Tác dụng của vitamin d với sức khỏe con người như thế nào?

Vitamin D là một vitamin quan trọng giúp cho xương phát triển chắc khỏe. Vậy tác dụng của vitamin d với sức khỏe như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Vitamin D là chất dinh dưỡng thiết yếu trong quá trình chuyển hóa quan trọng của cơ thể, bao gồm xây dựng và duy trì xương chắc khỏe. Lượng vitamin D thấp là mối quan tâm lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem tác dụng của Vitamin D với sức khỏe con người như thế nào.

Tác dụng của vitamin d với sức khỏe con người như thế nào

1. Tổng quan về Vitamin D

Vitamin D (Calciferol) không phải là một vitamin mà là một hormon. Nó được cơ thể sản xuất ra dưới tác động trực tiếp của tia UVB (có bước sóng 290 -920 mm) trên da, chịu trách nhiệm tăng trưởng và bảo vệ cơ thể.

+ Nguồn cung cấp Vitamin D?

- Từ chế độ ăn, uống: Vitamin D hầu như có trong thức ăn thông thường.

- Từ quá trình quang tổng hợp (photosynthesis): Dưới tác động của tia UVB, 7 dehydrocholesterol dưới da được chuyển hóa thành Vitamin D3.

- Từ thuốc và thực phẩm chức năng.

Vitamin D đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến khoảng 3000 gen trong tổng số 30.000 gen trong cơ thể. Nó điều chỉnh hơn 1000 quá trình sinh lý khác nhau. Đó là lý do Vitamin D ảnh hưởng đến rất nhiều bệnh, từ ung thư, bệnh tự kỷ đến bệnh tim và viêm khớp dạng thấp…

+ Vai trò của Vitamin D:

- Vai trò chính cốt hóa xương

- Vận chuyển calci về phôi thai

- Tăng cường calci vào tuyến sữa

- Đáp ứng cho nhu cầu miễn dịch

- Biệt hóa tế bào, phát triển tế bào da, lông, tóc, móng

- Hoạt động của cơ

- Kiểm soát, tổng hợp Insulin

- Phòng ngừa và điều trị ung thư

- Phòng ngừa và điều trị các rối loạn tâm thần.

+ Hậu quả của thiếu Vitamin D?

- Bệnh còi xương

- Loãng xương

- Các vấn đề về răng

- Bệnh nhiễm khuẩn

- Bệnh ung thư: Vú, đại tràng, tiền liệt tuyến, tụy…

- Bệnh đái tháo đường

- Tâm thần và tự kỷ

- Các ảnh hưởng đến phụ nữ có thai: Trẻ có thể bị còi xương từ trong bụng mẹ, tăng tỷ lệ sinh non, sinh nhẹ cân, các rối loạn bẩm sinh…

+ Nhu cầu khuyến nghị Vitamin D?

Vitamin D có hơn 10 dạng khác nhau, nhưng hai dạng hay dùng trước đây là D2 (ergocalciferol) và D3 (cholecalciferol). Tháng 1/2011, tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism có bài đăng cho thấy Vitamin D3 hiệu quả hơn Vitamin D2 87%. Từ đó, Vitamin D2 không được khuyến cáo sử dụng nữa.

Có hai cách bổ sung Vitamin D: Tắm nắng hoặc bổ sung qua thuốc và phẩm chức năng.

+ Tắm nắng như thế nào là đúng?

- Không tắm nắng cho trẻ em dưới 1 tuổi

- Không tắm nắng vào sáng sớm và chiều muộn. Tắm nắng khi bóng nắng ngắn hơn chiều cao cơ thể, khoảng từ 9 giờ đến 15 giờ.

- Không để ánh nắng chiều vào vùng mặt

- Thời gian tắm nắng khoảng từ 5-15 phút tùy theo mùa, da hồng, ấm lên…

Một lượng nhỏ tia cực tím rất cần thiết cho việc sản xuất Vitamin D ở người. Nhưng việc tiếp xúc quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cấp và mạn tính đối với da, mắt và hệ miễn dịch.

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin D3 như dạng nhỏ giọt cho trẻ em, dạng viên cho người trưởng thành. Thay vì tắm nắng, chúng ta có thể bổ sung qua đường uống, vừa tiện lợi, phù hợp cho nhiều đối tượng, giảm thiểu được các tác hại do tia cực tím gây ra.

+ Nhu cầu khuyến nghị Vitamin D cho người Việt Nam:

- Trẻ em dưới 1 tuổi: 400 IU/ngày.

- Trẻ em từ 1 tuổi trở lên và người trưởng thành dưới 50 tuổi: 600 IU/ngày.

- Người từ 50 tuổi trở lên, phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú: 800 IU/ngày.

2. Tác dụng của Vitamin D

+ Vitamin D tăng cường sức khỏe xương:

Vitamin D rất quan trọng cho xương chắc khỏe, từ giai đoạn thai nhi cho đến tuổi già do giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thực phẩm. Ở người lớn tuổi bị loãng xương, sự kết hợp sử dụng giữa vitamin D và canxi hàng ngày giúp ngăn ngừa gãy xương và giòn xương, điều này đã được chứng minh làm giảm nguy cơ khiến người cao tuổi bị ngã trong cộng đồng. Đối với trẻ em cần vitamin D để xây dựng xương chắc khỏe và ngăn ngừa bệnh còi xương, đây là nguyên nhân khiến chân trẻ bị cong, hai đầu gối khuỳnh vào nhau (Knock knees) và yếu xương.

