Trà hoa cúc có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Trà hoa cúc là loại trà được nhiều người việt tin dùng vì tính thơm mát của nó. Vậy trà hoa cúc có tác dụng gì với sức khỏe là câu hỏi của nhiều người. Trà hoa cúc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền, có nhiều công dụng bồi bổ sức khỏe. Uống trà hoa cúc mỗi ngày giúp cải thiện các triệu chứng bệnh phổ biến như tim mạch, mất ngủ, stress, thanh lọc, giải độc, thậm chí là ung thư… Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem trà hoa cúc có tác dụng gì với sức khỏe con người.

Trà hoa cúc có tác dụng gì với sức khỏe con người

1. Tổng quan về trà hoa cúc

Hoa cúc mọc dại và xuất hiện từ rất lâu, có nguồn gốc từ Đông Á và Đông Bắc châu Âu. Trong đó các loài hoa cúc nhiều nhất đều có nguồn gốc từ Đông Á và giống hoa đa dạng nhất là ở Trung Quốc.

Ngoài ra, còn rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc và thời điểm xuất hiện của hoa cúc như theo:

+ Giả thuyết 1:

Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, được thuần hóa cách đây hơn 5000 năm từ những bông hoa cúc mọc dại. Ở Nhật Bản, hoa cúc được xem là loại hoa quý (còn gọi là quốc hoa), thường được sử dụng trong các buổi lễ quan trọng và thậm chí còn có ngày hoa cúc riêng tại Nhật với tên gọi là Kiku no Sekku (tổ chức vào ngày 9/9).

Hoa cúc bắt đầu được trồng vào đầu thế kỉ 8 đến cuối thể kỉ 12 (vào thời Nara và Heian), phổ biến nhất vào đầu thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19 (thời Edo) với nhiều giống hoa có hình dạng, màu sắc và hương thơm riêng.

+ Giả thuyết 2:

Theo tài liệu cổ Trung Quốc có ghi chép thì hoa cúc xuất hiện cách đây 3.000 năm. Hầu hết trong văn thơ Hán cổ, người ta gọi hoa cúc bằng nhiều cái tên khác nhau (thậm chí có từ 30 - 40 tên gọi) như: Diên hoa, Nữ hoa, Cam hoa, …

Hoa cúc được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 15 và nằm trong bốn loài thảo mộc xếp vào hàng tứ quý “Mai, Cúc, Trúc, Tùng”.

+ Đặc điểm: Hoa cúc, có tên khoa học là Chrysanthemums, cùng họ Cúc (hay gọi là họ Hướng dương, họ Cúc Tây với tên họ khoa học là Asteraceae).

Hoa cúc thuộc dạng cụm hoa đầu trạng, nghĩa là trục chính của cụm hoa phát triển rộng ra thành hình đĩa phẳng (hoặc hơi lồi), các cánh hoa xếp khít nhau cùng với phía ngoài là các lá bắc xếp thành vòng. Hoa có nhiều màu sắc và đường kính khác nhau, trung bình từ 1,5 - 12 cm, chúng có thể lưỡng tính hoặc đơn tính. Quả là loại quả bế, được tạo ra từ một lá noãn và không nứt nẻ ra khi chín.

Hoa cúc thường nở vào mùa thu và rộ nhất là tháng 11.

+ Các loài hoa cúc phổ biến và ý nghĩa của hoa cúc:

Mỗi loại hoa thường đặc trưng với ý nghĩa khác nhau và hoa cúc cũng vậy. Bạn có thể bắt gặp một số loài hoa cúc phổ biến tại Việt Nam với ý nghĩa riêng như:

+ Hoa cúc mâm xôi (cúc đại đóa hoặc hoa đại cúc):

Thân mọc thẳng, nhỏ và phân thành nhiều nhánh. Lá có kích thước nhỏ, hơi nhám. Hoa nhỏ, màu vàng rất đẹp và tập trung mọc ở đầu cành. Hoa cúc mâm xôi tượng trưng cho sự sum vầy, phú quý, no ấm và hạnh phúc.

- Hoa cúc đồng tiền: Hoa có hình dạng đồng tiền, đường kính khoảng 10cm, được xếp từ 2 - 3 lớp các cánh hoa hình thuyền và nhị lớn.

Màu sắc hoa rất đa dạng nên có ý nghĩa khác nhau (như màu vàng - thể hiện sự ấm áp, màu trắng - thể hiện sự tinh khiết, màu đỏ - thể hiện sự nhiệt huyết,…). Tuy nhiên, nhìn chung thì hoa đồng tiền tượng trưng cho sự vui vẻ, hạnh phúc, ngây thơ và tinh khiết.

