Vitamin B6 là một vitamin phổ biến và có nhiều công dụng cho sức khỏe. Vitamin B6 là loại vitamin có lợi cho hệ thân kinh trung ương và quá trình trao đối chất. Vai trò của nó bao gồm biến thức ăn thành năng lượng và giúp tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh, chằng hạn như serotonin và dopamine. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem vitamin b6 có tác dụng gì và cách dùng như thế nào cho phù hợp.
1. Tổng quan về vitamin b6
Vitamin B-6 (pyridoxine) rất quan trọng cho sự phát triển bình thường của não bộ và giữ cho hệ thần kinh và hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B-6 bao gồm thịt gia cầm, cá, khoai tây, đậu xanh, chuối và ngũ cốc tăng cường. Vitamin B-6 cũng có thể được dùng như một chất bổ sung, điển hình là viên nang uống, viên nén hoặc chất lỏng.
Những người mắc bệnh thận hoặc các tình trạng ngăn cản ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm (hội chứng kém hấp thu) có nhiều khả năng bị thiếu vitamin B-6. Một số rối loạn tự miễn dịch, một số loại thuốc động kinh và nghiện rượu cũng có thể dẫn đến thiếu vitamin B-6. Điều này có thể gây ra tình trạng bạn không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang đủ oxy đến các mô của cơ thể (thiếu máu), lú lẫn, trầm cảm và hệ thống miễn dịch suy yếu.
Sự thiếu hụt vitamin B-6 thường đi kèm với sự thiếu hụt các vitamin B khác, chẳng hạn như axit folic (vitamin B-9) và vitamin B-12. Lượng vitamin B-6 được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn từ 50 tuổi trở xuống là 1,3 miligam. Sau 50 tuổi, lượng khuyến nghị hàng ngày là 1,5 miligam đối với phụ nữ và 1,7 miligam đối với nam giới.
2. Vitamin b6 có tác dụng gì?
Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của vitamin B6 mà bạn nên biết để sử dụng thực phẩm bổ sung cho hợp lý:
+ Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer:
Vitamin B6 có khả năng làm giảm nồng độ homocysteine trong máu, nhờ đó cải thiện chức năng não bộ và ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
Chẳng hạn, trong một nghiên cứu ở 156 người trưởng thành cho thấy: việc dùng liều cao vitamin B6, B12 và B9 (còn gọi folate) đã giảm được homocysteine đáng kể và bảo vệ một số vùng não thường dẫn đến bệnh Alzheimer.
+ Giảm các triệu chứng PMS:
PMS, gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt, gồm các triệu chứng khó chịu về thể chất và tinh thần (như cáu gắt, lo lắng và trầm cảm) diễn ra trước khoảng 1 - 2 tuần trước khi xảy ra kinh nguyệt hoặc gần kết thúc chu trình kinh nguyệt.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin B6 liều cao sẽ cải thiện được tình trạng lo lắng và những dấu hiệu khác liên quan đến PMS. Vì vitamin này có vai trò trong việc tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh điều khiển tâm trạng.
Một nghiên cứu kéo dài 3 tháng trên 60 phụ nữ tiền mãn kinh cho thấy: mỗi ngày uống 50mg vitamin B6 sẽ cải thiện được 69% các triệu chứng PMS trầm cảm, cáu kỉnh và mệt mỏi.
Một nghiên cứu nhỏ khác chỉ ra thêm: việc dùng 50mg vitamin B6 cùng với 200mg magiê mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng PMS trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
+ Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu:
Vitamin B6 có mặt trong quá trình sản xuất hemoglobin - đây là một loại protein cung cấp oxy đến các tế bào cơ thể. Nếu nồng độ hemoglobin trong cơ thể thấp, thì sẽ khiến cho các tế bào không nhận đủ oxy và gây ra tình trạng thiếu máu. Lúc này, bạn cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, xanh xao và một số triệu chứng khác.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa nồng độ vitamin B6 thấp với bệnh thiếu máu, nhất là ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và mang thai. Tuy nhiên, chỉ có một số trường hợp bệnh thiếu máu diễn ra ở người trưởng thành khỏe mạnh.
Theo kết quả nghiên cứu trên 56 phụ nữ mang thai cho thấy: việc uống 75mg vitamin B6 mỗi ngày trong thời kỳ mang thai sẽ làm giảm bớt các triệu chứng thiếu máu ở những người không điều trị bằng cách bổ sung chất sắt.
+ Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư:
Chế độ ăn uống đầy đủ vitamin B6 có tác động tích cực đến việc ngăn ngừa bệnh ung thư (như ung thư đại trực tràng và ung thư vú) cũng như làm giảm các bệnh mãn tính khác ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều cuộc nghiên cứu khác để chứng minh vitamin B6 hỗ trợ tốt trong việc điều trị và ngăn ngừa ung thư.
+ Liên quan đến các triệu chứng rối loạn tâm trạng:
Một số nghiên cứu cho thấy các triệu chứng trầm cảm ở người lớn tuổi có chỉ số nồng độ vitamin B6 trong máu thấp. Cụ thể, trong một nghiên cứu diễn ra trên 250 người cho thấy việc thiếu vitamin B6 trong máu làm tăng tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm.
Có thể thấy vitamin B6 giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng vì nó cần thiết để tạo ra chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến việc điều chỉnh cảm xúc - như dopamine, serotonin và axit gamma-aminobutyric (GABA).
Hơn nữa, vitamin B6 cũng có khả năng giảm nồng độ axit amin homocysteine cao trong máu - cũng là yếu tố liên quan đến bệnh trầm cảm và nhiều vấn đề tâm thần khác.
+ Giảm bớt buồn nôn khi mang thai:
Bổ sung khoảng 30 - 75mg vitamin B6 mỗi ngày được xem là phương pháp điều trị hữu hiệu cho chứng buồn nôn ở những người mang thai. Thực tế, vitamin B6 là một thành phần trong một loại thuốc điều trị ốm nghén.
Trong nghiên cứu diễn ra trên 342 phụ nữ (đang trong giai đoạn 17 tuần đầu tiên của thai kỳ) khi bổ sung 30mg vitamin B6 mỗi ngày đã làm giảm đáng kể cảm giác buồn nôn sau 5 ngày điều trị, so với việc dùng giả dược.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác còn chứng minh thêm việc dùng vitamin B6 hiệu quả hơn so với việc dùng gừng để cải thiện cảm giác buồn nôn ở phụ nữ mang thai.
+ Hỗ trợ và tăng cường sức khỏe cho mắt:
Vitamin B6 giữ vai trò đáng kể trong việc ngăn ngừa các bệnh liên quan đến sức khỏe đôi mắt, vì vitamin này tác động tích cực đến nồng độ homocysteine. Trong khi đó, người ta phát hiện bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (còn gọi tắt là AMD) có liên quan đến hàm lượng homocysteine trong máu tăng cao.
Do đó, việc bổ sung vitamin B6 có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh AMD cũng như phòng ngừa nhiều vấn đề khác liên quan đến võng mạc. Đồng nghĩa, nếu cơ thể có nồng nộ vitamin B6 thấp dễ khiến cho các tĩnh mạch kết nối với võng mạc bị tắc, từ đó gây ra nhiều bệnh liên quan đến mắt.
+ Giảm nguy cơ mắc bệnh tim:
Vitamin B6 có thể làm giảm homocysteine tăng cao và góp phần thu hẹp động mạch, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Vì trong nghiên cứu chứng minh: những người có nồng độ vitamin B6 trong máu thấp có nguy cơ tăng bệnh tim gấp đôi so với những người có nồng độ vitamin B6 cao.
Hơn nữa, trong một nghiên cứu khác diễn ra trên 158 người lớn khỏe mạnh có tiền sử người nhà mắc bệnh tim cho thấy: nhóm sử dụng vitamin B6, vitamin B9 có kết quả nồng độ homocysteine thấp và tim đập ổn định hơn khi tập thể dục, so với nhóm người dùng giả dược. Do đó, nhóm người này giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim nhiều hơn so với người dùng giả dược.
+ Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp:
Khi bổ sung vitamin B6 ở liều cao có thể cải thiện được các triệu chứng liên quan đến tình trạng viêm khớp dạng thấp theo thời gian.
Cụ thể, trong một nghiên cứu diễn ra trên 43 người lớn đang bị viêm khớp dạng thấp, kéo dài 30 ngày cho thấy việc kết hợp 100mg vitamin B6 với 5mg vitamin B9 (còn gọi là axit folic) mỗi ngày đã giảm đáng kể mức độ của những phân tử gây viêm sau khoảng 12 tuần sử dụng.
3. Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B6
Hầu hết các loại thực phẩm có một số vitamin B6. Những người có chế độ ăn uống cân bằng không có xu hướng bị thiếu hụt. Điều kiện y tế và một số loại thuốc có thể dẫn đến sự thiếu hụt.
