Vitamin H hay vitamin b7 là một vitamin nhóm B quan trọng cho sức khỏe con người. Vây vitamin h có tác dụng gì với sức khỏe là câu hỏi của nhiều người. Vitamin H liên quan đến các phần đề như tóc, làn da bằng cách tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất giúp cơ thể chắc khỏe từ bên trong nói chung và sức khỏe của từng cơ quan nói riêng. Khi thiếu hụt vitamin H, cơ thể sẽ nhanh chóng phản hồi bằng các triệu chứng như tóc rung, màu tóc yếu đi, tinh thần xuống dốc, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán nản trong người. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem vitamin h có tác dụng gì với sức khỏe con người.
1. Tổng quan về vitamin h
Biotin còn được gọi là vitamin H, vitamin B7, là một vitamin rất quan trọng cho tóc và móng. Biotin có tác dụng giúp tóc mọc nhanh, khỏe và dày hơn. Biotin còn có vai trò ổn định đường huyết. Thiếu biotin gây rụng tóc, móng giòn, dễ gãy.
Biotin là một vitamin cần thiết cho sự hoạt động của các enzym chuyển vận các đơn vị carboxyl và gắn carbon dioxyd và cần cho nhiều chức năng chuyển hóa, bao gồm tân tạo glucose, tạo lipid, sinh tổng hợp acid béo, chuyển hóa propionat và dị hóa amino acid có mạch nhánh. Chế độ ăn uống cung cấp mỗi ngày 150 - 300 microgam biotin được coi là đủ. Một phần biotin do vi khuẩn chí ở ruột tổng hợp cũng được hấp thu.
Nguồn cung cấp từ thức ăn: Thịt, lòng đỏ trứng, sữa, cá và loại quả hạt có nhiều botin. Biotin bền vững khi đun nóng, nhưng kém bền trong môi trường kiềm. Thiếu hụt biotin ở người có thể xảy ra ở những tình trạng sau: Thiếu dinh dưỡng protein năng lượng; ăn dài ngày lòng trắng trứng sống (có chứa avidin là một glycoprotein, liên kết mạnh với biotin, do đó ngăn cản sự hấp thu chất này); nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa mà không bổ sung biotin ở những người bệnh kém hấp thu; ở người có khiếm khuyết bẩm sinh về các enzym phụ thuộc biotin.
Các dấu hiệu và triệu chứng thiếu hụt biotin bao gồm viêm da bong, viêm lưỡi teo, tăng cảm, đau cơ, mệt nhọc, chán ăn, thiếu máu nhẹ và thay đổi điện tâm đồ và rụng tóc. Tuy nhiên, các triệu chứng này đều đáp ứng với biotin liều thấp.
Hầu hết mọi người đều nhận đủ lượng vitamin H cần thiết từ chế độ ăn uống lành mạnh. Nhiều chuyên gia cho biết bổ sung thêm biotin có thể điều chỉnh lượng đường trong máu, kích thích mọc tóc, thúc đẩy làn da và móng khỏe mạnh, cũng như giúp các bà mẹ mang thai sinh con khỏe mạnh hơn.
+ Nhu cầu biotin vitamin H hàng ngày:
- Lượng đầy đủ: Người lớn trên 18 tuổi thường được khuyên nạp từ 30 - 100 microgam (mcg) biotin mỗi ngày. Phụ nữ mang thai và cho con bú là 35 mcg. Lượng hấp thụ vitamin H đầy đủ ở trẻ em cụ thể như sau:
Trẻ sơ sinh 0 - 12 tháng: 7 mcg;
Trẻ 1 - 3 tuổi: 8 mcg;
Trẻ 4 - 8 tuổi: 12 mcg;
Trẻ 9 - 13 tuổi: 20 mcg;
Thanh thiếu niên 14 - 18 tuổi: 25 mcg.
Mang bầu khi uống thuốc điều trị cường có ảnh hưởng thai nhi không?
Phụ nữ mang thai cần bổ sung biotin theo hướng dẫn của bác sĩ
- Thừa biotin: Do có tính hòa tan trong nước, lượng biotin dư thừa sẽ ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu một cách đơn giản. Thông thường, hầu hết mọi người đều hấp thụ các chất bổ sung vitamin H dễ dàng.
