Công dụng của ngải cứu với sức khỏe như thế nào?

Ngải cứu vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc. Ngải cứu được chế biến thành nhiều món ăn bài thuốc khác nhau có công dụng tốt cho sức khỏe. Công dụng của ngải cứu như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Ngải cứu có vị đắng hơi cay, mùi hắc, tươi thì tính ấm, khô thì tính nóng có tác dụng làm tan hàn thấp, thông kinh, sát trùng... Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Công dụng của ngải cứu với sức khỏe như thế nào

1. Tổng quan về cây ngải cứu

Tên gọi khác:

Thuốc cứu, Ngải diệp, Nhả ngải (Tày), cỏ Linh ly (Thái), Quá sú (H’Mông), Ngỏi (Dao).

Bộ phận dùng:

Phần trên mặt đất thu hái khi cây có hoa, dùng tươi hay phơi khô trong râm. Nếu tán nhỏ rồi rây lấy phần lông trắng thì được ngải nhung.

Mô tả cây:

Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,40-1m. Thân cành mọc sum sê, có rãnh và lông nhỏ. Lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu xanh lục sẫm, nhẵn hoặc có ít lông, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng; những lá ở ngọn có hoa không chẻ.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành chùm kép mang nhiều đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt; tổng bao gồm những lá bắc nguyên giống như những vảy có lông; đầu mọc chúc xuống cùng phía, hình trứng cụt, mang hoa cái hoặc hoa lưỡng tính trên cùng một cụm hoặc ở những cụm khác nhau; thường hoa cái chiếm nhiều hơn; hoa không có mào lông; tràng hoa cái có ống mảnh, cụt hoặc có 2 răng ở đầu, tràng hoa lưỡng tính hình phễu, có 5 thùy uống cong ra phía ngoài; nhị 5.

Quả bế, thuôn nhỏ, không có túm lông.

Toàn cây có mùi thơm hắc.

Mùa hoa quả: tháng 10-12.

+ Phân bố:

Ngải cứu có nguồn gốc từ vùng ôn đới ấm châu Âu hoặc châu Á, hiện nay cây được trồng và trở nên hoang dại hóa ở vùng nhiệt đới Nam Á, Đông – Nam Á và Ấn Độ, Pakistan, Srilanca, Bangladesh, Lào, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc …Ở Việt Nam, cây được trồng từ lâu đời trong nhân dân từ nam đến bắc. Ở độ cao từ khoảng 800m trở lên, có cây ngải dại mọc tự nhiên rất nhiều ở tỉnh Lào Cai( Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương, Than Uyên); Lai Châu ( Phong Thổ, Sìn Hồ, Tuần Giáo, Tủa Chùa); Yên Bái (Mù Cang Chải); Cao Bằng (Trùng Khánh, Bảo Lạc); Lạng Sơn (Vùng Mẫu Sơn); Hòa Bình (Mai Châu) và Hà Giang…chính ngải dại nguồn dược liệu được khai thác thường xuyên, mỗi năm phải đến 1000 tấn để sản xuất thuốc. Còn Ngải cứu trồng chỉ được sử dụng tại chỗ, trong phạm vi nhân dân.

Ngải cứu là cây ưa ẩm, có thể hơi chịu bóng, thường được trồng phân tán trong các vườn gia đình, hay các vườn thuốc của các cơ sở y học dân tộc. Cây mọc thành từng khóm, nếu không bị thu hái, tỉa thưa sẽ nhanh chóng bò lan tạo thành đám lớn khó phân biệt giữa các cá thể. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân - hè; về mùa đông, phần thân cành trên mặt đất có hiện tượng tàn lụi một phần. Ngải cứu ra hoa quả nhiều hàng năm, song hạt không được sử dụng để gieo trồng.

