Trà xanh là nước uống được dùng nhiều trong dân gian từ rất lâu đời của Việt Nam. Vậy trà xanh có tác dụng gì với sức khỏe là câu hỏi của nhiều người. Dùng trà xanh thường xuyên sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, thải độc tố hiệu quả; Điều hòa huyết áp, tốt cho hệ tim mạch; Ngăn ngừa căn bệnh ung thư quái ác; Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường chức năng của não bộ; Chống lão hóa, làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân... Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu trà xanh có tác dụng gì với sức khỏe con người.
1. Tổng quan về trà xanh
Trà Xanh (Green Tea) là 1 trong nhưng loại trà chủ yếu tại Việt Nam, Trung Quốc, được chế biến từ lá trà hoặc búp trà tươi, đây là loại thức uống không cần phải trải qua các công đoạn chế biến như lên men, loại bỏ màu xanh … Bằng phương pháp chế biến sao chế đặc biệt nhằm giữa lại được nguyên vẹn màu sắc (lá, búp trà, nước trà) và hương vị tươi ngon độc đáo của Trà Xanh.
Trà Xanh thuộc loại trà không lên men, chỉnh vì thế mà giữ được phẩm chất tự nhiên của lá trà tươi, bao hàm nhiều chất dinh dưỡng như Polyphenol, Catechin, Caffein, Axit Amin, Vitamin và các thành phần dinh dưỡng khác cũng rất nhiều. Trong Trà Xanh có một số thành phần dinh dưỡng tự nhiên có tác dụng chống lão hóa, phòng chống ung thư, giảm nhiệt, sát trùng … tốt cho cơ thể con người. Uống trà xanh thường xuyên có thể ngăn ngừa được ung thư, hạ men gan, giảm béo, đối với những người hút thuốc có tác dụng giảm bớt tác hại của Nicotin … đây cũng là những hiệu quả đặc biệt mà hầu hết những loại trà khác không có được.
Trà Xanh là thức uống được hái từ búp và lá non của cây Trà, là loại trà đã được trải qua tuyệt kỹ về chế biến như sao khô, vò, làm khô mà thành, trong đó những búp trà tươi non phải được trải qua nhiệt độ cao với sự kiểm soát từ những người có kinh nghiệm để loại bỏ quá trình Oxy hóa, đồng thời giữ được màu sắc xanh của lá trà. Do đó màu sắc của búp trà khô và nước trà sau khi pha hãm sẽ có màu xanh chủ đạo, chính thế mà từ xa xưa đã được đặt tên là trà xanh. Trà Xanh có là loại trà có phạm vi sản xuất vô cùng rộng lớn, Ở Trung Quốc có rất nhiều tỉnh sản xuất Trà Xanh như: Hà Nam, Quý Châu, Giang Tây, An Huy, Chiết Giang, Giang Tô, Tứ Xuyên, Thiềm Tây (Thiền Nam), Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Phúc Kiến.
Trà xanh được chế biến và trồng theo nhiều cách, tùy thuộc vào loại trà xanh mong muốn. Kết quả của các phương pháp này, lượng polyphenol và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi được giữ lại, ảnh hưởng đến mùi thơm và hương vị. Các điều kiện phát triển có thể được chia thành hai loại cơ bản - những loại được trồng trong ánh mặt trời và loại trồng dưới bóng mát.
Những cây trà xanh được trồng theo hàng được cắt tỉa để tạo ra các chồi một cách thường xuyên, và nói chung được thu hoạch ba lần một năm. Cây đâm chổi nảy lộc lần đầu là vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Vụ thu hoạch lần 2 thường diễn ra từ tháng 6 đến tháng 7. Thu hái lần cuối là vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8. Thỉnh thoảng cũng có đợt thu hái trà lần thứ 4. Đó là lần đâm chổi đầu tiên vào mùa xuân do những lá trà có chất lượng tốt nhất, tương ứng với giá thành cao hơn.
Trà xanh có chế biến bằng cả phương pháp thủ công và hiện đại. Phơi khô dưới ánh nắng, sao khô trên chảo, rổ, than hoa là những phương pháp thủ công phổ biến. Sấy khô trong lò, thùng quay hoặc hấp là những phương pháp phổ biến hiện đại. Các loại trà xanh được chế biến, được gọi là aracha, được lưu trữ dưới độ lạnh có mức ẩm thấp trong 30-60 kg túi giấy ở mức nhiệt 0-5 °C (32-41 °F).