- Hoa cúc họa mi: Thân nhỏ, mềm, vươn cao, mỏng manh nhưng sống rất dai và phân thành nhiều cành. Lá mọc cách, nhỏ, mềm và nhám. Hoa nhỏ và có màu trắng ngần để lộ ra nhụy hoa vàng tươi.

Hoa cúc họa mi tượng trưng cho tình yêu thầm lặng, chung thủy, sống an nhiên và sự may mắn.

- Hoa cúc vạn thọ: Thân thảo, mọc thành vụi. Lá chét nhỏ, dạng hình thuyền và có răng cưa ở mép. Hoa có màu vàng hoặc màu vàng cam, hình cầu và đường kính từ 5 - 8cm.

Hoa cúc vạn thọ tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu, sức khỏe dồi dào và lòng hiếu thảo đối với các bậc đấng sinh thành.

- Hoa cúc bất tử: Thuộc cây thân thảo, mọc thẳng đứng. Lá mềm, có dạng thuôn hình giáo và dường như không có cuống, được mọc trực tiếp từ thân. Hoa mọc đơn lẻ ở phần đỉnh, đài hoa bên trong có màu đỏ nhạt hoặc màu vàng.

Hoa được tạo nên từ nhiều cánh hoa nhỏ, thon dài có nhiều màu sắc như đỏ, trắng, hồng đậm. Hoa cúc bất tử tượng trưng cho tình yêu bất diệt, bên nhau mãi mãi.

Trà hoa cúc có tác dụng gì với sức khỏe con người

2. Trà hoa cúc có tác dụng gì?

+ Cải thiện sức khỏe đôi mắt:

Trà hoa cúc mang lại nhiều lợi ích cho "cửa sổ tâm hồn" của bạn, trong đó có tác dụng cải thiện thị lực đối với những người mắt mờ hoặc có tầm nhìn yếu. Ngoài ra, với những người mắt hay bị nhức mỏi, khô hoặc đỏ do làm việc nhiều với máy tính thì trà hoa cúc chính là một lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ sức khỏe đôi mắt.

+ Cải thiện sức khỏe tim mạch:

Trà hoa cúc có chứa nhiều flavonoid, đây là chất đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đau tim. Bên cạnh đó, trà hoa cúc cũng giàu chất chống oxy hóa và cũng có đặc tính chống viêm. Chính vì vậy, loại trà này có tác dụng rất lớn để duy trì một trái tim khỏe mạnh.

+ Điều trị chứng mất ngủ:

Từ xa xưa, trà hoa cúc đã được mệnh danh là "liều thuốc ngủ tự nhiên" tốt nhất cho con người. Loại trà này có tác dụng làm dịu và an thần, đồng thời tạo cơn buồn ngủ. Nếu sử dụng trà hoa cúc thường xuyên thì bạn sẽ có được giấc ngủ sâu và ngon hơn.

+ Giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp và ung thư vú:

Một số loại flavonoid trong hoa cúc như apigenin, hesperidin là những chất có khả năng chống ung thư cực kỳ mạnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người uống trà hoa cúc hằng ngày có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn so với người không uống. Ngoài ra, sử dụng trà hoa cúc thường xuyên cũng có thể giúp bạn thu nhỏ các khối u ung thư, đồng thời ngăn chặn sự tấn công của bệnh tuyến giáp.

+ Kiểm soát lượng đường trong máu:

Trà hoa cúc có thể ngăn ngừa được biến chứng của bệnh tiểu đường bằng cách điều chỉnh nồng độ glucose và insulin trong cơ thể. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, uống trà hoa cúc rất có lợi trong việc làm ổn định lượng đường trong máu. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân tiểu đường.

+ Giảm căng thẳng, lo âu:

Hoạt chất chamomile trong trà hoa cúc có tác dụng làm dịu cơ thể, đưa bạn vào trạng thái thư giãn, làm dịu các dây thần kinh, do đó làm giảm cảm giác lo lắng, bất an. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng căng thẳng, lo âu thì hãy pha ngay một tách trà hoa cúc và thưởng thức nhé.

+ Giải nhiệt:

Trà hoa cúc có tác dụng giải nhiệt hiệu quả, thích hợp sử dụng cho những người thường xuyên bị nhiệt miệng, nóng trong người. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp loại trà này cùng trà xanh hay hoa hòe để tăng sức đề kháng, đồng thời giúp thanh nhiệt, làm sáng mắt và phòng ngừa chứng nhức đầu do sốc nhiệt gây ra.

