Công dụng của ngũ vị tử như thế nào và cách dùng ra sao?

Ngũ vị tử là thảo dược có đủ 5 vị vỏ thịt ngọt chua, nhân cay đắng, đều có vị mặn, tính ấm, tác dụng chỉ khái, chỉ tả, an thần, thu liễm phế khí, sáp trường và liễm hãn. Ngũ vị tử là một trong những vị thuốc có công dụng điều trị liệt dương được Y học cổ truyền ghi nhận. Cách dùng ngũ vị tử điều trị liệt dương khá đơn giản tuy nhiên không nhiều bạn biết cách sử dụng vị thuốc này. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của ngũ vị tử.

Công dụng của ngũ vị tử như thế nào và cách dùng ra sao?

Công dụng của ngũ vị tử như thế nào và cách dùng ra sao?

1. Tổng quan về ngũ vị tử

+ Tên khoa học ngũ vị tử: Schisandra sinensis Baill. Thuộc họ ngũ vị tử.

+ Mô tả cây:

Dây leo to, dài 5-7m, có thể hơn. Thân cành màu xám nâu, có nốt sần, cành non hơi có cạnh. La mọc so le, hình trứng, dài 5-11cm, rộng 3-7cm, gốc thuôn hẹp, đầu có mũi nhon, mép khía răng nhỏ, mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới có lông ngắn ở gân những lá non, cuống lá dài 1.5-3cm.

Hoa đơn tính, khác gốc, tràng có 6-9 cánh, màu vàng trắng, có mùi thơm, nhị 5 Qủa mọng, hình cầu, đường kính 5-7mm, khi chín màu đỏ sẫm; hạt 1-2

Mùa hoa: tháng 5-7 ; mùa quả: tháng 8-9

+ Khu vực phân bố: Cây ngũ vị tử (Schisandra sinensis Baill) không có ở Việt Nam. Cây chỉ mọc ở một số nước xứ lạnh như: Trung Quốc, Nga, Mông Cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Căn cứ vào đặc điểm của lá noãn và sự sắp xếp các phân quả, ngay từ năm 1830 C.L.Blome đã tách 2 chi Schisandra Michx và Kadsura Juss. Từ họ Magnoliaceae thành họ là Schisandraceae. Cả chi Schisandra Michx và Kadsura Juss có khoảng 50 loài, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Á, Nam, và Đông Nam Á, một số loài có ở Bắc Mỹ. Ở Việt nam, có 4 loài, trong đó 2 loài thuộc chi Schisandra Michx (S. coccinea Michx; S chinensis Baill.) và 2 loài thuộc chi Kadsura Juss. (K longgipedunculata Finet. Et Gagnep.). Qủa của các loài này được dùng làm thuốc với tên gọi chung là “ ngũ vị tử” hay “ngũ vị tử nam”. Riêng loài ngũ vị tử (S chinensis Baill. ) đã được phát hiện ở một số vùng núi cao giáp biên giới Trung Quốc như Lào Cai (Sapa, Bát Xát), Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ). Loài này còn gặp nhiều ở Trung Quốc.

+ Thu hoạch, sơ chế: Thu hoạch vào mùa thu, hái lấy quả chín, phơi khô hoặc sau khi đồ chín, phơi khô, loại bỏ cuộng và tạp chất.

Bào chế: Ngũ vị tử sống: Loại bỏ tạp chất, giã vụn khi dùng.

Thố Ngũ vị tử (chế giấm): Lấy Ngũ vị tử trộn với một lượng đủ giấm, cho vào coóng  kín, đồ đến có màu đen, lấy ra, phơi hay sấy khô, khi dùng giã dập. Cứ 100kg Ngũ vị tử Bắc có màu đen, nhuận do có tinh dầu, hơi sáng bóng, thịt quả mềm, dính mặt ngoài vỏ quả trong có màu nâu đỏ sáng bóng. Hạt màu đỏ nâu, sáng bóng.

Ngũ vị nam: Sau khi chế giấm, mặt ngoài có màu đen nâu, khi khô nhăn nheo, thịt quả thường dính chặt vào hạt và không nhớt. Hạt có màu nâu, ít sáng bóng.

Bảo quản: Để nơi khô mát, tránh mốc.

+ Thành phần hóa học:

Ngũ vị tử chứa:

Tinh dầu mùi chanh, trong đó thành phần tinh dầu gồm 30% sesquiterpene, 20% aldehyd và aceton. Qủa chứa 11% acid citric, 7% acid malic và 0.8% acid tartric.

Thành phần chính của Ngũ vị tử là các dẫn chất của dibenzo [a,c] cycloocten. Hàm lượng của nhóm lignan này trong hạt ngũ vị tử giao động của nhóm lignan này trong hạt ngũ vị tử giao động từ 7.2-19.2%, cao nhất vào tháng 5 và tháng 6 và từ 1.3% đến 10.3% trong cành.