Loại trà aracha vẫn chưa được tinh chế ở giai đoạn này, với một lần sấy cuối cùng diễn ra trước khi pha trộn, chọn lựa và đóng gói. Lá trà trong trạng thái này sẽ được sấy khô lại trong suốt cả năm nếu cần, làm trà xanh kéo dài thời gian sử dụng và có hương vị thơm ngon hơn. Trà nảy mầm đầu tiên vào tháng 5 dễ dàng lưu trữ theo cách này cho đến vụ thu hái của năm sau. Sau quá trình sấy lại này, mỗi lô trà thô sẽ được sàng lọc và phân loại theo kích cỡ. Cuối cùng, từng lô sẽ được pha trộn theo thứ hạng pha trộn bởi các chuyên gia nếm và được đóng gói đem bán.
+ Lịch sử phát triển của Trà Xanh:
Theo các văn tự lịch sử ghi lại cho thấy Mông Đỉnh Sơn là nơi có văn tự ghi lại việc nhân công gieo trồng trà sớm nhất. Lá trà được chế biến sớm nhất trong truyền thuyết Vương Bao cùng Ngô Lý Chân tại Mông Sơn gieo trồng trà mà thành. Có thể chứng minh Mông Đỉnh Sơn Tứ Xuyên chính là nơi khởi nguồn của Trà.
+ Các cách sao chế Trà Xanh:
Để chế biến búp và lá trà thì được chia ra với các bước đơn giản như sau: sao, vò, sấy khô, trong đó một trong những công đoạn quan trọng nhất đó là sao chè. Búp và lá trà tươi, sau khi được thu hái sẽ phải trải qua công đoạn sao trà, để ngăn chặn quá trình lên men, cũng chính vì thế dưới nhiệt độ các tốt chất của trà thanh đổi, từ đó hình thành lên tính chất đặc thù của trà xanh.
- Sao Trà Xanh: Sao Trà Xanh là khâu chế biến mang tính chất quyết định phẩm chất của Trà Xanh, thông qua nhiệt độ cao, sẽ loại bỏ đi độc tính có trong lá trà tưới, đồng thời chế ngự các chất Oxy Hóa, ngăn không có lá trà đổi thành màu đỏ, đồng thời nhiệt độ sẽ làm cho lá trà thoát lượng nước có trong lá tươi, khiến cho lá trở nên mềm mại, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu vò trà, hương vị trà dần được cải thiện. Nhưng cũng có một số loại Trà thuộc dòng Trà Xanh thì khâu chế biến sẽ hơi có một chút thay đổi, còn lại thì thông thường sẽ đều phải trải qua các khâu trình tự như vậy. Khâu sao trà này luôn là khâu ảnh hưởng và là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của Trà.
- Chưng Thanh: Đây là phương pháp dùng chính hơi nước bốc lên để sao trà, phương pháp này có từ thời xưa của Trung Quốc, được truyền từ Nhật Bản vào thời nhà Đường và được lưu truyền đến tận ngày nay, phương pháp sử dụng hơi nước này sẽ vừa loại bỏ độc tính có trong trà, đồng thời hình thành trà có màu xanh thẫm, nước trà có màu xanh nhạt và bã trà có màu xanh đậm, từ đó hình thành lên thương hiệu đặc trưng mang tên “Tam Lục”. Trà Xanh là loại trà có lịch sử hình thành sớm nhất, người xưa hái những búp trà non rồi đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời rồi đem cất lưu trữ, có thể nhìn vào lịch sử rộng lớn sẽ thấy việc gia công trà xanh đã có lịch sử trên 3000 năm tuổi, nhưng chính thống gia công trà xanh thì vào thế kỷ thứ 8 TCN, nhưng đến tận thế kỷ 12 mới phát minh ra phương pháp sao thanh, từ đó kỹ thuật gia công Trà Xanh mới trở nên thuần thục hơn, rồi cứ thế được bắt chước cho đến ngày nay.
- Sái Thanh (Phơi Nắng): Sái Thanh là dùng ánh sáng mặt trời để phơi khô trà, phương pháp này phân bố tại Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu. Trà Xanh được hong khô bằng cách phơi nắng, loại trà cho chất lượng tốt nhất bằng phương pháp này đó là Trà Vân Nam có lá to, còn có tên gọi là “Điền Thanh”, nhưng loại trà khác như Xuyên Thanh, Kiếm Thanh, Quế Thanh, Ngạc Thanh mỗi loại đều có phẩn chất khác nhau, nhưng không thể bằng được loại Trà Điền Thanh.
