Công dụng của rau cần như thế nào?

Rau cần là thực phẩm phổ biến của người dân Việt Nam hay dùng trong các bữa ăn. Vậy công dụng của rau cần như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Rau cần có nhiều loại rau cần nước và rau cần tây mỗi loại lại có công dụng khác nhau. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của loại rau này.

Công dụng của rau cần như thế nào

Công dụng của rau cần như thế nào?

1. Rau cần nước (rau cần ta)

1.1 Tổng quan về rau cần nước

Đặc điểm thực vật:

Cần ta thuộc dạng cây thân thảo đa niên. Cây mọc thẳng có chiều cao từ 20 – 60cm.

Thân cây xốp, mềm, màu trắng, xanh nhạt hoặc màu huyết dụ, chia làm nhiều đốt. Phần thân giữa các đốt rỗng bên trong. Những đốt trên ngọn thường mang một lá. Cuống lá dài và có bẹ ôm lấy thân.

Lá rau cần ta màu xanh đậm, chia thành nhiều thùy. Hai bên mép lá có hình răng cưa.

Từ các kẽ lá có thể mọc ra những nhanh con có thể phát triển thành cây mới.

Phần gốc rau cần ta già nên cứng và dai hơn. Gốc dính liền với chùm rễ ăn sâu vào lớp bùn để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Ngoài ra, rễ cây còn mọc rải rác ở một số đốt.

1.2. Phân bố:

Cây rau cần ta có nguồn gốc ở Đông Á. Ngoài Việt Nam thì cây còn được trồng phổ biến ở các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Ý, Nhật Bản, Ấn Độ hay Đài Loan để làm lương thực và dược liệu chữa bệnh.

Rau cần ta ưa sống ở những nơi khí hậu mát mẻ ( 15 – 20 độ ), ẩm ướt, nhiều nước và bùn như ao, hồ, sông, ruộng. Đây là loại cây sinh sản vô tính, phát triển bằng cách đâm chồi ở các kẽ lá.

1.3. Bộ phận dùng

Toàn thân cây cần ta ( gồm rễ, gốc, thân và lá ) đều có giá trị dược liệu và được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

1.4. Thu hái – Sơ chế:

Rau cần ta được trồng quanh năm, nhiều nhất là vào tháng 11 và 12 hàng năm. Sau khoảng 30 ngày trồng có thể bắt đầu thu hoạch.

Trước khi cắt, người dân rút bớt nước sao cho mực nước dưới gốc chỉ còn 3 – 5cm. Tùy theo mục đích sử dụng mà cây có thể được nhổ lên để lấy phần gốc và rễ hoặc cắt cách gốc 2 – 3 cm để lấy phần thân và lá.

Dược liệu được đem về rửa sạch. Dùng tươi hoặc đem phơi cho thật khô tích trữ sử dụng dần.

Công dụng của rau cần như thế nào
 

1.4 Công dụng của rau cần nước

+ Hạ huyết áp: Người bệnh có thể dùng bằng cách nấu ăn đơn thuần và cũng có thể dùng nấu cháo rau cần ăn 1 tuần 2 - 3 bữa trong một thời gian huyết áp sẽ ổn định hơn. Mặt khác, đối với người muốn giảm béo cũng có thể dùng rau cần thường xuyên giúp tăng chất xơ, giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.

+ Giúp giải độc cơ thể: Hàm lượng albumin có trong rau cần là một chất rất ít trong các loại rau khác giúp giải độc cơ thể, chống tiêu khát, đặc biệt là ngộ độc kim loại nặng. Trong những trường hợp này bạn có thể dùng nước ép rau cần cả rễ sẽ có tác dụng.

+ Cải thiện chứng thiếu máu: Lượng chất sắt, phốt pho có trong rau cần tương đối nhiều giúp cho những người chứng thiếu máu cải thiện được bệnh tật. Bạn có thể dùng rau cần ta xào với thịt bò càng có tác dụng hơn.

