Atiso là loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Vậy công dụng của cây atiso với sức khỏe như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Atisô là loại cây thấp, cao khoảng 1-2 m, thân và lá có lông trắng như bông. Atisô còn có tác dụng trong việc bảo vệ sức khoẻ, giải nhiệt cho cơ thể và đặc biệt là loại cây này còn giúp chúng ta chống, ngăn ngừa một số bệnh như ung thư, phục hồi chức năng gan… Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết công dụng của cây atiso với sức khỏe như thế nào.
* Tổng quan về cây atiso
Atisô là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50 - 80 cm.
Những cây atisô được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến Anh. Atisô tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha. Ngày nay, atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt.
Hiện nay, người ta trồng atisô không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm thuốc. Hoạt chất chính của atisô là cynarine (Acide 1- 3 dicaféin quinic). Ngoài ra còn có inulin, inulinaza, tanin, các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri... Atisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận. Tuy chất cynarine đã tổng hợp được nhưng người ta vẫn dùng chế phẩm từ cao lá atisô tươi. Trên thế giới, biệt dược Chophytol của hãng Rosa (Pháp) là thông dụng hơn cả.
Atisô có thân cao, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông. Lá to, dài, mọc so le; phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và ngắn. Cụm hoa hình đầu, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống. Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng
Atisô là cây thuốc nguồn gốc Ðịa Trung Hải, được người Pháp di thực vào trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay ở các vùng có khí hậu ôn đới như Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Sapa (Lào Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc). Ðến nay atisô được phát triển trồng ở nhiều nơi, kể cả vùng đồng bằng như Hải Dương cây vẫn phát triển tốt.
Thành phần hóa học: Cây Atiso có chứa nhiều hợp chất quý có lợi cho cơ thể như: Các acid hữu cơ, Flavonoid, Cynaopicrin và nhiều loại khoáng chất khác.
* Công dụng của cây atiso với sức khỏe
Atiso có nhiều công dụng y học và gần như không có tác dụng phụ. Nó thường được dùng để kích thích sự tiết dịch của gan. Người ta cho rằng tác dụng này sẽ giúp giảm triệu chứng ợ nóng và xây xẩm sau khi say xỉn.
Không chỉ được dùng cho các bệnh về gan, tác dụng của atiso còn mở rộng sang phòng chống xơ vữa động mạch và chống tăng mỡ trong máu hoặc trị chứng khó tiêu. Atiso có khả năng giảm lượng cholesterol trong máu, giúp tăng sự thèm ăn, giúp hỗ trợ tiêu hóa và trị chứng khó tiêu ở dạ dày. Nó còn có tính năng chống oxy hóa và bảo vệ gan.
Các tác dụng của atiso về mặt y tế bao gồm:
- Giữ nước (phù)
- Viêm khớp
- Các vấn đề về gan
- Trị rắn cắn
- Thiếu máu, hạ huyết áp
- Hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Các vấn đề về thận, ngăn ngừa sỏi mật
- Nhiễm trùng bàng quang, giúp lợi tiểu
- Dùng như nước dưỡng da hoặc kích thích làm lành da.
- Điều trị cholesterol cao, giúp hạ thấp lượng đường trong máu
- Khả năng giảm chất béo, chẳng hạn như giảm cholesterol trong máu của atiso, là nhờ hai thành phần cynarin và luteolin của loại hoa này.
Phân biệt Atiso xanh và đỏ:
1. Hoa atiso xanh: Hoa atiso xanh tên khoa học là Cynara Scolymus, thuộc họ nhà cúc. Bông mọc ra có lông tơ mềm bao phủ, cây cao từ 1-2m. Ở Việt Nam có hai vùng trồng atiso xanh nổi tiếng là Đà Lạt và Sapa.
Tác dụng của atiso xanh với cơ thể bao gồm:
- Cải tạo và làm đẹp da.
- Giảm chứng buồn nôn.
- Giúp gan đào thải chất độc.
- Đánh tan cholesterol xấu.
- Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Chống lại quá trình oxy hóa.
- Bổ sung chất xơ cho cơ thể.
- Ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
- Ngăn ngừa sự hình thành khối u ung thư.
- Kích thích sự điều tiết và lưu thông tuyến mật.
2. Hoa atiso đỏ: Hoa atiso đỏ có tên khoa học là Hibiscus Sabdariffa, thuộc họ nhà cẩm quỳ. Cây cao từ 1,5-2m, hoa màu đỏ và có nguồn gốc từ Tây Phi. Hoa atiso đỏ đã du nhập vào nước ta từ những năm 1970 của thế kỉ trước và không có họ hàng gì với hoa atiso xanh họ cúc.
Hoa atiso đỏ hay còn gọi là bụp giấm có một số tác dụng sau:
- Chống cảm lạnh, cúm.
- Chống nấm và bệnh ngoài da.
- Điều hòa cholesterol trong máu.
- Ngăn ngừa và trị ho, ngăn ngừa viêm họng và cảm cúm.
- Kháng khuẩn, giúp cơ thể tăng sức đề kháng và hoạt động hệ miễn dịch.
- Chống co thắt, tẩy ký sinh trùng đường ruột và kháng khuẩn. (Sharaf, 1962)
- Lợi tiểu, lợi mật, hạ nhiệt, hạ huyết áp, giảm độ nhớt của máu và kích thích nhu động ruột.
- Ức chế men amylase, làm giảm sự hấp thu đường và tinh bột, từ đó góp phần giảm cân.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của cây atiso với sức khỏe như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gì đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của rau ngổ với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của rau húng lủi với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của cải thìa với sức khỏe con người như thế nào
Viết bình luận