Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu - BNC medipharm

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm và phổ biến ở phụ nữ hàng đầu hiện nay. Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu là câu hỏi của nhiều người. Ung thư cổ tử cung luôn là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ, bởi vì bệnh ung thư cổ trử cung có tỷ lệ mắc bệnh chỉ đứng sau bệnh ung thư vú, và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Căn bệnh này nguy hiểm như vậy nhưng nếu phát hiện được sớm thì sẽ điều trị được. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu.

Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu

* Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Theo các chuyên gia thì không thể trả lời chính xác được câu hỏi bởi vì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cũng như tùy cơ địa của từng người. Tuy nhiên những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như có thể đoán được thời gian sống sau khi phát hiện ra căn bệnh.

+ Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu tỉ lệ sống sót sau 5 năm là hơn 90%

+ Ung thư cổ tử cung giai đoan 2 tỷ lệ sống sau 5 năm là 50- 60%

+ Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 tỷ lệ sống sau 5 năm là 25- 35%

+ Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối tỷ lệ sống ít hơn 15%

* Dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung

+ Khó chịu khi tiểu: Ung thư cổ tử cung cũng có thể gây khó chịu khi tiểu, gắt buốt.

+ Đau vùng chậu: Cơn đau âm ỉ, xảy ra bất cứ lúc nào trong tháng và thường xuyên hơn.

+ Giảm cân không rõ lý do: Thường gặp ở giai đoạn muộn, sụt cân cho thấy bệnh đang tiến xa.

+ Mệt mỏi liên tục: Cơ thể thiếu máu và suy giảm miễn dịch. Cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng dù đã nghỉ ngơi.

+ Rối loạn kinh nguyệt: Ung thư cổ tử cung có thể khiến kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn bình thường, rong kinh.

+ Đau chân: Khối ung thư lan ra làm tắc nghẽn dòng máu, gây sưng và đau chân. Đau có xu hướng liên tục và tăng theo thời gian.

Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu

+ Tiểu không kiểm soát: Tiểu khó, lắt nhắt, đôi lúc kèm máu, không tự chủ là dấu hiệu cảnh báo ung thư đã lan rộng ra ngoài cổ tử cung.

+ Huyết trắng: Huyết trắng lúc đầu ít, sau tăng dần, có thể loãng hay nhầy, trắng đục hoặc lẫn máu nhầy như máu cá, lâu ngày có mùi hôi.

+ Đau sau quan hệ: Quan hệ tình dục đau là dấu hiệu quan trọng cảnh báo tổn thương ở đường sinh dục, trong đó có ung thư cổ tử cung.

+ Chảy máu âm đạo bất thường: Khối ung thư phát triển kích thước, ăn lan sang các mô lân cận, tạo ra mạch mới, dễ vỡ, gây chảy máu. Chảy máu bất thường xảy ra giữa kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục, sau mãn kinh. Máu thường đỏ tươi, lượng ít, tự ngưng nhưng sau đó lặp lại và tăng dần.

* Cách phòng bệnh ung thư cổ tử cung

+ Thực hiện kế hoạch hoá gia đình: Bạn chỉ nên sinh hai con và các lần sinh con phải cách nhau đủ để cổ tử cung được hồi phục và khoẻ mạnh. Sinh con ít cũng là cách để phụ nữ chúng ta có được cuộc sống thoải mái và hạnh phúc hơn.

+ Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý: Trong thực đơn của bạn, bạn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại Vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, hãy hạn chế những đồ uống, thực phẩm không tốt cho cơ thể như đồ ăn nhanh, thức uống có cồn, chất kích thích.

+ Tiêm vacxin phòng ngừa virus HPV: Chủ động tiêm vacxin HPV để phòng bệnh có thể giảm thiểu được nguy cơ nhiễm virus HPV. Từ 9 - 26 tuổi, bạn có thể chủ động tiêm vacxin phòng ngừa căn bệnh này tại các cơ sở uy tín. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có hiệu quả khi bạn chưa quan hệ nam nữ. Trong trường hợp đã trải qua chuyện chăn gối rồi thì việc tiêm phòng vẫn có thể thực hiện được nhưng hiệu quả của thuốc sẽ giảm sút rõ rệt.

+ Tuyệt đối không hút thuốc và tránh xa những người hút thuốc lá: Các chất có trong khói thuốc lá là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của bạn bị suy giảm, từ đó khả năng chống lại virus HPV suy giảm nghiêm trọng. Tránh xa thuốc lá và khói thuốc lá để bảo vệ sức khoẻ của bạn (ảnh: Internet)Trong thuốc là có rất nhiều chất gây ung thư cổ tử cung. Các chất này sẽ khiến cho quá trình di chuyển của mã di truyền ung thư trở nên nhanh hơn. Cũng chính các chất này khiến HPV tác động lên các tế bào của cổ tử cung nghiêm trọng hơn.

+ Không yêu quá sớm và bừa bãi: việc quan hệ nam nữ quá sớm và bừa bãi sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Chính vì thế để đảm bảo sức khoẻ của chính mình bạn cần phải xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh. Số lượng phụ nữ bị ung thư buồng trứng ngày càng tăng. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu 9 dấu hiệu ung thư buồng trứng dưới đây để chị em không may mắc phải có thể sớm chữa trị nhé! Ung thư buồng trứng ngày càng phổ biến, xuất hiện nhiều ở phụ nữ béo phì, lớn tuổi hay gia ...

Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu

+ Giữ vệ sinh âm đạo sạch sẽ và thường xuyên khám phụ khoa định kì: Viêm nhiễm phụ khoa nếu không chữa khỏi trong thời gian dài sẽ dẫn đến ung thư cổ tử cung, vì thế bạn hãy chú ý: Vệ sinh âm đạo đúng cách, không dùng vòi sen hay thụt rửa không đúng cách. Không mặc quần quá chật. Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ lành tính, chất lượng để giữ âm đạo luôn khô thoáng. Trong thời gian hành kinh nên cẩn thận hơn trong vấn đề vệ sinh. Tuyệt đối không nên “yêu” trong khi đang có kinh nguyệt vì tử cung của bạn sẽ yếu và dễ bị viêm nhiễm trong khoảng thời gian này. Khám phụ khoa khi âm đạo có các biểu hiện bất thường và trị dứt điểm để tránh trường hợp bị ung thư cổ tử cung.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Mách bạn:

Những người đang bị ung thư nên tham khảo những loại thuốc phòng và chữa ung thư sau:

>>> Paw paw cell reg tăng cường miễn dịch phòng ngừa bệnh ung thư

>>> Thuốc Vidatox Plus - Hỗ trợ điều trị ung thư

>>> Fucoidan Mỹ - Tăng cường miễn dịch, phòng chống ung thư

Viết bình luận