Tuy nhiên, một số người có thể gặp vài tác dụng phụ nhẹ, như buồn nôn và các vấn đề tiêu hóa. Chưa ghi nhận triệu chứng độc tính nào liên quan đến việc bổ sung quá nhiều biotin.
- Thiếu biotin: Không có xét nghiệm giúp phát hiện nồng độ biotin thấp. Vì vậy tình trạng này thường được xác định bởi các triệu chứng, bao gồm:
Tóc mỏng, rụng tóc;
Móng giòn;
Đau cơ;
Thay đổi ngoài da, phát ban đỏ có vảy quanh mắt, mũi và miệng;
Lưỡi đỏ tươi, sưng và đau;
Khô mắt;
Có vết nứt ở khóe miệng
Trầm cảm;
Mệt mỏi, chán ăn;
Ảo giác, mất ngủ;
Ngứa ran ở tay và chân.
Nồng độ vitamin B7 thấp có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai, bệnh nhân truyền thức ăn qua ống dài hạn, bị suy dinh dưỡng, giảm cân nhanh chóng, hoặc có một tình trạng di truyền cụ thể. Người hút thuốc lá hoặc mắc bệnh tiểu đường cũng thường có nồng độ biotin trong máu thấp.
2. Vitamin H có tác dụng gì?
+ Điều tiết lượng đường trong cơ thể:
Vitamin H còn có khả năng tham gia vào quá trình sản xuất đường huyết trong cơ thể nhờ khả năng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo và đạm. Chính vì vậy, vitamin H đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống, nguồn năng lượng bên trong cơ thể. Đó cũng là lý do, khi thiếu vitamin H, cơ thể sẽ ngay lập tức rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán nản.
Chưa kể, vitamin H còn có thể điều tiết lượng đường trong cơ thể ở mức độ vừa phải. Cơ thể hoạt động ở mức độ tốt nhất mà không bị dư thừa lượng đường nhiều. Ai cũng biết rằng khi lượng đường trong cơ thể tăng cao có thể dẫn đến các bệnh lý về tim, thận, thần kinh, hay mắt. Bởi khi lượng đường trong máu tăng cao rất dễ dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch.
Trong khi đó, lượng đường tăng cao có thể do sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa chất béo, chất đạm tạo ra đường. Mà vitamin H cũng là 1 nhân tố góp phần trong quá trình đó. Vì vậy, vitamin H đặc biệt quan trọng với sức khỏe cơ thể.
+ Tăng khả năng phát triển ở trẻ nhỏ:
Đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển thì việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất là điều vô cùng quan trọng. Vitamin H cũng không ngoại lệ. Thêm vào đó, vitamin H còn đóng góp trong việc giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa, trao đổi chất, tổng hợp protein thuận lợi hơn, nhanh hơn.
Nhờ vậy, những đứa trẻ được bổ sung đầy đủ vitamin H sẽ có hệ thần kinh phát triển tốt, tủy xương khỏe. Vì vitamin H tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra các mô thần kinh, tủy xương cũng như tuyến mồ hôi hoạt động tích cực.
+ Chống các bệnh về tim mạch:
Chính nhờ khả năng tham gia vào các quá trình chuyển hóa, trao đổi chất và điều tiết lượng đường huyết trong cơ thể mà vitamin H còn có khả năng chống lại các bệnh về tim mạch. Ngoài việc chuyển hóa, điều tiết lượng đường huyết, vitamin H còn giúp làm tiêu giảm các cholesterol xấu. Nhờ vậy sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Các bệnh về tim mạch như xơ vữa, hay nhồi máu cơ tim, đột quỵ cũng được ngăn ngừa.
+ Chăm dưỡng làn da:
Vitamin H vốn mệnh danh là vitamin của sắc đẹp. Bởi khả năng làm thúc đẩy quá trình tăng sinh tế bào của da, chống lại quá trình lão hóa da đến sớm. Nhờ vậy mà làn da chắc khỏe từ bên trong, săn chắc, căng mịn.
Trị mụn trứng cá: Không chỉ trong nghiên cứu mà nhiều trường hợp thực tế cũng đã chỉ ra rằng, vitamin H có khả năng hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả. Vitamin H tham gia vào các quá trình giúp da chắc khỏe, đồng thời cũng hạn chế mụn thông qua các quá trình chuyển hóa mỡ, chất bã nhờn, và thanh lọc độc tố cho gan.