Thành phần hóa học:

- Toàn cây Ngải cứu chứa tinh dầu có hàm lượng 0,20 – 0,34%. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là các monoterpen và sesquiterpen. Gồm 1,8‑cineol, camphor, terpinen 4‑O‑l, β‑pinen, (–)‑borneol, mycren và vulgrin (là những thành phần ít thay đổi) còn thuyon (α hoặc ) thường có mặt với hàm lượng thấp hoặc đôi khi không có (PROSEA – 1999). Ngoài ra còn dehydromatricaria ester, tetradecatrilin, tricosanol, aracholalcol.

- Các flavonoid hầu hết là 3-0- flavonol luterosid, một triterpene là fermenol. Đáng chú ý là hợp chất sesquiterpenlacton rất phổ biến trong chi artemisia, nhưng hiếm thấy trong Ngải cứu. Người ta mới phát hiện một chất là psilostachyin trong một mẫu Ngải cứu ở Nam Tư (cũ).

- Trong Ngải cứu Việt Nam, có nhiều chất màu indigo – base, gần 50 hợp chất đã phân tích và xác định có trong lá chủ yếu là β caryophylen 24% và β cubedene 12% ( PROSEA -1999).

+ Tác dụng dược lý:

- Theo tài liệu nước ngoài các chất herniarin và umbelliferon tồn tại trong than, lá ngải chân vịt có tác dụng an thần, lợi mật, kháng khuẩn, diệt giun sán, cầm máu. Chất herniarin còn có tác dụng bảo vệ gan để điều trị viêm gan. Chất lactiflorenol trong tinh dầu có tác dụng bình suyễn, kháng khuẩn.

- Theo kinh nghiệm dân gian, Ngải cứu được dùng chữa bế kinh, đau bụng kinh,  kinh nguyệt không đều, đại tiểu tiện ra máu, ho, vết thương dồn dập.

- Tại Châu âu Ngải cứu được sử dụng kích thích tiết dịch dạ dày ở bệnh nhân chán ăn, chống đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chuột rút, nhiễm giun sán, động kinh, nôn, các vấn đề về kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều.

2. Công dụng của ngải cứu với sức khỏe con người như thế nào?

+ Ngải cứu giúp an thai:

Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Ngải cứu không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.

+ Ngải cứu trị mụn, mẩn ngứa:

Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.

+ Ngải cứu làm thuốc điều kinh:

Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g).

Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

+ Ngải cứu chữa đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt:

Lấy 300gr ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong 1-2 tuần.

Công dụng của ngải cứu với sức khỏe như thế nào

+ Ngải cứu giúp lưu thông máu lên não:

Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn.

+ Ngải cứu trị cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh:

Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.

+ Chữa kém ăn, cơ thể suy nhược:

Lá ngải cứu còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược giúp bạn ăn ngon, ngủ sâu, việc hấp thụ dinh dưỡng cũng trở nên hiệu quả hơn. Bạn có thể dụng khoảng 250gram ngải cứu kết hợp với 10gram đinh quy, 20gram câu kỷ tử, 1 con gà ác hoặc gà ri (khoảng 150gram), 2 quả lê… cùng ½ lít nước, thêm các gia vị vừa ăn.

Sau đó, đun đến khi sôi rồi hạ nhỏ lửa dần và hầm đến khi còn ít nước, khoảng 250ml nước. Bài thuốc này bạn nên chia thành 5 lần ăn trong ngày và ăn liên tục trong khoảng 2 tuần để mang lại hiệu quả cao.

+ Bổ máu và giúp lưu thông máu:

Với công dụng này nên chế biến thành món trứng rán ngải cứu. Cắt nhỏ ngải cứu đánh tan với một quả trứng và rán lên ăn với cơm, các đặc tính tốt của ngải cứu và trứng như giàu protein, andenin, cholin… sẽ giúp khi huyết lưu thông, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, bạn có thể dùng ngải cứu để chế biến món ăn như món trứng rán ngải cứu bổ sung vào thực đơn ăn để tăng cường lưu thông máu đến não.