+ Đái tháo đường: Rau cần nước 500g, rửa sạch, vò nát, ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày. Có thể dùng nước sôi chần qua rồi vớt ra thái khúc trộn gia vị ăn thường xuyên.

+ Viêm gan mạn tính, tiểu tiện ra máu: Rau cần nước tươi 200g rửa sạch, vò nát, ép lấy nước, chế thêm 50ml mật ong, chia uống 2 lần trong ngày, dùng liên tục trong nhiều ngày.

+ Máu nhiễm mỡ: Lấy 10 cây rau cần giã nát với 10 trái táo tàu, vắt lấy nước, đun sôi chia uống 2 lần trong ngày, uống khoảng 15 – 20 ngày cho một đợt điều trị.

+ Viêm gan mãn tính: Lấy 200g rau cần giã nát, vắt lấy nước cốt, pha thêm với 50g mật ong, ngày uống 2 lần liên tục trong một thời gian dài.

+ Viêm khớp tay và chân: bệnh thần kinh do phong thấp: Dùng rau cần tươi ép lấy nước cho thêm một ít đường trắng vừa đủ, rồi đun sôi lấy nước uống trong ngày.

+ Mất ngủ: Rễ rau cần 90g, toan táo nhân 9g, sắc uống hàng ngày.

+ Đau đầu: Rễ rau cần lượng vừa đủ, rửa sạch vò nát, đem tráng với trứng gà ăn thường xuyên.

+ Đau bụng sau khi đẻ: Rau cần nước 60g, nấu chín chế thêm đường đỏ và một chút rượu mùi, uống lúc đói bụng.

+ Viêm phế quản: Rễ rau cần 100g, vỏ quýt 9g, đường 30g. Cho đường vào nồi thắng rồi cho các vị thuốc đã sấy khô sao hơi cháy vào sắc với nước uống trong ngày.

+ Ho lâu ngày: Rau cần nước để cả rễ 500g, rửa sạch vò nát, ép lấy nước, cho thêm một chút muối, đem hấp cách thủy rồi uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một chén, dùng liên tục vài ngày.

+ Kinh nguyệt có sớm: Rau cần tươi 100g (rau khô thì khoảng 30g) đem nấu nước uống. Ngày một liều, liên tục trong 1 – 2 tháng.

+ Bị mưng nhọt do nhiệt độc: Rau cần tươi 50 – 100g, bồ công anh, bại tương thảo lượng vừa đủ cùng giã nát đắp vào chỗ đau.

+ Khó đi tiểu: Dùng rau cần tươi từ 50 – 100g đem luộc lấy nước uống.

+ Trẻ con nôn ói và tả: Rau cần đem nấu nước, cho thêm đường uống.

Lưu ý, người có bệnh vảy nến thì không nên dùng rau cần; còn người có tỳ vị hư nên ăn ít rau cần.

Tuy nhiên, người mắc chứng ngứa hoặc bị bệnh vẩy nên thì không nên dùng  nhiều rau cần, bởi nó chứa arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy khiến bệnh lâu khỏi hơn.

2. Công dụng của ra cần tây

Công dụng của rau cần như thế nào

2.1 Tổng quan về cần tây

Cây cao, có tuổi thọ gần 2 năm, thân mọc thẳng đứng, cao tới 1,5 m, nhưng có nhiều rãnh dọc, chia nhiều cành mọc đứng. Lá ở gốc có cuống, hình thuôn hay 3 cạnh, dạng mắt chim, tù có khóa lượn tai bèo. Lá giữa và lá ngọn không có cuống, chia 3 hoặc xẻ 3 hoặc không chia thùy. Hoa gồm nhiều tán, các tán ở đầu cành có cuống dài hơn các tán bên. Không có tổng bao, hoa nhỏ màu trắng nhạt. Quả dạng trứng, hình cầu có vạch lồi chạy dọc.