Dibenzo-[a,c]-cyclooctene lignans(schisandrol A/B, schisandrin A/B/C, schisantherin A-E, gomisin, angeloylgomisin, anwulignan, wulignan, epiwulignan, epischisandron)

Monoterpenes(borneol, 1,8 cineol, citral, p-cymol, α,ß-pinene)

Sesquiterpenes(sesquicarene, (+) α-ylangene, chamigrenal, α- and ß-chamigrene, ß-bisabolene

2. Công dụng của ngũ vị tử

Ngũ vị tử ảnh hưởng tích cực đến nhiều bệnh lý, bao gồm:

+ Bệnh Alzheimer: Theo một nghiên cứu vào năm 2017, Schisandrin B có tác động tích cực đáng kể đối với bệnh Alzheimer. Nhiều nhà nghiên cứu xác định rằng điều này là nhờ Schisandrin B có khả năng ngăn chặn sự hình thành của các amyloid beta peptide dư thừa trong não. Những peptide này là một trong các yếu tố chính chịu trách nhiệm cho sự xuất hiện của mảng bám amyloid, một chất được tìm thấy trong não của những người mắc bệnh Alzheimer.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng Schisandrin B còn có thể hiệu quả trong việc chống lại cả bệnh Alzheimer lẫn bệnh Parkinson, nhờ vào tác dụng chống viêm, bảo vệ tế bào thần kinh của ngũ vị tử đối với các tế bào vi mô trong não.

+ Các bệnh về gan: Một nghiên cứu trên động vật vào năm 2013 cho thấy phấn hoa được chiết xuất từ ​​cây ngũ vị tử có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ trước những thiệt hại gây ra trong gan chuột. Schisandrin C còn có khả năng đối phó với tình trạng thương tổn gan ở những người mắc bệnh về gan, chẳng hạn như viêm gan cấp hoặc mạn tính.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) có nguy cơ dẫn đến nhiều tình trạng tổn thương gan nặng nề, ví dụ như viêm gan nhiễm mỡ hay thậm chí là xơ gan và suy gan. Khi bệnh diễn ra, số lượng axit béo và tình trạng viêm ở gan tăng nhanh chóng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Schisandrin B có thể giảm số lượng axit béo này ở chuột đáng kể. Cơ chế hoạt động của hợp chất trên tương tự một chất chống oxy hóa cũng như chống viêm điển hình.

Tuy nhiên, giả thiết ngũ vị tử hữu ích với việc điều trị các bệnh về gan cần có thêm nhiều thử nghiệm lâm sàng ở người nhằm củng cố độ tin cậy trước khi đưa loại quả này áp dụng thực tiễn.

Bạn có thể quan tâm: Cảnh báo người béo mắc gan nhiễm mỡ không do rượu và 5 giai đoạn phát triển bệnh về gan mà bạn nên biết.

+ Mãn kinh: Một nghiên cứu tiến hành vào năm 2016 đã phân tích tác dụng chiết xuất từ ngũ vị tử đối với phụ nữ có triệu chứng mãn kinh. Nghiên cứu đã theo dõi 36 phụ nữ mãn kinh trong suốt một năm. Các nhà nghiên cứu xác định rằng loại thảo dược ngũ vị tử có hiệu quả trong việc giảm bớt một số triệu chứng mãn kinh, bao gồm:

- Dễ kích động

- Đổ nhiều mồ hôi

- Nhịp tim nhanh

+ Căng thẳng: Một số chuyên gia tin rằng ngũ vị tử có thể có đặc tính adaptogen, giúp cơ thể chống lại những tác động tiêu cực từ sự lo lắng và căng thẳng, kèm theo việc tăng cường hệ miễn dịch hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật.

+ Phiền muộn: Một nghiên cứu trên động vật gần đây cho thấy chiết xuất của cây ngũ vị tử còn có tác dụng chống trầm cảm ở chuột. Các nghiên cứu bổ sung tiếp theo về chuột, dưới sự điều hành bởi cùng một nhà nghiên cứu chính, đã củng cố phát hiện này. Tuy nhiên, ngũ vị tử và công dụng tiềm năng của nó trước căn bệnh trầm cảm vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi ở người.

+ Hen suyễn: Một số nghiên cứu gần đây đã đưa ra giả thiết chiết xuất từ ngũ vị tử có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị một số rối loạn ở hệ hô hấp, bao gồm cả hen suyễn.