+ Giảm mỡ bụng:

Không chỉ chế biến thành các món ăn, bạn có thể dùng một bó ngải cứu to rang với 1kg muối cho đến khi dậy mùi, rồi cho vào túi nhỏ và dùng chườm lên bụng mỗi ngày khoảng 2 lần sẽ có tác dụng đánh tan mỡ thừa, mềm cơ bụng, giữ ấm, ngăn ngừa tóa bón, bệnh phụ khoa hoặc đau lưng do mang thai v.v… Kiên trì thực hiệu để mang lại kết quả tốt nhất.

+ Sơ cứu vết thương, giúp cầm máu:

Từ lâu, trong kinh nghiệm dân gian, lá ngải cứu đã được biết đến với công dụng này. Vì vậy, trong trường hợp bị thương, mất máu, người ta có thể giã nát lá ngải cứu tươi cùng với 1/3 thìa cà phê muối rồi đắp lên vết thương để cầm máu và giảm đau nhức.

3. Lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu.

Tuy công dụng của lá ngải cứu rất lớn nhưng bên cạnh đó vẫn tìm ẩn khả năng gây hại cho sức khỏe, ghi nhớ các lưu ý sau để bảo vệ sức khỏe:

- Lá ngải cứu có chức năng giảm đau nên sẽ gây ra các tổn thương thần kinh, gây hưng phấn quá mức, có thể dẫn đến co giật. Tốt nhất chỉ nên sử dụng 2 lần một tuần, khi không có triệu chứng bệnh không nên sử dụng, càng không dùng để nấu nước pha trà uống hằng ngày khi không điều trị bệnh lý nào liên quan.

- Đối với thai phụ: Không uống, ăn món ăn nào từ lá ngải cứu trong 3 tháng đầu thai kì. Vì trong thời gian này không sử dụng bất kì dược liệu nào.

- Tinh dầu trong lá ngải cứu tốt cho sức khỏe, nhưng cũng có thể gây ra độc tính cho gan, thận, và các quá trình trao đổi chất phức tạp khác.

- Người bị rối loạn đường ruột cấp tính: Khi ruột bị tổn thương, sử dụng ngải cứu sẽ làm khó kiểm soát quá trình điều trị bệnh đường ruột. Vì ngải cứu còn có tính năng lợi tiểu, giúp đi tiểu nhiều.

Công dụng của ngải cứu với sức khỏe như thế nào

4. Ngải cứu chữa bệnh gì?

Chữa động thai đau bụng, dọa sảy thai: Lá ngải cứu tươi 8g nhỏ chế nước vào vắt lấy 2 chén hòa với một chén mật ong đun sôi, rồi cắt 10g da trâu hòa loãng để uống (Nam dược thần hiệu).

Chữa trúng hàn thấp đau vùng tim, bụng đau lan ra hông sườn: Lấy lá ngải cứu và quế, gừng khô đều khoảng 8g, gừng sống 3 lát sau đó sắc uống nóng (Tuệ tĩnh)

Chữa đau bụng do giun: Dùng lá ngải cứu tươi 8g giã nhỏ, chế nước sôi vào vắt lấy 1 chén to, uống vào lúc sáng sớm, sau khi đã cho ăn một miếng thịt nướng, uống thuốc vài giờ sau đi ngoài thì giun ra (Nam dược thần hiệu).

Chữa đau đầu: Ngải cứu kết hợp với lá cây khuynh diệp giúp giảm đau đầu nhanh chóng, đặc biệt là rất an toàn cho các bà bầu.

Chữa bệnh ho, các bệnh hô hấp: Xông hỗn hợp lá ngải cứu với lá bưởi, lá sả giúp các bệnh hô hấp như ho, hắt hơi, sổ mũi nhanh khỏi hơn.

Trị mụn và các bệnh về da liễu: Lá ngải cứu rửa sạch rồi giã nhỏ hoặc cho vào máy xay, xay nhuyễn sẽ tạo thành một hỗn hợp mặt nạ có tác dụng trị mụn nhọt, mẩn ngứa rất an toàn.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của cây ngải cứu như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của củ cải khô như thế nào

>>> Công dụng của khoai lang với sức khỏe như thế nào

>>> Công dụng của hoa cúc như thế nào

Viết bình luận