Cần tây đã trồng nhiều ở Việt Nam để làm rau ăn, rất ngon khi rau cần tây xào với thịt bò, và thường dùng kèm với món hủ tíu Nam Vang ở miền Nam VN. Cần có hai loại; có loại cần cao, lớn, mọc hoang ở ruộng lầy, các thung lũng, bìa rừng núi; mọc nhiều nhất ở các ruộng bậc thang, sình lầy ở Quảng Ngãi, Bình Định v.v.

Hiện nay, rau cần tây được xem như một loại rau sạch, thơm ngon, hợp khẩu vị. Rau cần tây thường sống và xanh tốt vào mùa rét. Rau cần tây có nhiều tác dụng tốt trong chữa bệnh huyết áp cao, lợi tiểu trong phù thũng.

Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ và củ, lá thân cây cần ăn uống chín như rau muống.

Thành phần hóa học:

Rau cần tây có 90,5% nước, 1,95% hợp chất nitơ, 0,07% chất béo, xenluloza 1,15% và 1,13% tro, vitamin A, B, C, các chất khoáng như Mg, Mn, Fe, I, Cu, K, Ca và vitamin P, cholin, tyrosin, axít glutamic và khi chưng cất cho từ 2-3% tinh dầu không màu rất lỏng, mùi thơm đặc trưng. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là cacbua tecpen, d.limonen, silinen, sesquitecpen stinben, giaiacola, những lacton sednolit và anhydrit secdanoit...vv

2. 2 Công dụng của rau cần tây

+ Trị chứng huyết áp cao: Cần tây chứa canxi, sắt, phốtpho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác), nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Trong cần tây có chứa chất hóa học tự nhiên apigenin giúp ngừa chứng huyết áp cao và giúp giãn nở mạch. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rau cần có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng.

Cách dùng: rau cần tây sắc lấy nước uống hằng ngày (chia 3 lần) uống đến khi thấy huyết áp ổn định. Hoặc, dùng rau cần tươi giã vắt lấy nước thêm một ít mật ong và đường mạch nha, lượng như nhau, đem đun nóng ấm và uống ngay, cũng cho kết quả hạ huyết áp rõ rệt. Cần tây dùng cả thân 50g, thái khoảng đốt ngón tay, đổ 3 bát con nước, sắc lấy một bát, uống ngày 3 lần như vậy. Sau một thời gian ngắn, huyết áp sẽ ổn định.

+ Bổ thận, hạ huyết áp: Rau cần tây 100g, thịt lợn nạc 100g, nước luộc gà 300ml, nấm hương 30g, dâu 10g, hành 10g, gừng 5g, muối, dầu vừa đủ. Cho dầu vào chảo nóng phi thơm gia vị rồi cho các vị còn lại cùng nước luộc gà, đun nhỏ lửa 20 phút, chia làm 2 - 3 lần ăn trong ngày.

+ Chữa mỡ trong máu cao: cần tây và táo đen đem sắc nước uống hàng ngày thay nước chè. Sau một tháng lượng mỡ trong máu sẽ giảm xuống rõ rệt. Mặt khác nhờ trong cần tây có hàm lượng magnesium và sắt cao, nên uống dịch ép rau cần và cà rốt mỗi ngày, rất hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh thiếu máu, bệnh Hodgkin, các chứng xuất huyết…

+ Dùng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não, bất động: lấy rau cần tây tươi giã nát uống kết hợp với điều trị Tây y hay phục hồi chức năng là rất tốt. Trong rau cần tây có chứa nhiều canxi, sắt, phốt pho, giàu protid và đều gấp đôi các loại rau khác. Các acid amin tự do ở cần tây cũng nhiều, tinh dầu, manitol, inositol, các vitamin sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não.

+ Chữa vàng da: xào 150g cần tây với 15g dạ dày lợn, ăn liên tục trong 1 tuần đến 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.

+ Chữa bệnh viêm gan mạn: dùng rau cần tây xào ăn hoặc sắc lấy nước uống liên tục trong nhiều ngày, nhiều tháng.

+ Chữa cảm cúm: ăn cần tây với cháo nóng hoặc ăn sống, nấu canh, xào...