Một nghiên cứu vào năm 2014 ở Hàn Quốc đã báo cáo rằng loại trái cây này có tác dụng chống hen suyễn bằng cách ức chế các kháng thể kích thích dị ứng trong khi làm giảm phản ứng tăng cường khiến đường thở bị co thắt và đóng lại.

Nghiên cứu này có thể xem là yếu tố giúp bổ sung độ tin cậy cho giả thiết ngũ vị tử có khả năng làm giảm ho và viêm phổi ở chuột lang tiếp xúc với khói thuốc lá trong một cuộc nghiên cứu khác đã tiến hành trong quá khứ.

+ Tăng huyết áp: Trong y học Hàn Quốc, schisandra đôi khi được sử dụng để điều trị các triệu chứng tim mạch liên quan đến mãn kinh.

Trong một nghiên cứu vào năm 2009 tiến hành tại Đại học Quốc gia Pusan, các nhà nghiên cứu phát hiện ra các chiết xuất từ ngũ vị tử có thể giúp các mạch máu tim giãn nở, cải thiện tình trạng máu lưu thông và hạ huyết áp trên chuột bạch.

Cơ chế hoạt động của chiết xuất ngũ vị tử là ức chế sự sản xuất oxit nitric, giúp các mạch máu giãn ra tương tự cơ chế của một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp, ví dụ như thuốc chẹn kênh canxi.

Công dụng của ngũ vị tử như thế nào và cách dùng ra sao

3. Các bài thuốc có Ngũ vị tử

Chữa tỳ thận dương hư đi tả: Ngũ vị tử 6g ; phá cố chỉ 12g; nhục đậu khấu, ngô thù du, mỗi vị 4g. Các vị tán nhỏ, luyện viên vói đại táo và sinh khương. Mỗi lần uống l0g, ngày một lần hòa với ít nước muối làm thang.

Chữa suy nhược cơ thể do phế khí hư: Ngũ vị tử l0g; thục địa, tử uyển, tang bạch bì, mỗi vị 12g; đảng sâm, hoàng kỳ, mỗi vị 10g. sắc uống ngày một thang.

Chữa suy nhược cơ thể do mất máu, thiếu máu: Ngũ vị tử 6g; đảng sâm 16g; huyền sâm, địa hoàng, mỗi vị 12g; thiên môn, mạch môn, mỗi vị l0g; sâm, phục linh, viễn chí, đương quy, bá tử nhân, toan táo nhân,  mỗi vị 8g; cát cánh 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa hen suyễn ở người già: Ngũ vị tử 6g; mạch môn 16g; sa sâm bắc, ngưu tất, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa hen phế quản: Ngũ vị tử 8g; tế tân, tử uyển, khoản đông hoa, đại táo, mỗi vị 12g; ma hoàng10g; bán hạ chế 8g; xạ can 6g; gừng sống 4g. Sắc uống ngày một thang.

Điều trị hỗ trợ nhồi máu cơ tim (kết hợp với cấp cứu của y học hiện đại): Ngũ vị tử, nhân sâm, mạch môn, mỗi vị 8g; cam thảo 6g. Sắc uống.

Chữa suy tim: Ngũ vị tử 12g; đan sâm, long cốt, mỗi vị 16g; hoàng kỳ, phụ tử chế, mạch môn, đương quy, trạch tả, mã đẩ, mỗi vị 12g; nhân sâm, hổng hoa, mỗi vị 8g; đào nhân 6g. sắc uống ngày một thang.

Chữa thiểu máu: Ngũ vị tử 10g; đảng sâm 16 g; phục linh, hoàng kỳ, thục địa, bạch thược, đại táo, mỗi vị 12g; đương quy. viễn chí, mỗi vị 10g; bạch truật 8g; quế tâm, cam thảo, trần bì, mỗi vị 6g; gừng 2g. sắc uống ngày một thang.

Điều trị hỗ trợ tai biển mạch máu não (kết hợp vơi cấp cứu cùa y học hiện đại): Ngũ vị tử 8g; mạch môn, long cốt, mẫu lệ, môi vị 12g; nhân sâm, phụ tử chế, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

Chữa chóng mặt, ù tai, mất ngủ, hay quên: Ngũ vị tử 8g; toan táo nhân, hoài sơn, long nhãn, mỗi vị 12g; đương quy 8g. sắc uống ngày một thang.

Chữa bế kinh: Ngũ vị tử 40g; bạch thược 120g; cam thảo, hoàng kỳ, a giao, bán hạ chế, phục linh, dương quy, sa sâm, thục địa, mỗi vị 40g. Tán nhỏ, ngày uống 12-20g.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của ngũ vị tử như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của táo đỏ mỹ như thế nào

>>> Công dụng của cây chìa vôi như thế nào

>>> Công dụng của cây nhọ nồi như thế nào

Viết bình luận