Sau đây là một số nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin B6:
+ Gan bò (3 ounce) cung cấp O,9 mg hoặc 53% DV
+ Đậu xanh (1 cốc) cung cấp 1,1 miligam (mg) hoặc 65% giá trị hàng ngày (DV)
+ Cá ngừ vây vàng (3 oz) cung cấp 0,9 mg hoặc 53% DV
+ Khoai tây (1 cốc) cung cấp 0,4 mg hoặc 25% DV
+ Ức gà nướng (3 oz) cung cấp 0,5 mg hoặc 29% DV
+ Chuối (trung bình) cung cấp 0,4 mg hoặc 25% DV
+ Các loại hạt (1 oz) cũng cấp 0,1 mg hoặc 6% DV
+ Đậu phụ (nữa cốc) cung cấp 0,1 mg hoặc 6% DV
+ Các nguồn khác của B6 bao gồm: thực phẩm tăng cường, chẵng hạn như ngũ cốc ăn sáng, cá hồi, thịt bò xay, bánh quế, phô mai, bí đao, cơm, nho khô, hành củ, rau chân vịt, dưa hấu.
4. Liều lượng và cách sử dụng vitamin B6
Việc bổ sung vitamin B6 tùy thuộc vào từng tình trạng sức khỏe cụ thể:
+ Đối với tình trạng cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu bất thường tích tụ sắt (thiếu máu sideroblastic):
Ban đầu, 200-600 mg vitamin B6 được sử dụng. Liều được giảm xuống 30-50 mg mỗi ngày sau khi đáp ứng đầy đủ.
+ Đối với thiếu vitamin B6:
Ở hầu hết người lớn, liều thông thường là 2,5-25 mg mỗi ngày trong ba tuần sau đó giảm xuống còn 1,5-2,5 mg mỗi ngày. Ở phụ nữ dùng thuốc tránh thai, liều sử dụng là 25-30 mg mỗi ngày.
+ Đối với nồng độ homocysteine cao trong máu (hyperhomocystein):
Để giảm nồng độ homocysteine cao trong máu sau bữa ăn, sử dụng 50-200 mg vitamin B6. Ngoài ra, 100 mg vitamin B6 đã được dùng kết hợp với 0,5 mg axit folic.
+ Đối với một bệnh về mắt dẫn đến giảm thị lực ở người lớn tuổi (thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi):
Sử dụng 50 mg vitamin B6 dưới dạng pyridoxine hàng ngày kết hợp với 1000 mcg vitamin B12 (cyanocobalamin) và 2500 mcg folic axit trong khoảng 7 năm.
+ Để làm cứng động mạch (xơ vữa động mạch):
Sử dụng một chất bổ sung cụ thể (Kyolic, Total Heart Health, Công thức 108, Wakunga) chứa 250mg chiết xuất tỏi già, 100 mcg vitamin B12, 300 mcg axit folic, 12,5 mg vitamin B6, và 100 mg L-arginine hàng ngày trong 12 tháng.
+ Đối với sỏi thận:
Sử dụng 25-500 mg vitamin B6 hàng ngày.
+ Đối với ốm nghén:
Sử dụng 10-25 mg vitamin B6 uống ba hoặc bốn lần mỗi ngày . Ở những người không đáp ứng với vitamin B6 một mình, một sản phẩm kết hợp có chứa vitamin B6 và thuốc doxylamine (Diclectin, Duchesnay Inc.) được sử dụng ba hoặc bốn lần mỗi ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng một sản phẩm khác chứa 75 mg vitamin B6, 12 mcg vitamin B12, 1 mg axit folic và 200 mg canxi (PremesisRx, KV Dược phẩm) hàng ngày.
+ Đối với các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS):
Sử dụng 50-100 mg vitamin B6 hàng ngày, hoặc kết hợp với 200mg magiê.
+ Để điều trị rối loạn vận động thường do thuốc chống loạn thần (rối loạn vận động muộn):
Sử dụng 100 mg vitamin B6 mỗi ngày đã được tăng lên hàng tuần lên tới 400 mg mỗi ngày, được chia làm hai lần.
+ Đối với trẻ em, liều lượng bổ sung vitamin B6 như sau:
Trẻ em 1-3 tuổi bổ sung 30mg; Trẻ em 4-8 tuổi, bổ sung 40mg; Trẻ em 9-13 tuổi bổ sung 60mg, trẻ sơ sinh 0-6 tháng dùng 0,1 mg; Trẻ sơ sinh 7-12 tháng sử dụng 0,3 mg.
5. Trường hợp thừa vitamin B6
Việc lạm dụng vitamin B6 dạng thuốc có thể khiến cơ thể bị thừa vitamin này. Tuy là dưỡng chất thiết yếu nhưng khi lượng vitamin B6 trong cơ thể quá cao cũng có thể dẫn đến nhiều tác hại.