+ Nuôi dưỡng và phòng chống dị tật thai nhi:
Trong thời gian mang thai, các thai phụ sẽ được bác sĩ khuyên nên bổ sung đầy đủ các thực phẩm để đảm bảo cung cấp cho cơ thể trọn vẹn các dưỡng chất, đặc biệt là các loại vitamin. Vì thế vitamin H cũng nằm trong danh sách cần được bổ sung.
Vitamin H giúp lượng đường huyết của thai phụ ổn định hơn, các quá trình trao đổi chất, chuyển hóa tế bào diễn ra một cách hoàn thiện, hạn chế gây nên các tình trạng rối loạn trong suốt quá trình thai kỳ. Nhờ vậy, thai nhi cũng chống được các dị tật bẩm sinh.
Dưỡng tóc và móng: Vitamin H tham gia trực tiếp đến việc thúc đẩy tạo ra các tế bào mới, protein. Vì vậy nên, đối với tóc và móng tay khi cơ thể bổ sung vitamin H đầy đủ sẽ chắc khỏe hơn, hạn chế tình trạng rụng tóc, tóc yếu dễ gãy hay xuống màu tóc. Móng tay cũng vì thế khỏe hơn, hạn chế bị trầy, xước hay gãy móng.
3. Cách bổ sung vitamin H
Theo những chia sẻ kể trên về công dụng, vitamin H xứng đáng là loại dưỡng chất cần được bổ sung cho cơ thể. Khi thiếu vitamin H cơ thể sẽ nhanh chóng gặp phải nhiều bệnh lý từ chán nản, mệt mỏi cho đến các bệnh lý về tim mạch nguy hại.
+ Bổ sung bằng thực phẩm:
Vitamin H có nhiều trong thực phẩm tự nhiên: gan, ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt như đậu phộng, quả óc chó, hạnh nhân, quả bồ đào, đậu nành và bánh mì, men bia và rượu bia, Sữa chua, cá hồi, cá tuyết, cá ngừ, sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng bên cạnh vitamin H, trong các thực phẩm kể trên còn đi kèm nhiều dưỡng chất và hoạt chất khác nhau. Do vậy, khi bổ sung các thực phẩm này bạn cũng cần chú ý về mặt liều lượng để tránh việc dung nạp quá nhiều vào cơ thể lại vô tình gây hại nên những căn bệnh khác.
Thêm vào đó, khi bổ sung bằng thực phẩm chắc chắn bạn sẽ cần phải chế biến. Và trong quá trình này nên tuân thủ một số nguyên tắc để tránh làm mất đi chất dinh dưỡng. Điển hình không nên nấu quá lâu, nêm nếm tránh cho nhiều gia vị như mặn, ngọt, cay hay không nên nấu nhiều dầu mỡ. Không chỉ riêng với làn da mụn mà với cách chế biến thực phẩm không khoa học còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.
+ Bổ sung bằng thực phẩm chức năng:
Nếu bạn bị thiếu hụt nhiều vitamin H thì nguồn bổ sung từ thực phẩm có lẽ sẽ không đủ để giúp bạn cải thiện các vấn đề liên quan đến vitamin H. Do vậy, bạn cần một nguồn bổ sung dồi dào hơn như thực phẩm chức năng. Các sản phẩm này có ưu điểm là chứa hàm lượng Vitamin H- Biotin tương đối lớn, có thể nhanh chóng làm thuyên giảm đi các tình trạng bệnh lý sớm.
Thêm vào đó, các sản phẩm chức năng với thành phần vitamin H được điều chế ở dạng phân tử dễ hấp thụ nhất. Vì vậy mà, nhiều bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh nên bổ sung thực phẩm chức năng.
Tuy nhiên, thực phẩm chức năng do hàm lượng lớn nên cần cẩn trọng trong quá trình sử dụng.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để được chỉ định cụ thể về liều lượng, khoảng thời gian sử dụng để tránh kéo dài quá lâu khiến lượng vitamin H tăng cao.
Tránh dùng liều lượng quá nhiều một lúc khiến vitamin H tăng đột biến rất dễ gây nên các hiện tượng tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Bạn cần thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng, hay các bệnh lý đang gặp phải để bác sĩ có chỉ định phù hợp.
