Cây bàng là loại cây rất quen thuộc với người dân Việt Nam và gần gũi với tuổi học trò. Vậy công dụng của cây bàng như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Cây bàng là loại cây thân to, cành mọc vòng thành tán, được trồng nhiều ở Việt Nam. Cây bàng thường được trồng để lấy tán che bóng mát, nhưng ít ai biết được ngoài tác dụng đó thì cây bàng có công dụng gì với sức khỏe con người. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem công dụng của cây bàng với sức khỏe con người như thế nào.
* Tổng quan về cây bàng
Bàng là một cây to, có thể cao tới 25m, cành mọc vòng làm cho tán cây xòe ra như cái lọng. Lá to hình thìa, đầu tròn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông hung nhạt phiến lá dài 20-30cm, rộng 10-13cm. Hoa nhiều mọc thành bông dài 15-20cm, trên cán bông có lông. Quả hình bầu dục, nhẵ dẹt với hai bên dìa hẹp, đầu hơi nhọn, dài 4cm, rộng 3cm, dày 15mm, nhẵn, cơm màu vàng đỏ, có xơ. Hạch rộng 15mm, hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu. Mùa quả tháng 8-10.
Đây là loài cây có lá sớm rụng về mùa khô; trước khi rụng thì các lá chuyển màu thành màu đỏ ánh hồng hay nâu vàng, do các sắc tố như violaxanthin, lutein hay zeaxanthin.
- Cây bàng được trồng khắp nơi làm cây bóng mát. Người ta thường dùng lá, vỏ và hạt. Về mặt nguyên liệu cho dầu thì năng suất bàng thấp vì việc tách nhân bàng ra vất vả. Từ 100g hạch khô chỉ tách được 23g nhân.
- Lá và vỏ cây chứa tanin: vỏ thân chứa từ 25-35% tanin pyrogalic và tanin catechic.
- Vỏ cành chứa 11% tanin. Nhân hạt chứa 50% dầu béo màu vàng nhạt hay lục nhạt, vị dễ chịu, giống như dầu hạng nhân, ăn được.
- Tuy nhiên nhân chỉ chiếm 10% toàn quả cho nên cuối cùng toàn quả chỉ chứa chừng 5% dầu béo, việc tách nhân lại đòi hỏi nhiều công sức, chưa cơ giới hóa được cho nên đến nay việc khai thác dầu hạt bàng chưa được đặt ra.
* Công dụng của cây bàng với sức khỏe
+ Trị chàm má: Đun nước lá bàng tắm rửa, một vài lần sẽ hết chàm.
+ Trị ngứa, lên da non: Đun nước lá bàng rửa như rửa vết thương, ngày làm hai lần sẽ khỏi.
+ Chữa chứng cảm sốt có ho: Lấy 15g lá bàng rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô rồi trộn với 10g kinh giới khô, 12g bạc hà khô, 10g vỏ quýt khô. Sau đó đem sắc lấy nước uống. Chỉ uống một lần khi nước còn nóng, sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
+ Chữa cảm sốt nhức đầu: Lấy 15g lá bàng khô, 5g lá hoắc hương, 10g vỏ quýt, 3 lát gừng tươi rồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống hai lần trước khi ăn khoảng 15 phút và uống ngay khi nước còn nóng. Ngoài ra, dùng lá bàng tươi hay búp bàng phơi khô đun nước uống thay nước chè giúp bạn thoát khỏi bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, giải khát, làm ra mồ hôi…
+ Chữa cảm sốt với lá bàng: Lấy 15g lá bàng rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô rồi trộn với 10g kinh giới khô, 12g bạc hà khô, 10g vỏ quýt khô. Sau đó đem sắc lấy nước uống. Chỉ uống một lần khi nước còn nóng, sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi. Để chữa chứng cảm sốt kèm theo nhức đầu, lấy 15g lá bàng khô, 5g lá hoắc hương, 10g vỏ quýt, 3 lát gừng tươi rồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống hai lần trước khi ăn khoảng 15 phút và uống ngay khi nước còn nóng.
+ Chữa viêm loét dạ dày: Lấy lá non hoặc bánh tẻ; lá càng non càng nhiều nhựa nên mới tốt (không dùng lá già). Số lượng lá tùy vào vết thương nhiều hay ít. Ví dụ trường hợp lở miệng do nhiệt thì mỗi lần chỉ cần một nắm to. Cho lá bàng vào nồi, đun sôi rồi để lửa nhỏ khoảng nửa giờ cho các chất trong lá ra hết vào nước. Bỏ lá. Lấy một nửa nước mới nấu cho vào phích để giữ nóng, chỗ nước còn lại chờ ấm thì ngâm hoặc dội vào vết thương. Ngâm nước lá khi sờ tay vào nước thấy ấm. Nước nguội thì cho thêm chỗ nước đã giữ ấm trong phích vào dần dần để vết lở loét luôn được ngâm trong nước ấm.
