Công dụng của cây râu mèo với sức khỏe con người như thế nào?

Cây râu mèo được lấy tên bởi hình dáng của hoa khi nở rất giống râu con mèo. Cây râu mèo được dân gian dùng làm thảo dược trị nhiều bệnh. Cây râu mèo được sử dụng lâu đời trong rất nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh về thận tiết niệu, đái tháo đường,... Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của cây râu mèo.

Công dụng của cây râu mèo

Công dụng của cây râu mèo với sức khỏe con người như thế nào?

1. Tổng quan về cây râu mèo

Râu mèo là cây thảo, sống lâu năm, cao từ 0,3-0,5m, có khi cao hơn. Thân vuông, cứng, mọc đứng, thường có màu nâu tím, nhẵn hoặc có ít lông, ít phân cành. Lá mọc đối, hình trứng, dài 4-6cm, gốc tròn, đầu  nhọn, gân lá nổi rõ ở mặt dưới. Cụm hoa mọc thẳng ở ngọn thân và đầu cành gồm 6-10 vòng, mỗi vòng có 6 hoa màu trắng hoặc hơi tím. Nhị mọc thò ra ngoài hoa, dài gấp 2-3 lần tràng, chỉ nhị mảnh; vòi nhụy dài hơn nhị. Mùa hoa quả vào tháng 4-7.

Ở Việt Nam, râu mèo phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi như Cao Bằng, Thanh Hóa, Hà Tây, Lâm Đồng, Phú Yên, Vũng Tàu… Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên đất giàu chất mùn ở ven rừng, gần bờ nước hoặc trong thung lũng.

Bộ phận dùng của râu mèo: Thường dùng toàn cây trên mặt đất, thu hái khi cây chưa có hoa và đem về phơi hay sấy khô.

Thu hái: cây thường được thu hái vào tháng 9 hằng năm, lúc này cây bắt đầu ra hoa nên là thời điểm thích hợp để hái. Giai đoạn này cây phát triển mạnh nhất, không quá già cũng không quá non. Cây râu mèo được thu hái bằng cách cắt toàn bộ phần thân cây.

Chế biến: cây sau khi được thu hái về sẽ đem đi rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ và phơi khô.

Thành phần hóa học trong cây râu mèo

Lá râu mèo có chứa một saponin, một alkaloid, tinh dầu, tanin, axit hữu cơ (axit tartric, axit citric, axit glycoic) và dầu béo. Lá có hoạt tính là do có hàm lượng kali cao và một glycosid đắng là orthosiphonin.

Lá khô và ngọn tươi có hoa chứa các chất vô cơ khoảng 12% với hàm lượng kali cao, flavonoid, các dẫn chất của axit cafeoic, inositol, phytosterol, saponin, tinh dầu.

2. Công dụng của cây râu mèo

+ Bảo vệ gan: chất ly trích bằng metanol từ lá râu mèo cho thấy có tác dụng bảo vệ gan bị tổn hại bởi việc dùng quá liều paracetamol.

+ Tăng sức đề kháng: các flavonoid trong râu mèo có tác dụng chống oxy hóa và bẫy gốc tự do là các chất gây tổn hại cho tế bào và hệ miễn dịch của cơ thể, do đó râu mèo còn có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể.

+ Tăng và bài tiết nước tiểu: theo các tác giả Chow S.Y.Liao J.F (Đài Loan), dịch chiết từ râu mèo trên chó thí nghiệm bằng đường tiêm truyền tính mạch với liều 18,8mg/kg/phút có tác dụng tăng cường bài tiết nước tiểu và các chất điện giải Na+ K+ Cl.

+ Hạ đường huyết: dịch chiết lá râu mèo có tác dụng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, nhưng tác dụng này không hằng định, cơ chế tác dụng, có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Acid ursolic làm giảm đường huyết, dùng trị đái tháo đường (ở Đài Loan).

+ Lợi tiểu: các tác giả G.A. Schut và J.H.Zwaving (Hà Lan) đã xác định tác dụng lợi tiểu của 2 flavon sinensetin và 3-hydroxy - 3,6,7,4 tetramethoxyflavon bằng đường tiêm tính mạch với liều lượng 10g/kg, lượng nước tiểu thu được sau 140 phút là 410mg, còn Sinensetin dùng cùng liều trên, lượng nước tiểu thu được sau 160 phút là 614mg, trong khi đó ở lô chuột đối chứng, sau 120 phút, không thu được một lượng nước tiểu nào. Hai flavon trên cùng một liều 1mg/kg có so sánh với tác dụng của hydrochlorothiazid thấy tác dụng lợi tiểu yếu hơn và xuất hiện chậm.

