Công dụng của cây nhọ nồi như thế nào

Cây nhọ nồi là loại cây mọc hoang ngoài tự nhiên và có nhiều công dụng chữa bệnh. Vậy công dụng của cây nhọ nồi như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Cây nhọ nồi có nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời, đặc biệt là những bệnh về máu mà rất ít người biết tới. Dù là cây cỏ mọc hoang ở nhiều nơi nhưng cây nhọ nồi lại là một vị thuốc vô cùng quý giá chữa được nhiều bệnh như viêm họng, chảy máu cam, sốt phát ban, mề đay... Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết công dụng của cây nhọ nồi như thế nào.

Công dụng của cây nhọ nồi như thế nào

* Tổng quan về cây nhọ nồi

Cây cỏ mực còn có các tên khác như rau mực hay nhọ nồi (tên chữ hán hạn liên thảo là loài cây đài quả như sen) với tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ nhà cúc Asteraceae. Sở dĩ gọi nó là cỏ mực vì khi vò nát thấy có nước chảy ra đen như mực.

Đặc điểm của cây cỏ mực: Cỏ mực thuộc loại cây hàng năm mọc bò hoặc thẳng đứng, có lông thưa, cứng với chiều cao trung bình từ 0.2-0.4m, có thể đến 0.8m. Có thân màu nâu, lục nhạt hoặc hơi đỏ tía. Lá mọc đối, các phiến lá hẹp và dài tầm 2.5cm x 1.2cm. Mép lá nguyên hoặc có răng cưa cạn, có lông cả ở hai mặt lá. Hoa có màu trắng hợp thành đầu, mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, có hoa lưỡng tính ở giữa và hoa cái bên ngoài. Quả bế cụt đầu hoặc dẹt, có 3 cạnh màu đen dài tầm 3mm, rộng 1.5cm. Một cây cỏ mực có thể cao đến 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2-8cm, rộng 5-15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5-6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1.5mm, đầu cụt, mọc hoang khắp nơi ở nước ta.

Tính vị của cỏ mực: Cỏ mực có tính lạnh, không độc, vị ngọt chua, có công dụng mát huyết (lương huyết), dưỡng thận âm, thanh can nhiệt, cầm máu, làm đen râu tóc.

Thành phần hóa học có trong cây cỏ mực: Có ít tinh dầu, chất đắng, tannin, caroten và chất ancaloit tên là ecliptin. Trong một số tài liệu ghi rằng cỏ mực chứa chất wedelolacton là chất curmarin lacton có thể tách được chất flavonozit và demetylwedelacton. Cỏ mực mọc ở đâu Cỏ mực xuất hiện ở một số nước như Việt Nam, Ấn độ, Trung Quốc, Pakistan và một số nước vùng Nam Á.

Ở Ấn Độ: Cỏ mực được sử dụng làm thuốc nhuộm tóc, trị nấm lác đồng tiền, sói đầu, trị gan, sung gan, vàng da, lá lách phù trướng và làm thuốc bổ tổng quát. Cây cũng được sử dụng trị ho, ăn khó tiêu, chảy máu miệng, choáng váng, giúp lành vết thương, chữa đau răng… Rễ để gây nôn mửa và xổ. Bị bò cạp cắn dùng lá giã nát đắp vào.

Ở Pakistan: Cây tươi sử dụng làm thuốc bổ chung, làm giảm sưng lá lách và, trị suyễn, bệnh ngoài da, bệnh gan, hạch sưng,… Lá để trị nhức đầu, ho, hói tóc, lá lách và gan sưng phù, vàng da.

Ở Trung Hoa: Lá dùng để kích thích mọc tóc. Toàn cây điều chế chất chát cầm máu, trị ho ra máu, đau mắt, tiểu ra máu, sưng gan, sưng ruột, đau lưng, vàng da… Lá tươi dùng để bảo vệ tay và chân nông gia phòng ngừa nhiễm độc và sưng khi làm đồng áng.

Ở Việt Nam: Cỏ mực được dùng để chữa xuất huyết nội tạng như xuất huyết ruột, ho ra máu, chảy máu lợi, nướu, răng; trị sưng gan, bàng quang, đường tiểu, mụn nhọt đầu đinh, bang bó ngoài giúp liền xương. 

Công dụng của cây nhọ nồi như thế nào

* Công dụng của cây nhọ nồi

+ Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày: Theo các bài thuốc cổ truyền Ấn Độ, ăn cỏ mực tươi có thể trị bệnh khó chịu dạ dày. Nó cũng có tác dụng hiệu quả trong việc chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa như chứng táo bón và khó tiêu.

+ Cỏ mực chữa các bệnh rối loạn hô hấp: Cỏ mực chứa thành phần làm tan đờm, do đó có khả năng trị các cơn ho xung huyết do cảm lạnh thông thường, bệnh cúm và nhiễm trùng ngực. Nhờ có chứa thành phần kháng vi sinh vật, cỏ mực còn giúp loại bỏ nhiễm trùng trong khi làm dịu niêm dịch và đờm.

+ Nhọ nồi tốt cho sức khỏe tim mạch: Cây cỏ mực có thể giúp giảm huyết áp và chỉ số cholesterol của cơ thể. Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng thuyết phục được đưa ra bởi điều này chỉ mới được chứng minh qua vài thí nghiệm nhỏ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng giúp giảm huyết áp và hiệu quả giúp lợi tiểu của cỏ mực có liên quan với nhau.