Một người lớn mỗi ngày chỉ nên bổ sung nhiều nhất 100mg vitamin B6, đây là ngưỡng giới hạn an toàn. Nếu dùng quá liều lượng này, bạn có thể bị tổn hại thần kinh.
Những biểu hiện dễ thấy nhất ở người bị thừa vitamin B6 đó là tê tay, chân, có thể bàn tay, ngón tay hoặc cả bàn chân và ngón chân, thậm chí bị tê cả cánh tay. Trường hợp nặng hơn có thể gây mất cảm giác.
Trong trường hợp quá liều vitamin B6, bạn cần đưa ngay người bệnh và cả thuốc mà họ uống đến các Trạm Y tế, Trung tâm Y tế, Bệnh viện để được thăm khám, chữa trị kịp thời.
+ Tác dụng phụ khi sử dụng vitamin B6
- Thiếu kiểm soát cơ hoặc phối hợp c (mất điều hòa)
- Tổn thương da đau đớn
- Các triệu chứng tiêu hóa, như ợ nóng và buồn nôn
- Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời (nhạy cảm ánh sáng)
- Tê
- Giảm khả năng cảm nhận đau hoặc nhiệt độ khắc nghiệt
6. Lưu ý khi sử dụng vitamin B6
Khi uống vitamin B6 cần chú ý, vì có thể có sự tương tác với các loại thuốc khác:
+ Vitamin B6 tương tác với Amiodarone (Cordarone)
Amiodarone (Cordarone) có thể làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể một người với ánh sáng mặt trời. Sử dụng cùng lúc vitamin B6 với amiodarone có thể làm tăng khả năng cháy nắng, phát ban hoặc phồng rộp da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
+ Vitamin B6 tương tác với Phenytoin (Dilantin)
Cơ thể phá vỡ phenytoin (Dilantin) để loại bỏ nó. Trong khi đó, vitamin B6 có thể khiến cơ thể tăng tốc độ phân hủy phenytoin. Dùng vitamin B6 và dùng phenytoin có thể làm giảm hiệu quả của phenytoin và tăng nguy cơ co giật. Do đó, không nên dùng vitamin B6 liều lượng lớn nếu bạn đang dùng phenytoin.
+ Vitamin B6 tương tác với Phenobarbital (Luminal)
Cũng giống như phenytoin, cơ thể phá vỡ phenobarbital (Luminal) để loại bỏ nó. Và vitamin B6 khiến quá trình phá vỡ phenobarbital nhanh chóng hơn. Điều này khiến phenobarbital bị giảm hiệu quả hơn.
+ Vitamin B6 tương tác với Levodopa
Cơ thể thực hiện phá vỡ levodopa để loại bỏ nó. Và vitamin B6 có thể khiến cơ thể tăng tốc độ phân hủy và loại bỏ levodopa. Tuy nhiên, đây chỉ là một vấn đề nếu dùng một mình levodopa.
Hầu hết mọi người dùng levodopa cùng với carbidopa (Sinemet). Carbidopa sẽ giúp ngăn cản sự tương tác giữa vitamin B6 với levodopa. Nếu bạn đang dùng levodopa mà không có carbidopa thì không nên dùng vitamin B6.
Nếu bạn muốn bổ sung vitamin B6, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp cho bác sĩ đầy đủ về các loại thuốc và thực phẩm bổ sung đang sử dụng. Bác sĩ sẽ cho biết các loại thuốc và vitamin bạn sử dụng có tương tác hoặc gây trở ngại cho các loại thuốc kê đơn hay không.
Vitamin B6 dạng thuốc và thực phẩm chức năng đều có lợi cho sức khỏe khi được dùng đúng cách và đúng liều lượng. Khi nào cần bổ sung vitamin B6 sẽ phải theo sự chỉ định của bác sĩ.
Nếu không bị thiếu hụt vitamin B6 hay những bệnh liên quan thì bạn không phải bổ sung vitamin B6 ở dạng thuốc. Bạn chỉ cần chăm chỉ ăn các loại rau xanh, trái cây, thịt, cá,... có hàm lượng vitamin B6 lớn là được. Hãy nhớ cân bằng dinh dưỡng khi lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem vitamin b6 có tác dụng gì với sức khỏe con người và bổ sung như thế nào cho phù hợp. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Vitamin h có tác dụng gì với sức khỏe con người?
>>> Tác dụng của vitamin k2 với sức khỏe con người như thế nào?
>>> Công dụng của Vitamin D3 với sức khỏe con người như thế nào?
Viết bình luận