+ Bệnh thận và sỏi thận: theo các tác giả Ấn Độ, râu mèo rất có ích cho điều trị bệnh thận và phù thũng. Trên bệnh nhân, râu mèo có tác dụng làm kềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữa cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận. Ở Thái Lan, thí nghiệm trên những người tình nguyện khỏe mạnh, dịch râu mèo có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat; oxalat với hàm lượng cao có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Bệnh sỏi thận và cách phòng như thế nào

+ Hạ huyết áp, giảm tần số hô hấp: trên động vật thí nghiệm, chất methylripariochromene A (MRC), ly trích từ lá râu mèo cho thấy có tác dụng hạ huyết áp (đặc biệt là huyết áp tâm thu) do tác dụng giãn mạch, giảm hậu tải của tim và lợi tiểu. Trên chuột nhắt trắng, râu mèo bằng đường tiêm xoang bụng với liều 2 - 4g/kg làm giảm hoạt động vận động của chuột. Trên chó, bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch với liều 0,179g/kg có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm tần số hô hấp.

+ Hiệu quả trị mụn: trong hai cuộc thí nghiệm để trị mụn, một ở Pháp trên người châu Âu và một ở Thái Lan trên người châu Á, cho thấy một loại mỹ phẩm dạng nhũ tương có chứa 2% trích tinh lá râu mèo làm giảm chất bã nhờn và kích thước mụn trên những người da nhờn do tác dụng làm giảm isozym týp 1 của 5-alpha reductase cũng như giảm sản sinh chất squalen, một cấu tử chính tạo nên chất bã nhờn là nguyên nhân phát sinh mụn. Tác dụng của mỹ phẩm có trích tinh râu mèo tốt hơn khi so sánh với chế phẩm trị mụn thông thường chứa 1% kẽm gluconat.

Râu mèo được sử dụng độc vị hoặc phối hợp với các thuốc khác trong các chứng bệnh thống phong, thấp khớp, thấp ngoài khớp, phù nề, viêm thận, sỏi niệu, tiểu ít, viêm gan, hoàng đản, sốt nóng, cảm cúm, thủy đậu (trái rạ), sởi (ban đỏ), đái tháo đường, cao huyết áp…

3. Một số bài thuốc từ cây râu mèo

+ Trị tiểu tiện không thông (tiểu buốt, rắt): Râu mèo 40g, thài lài trắng 30g, rửa sạch cho 750ml nước, đun nhỏ lửa thêm 6g hoạt thạch, uống trong ngày. Uống liền 5 ngày. Nếu tiểu tiện bình thường thì ngừng thuốc.

+ Trị tiểu ra sỏi, tiểu ra máu và tiểu buốt: Râu mèo 40g, thài là trắng 30g, Sắc lấy nước, mỗi lần hòa thêm 6g bột hoạt thạch uống trong ngày, chia làm 3 lần. Uống liền 5 - 7 ngày.

+ Trị viêm thận mạn tính, viêm bàng quang, viêm khớp, phong thấp, viêm đường ruột: Râu mèo 40g, tỳ giải và rễ ý dĩ mỗi vị 30g. Sắc nước uống. Dùng 3 tuần nghỉ 1 tuần.

+ Trị viêm thận phù thũng: Râu mèo, mã đề, bạch hoa xà thiệt thảo, mỗi vị 30g sắc uống. Chú ý phải kết hợp dùng thuốc kháng sinh của y học hiện đại đủ liều theo phác đồ.

+ Trị thận dương suy kém kèm theo hiện tượng bụng dưới đau tức: Râu mèo 16g, mã đề 20g, rễ tranh 12g, tô mộc 12g, rễ cỏ xước 16g, rễ cây ruột gà 12g. Dược liệu khô, sắc với nửa lít nước 150 - 200ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.

Trị viêm gan siêu vi, bệnh hoàng đản, da dẻ xanh xao vàng bủng, táo bón kinh niên: Râu mèo30g, cỏ lưỡi rắn 30g, cây chó đẻ 30g, ac-ti-sô 20g, cỏ mực 30g. Dược liệu khô thêm 1 lít nước sắc còn 3/4 lít để uống trong ngày. Dùng 3 tuần lễ, nghỉ 1 tuần rồi uống tiếp trong vài ba tháng.

+ Trị táo bón kéo dài: Bông bạc khô 30g, cỏ lưỡi rắn 30g, cây chó đẻ 30g, atisô 20g, cỏ mực 30g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 1 lít nước sắc còn 3/4 lít để uống trong ngày. Dùng 3 tuần lễ, nghỉ 1 tuần rồi uống tiếp trong 1 tháng.

+ Trị đái tháo đường: Râu mèo tươi 50g, khổ qua (dây, lá, trái non, tươi) 50g, cây mắc cỡ khô 6g. Dược liệu tươi rửa sạch, bằm nhỏ, mắc cỡ sao vàng, thêm 1 lít nước sắc còn 3/4 để uống trong ngày, dùng liên tục 3 tháng đi thử máu lại.

+ Viêm thận phù thũng: Râu mèo, Mã đề, Bạch hoa xà thiệt thảo, mỗi vị 30g sắc uống. Chú ý phải kết hợp dùng thuốc kháng sinh của y học hiện đại đủ liều theo phác đồ.