- Sao Thanh: Do quá trình làm khô trà thông qua máy móc hoặc làm bằng tay không giống nhau, làm cho vẻ bề ngoài của trà cũng hình thành ra nhiều hình dáng khác nhau như trà sợi dài mảnh, trà viên tròn, trà hình phiến, trà hình kim, trà hình xoắn ốc … do đó người xưa phân chia thành Trường Sao Thanh (loại sợi mảnh), Viên Sao Thanh (Viên Tròn), Biển Sao Thanh (loại dẹt) …
Sau tinh chế Trường Sao Thanh người gọi là mi trà, thành phẩm có hoa văn và màu sắc rất được quý trọng, có các loại như Trân Mi, cống Hi, Vũ Trà, Châm Mi, Tú Mi được chứng nhận là có phẩm chất không giống nhau
- Trân Mi: hình thái thanh mảnh tựa như đôi mi của thiếu nữ, màu sắc xanh nhuận khởi sương, hương thơm tươi mat, hương vị nồng mà sảng khoái, nước và bã trà có màu vàng sáng bóng
- Cống Hi: hình thái tròn thuộc trường sao thanh, sau khi tinh chế gọi là Cống Hi, ngoại hình viên gần giống như châu trà, tròn mà kích thước ngay ngắn, không có vụn vỡ, sắc xanh đều, hương thơm thuần khiết, hương vị đậm đặc, bã trà non đều
- Vũ Trà: ngoại hình thanh mảnh, ngắn, kếu cấu chặt chẽ, màu sắc xanh đều, hương thơm thuần khiết, hương vị đậm đặc, nước trà màu vàng xanh, bã trà non đều
- Viên Sao Thanh: ngoại hình viên tròn có kết cấu chặt chẽ, do vùng sản xuất và phương pháp chế biến khác nhau, chính vì thế mà lại chia những loại khác nhau như: Bình Sao Thanh, Tuyền Cương Huy Bạch và Dũng Khê Hỏa Thanh.
- Bước Vò Trà Xanh: Vò Nhàu là quy trình tạo hình bên ngoài của trà, thông qua tác dụng ngoại lực, khiến cho lá trà mềm, cuộn lại thành sợi, thể tích thu nhỏ lại, càng dễ dàng ngâm hãm, đồng thời lượng nước có bên trong lá trà khi bị vò sẽ bị ép tràn ra bề mặt của lá, cũng chính vì như vậy mà đã nâng cao được nồng độ và hương vị của trà. Thao tác vò Trà Xanh được chia làm Lãnh Nhu (lạnh) Và Nhiệt Nhu (nóng), trong đó Lãnh Nhu là sau khâu sao trà người ta sẽ rải đều để nguội, mát rồi mới vò trà, còn Nhiệt Nhu là lá trà sau khi sao trà người ta sẽ không để nguội mà nhanh chóng vò trà luôn.
Lá trà non sẽ thích hợp để áp dụng phương pháp Lãnh Nhu để bảo vệ màu vàng xanh, sáng bóng, cũng như để màu nước trà và bã trà được non xanh. Lá Trà già thích hợp áp dụng phương pháp Nhiệt Nhu, vì nó có lợi cho việc định hình lá trà (cuộn tròn, xoắn dài … ) với độ xoắn được chặt chẽ, giảm thiểu đi việc vỡ vụn trong khâu chế biến.
- Làm Khô Trà Xanh: Mục đích của việc làm khô là giúp cho lượng nước có trong lá trà thoát ra bên ngoài, đồng thời thay đổi hình dáng vào màu sắc bên ngoài của lá trà, và đặc biệt hơn đó là làm tăng hương vị của trà lên mức cao nhất. Phương pháp làm khô có 3 cách chủ yếu đó là: hong khô, rang khô (sao khô), phơi khô dưới nắng.