+ Chữa trị viêm miệng, họng: cần tây 30g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm vài hạt muối tinh, súc miệng ngày 3 lần, hoặc có thể nuốt từ từ càng nhanh khỏi.

+ Bệnh đường hô hấp: Hạt cần tây có tác dụng làm giảm co thắt nên được dùng chữa hen suyễn, viêm phế quản, viêm màng phổi và bệnh lao phổi.

+ Ngừa sỏi thận: Ăn rau cần tây có thể giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận.

+ Làm lợi tiểu: hàm lượng kali và natri trong cần tây sẽ chịu trách nhiệm về khả năng giúp lợi tiểu. Chúng kích thích cơ thể sản xuất nước tiểu và điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể bằng cách loại bỏ lượng nước thừa.

Công dụng của rau cần như thế nào

+ Trị táo bón: từ xa xưa, cần tây đã được dùng làm thuốc nhuận tràng. Chúng làm dịu các dây thần kinh vốn đã hoạt động quá mức do các loại thuốc nhuận tràng nhân tạo. Nhờ đó, làm nhẹ chứng táo bón một cách tự nhiên.

+ Trị bệnh gút (gout): Sự có mặt của chất kiềm trong cần tây có tác dụng trung hòa các chất acid, nhờ đó rau cần có thể hỗ trợ chữa được các bệnh do acid tăng cao trong máu như urê huyết cao, nhiễm trùng máu, bệnh phong thấp và bệnh gút.

+ Trị bệnh đi tiểu nước đục như sữa: Cách bào chế và dùng rễ cần tây cắt sát gốc thân, tốt nhất có đường kính từ 2cm trở lên (nếu nhỏ hơn thì phải lấy tăng lên). Mỗi lần dùng 10 bộ rễ, rửa sạch cho vào 500ml nước đun sắc nhỏ lửa cho tới khi cạn còn khoảng 200ml thì lấy để uống. Mỗi ngày cần uống 2 lần vào buổi sáng, tối, lúc bụng đói. Kết quả rất công hiệu. Uống thuốc từ 3 - 7 ngày nước tiểu trở lại hoàn toàn trong.

+ Chữa mất ngủ: Lượng chất kiềm trong cần tây có công dụng giúp những người đang mắc chứng mất ngủ có thể ngủ ngon hơn. Khoáng chất này làm cho hệ thần kinh êm dịu lại, giảm bớt sự căng thẳng và lo âu.

+ Giúp xương chắc khỏe mạnh: Loại rau này là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, cùng với rất nhiều canxi và magiê - rất có ích cho quá trình tạo xương và giúp các khớp luôn khỏe mạnh. Cần tây còn chứa polyacetylene, một chất kháng viêm, vốn có khả năng làm giảm sưng và đau xung quanh các khớp xương.

Trên đây tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của ra cần như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của cây râu mèo với sức khỏe con người như thế nào?

>>> Công dụng của ngải cứu với sức khỏe như thế nào?

>>> Công dụng của ngũ vị tử như thế nào và cách dùng ra sao?

Bình luận

Ringjoido

Ringjoido - 12/08/2022 17:39:16

com 20 E2 AD 90 20Thesecuretabs 20Viagra 20100mg 20 20Nama 20Obat 20Viagra 20Untuk 20Wanita thesecuretabs viagra 100mg An unlikely friendship was born, with the makings of a modern day buddy film that could be called Гў cialis with dapoxetine Conclusions In this study, we show evidence for the temporal selection of functional ESR1 mutations as potential drivers of endocrine resistance during the progression of ER breast cancer

Diarcenia

Diarcenia - 08/28/2022 06:00:02

stromectol pill Kamagra Gel Sachets

zidgecy

zidgecy - 04/09/2022 15:59:24

https://bestadalafil.com/ - buy cheap cialis online Pyuwjq Npunwj Cialis Axpnea https://bestadalafil.com/ - Cialis

Viết bình luận