Vitamin K2 là một vitamin quan trọng giúp gắn canxi vào xương giúp xương chắc khỏe. Tác dụng của vitamin k2 với sức khỏe như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Khác với vitamin A hay vitamin B, vitamin K2 không thực sự phổ biến và không có quá nhiều người biết đến nó. Vitamin K2 có nhiều tác dụng đối với cả hệ xương khớp cũng như là hệ tim mạch. Nếu như không có vitamin này thì canxi sẽ đi vào mọi nơi bất kì, khi đó canxi có xu hướng gắn vào mô mềm, vào mạch máu hơn là gắn vào xương của trẻ, gây ra nhiều tác hại như bệnh xương khớp, vôi hóa mạch máu, giãn tĩnh mạch, sỏi thận, suy thận… hơn là giúp ích cho cơ thể. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem tác dụng của vitamin k2 với sức khỏe con người như thế nào.
1. Tổng quan về Vitamin K2
Năm 1929, vitamin K được phát hiện lần đầu tiên và được xem như một chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong dòng thác đông máu trong cơ thể. Báo cáo đầu tiên được ghi lại trên tờ báo khoa học của nước Đức với tên gọi “Koagulationvitamin”, đây cũng là nguồn gốc của các tên vitamin K.
Vitamin K còn được khám phá ra bởi nha sĩ Weston Price, người đã đi khắp thế giới trong phần đầu thế kỷ 20 để học và nghiên cứu về mối liên hệ giữa chế độ ăn và bệnh tật ở những vùng lãnh thổ khác nhau. Ông nhận ra rằng ở những quốc gia có nền công nghiệp kém phát triển, chế độ ăn của người dân chứa một chất dinh dưỡng không rõ loại với hàm lượng khá cao giúp phòng ngừa được sự hình thành các mảng bám trên răng và các bệnh lý mạn tính. Ông gọi chất dinh dưỡng bí ẩn này là yếu tố hoạt hóa X (tên gốc là “activator X”), chính là vitamin K2 ngày nay.
Vitamin K được chia thành 2 nhóm chính bao gồm:
Vitamin K1: Còn được gọi là phylloquinone được tìm thấy trong các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật như rau lá xanh.
Vitamin K2: Còn được gọi là menaquinone, phổ biến trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật và các thực phẩm lên men. Vitamin K2 có thể được chia thành nhiều dưới nhóm khác nhau, trong đó quan trọng nhất là MK-4 và MK-7.
Chức năng nổi bật nhất của Vitamin K2 là gắn canxi về xương, giúp xây dựng và phát triển khung xương hiệu quả. Ngoài ra, Vitamin K2 còn bảo vệ thành mạch máu khỏi sự canxi hóa, chống lại sự lắng đọng canxi vào thành mạch.
Năm 2004, một nghiên cứu ở Rotterdam cho thấy những người nạp lượng vitamin K2 nhiều nhất là những người giảm được 50% nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành và canxi hóa thành mạch so với những người nạp ít vi chất này. Một nghiên cứu kéo dài 10 năm trên 16.000 người khỏe mạnh đã chỉ ra rằng: cứ thêm 10mcg vitamin K2 trong chế độ ăn sẽ làm giảm 9% nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
Để tăng chiều cao, đặc biệt là trẻ em trong giai đoạn tiền dậy thì (6-11 tuổi), hiện nay hàng triệu người tăng cường bổ sung canxi và vitamin D nhưng lại bỏ quên vitamin K2. Tôi gọi đó là "nghịch lý canxi".
Nghịch lý ở chỗ chúng ta rất cần canxi trong cơ thể đặc biệt là trong xương và răng. Nhưng đây là những nơi có nguy cơ thiếu hụt canxi nhiều nhất nếu vắng mặt vitamin K2. Khi đó, canxi vừa thiếu trong xương lại vừa thừa ở những bộ phận khác.
2. Tác dụng của Vitamin K2
Vitamin K2 đặc biệt tốt cho sức khỏe tim mạch và phục hồi xương. Nó giúp ngăn ngừa loãng xương và xơ cứng động mạch hay xơ vữa động mạch và một số lợi ích khác, bao gồm:
Dẫn canxi đến xương và răng giúp xương mạnh mẽ hơn và ngăn ngừa sâu răng. Loại vitamin này cũng ngăn chặn canxi đến các khu vực không cần thiết, chẳng hạn như thận gây sỏi thận, hoặc các mạch máu, nơi mà nó có thể gây ra bệnh tim;
Tối ưu hóa chức năng tình dục bằng cách tăng testosterone và khả năng sinh sản ở nam giới, giảm androgen và các kích thích tố nam ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS);
Tạo ra insulin giúp ổn định lượng đường trong máu, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường và giúp cơ thể ngăn ngừa các vấn đề trao đổi chất liên quan tới béo phì;
Ngăn chặn các gen xấu có thể thúc đẩy ung thư đồng thời tăng cường gen tốt thúc đẩy các tế bào khỏe mạnh;
Tăng cường khả năng sử dụng năng lượng của bạn khi bạn tập thể dục.