+ Cây cỏ mực chống nhiễm trùng: Từ lâu nay, cây cỏ mực được mọi người biết đến với tác dụng chống nhiễm trùng. Bằng chứng là một nghiên cứu đăng năm 2011 đã điều tra về tác dụng của các loài thực vật trong việc chống nhiễm trùng, bao gồm cây cỏ mực. Cây cỏ mực được chứng minh là có tác dụng chống lại 9 loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm các loại vi khuẩn bình thường và cả loại vi khuẩn nguy hiểm như tụ cầu khuẩn vàng, khuẩn E.coli.

+ Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) thúc đẩy mọc tóc: Theo tờ Journal of Ethnopharmacology, các bác sĩ đã chứng minh rằng chiết xuất methanol của cỏ mực giúp tóc mọc và phát triển. Các nhà nghiên cứu đã thoa chiết xuất methanol của cỏ mực lên lớp lông của những chú chuột đã bị biến đổi gen nên không có lông, kết quả cho thấy chiết xuất này đã kích thích lông mọc lại. Từ đó, nghiên cứu đã kết luận rằng cỏ mực giúp tóc phát triển bằng cách kích thích nang tóc.

Công dụng của cây nhọ nồi như thế nào

+ Tốt cho mắt: Cỏ mực là loại cây giàu carotene- chất chống oxy hóa cần thiết để duy trì đôi mắt khỏe mạnh. Theo vài nghiên cứu, cỏ mực có tác dụng vô hiệu hóa các tổn thương do các gốc tự do gây ra, đồng thời ngăn ngừa bệnh thoái hóa mắt và bệnh đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, bằng chứng nghiên cứu còn cho thấy ăn cỏ mực còn có thể cải thiện thị lực thì tương đối ít và chỉ mới có một nghiên cứu chỉ ra rằng nó còn tác dụng phụ là cải thiện thị lực.

+ Cỏ nhọ nồi có tác dụng giảm đau: Cỏ nhọ nồi tươi thường được dùng để trị đau răng trong các bài thuốc cổ truyền Ấn Độ. Một vài nghiên cứu khác đã phân tích sâu hơn về tác dụng giảm đau “thần kỳ” của loài cây này. Các thí nghiệm về giảm đau khác nhau trên chuột cho thấy cỏ mực có tác dụng giảm đau tương đương với thuốc giảm đau codenei và aspirin. Các nghiên cứu khác cũng chứng minh tác dụng giảm đau của cỏ mực là nhờ có chứa tinh chất ethanol và ancaliot.

+ Giảm nhiễm trùng bàng quang: Số lượng chất chống vi khuẩn có trong cỏ mực chính là phương thuốc tuyệt vời khi bạn bị nhiễm trùng bàng quang. Từ lâu, người Ấn Độ thường cho thêm cỏ mực vào các bài thuốc cổ truyền để trị cơn khó chịu đồng thời hồi phục chức năng bàng quang. Nghiên cứu cho thấy cỏ mực có khả năng giúp lợi tiểu, điều này đồng nghĩa nó có thể thúc đẩy tiểu tiện. Một nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân mắc bệnh huyết áp cao cứ dùng lượng 3g chiết xuất cỏ mực sẽ có hiệu quả đáng kể giúp lợi tiểu hơn là dùng giả dược.

+ Ngừa ung thư: Các nhà thảo dược học cũng dùng cỏ mực để trị các dạng bệnh ung thư. Một nghiên cứu vào tháng 6 năm 2011 khám phá ra cỏ mực có tác động chống ung thư đối với dây chuyền tế bào ung thư gan. Nghiên cứu cũng lưu ý rằng chiết xuất cồn trong cỏ mực kiềm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư và có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Cuối cùng, nghiên cứu kết luận rằng cỏ mực có hiệu quả chống ung thư bằng cách ngăn chặn sự sống của tế bào ung thư qua việc đập vỡ các phân tử DNA. Nhờ đó mà cỏ mực có khả năng giúp kiềm hãm sự lan truyền của tế bào ung thư.

Công dụng của cây nhọ nồi như thế nào

+ Tốt cho gan: Từ lâu, các bác sĩ y học cổ truyền người Ấn Độ đã công nhận những lợi ích của cỏ mực đối với gan và chỉ ra khả năng chữa các bệnh về gan như vàng da, viêm gan và góp phần giúp gan tiêu trừ độc tố của loại cỏ này. Các nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu trong ống nghiệm và thử nghiệm trên động vật, đều khẳng định rằng cỏ mực có chức năng bảo vệ gan tốt. Nghiên cứu thử nghiệm trên chuột cũng chứng minh rằng tác dụng bảo vệ gan của cỏ mực. Các nhà nghiên cứu đã tiêm chất độc cho gan (CCL4) vào chuột, sau đó cho một số con ăn chiết xuất lá cỏ mực và kết quả cho thấy khả năng tử vong giảm đi đáng kể từ 77% xuống còn 22%.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu công dụng của cây nhọ nồi như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gì đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của táo đỏ mỹ như thế nào

>>> Công dụng của củ cải khô như thế nào

>>> Công dụng của cây bàng như thế nào

Viết bình luận