+ Làm dung dịch ngâm rửa vết thương (có mủ): Lấy lá bàng non hoặc bánh tẻ tươi, có nhiều nhựa mủ, cho vào nước đun sôi khoảng 30 phút cho các chất trong lá bàng tan ra trong nước. Hãy ngâm phần cơ thể có mụn mủ vào trong nước lá bàng đun sôi để nguội khoảng 20-30 phút. Khi ngâm xong bạn sẽ thấy vết thương khô ráo, sạch sẽ và các mụn mủ sẽ tan ra trong nước ngâm đó. Sau khi ngâm thấm bằng khăn sạch hoặc để tự khô (tuyệt đối không rửa vết thương bằng nước khác) rồi bôi thuốc cần thiết tùy vào bệnh. Trong những ngày ngâm nước lá bàng, vùng da đó sẽ bị vàng nhưng chớ lo lắng vì khi khỏi bệnh rồi thì theo thời gian da sẽ trở lại như bình thường.
+ Chữa mụn và các vết thương mưng mủ: Mụn bọc, mụn đầu đinh hay các vết thương sưng tấy gây đau nhức, khó chịu. Thậm chí, nếu không xử lý kịp thời, đúng cách, chúng còn bị nhiễm trùng gây đau đớn gấp bội. Sử dụng lá bàng non có thể giúp chữa trị các vết thương mưng mủ.
Chuẩn bị: Một nắm lá và búp bàng non. Nên chọn lá và búp còn non hoặc bánh tẻ để đảm bảo có nhiều nhựa. Nếu chọn lá già, hiệu quả sẽ kém đi rất nhiều.
Cách làm: Lá và búp bàng rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi. Để nước nguội bớt, cho vết thương ngâm ngập nước trong khoảng 20 phút. Chất tanin trong lá và búp bàng giúp sát khuẩn, hút hết mủ ra ngoài. Nếu vết thương ở nơi không thể ngâm được, giã nát lá và búp bàng non rồi cho vào đun sôi, dùng hỗn hợp đó đắp lên vết thương.
+ Chữa nhiệt miệng và viêm loét: Nhiệt miệng hay viêm loét miệng là một chứng bệnh gây nên những cơn đau dai dẳng. Nhiệt miệng do rất nhiều nguyên nhân như máu huyết nóng, bị nhiễm nấm, thiếu vitamin C, PP, sắt hoặc do một số chất hóa học trong kem đánh răng…
Cách chữa nhiệt miệng đơn giản là lấy lá bàng non, số lượng lá tùy vào vết thương nhiều hay ít. Cho lá bàng vào nồi, đun sôi rồi để lửa nhỏ khoảng nửa giờ cho các chất trong lá ra hết vào nước. Ngâm nước lá khi sờ tay vào nước thấy ấm. Sau khi ngâm thấm bằng khăn sạch hoặc để tự khô rồi bôi thuốc cần thiết tùy vào bệnh. Cho lá bàng vào nồi, đun sôi rồi để lửa nhỏ khoảng nửa giờ cho các chất trong lá ra hết vào nước. Trong những ngày ngậm lá bàng, miệng răng sẽ bị vàng do nhựa lá bàng tiết ra bám vào răng miệng gây vàng răng. Sau liệu trình điều trị hết nhiệt miệng sẽ khỏi.
+ Chữa sâu răng, viêm nướu: Chỉ cần ngậm nước lá bàng 2 lần/ngày có thể trị sạch sâu răng, nướu hết viêm, răng sẽ sạch mảng bám ố vàng trong một tuần áp dụng.
Cách làm: Lá bàng đem rửa sạch dưới vòi nước lạnh, để ráo nước. Cho lá bàng non đã ráo khô nước vào nồi. Bắc nồi lên bếp đun cho tới lúc sôi hẳn thì vặn nhỏ lửa đun thêm nửa tiếng, đến khi thấy thu được nước lá bàng khoảng chừng một bát con thì tắt bếp. Lọc lấy phần nước ra bát để sử dụng và bỏ đi phần bã lá bàng. Sử dụng bát nước lá bàng vừa nấu ngậm vào miệng rồi súc từ từ, sao cho phần nước bọt dần tiết ra để hòa quyện với nước lá bàng phát huy hiệu quả triệt để nhất. Nên sử dụng nước lá bàng để súc miệng hàng ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Lá bàng có tính sát khuẩn cao từ đó có thể diệt sạch mọi vi khuẩn bên trong khoang miệng một cách triệt để nhất. Không những vậy, khi ngậm nước lá bàng, các chất tiết ra như một lớp màng bảo vệ răng. Các phần mảng bám, ố vàng cũng dần dần biến mất từ đó giúp nướu trở nên khỏe mạnh, hơi thở thơm tho, răng trắng sáng
+ Quả bàng ngâm rượu có tác dụng gì?
Thực tế cũng có rất ít người dùng quả bàng ngâm rượu, cũng chỉ có số ít người thử ngâm thấy uống có vị thơm ngon, hơi chát ngọt. Bạn nào thích sưu tầm rượu thì có thể ngâm thử và trải nghiệm nhé ! Công dụng của quả bàng ngâm rượu cũng không được nói đến trong các sách và cũng chưa có nghiên cứu cụ thể nào nên chúng tôi không cung cấp thông tin này cho bạn đọc được. Xin cảm ơn !
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu công dụng của cây bàng với sức khỏe như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gì đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của cây atiso với sức khỏe như thế nào
>>> Công dụng của rau ngổ với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của rau húng lủi với sức khỏe con người như thế nào
Viết bình luận