Ngoài ra nếu đang điều trị bệnh lý toàn thân với thuốc thì cũng cần thông báo với bác sĩ để tránh xảy ra các tương tác với thuốc.
Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
4. Cách hấp thu Biotin dễ dàng nhất
Sự thiếu hiệu Biotin là một trong những nguyên nhân gây khởi phát một số tình trạng đối với cơ thể. Chẳng hạn như tăng tiết bã nhờn ở da, ăn không ngon, thường xuyên nôn ói, căng thẳng, lo âu, trầm cảm, khó ngủ, rụng tóc,... Vậy làm thế nào để bổ sung vitamin H cho cơ thể một cách hợp lý? Thực tế, đây cũng là một trong số những câu hỏi thường gặp ngoài thắc mắc công dụng của Biotin là gì.
Nhiều người cho rằng, việc bổ sung bất kì loại dưỡng chất nào cũng có thể sử dụng sản phẩm chức năng. Tuy nhiên, khả năng hấp thu vitamin B7 từ những sản phẩm thuốc thường kém hơn so với nguồn dinh dưỡng trong thức ăn. Do đó, mọi người nên ưu tiên cung cấp vitamin B7 thông qua việc ăn uống. Vì khi cơ thể được hấp thu trực tiếp qua đường tiêu hóa sẽ gia tăng hàm lượng vitamin B7. Một số nguồn thực phẩm giàu Biotin gồm có lòng đỏ trứng, nội tạng của động vật, các loại rau có màu xanh, các loại đậu, các loại hạt,...
Mặc dù, hàm lượng vitamin B7 trong các thực phẩm chức năng không được hấp thu toàn bộ nhưng do một số đặc điểm thể chất của người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn thực phẩm hữu ích nhất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bệnh nhân được lạm dụng hoặc sử dụng quá liều những sản phẩm này. Bởi lẽ, cơ thể mỗi người sẽ cần đáp ứng một lượng Biotin khác nhau.
5. Những lưu ý khi sử dụng Vitamin H
+ Các trường hợp sau nên bổ sung vitamin H:
Người đang bị thiếu hụt vitamin H.
Người đang bị rụng tóc, da nhờn và mụn trứng cá.
Người đang có nhu cầu làm đẹp da, móng, tóc.
Tóc bị yếu, mỏng muốn cải thiện và tăng cường sức khỏe tóc.
Người lâu mọc tóc và rụng tóc nhiều.
Tóc hư tổn, yếu và rụng sau khi nhuộm, tẩy tóc.
Người đang bị stress lâu, khó ngủ, bồn chồn và lo lắng.
Ăn uống không khoa học, nghiện rượu.
+ Vitamin H nên uống lúc nào?
Những trường hợp thiếu vitamin H sẽ được dùng thuốc uống bổ sung. Ngày nay, trên thị trường đã có các chế phẩm vitamin H dạng viên nén loại 5µg để uống và dạng ống loại 5µg/ml dùng để tiêm.
Thuốc bổ sung vitamin H thường được kê theo toa, tùy theo tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng loại nào, liều lượng bao nhiêu và thời gian uống hợp lý.
Thông thường, liều uống vitamin H đúng cách là mỗi ngày uống 1 viên trong/sau bữa ăn, hoặc trước khi đi ngủ để dưỡng chất được hấp thụ tốt nhất vào cơ thể.
Mặc dù tác dụng của vitamin H rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên tự ý sử dụng vitamin H khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.
+ Một số lưu ý cần nhớ:
Các phương pháp nấu ăn với nhiệt có thể khiến vitamin H không còn hiệu quả, vì thế bạn nên hạn chế chế biến thực phẩm có chứa vitamin H ở nhiệt độ cao để không làm mất đi dưỡng chất.
Tốt nhất là nên nạp chất dinh dưỡng từ các nguồn tự nhiên. Nếu không thể hấp thụ đủ vitamin H, bạn có thể dùng chất bổ sung. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Có thể nói, vitamin H rất cần thiết cho chức năng bình thường của cơ thể. Và bạn hoàn toàn có thể cung cấp đủ vitamin này thông qua chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh để giúp cho cơ thể đẹp từ bên ngoài, khỏe mạnh từ bên trong.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem vitamin H có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Trà xanh có tác dụng gì với sức khỏe con người?
Viết bình luận