+ Chữa đau bụng kinh:

Trà hoa cúc làm tăng hoạt chất giúp giảm co thắt cơ tử cung trong thời kỳ "đèn đỏ", từ đó làm dịu các cơn đau bụng kinh. Ngoài ra, thoa các loại dầu chiết xuất từ hoa cúc lên vùng bụng cũng giúp bạn làm dịu cơn đau rất hiệu quả nữa đấy.

+ Tiêu độc, nhuận gan:

Trà hoa cúc kết hợp với bồ công anh, kim ngân hoa sẽ là một bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp trà hoa cúc với nấm phục linh để giúp sắc mặt tươi tắn hơn và làm da sáng mịn, trẻ trung.

+ Chăm sóc da tốt hơn:

Chamomile kết hợp cùng các chất chống oxy hóa trong trà hoa cúc có tác dụng chống lại các gốc tự do. Điều này rất hữu ích trong việc ngăn ngừa vi khuẩn gây nên mụn trứng cá để từ đó giúp cải thiện làn da của bạn. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng trà hoa cúc hằng ngày thì làn da sẽ được giữ ẩm và nuôi dưỡng từ sâu bên trong, giúp bạn có được làn da mịn màng, tươi trẻ, đầy sức sống.

+ Điều trị cảm lạnh:

Một trong những tác dụng của trà hoa cúc là điều trị cảm lạnh cực tốt. Khi có những triệu chứng như sốt, nhức đầu, chảy nước mũi, ho... bạn có thể uống ngay một tách trà hoa cúc nóng nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lấy trà hoa cúc để xông mũi, hơi nước và chất chamomile trong hoa cúc sẽ làm giảm bớt hiện tượng tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Trà hoa cúc có tác dụng gì với sức khỏe con người

3. Nên uống trà nấu từ hoa cúc vào lúc nào?

Thời điểm thích hợp nhất để uống trà hoa cúc và nhiều loại trà khác là khi vừa thức dậy, sau bữa ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.

Trong nhiều trường hợp, các dược sĩ đông y khuyên mọi người nên thường xuyên sử dụng thức uống này thay cho các loại nước uống giải khát khác, bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên vì sự chuyển biến tích cực về sức khoẻ. Ví dụ như:

Sau khi ăn nhiều dầu mỡ: Cơ thể người bình thường cần tới 4 tiếng đồng hồ để tiêu hóa các thực phẩm giàu mỡ. Nếu sử dụng trà sau khi ăn, đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn tiêu hóa nhanh hơn, tránh cảm giác ngán và đầy bụng.

Sau khi ăn mặn: Ăn mặn làm lượng muối trong cơ thể tăng cao, bạn nên uống trà để trung hòa cơ thể và nhanh chóng bài tiết lượng muối dư thừa. Uống trà hoa cúc thường xuyên còn góp phần giảm nguy cơ ung thư.

Sau khi vận động, ra mồ hôi: Vận động cơ thể sau một khoảng thời gian thường khiến mồ hôi ra nhiều, làm cơ thể bạn mất đi một lượng nước đáng kể và có cảm giác choáng váng, mệt mỏi. Trà là thức uống tốt nhất để bù nước cho cơ thể, giảm nồng độ của máu, giảm sự đau nhói của các bắp thịt do việc vận động quá mức gây nên.

Lưu ý: Dù mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng thức uống này. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng. Bạn cũng không nên dùng thức uống này để uống thuốc hoặc uống trà hoa cúc khi đang đói bụng.

4. Cách pha trà hoa cúc ngon khó cưỡng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

3 gam trà hoa cúc sấy khô (bạn có thể lựa chọn loại hoa cúc yêu thích như Bạch cúc, Hoàng cúc, cúc chi Hưng Yên...)

5ml mật ong nguyên chất

2 - 3 lá cỏ ngọt khô

Kỷ tử và táo đỏ thái lát

250ml nước sôi (khoảng 90 độ C)

+ Cách pha trà hoa cúc:

Bước 1: Bạn cho hoa cúc, kỷ tử, táo đỏ và cỏ ngọt vào ấm, sau đó rót nước sôi đã chuẩn bị vào rồi đậy nắp ấm lại.

Bước 2: Chờ khoảng 5 phút, sau đó bạn rót nước trà hoa cúc ra cốc và cho thêm mật ong, khuấy đều lên và thưởng thức thôi.

Lưu ý: Nước để pha trà khoảng 90 độ C, bạn không nên dùng nước quá nóng vì sẽ làm mất hương vị cũng như dược tính của hoa cúc.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem trà hoa cúc có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Tinh hoàn hải cẩu có tác dụng gì?

>>> Tinh dầu thông đỏ có tác dụng gì với sức khỏe con người?

>>> Tinh dầu oải hương có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Viết bình luận