+ Vitamin K2 có thể cải thiện sức khỏe răng:
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng vitamin K2 có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng. Dựa vào những nghiên cứu trên động vật và vai trò của vitamin K2 trong chuyển hóa xương, việc đưa giả thuyết rằng loại vitamin này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng là hợp lý. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào kiểm tra tính chính xác của giả thuyết này trên cơ thể người. Một trong những protein ảnh hưởng đến sức khỏe răng là osteocalcin, cũng là protein đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa xương và được hoạt hóa bởi vitamin K2. Osteocalcin tạo nên một cơ chế kích thích sự phát triển ngà răng mới – là những mô được canxi hóa bên dưới men răng của bạn. Ngoài ra, vitamin A và D cũng được cho là đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này, chúng hoạt động cộng hưởng với vitamin K2.
+ Vitamin K2 giúp cải thiện sức khỏe xương và giảm nguy cơ loãng xương:
Loãng xương (osteoporosis) là một vấn đề phổ biến ở nhiều quốc gia. Nó làm tăng nguy cơ nứt hoặc gãy xương và đặc biệt phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Thật thú vị là đã có nhiều bằng chứng từ những thử nghiệm có đối chứng cho thấy K2 đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe xương vì vitamin K2 đóng vai trò trung tâm trong chuyển hóa canxi – khoáng chất chính tìm thấy ở xương. Ngoài ra, vitamin K2 còn kích hoạt hoạt động liên kết canxi của 2 loại protein Matrix gla protein (MGP) và osteocalcin, giúp cấu tạo và duy trì xương.
Một thử nghiệm diễn ra trong 3 năm trên 244 phụ nữ mãn kinh cho thấy rằng những ai dùng chất bổ sung vitamin K2 có mức độ giảm mật độ xương theo tuổi tác chậm hơn.
Ngoài ra, vitamin K2 còn có tác dụng làm giảm rạn xương sống 60%, giảm rạn xương hông 77% và những rạn xương khác (không phải xương sống) là 81%. Thống nhất với những phát hiện này, các chuyên gia cũng đã chính thức khuyến cáo việc bổ sung vitamin K trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh loãng xương.
Tuy nhiên một vài nhà nghiên cứu vẫn cảm thấy các kết quả này chưa đủ thuyết phục và chưa thể kết luận khuyến cáo việc sử dụng vitamin K cho mục đích này chống loãng xương.
+ Vitamin K2 có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch:
Canxi tích tụ trong động mạch quanh tim sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì lý do trên mà bất kỳ điều gì có thể làm giảm sự tích tụ này sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng vitamin K2 có thể hỗ trợ được bệnh này thông qua việc ngăn ngừa vôi hóa ở động mạch.
Một nghiên cứu trong giai đoạn từ 7-10 năm đưa ra kết luận những người dùng nhiều vitamin K2 giảm 52% nguy cơ vôi hóa động mạch và giảm 57% nguy cơ chết vì bệnh tim. Một nghiên cứu khác tiến hành với 16.057 phụ nữ cho thấy những người dùng nhiều vitamin K2 nhất thì có nguy cơ mắc bệnh tim thấp nhất vì cứ mỗi 10 microgram K2 tiêu thụ mỗi ngày, bạn sẽ giảm 9% nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng những nghiên cứu trên chỉ dựa trên quan sát và chúng chưa thể chứng minh mối liên kết giữa vitamin K2 và bệnh tim. Dù vậy, vài thử nghiệm có đối chứng được thực hiện với K1 cho thấy K1 dường như không hiệu quả bằng K2.
Trên thực tế bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây tử vong phổ biến trên thế giới, lấy đi sinh mạng của 14 triệu dân chỉ riêng năm 2012. Do vậy, chúng ta vẫn đang rất cần một số thử nghiệm lâu dài và có đối chứng về mối liên hệ giữa K2 và bệnh tim. Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy khả năng cao việc tồn tại một cơ chế sinh học giải thích cho hiệu quả của K2 và mối liên hệ giữa K2 với bệnh tim.
+ Vitamin K2 có thể chống lại ung thư:
Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến trên thế giới. Mặc dù y học hiện đại đã tìm ra nhiều phương pháp điều trị nhưng những ca bệnh ung thư mới vẫn không ngừng gia tăng. Vì vậy, việc tìm ra cách ngăn ngừa bệnh một cách hiệu quả là điều tối quan trọng. Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu về vitamin K2 đã cho thấy vitamin K2 làm giảm tỉ lệ tái phát của ung thư gan và kéo dài sự sống. Một nghiên cứu khác dựa trên quan sát trên 11.000 người đàn ông cũng cho thấy rằng việc sử dụng vitamin K2 làm giảm 63% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Tuy vậy, vitamin K1 không phát huy hiệu quả trong những nghiên cứu này.