Quy trình làm khô Trà Xanh hầu hết phải trải qua hong khô, sau đó tiến hành sao khô, bởi khi lá trà trải qua công đoạn vò, thì hàm lượng nước bên trong lá vẫn còn lại rất nhiều, nếu mang đi sao khô trực tiếp trong nồi thì sẽ nhanh chóng bị đóng váng, cặn, làm cho nước bên trong lá trà sẽ kết lại nhiều hơn trên thành nồi (hoặc chảo), do vậy trước khi tiến hành sao người ta phải hong khô để giảm đi lượng nước sau đó mới tiến hành sao khô
+ Đặc tính phẩm chất của Trà Xanh:
Trà Xanh là loại trà không lên men, do những đặc tính khác nhau mà quyết định những thành phần vật chất tự nhiên có trong lá trà tươi được giữ lại nhiều. Những thành phần chất Polyphenol, Caffein trong lá trà tươi có thể được giữ lại bên trong lên đến 85%, chất diệp lục có được lưu lại khoảng 50%, các Vitamin mát đi cũng không đáng kể. Trà Xanh có tác dụng chống lão hóa, phòng chống ung thư, sát trùng … thanh nhiệt.
2. Trà xanh có tác dụng gì?
+ Phòng ngừa đột quỵ:
Một trong những nghiên cứu gần nhất như tại trường dược David Geffen (Mỹ) đã phát hiện thêm: thói quen uống trà xanh mỗi ngày có thể làm giảm bớt nguy cơ bị đột quỵ thường gặp ở người cao tuổi. Cụ thể, trong nghiên cứu cho thấy những người có thói quen uống trung bình 3 tách trà xanh mỗi ngày thì sẽ giảm được đến 21% nguy cơ bị đột quỵ do tim mạch gây ra. Lợi ích này là do chất chống oxy hóa mạnh mẽ bên trong trà xanh như epigallocatechin có khả năng ức chế quá trình lão hóa bên trong hệ thống các mạch máu, nhờ đó khắc phục được tình trạng hoặc nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
+ Giảm các triệu chứng viêm khớp:
Để khắc phục các triệu chứng của bệnh viêm khớp, bạn hãy thử uống trà xanh mỗi ngày. Như theo kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh Dưỡng cho hay: việc dùng chiết xuất từ trà xanh có thể ức chế sự phát triển của bệnh tự miễn dịch viêm khớp dạng thấp (RA). Hoặc trong một nghiên cứu khác được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu & Trị liệu về Viêm khớp vào năm 2011 chỉ ra thêm: việc dùng trà xanh có thể chống viêm hiệu quả trên cơ thể động vật bị viêm khớp xương.
+ Giúp tỉnh táo:
Trà xanh giúp tăng cường hoạt động các chức năng của não và giúp bạn tỉnh táo hơn. Trong trà xanh có chứa caffeine, ít hơn trong cà phê nhưng cũng đủ để tạo ra phản ứng kích thích sự hoạt động của dẫn truyền thần kinh ức chế (gọi là adenosine). Nghĩa là nó sẽ làm tăng quá trình dẫn truyền các tế bào thần kinh và số lượng các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và norepinephrine.
Do đó, caffeine trong trà xanh có thể cải thiện nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động chức năng nào như tâm trạng, trí nhớ và tốc độ phản xạ. Hơn nữa, trà xanh còn chứa axit amin L-theanine, có khả năng làm tăng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA, chống lại tâm trạng lo âu. Đồng thời axit amin này cũng làm tăng dopamine và sản xuất sóng alpha trong não. Có thể nói nhờ sự có mặt của cả hai chất: caffeine và L-theanine trong trà xanh nên đã giúp loại trà này có tác dụng đặc biệt trong việc cải thiện chức năng hoạt động của não, giúp tỉnh táo.
+ Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư:
Ung thư xảy ra là do sự phát triển không kiểm soát của các tế bào trong cơ thể và trở thành căn bệnh nguy hiểm, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tổn thương tế bào do sự oxy hóa cũng là nguyên nhân gây ra bệnh mãn tính bên cạnh bệnh ung thư. Và chất oxy hóa có thể giúp cơ thể chống lại sự gây hại của quá trình oxy hóa. Trà xanh được chúng minh là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa mạnh mẽ cho cơ thể cũng như nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy thêm những người có thói quen uống trà xanh đều giảm tỉ lệ mắc các loại bệnh ung thư thấp hơn, như:
Theo kết quả phân tích từ nhiều cuộc nghiên cứu diễn ra từ năm 1998 đến 2009, cho thấy những người phụ nữ có thói quen uống nhiều trà xanh đều có tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn, khoảng 20 - 30%. Theo kết quả nghiên cứu, được đăng trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ, cho thấy thêm: tỉ lệ người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở châu Á ít hơn so với những người ở phương Tây vì thói quen uống trà đã mang lại lợi ích này. Và cũng theo kết quả phân tích từ 29 cuộc nghiên cứu chứng minh thêm hiệu quả của việc uống trà khi giảm tỉ lệ mắc ung thư đại trực tràng thấp hơn khoảng 42%.