+ Viêm đường tiết niệu: Râu mèo, Thài lài, Chó đẻ răng cưa, mỗi thứ 30g sắc uống.

+ Râu mèo và kim tiền thảo: Nên nhớ rằng cây râu mèo (Orthosiphon stamineus) và cây kim tiền thảo (Desmodium styracifolium) là 2 loại cây khác nhau, tuy nhiên chúng đều được ứng dụng vào cùng một bài thuốc làm giảm sự hình thành sỏi thận, đồng thời làm tăng quá trình bài tiết nước tiểu.

Bài thuốc: Uống tách biệt râu mèo và kim tiền thảo: râu mèo sắc uống mỗi ngày 8-12g, kim tiền thảo từ 10-30g. Cách nấu: mỗi loại nấu riêng trong khoảng 500ml nước, chia 2-3 lần uống trong ngày. Nên uống lúc còn ấm trước khi ăn cơm. Dùng nhiều ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

+ Râu mèo và dây gắm: Đây là một bài thuốc giúp chữa và điều trị bệnh gút vô cùng hiệu quả được ông cha ta thử nghiệm qua nhiều thế hệ

Bài thuốc: 20g râu mèo và 30g dây gắm, đem đi rửa sạch cả 2 loại thảo dược kể trên sau đấy bỏ vào ấm sắc lấy nước trong ngày. Kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian dài sẽ giúp hạn chế được những triệu chứng từ bện gút gây ra.

+ Râu mèo và cây chó đẻ răng cưa: Đây là bài thuốc dùng để hỗ trợ trong việc điều trị căn bệnh sỏi niệu đạo, những bệnh liên quan đến đường tiết niệu

Bài thuốc: Chuẩn bị nguyên liệu bào gồm cây râu mèo, chó đẻ răng cưa, thài lài mỗi loại 30g. Sau đó người bện đem đi rửa sạch và sao vàng sắc lấy nước uống hàng ngày sẽ thấy hiện tượng đái buốt ro viêm nhiễn đường tiết niệu khuyên giảm rõ ràng.

+ Râu mèo và mướp đắng, trinh nữ: Điều trị vô cùng hiệu quả căn bệnh đái tháo đường nếu áp dụng theo bài thuốc sau đảm bảo bệnh nhân sẽ thấy căn bệnh của mình sẽ đỡ hẳn.

Bài thuốc: Chuẩn bị 50g mỗi loại râu mèo, mướp đắng, cây trinh nữ. Sau đó đem tất cả những vị thuốc kể trên đi rửa sạch và phơi dưới nắng to, nếu không có nắng thì có thể đem đi sao vàng. Đem sắc với 600ml nước đến khi nước cạn còn khoảng 1/3 là có thể tắt bếp để sử dụng. Nên chia làm 2 lần uống mỗi ngày sau bữa ăn để hiệu quả đem lại là tốt nhất

+ Râu mèo, cỏ mực:

Nguyên liệu: Râu mèo, cỏ lưỡi rắn, cây chó đẻ, cỏ mực mỗi loại 30g; cây actiso 20g

Cách làm: Rửa sạch phơi khô các vị thuốc kể trên sau đó đem sắc nước uống mỗi ngày 3 lần.

Bài thuốc này ngoài công dụng chữa viêm gan siêu vi ra thì cũng có thể được sử dụng để chữa các bệnh. Như hoàng đản, da dẻ xanh xao do mới ốm dậy, trị chứng táo bón kinh niên chữa mãi không khỏi

Chú ý: Những bài thuốc kể trên để tiên cho việc sử dụng và bảo quản thì người bệnh có thể sơ chế với số lượng lớn. Sau đấy lấy ra sử dụng dần tùy thuộc vào nhu cầu. Trong khi bảo quản thì người bệnh nên để ở những nơi khô thoáng để tránh ẩm mốc có thể dẫn tới hỏng thuốc

4. Lưu ý khi sử dụng cây rau mèo chữa bệnh

Cây râu mèo là cây thuốc đã được chứng minh là có khả năng chữa trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên không phải cứ sử dụng loài cây này nhiều cũng tốt cho sức khỏe.

Cây râu mèo sử dụng với liều lượng thông thường không gây độc tính. Nhưng tránh sử dụng thường xuyên và lâu dài với liều cao vì có thể gây mất nước, mất cân bằng điện giải do tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ mạnh.

Phụ nữ có thai, nhất là trong ba tháng đầu cần cân nhắc kĩ, hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Trẻ em dưới 10 tuổi và người già yếu tốt nhất không nên sử dụng. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để biết cách sử dụng. Nếu có hiện tượng lạ thường trong cơ thể sau khi sử dụng thuốc, bạn hãy đến ngay bệnh viện để được chữa trị hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của táo đỏ mỹ như thế nào

>>> Công dụng của cây atiso với sức khỏe như thế nào

>>> Công dụng của cây chìa vôi như thế nào

Viết bình luận