3. Những thực phẩm giầu Vitamin K2
+ Cải xoăn:
Cải xoăn là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như làm giảm cholesterol và ngăn ngừa ung thư, nó rất giàu vitamin K.
+ Rau cải bó xôi:
Cho dù bạn ăn sống, luộc hoặc nấu chín, rau bina (cải bó xôi) chính là một siêu thực phẩm có rất nhiều chất dinh dưỡng trong đó có cả vitamin K.
+ Bắp cải:
Nếu bạn không muốn ăn cải xoăn, bắp cải là một lựa chọn thích hợp. Mặc dù nó không nhiều vitamin K như cải xoăn, hàm lượng vitamin K chỉ bằng một nửa cải xoăn, nhưng một nửa bát bắp cải có thể cung cấp cho bạn đủ lượng vitamin K trong ngày.
+ Basil (húng quế):
Với một muỗng cà phê bột quế khô có thể đáp ứng nhu cầu vitamin K của bạn trong ngày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng về nhu cầu vitamin K của cơ thể, thanh thiếu niên dưới 18 tuổi cần 75 microgram/ ngày, trên 19 tuổi cần 120 microgram/ngày.
+ Mù tạt:
Mù tạt là một nguồn nguyên liệu tuyệt vời giàu vitamin K. Đây là một loại gia vị ăn kèm phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á.
+ Bông cải xanh:
Bông cải xanh là loại rau có nhiều công dụng trong đó cả phòng chống ung thư, chống lão hóa, và các gốc tự do. Nó còn là loại thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm cả vitamin K.
+ Mùi tây:
Mùi tây tươi thường được dùng để trang trí thức ăn và ăn như rau gia vị, nhưng ít ai biết được rằng chỉ cần hai muỗng cà phê rau mùi tây có thể đáp ứng yêu cầu vitamin K của một người trưởng thành cho cả ngày.
+ Măng tây:
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn một vài thân cây của măng tây có thể làm tăng đáng kể mức độ của các vitamin đặc biệt là loại vitamin K.
+ Cây ngón tay:
Loài cây này phổ biến ở các vùng của người Hindi nhưng nó cũng được ghi nhận là một loại thực phẩm nhiều vitamin K.
+ Cần tây:
Cần tây là một món ăn tuyệt vời, nó vừa giàu chất xơ vừa có vitamin K.
+ Dưa chuột:
Dưa chuột rất nhiều vitamin trong đó có cả nhóm K, đây là loại thực phẩm dễ dàng trong chế biến và cả ăn sống.
+ Cà rốt:
Cũng giống dưa chuột, cà rốt cũng là một nguồn thực phẩm nhiều vitamin K và có thể ăn sống.
+ Rau xà lách:
Bất kỳ loại rau xà lách nào đều dồi dào vitamin K. Nên ăn các loại salad mỗi ngày để bổ sung vitamin K cho cơ thể.
+ Trứng:
Ngoài các loại rau lá màu xanh lá cây, có một vài loại thực phẩm khác giàu vitamin K như trứng, loại vitamin này có nhiều ở lòng đỏ trứng.
+ Dầu Olive:
Dầu olive có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và có hàm lượng vitamin K dồi dào. Chất dinh dưỡng này có trong cả dầu cải và dầu vừng…
+ Trái cây sấy khô:
Trái cây sấy khô như mận, quả việt quất, đào, quả sung và nho đều là những nguồn thực phẩm giàu vitamin K.
+ Ớt bột:
Nhiều người thường cho rằng ớt bột rất nóng, nhưng đây là một trong những gia vị chứa vitamin K vừa giúp kích thích vị giác của con người. Ngoài ra các loại gia vị khác như bột cà ri, ớt cayenne (ớt đỏ) và bột ớt đều được cho là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin K.
+ Đinh hương:
Đinh hương là một loại gia vị với một hương vị riêng và đặc biệt chúng rất nhiều vitamin K, khi chế biến thực phẩm đừng quên loại gia vị này.
4. Những lưu ý khi sử dụng vitamin K2
Khi sử dụng vitamin K2, bạn nên bổ sung cho cơ thể các loại vitamin khác như A và D, vì chúng có tác dụng qua lại với nhau.
Cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất béo, để tăng cường hấp thu loại dưỡng chất này.
Thông thường, lượng vitamin K2 trong chế độ ăn hàng ngày là rất ít. Vì thế, ta nên bổ sung sữa bột có chứa loại dưỡng chất này, để tốt nhất cho cơ thể.
Nên chọn những loại sữa bột của các nhãn hàng uy tín, để đảm bảo chất lượng và tốt cho cơ thể nhất.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về tác dụng của vitamin k2 với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Tác dụng của vitamin d với sức khỏe con người như thế nào?
>>> Tác dụng của vitamin b với sức khỏe con người như thế nào?
>>> Tác dụng của tảo xoắn với sức khỏe con người như thế nào?
Viết bình luận