Để trà xanh có tác dụng chống ung thư và cung cấp nhiều chất oxy hóa cho cơ thể, bạn tránh việc cho thêm sữa vào trà xanh khi uống. Vì thói quen này sẽ làm giảm sự hoạt động của chất chống oxy hóa có trong một số loại trà xanh. Ngoài ra, trà xanh còn chứa hợp chất chống oxy hóa polyphenol nổi bật, đó là EGCG (Epigallocatechin-3-gallate) thuộc hợp chất catechin. Đây là chất chống oxy hóa tự nhiên, ngăn ngừa sự tổn thương của tế bào và mang lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể.
+ Bảo vệ sức khỏe răng miệng:
Chất catechin trong trà xanh có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn được tốt hơn. Đồng thời một số bằng chứng cho thấy trà xanh cũng có tác dụng giảm bớt chứng hôi miệng. Streptococcus mutans được biết đến là một loại vi khuẩn phổ biến sống trong khoang miệng. Hoạt động của chúng gây ra sự hình thành mảng bám trên răng, dẫn đến việc sâu răng. Theo các nghiên cứu thì việc sử dụng catechin trong trà xanh có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn này.
+ Giảm nguy cơ mất trí nhớ:
Nhờ chứa nhiều hợp chất catechin như epigallocatechin-3-gallate (EGCG) cũng như các hợp chất hoạt tính sinh học khác, mà trà xanh có tác dụng làm giảm nguy cơ mất trí nhớ, thường thấy ở người lớn tuổi, như:
Bệnh Alzheimer: là một bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến, là nguyên nhân gây ra chứng giảm sút trí tuệ ở người lớn tuổi.
Bệnh Parkinson: cũng là một bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến và thường liên quan đến sự tê liệt của các tế bào thần kinh sản xuất dopamine trong não.
Trà xanh làm giảm nguy cơ mất trí nhớ
+ Ngăn ngừa bệnh tim mạch:
Những bệnh liên quan đến tim mạch như đột quỵ nằm trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trà xanh là loại thức uống có thể cải thiện một số yếu tố chính gây ra bệnh tim mạch, gồm cả việc làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol LDL (xấu).
Đồng thời, trà xanh cũng góp phần làm tăng khả năng chống oxy hóa trong máu, giữ cho các phần tử LDL tránh khỏi quá trình oxy hóa - là nguyên nhân gây ra bệnh tim. Do đó, việc uống trà xanh giúp bạn ngăn ngừa được bệnh tim mạch, giảm thiểu nguy cơ tử vong đến 31% do bệnh tim mạch gây ra.
+ Ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2:
Bệnh tiểu đường loại 2 có liên quan đến hàm lượng đường trong máu tăng cao, có thể do cơ thể không kháng insulin hoặc không có khả năng sản xuất insulin. Theo kết quả của một số nghiên cứu chứng minh trà tranh có thể cải thiện được độ nhạy nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu:
Kết quả nghiên cứu trên cộng đồng 17.413 người Nhật Bản (độ tuổi 40 - 65) cho thấy những ai uống trà xanh nhiều dường như có tỉ lệ nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn khoảng 42% so với người ít uống.
Với kết quả phân tích từ 7 cuộc nghiên cứu được thực hiện trên 286.701 người, còn cho thấy thêm những người uống trà xanh sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 18%.
Như vậy, việc uống trà xanh sẽ giúp bạn ngăn ngừa được bệnh tiểu đường và giảm thiểu sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.
+ Cải thiện tuổi tác:
Việc uống trà có thể giúp cho con người sống lâu hơn cũng như có số tuổi sống mãi với thời gian. Vì một số hợp chất trong trà xanh giúp cơ thể được bảo vệ tốt hơn, nhất là chống lại các bệnh ung thư và bệnh tim.
