ở thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên như đã nói ở trên, các loại rau củ quả chứa nhiều flavonoid là các chất chống oxy hóa, nên sử dụng các loại rau củ quả trong thành phần bữa ăn nhằm đảm bảo việc cung cấp các vitamin và chất xơ cho cơ thế.
+ Một số tác dụng đặc biệt của Flavonoid:
Đối với thực vật thì Flavonoid không chỉ giúp cung cấp các sắc tố hấp dẫn cùng hương vị và mùi giúp bảo vệ thực vật khỏi các mầm bệnh gây hại như nấm, sâu bệnh và vi khuẩn. Còn đối với con người, Flavonoids giúp cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng cho cơ thể người và đặc biệt quan trọng trong các hoạt động của hầu hết các tế bào cũng như các cơ quan trong cơ thể. Có rất nhiều Flavonoid khác nhau, mỗi loại đều đóng vai trò quan trọng khác nhau trong cơ thể của con người. Cụ thể như sau:
Hầu hết tất cả các Flavonoid đều có yếu tố cần thiết để cơ thể có thể đảm bảo hấp thu Vitamin C là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng chịu trách nhiệm cho việc tăng trưởng cùng tái tạo mô trong cơ thể. Ngoài ra Flavonoid còn giúp cơ thể duy trì xương, răng và sản xuất collagen protein một cách hiệu quả nhất để có thể tạo ra các mạch máu và mô cơ.
Flavonoid còn có vai trò chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ. Ngoài ra nhóm chất này còn giúp hệ miễn dịch có thể ngăn ngừa và đảo ngược sự mất cân bằng oxi hóa.
5. Thực hư thực phẩm chức năng chửa các chất Flavonoid chữa ung thư?
Gần đây trên mạng có tan truyền thông tin thực phẩm chức năng của công ty Navita đưa ra thị trường có chứa các hợp chất Fiavonoid sử dụng trong điều trị, hỗ trợ ung thư: “Hỗ trợ điều trị ung thư, kế cả giai đoạn cuối: ức chế tế bào ung thư theo 3 cách: ức chế nhân bào, ức chế hình thành mạch máu và kích hoạt cơ chế tự sát của tế bào ung thư. Tốt cho ung thư: Phối, gan, vú, đại tràng. đạ dày, tuyến tuyên liệt, thận, máu, vòm họng, tuyến giáp, tuyến tuy, xương, cỗ tử cung; Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị: chống sụt cân, nôn mửa, rụng tóc...”
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem Flavonoid có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của cây xạ đen như thế nào
>>> Cây thuốc quý chữa bệnh ung thư là những loại nào
>>> Tác dụng của chè vằng với sức khỏe như thế nào?
Viết bình luận