Ví dụ như trong cuộc nghiên cứu được tiến hành trên 40.530 người Nhật ở độ tuổi trưởng thành trong suốt 11 năm. Kết quả cho thấy những người uống nhiều trà xanh (cụ thể từ 5 tách trở lên mỗi ngày) có tỷ lệ tử vong thấp hơn.
Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu khác diễn ra trong 6 năm cũng được tiến hành trên người Nhật nhưng ở độ tuổi lớn hơn với số lượng 14.001 người, kết quả cho thấy: người uống trà xanh nhiều có tỷ lệ tử vong thấp hơn 76%.
+ Giúp giảm cân:
Trà xanh có tác dụng trong việc giảm cân, vì nó làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, từ đó giúp cho việc giảm mỡ bụng hiệu quả hơn. Chẳng hạn, nghiên cứu được thực hiện trên 240 người béo phì, diễn ra trong 12 tuần, cho thấy nhóm người uống trà xanh giảm tỷ lệ mỡ trong cơ thể đáng kể (nhất là phần mỡ ở vùng eo, bụng) và toàn bộ trọng lượng cơ thể so với những người khác.
3. Các lưu ý khi sử dụng trà xanh
Nếu bảo quản lá trà xanh đúng cách, bạn sẽ giữ lại được nhiều dưỡng chất vốn có trong trà xanh. Vì thế, hãy chú ý đến một số vấn đề khi bảo quản như sau:
+ Bảo quản nơi thoáng mát:
Hãy để lá trà tươi ở những nơi có ít ánh sáng mặt trời, đồng thời nhiệt độ cần phải ổn định để lá trà không chịu sự tác động của các yếu tố môi trường như ánh sáng và độ ẩm.
+ Để riêng với các thực phẩm khác:
Tránh để lá trà xanh chung với những thực phẩm có mùi, vì sẽ làm ảnh hưởng đến mùi hương tự nhiên của lá trà khi pha.
+ Ưu tiên bảo quản trà xanh trong tủ lạnh:
Để duy trì được độ tươi và hàm lượng chất dinh dưỡng, bạn có thể bảo quản lá trà xanh bên trong ngăn mát tủ lạnh. Trước khi bảo quản, bạn hãy loại những lá trà đã vàng úa hoặc bị sâu bệnh.
Dù trà xanh có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu không sử dụng đúng cách, hàm lượng vừa phải và thậm chí tùy cơ địa mỗi người, trà xanh vẫn gây ra một số tác dụng phụ như:
+ Dị ứng caffeine:
Hàm lượng caffeine trong trà xanh ít hơn trong cà phê nhưng nếu bạn uống quá nhiều trà xanh, đồng nghĩa với việc cơ thể hấp thụ nhiều caffeine. Kết quả làm cho bạn dễ bị dị ứng caffeine, biểu hiện một số triệu chứng như nhức đầu, lo lắng, run rẩy, bồn chồn, tim đập nhanh, mất ngủ và ợ nóng.
+ Giảm khả năng hấp thụ chất sắt:
Trong trà xanh có chứa tannin, chất này làm ngăn cản sự hấp thụ chất sắt diễn ra trong cơ thể. Do đó, bạn chỉ nên uống trà xanh ít nhất 30 phút sau bữa ăn. Hoặc bạn có thể pha trà xanh với vitamin C để tránh sự hoạt động của tannin, chính vì nhờ có vitamin C việc hấp thụ chất sắt sẽ được tiếp tục diễn ra.
+ Gây đau bụng:
Sự có mặt của hai chất - caffeine và tannin đều là nguyên nhân làm cho bụng của bạn bị khó chịu. Vì chúng làm tăng nồng độ axit trong ruột, xuất hiện triệu chứng xót ruột, buồn nôn và đau bụng. Chính vì thế, bạn tránh uống trà xanh khi đang đói.
+ Gây mất nước:
Dù trà xanh có tác dụng lợi tiểu nhưng nó cũng trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng mất nước nếu như bạn uống trà xanh quá nhiều. Do đó, hãy pha loãng trà xanh với nước lọ và uống với lượng vừa phải, để tránh đi tiểu nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem trà xanh có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Trà hoa cúc có tác dụng gì với sức khỏe con người?
>>> Tinh dầu thông đỏ có tác dụng gì với sức khỏe con người?
>>> Tinh hoàn hải cẩu có tác dụng gì?
Viết bình luận