+ Vitamin D và bệnh tiểu đường:

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa mức độ vitamin D thấp và bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Vì vậy, có thể bổ sung vitamin D để phòng bệnh tiểu đường được không? Hiện nay vẫn chưa có đủ bằng chứng để các bác sĩ khuyên dùng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung vitamin D để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, chắc chắn một điều rằng béo phì là nguy cơ cho cả thiếu vitamin D và tiểu đường type 2, nhưng các bác sĩ vẫn chưa biết liệu có mối quan hệ nhân quả giữa bệnh tiểu đường và mức vitamin D hay không.

+ Vitamin D và bệnh đa xơ cứng:

Bệnh đa xơ cứng (Multiple Sclerosis, viết tắt là MS) xảy ra phổ biến ở những khu vực xa xích đạo có nhiều nắng. Trong nhiều năm, các chuyên gia nghi ngờ có mối liên hệ giữa ánh sáng mặt trời, mức vitamin D và rối loạn tự miễn dịch này gây tổn hại cho các dây thần kinh. Một bằng chứng mới hơn đến từ nghiên cứu về khiếm khuyết gen khiến nồng độ vitamin D thấp làm tăng nguy cơ mắc MS cao hơn so với những người không có khiếm khuyết gen. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa đủ bằng chứng khuyên dùng vitamin D để phòng ngừa hoặc điều trị bệnh MS.

+ Thiếu vitamin D và bệnh trầm cảm:

Vitamin D đóng vai trò trong sự phát triển và chức năng của não, và mức độ vitamin D thấp đã được tìm thấy ở những bệnh nhân bị trầm cảm. Nhưng các nghiên cứu không chỉ ra rằng việc bổ sung Vitamin D sẽ giúp giảm các triệu chứng trầm cảm, do đó các tốt nhất là nói chuyện với bác sĩ về phương pháp điều trị để có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm.

Tác dụng của vitamin d với sức khỏe con người như thế nào

+ Vitamin D và giảm cân:

Một nghiên cứu nhỏ gần đây về những người ăn kiêng cho thấy khi họ bổ sung vitamin D vào chế độ ăn hạn chế calo có thể giúp những người thừa cân có mức vitamin D thấp giảm cân dễ dàng hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người béo phì thường có lượng vitamin D trong máu thấp do vitamin D tan trong chất béo nên khiến cơ thể khó dự trữ loại vitamin. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn chưa chắc chắn liệu chính béo phì có gây ra mức vitamin D thấp hay là do nguyên nhân khác. Nhưng một nghiên cứu nhỏ gần đây về những người ăn kiêng cho thấy khi họ bổ sung vitamin D vào chế độ ăn hạn chế calo có thể giúp những người thừa cân có mức vitamin D thấp giảm cân dễ dàng hơn.

+ Mặt trời cung cấp cho bạn vitamin D như thế nào:

Hầu hết mọi người nhận được vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Khi mặt trời chiếu lên da, cơ thể bạn sẽ tự tạo ra vitamin D nhưng khả năng tạo ra vitamin D được bao nhiêu lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Những người da trắng có thể có đủ trong 5-10 phút vào một vài ngày nắng trong một tuần. Nhưng những ngày nhiều mây, ánh sáng yếu của mùa đông và sử dụng kem chống nắng (quan trọng để tránh ung thư da và lão hóa da) đều gây trở ngại cho cơ thể sản xuất vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Người già và những người có tông màu da tối hơn thì khả năng sản xuất vitamin D ít hơn so với người da trắng. Các chuyên gia khuyên rằng việc bổ sung vitamin D tốt nhất hãy dựa vào nguồn thực phẩm và thuốc, thực phẩm chức năng.

+ Bắt đầu ngày mới với Vitamin D:

Lựa chọn thực phẩm ăn sáng để bổ sung vitamin D là một cách hợp lý do hầu hết các loại sữa đều được bổ sung vitamin D bao gồm một số loại sữa đậu nành. Nước cam, ngũ cốc, bánh mì và một số nhãn hiệu sữa chua cũng thường có thêm vitamin D vào trong các sản phẩm này. Hãy kiểm tra thông tin này trên các nhãn hướng dẫn sử dụng để xem bạn xem mình sẽ nhận được bao nhiêu vitamin D.

+ Chế độ dinh dưỡng:

Nhiều loại thực phẩm chúng ta ăn không hề có vitamin D. Tuy nhiên, có một số thực phẩm lại giàu vitamin D như các loại cá như cá hồi, cá kiếm hay cá thu và các loại cá béo khác như cá mòi có hàm lượng vitamin D thấp hơn nhiều. Một lượng nhỏ vitamin này cũng được tìm thấy trong lòng đỏ của trứng, gan bò và thực phẩm bổ sung vitamin D như ngũ cốc và sữa. Tuy nhiên, phô mai và kem thường không có thêm vitamin D.

+ Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D:

Ăn thực phẩm giàu vitamin D là cách tốt nhất để đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Ăn thực phẩm giàu vitamin D là cách tốt nhất để đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên nếu bạn không lấy đủ vitamin này từ chế độ ăn uống thì có hai loại vitamin D trong thực phẩm chức năng sẽ giúp ích được cho bạn gồm: Vitamin D2 (ergocalciferol) là loại được tìm thấy trong thực phẩm và vitamin D3 (cholecalciferol) là loại được sản xuất từ ánh sáng mặt trời. Các loại vitamin D này được khuyến cáo cho một số người do nó có thể giúp cơ thể cải thiện hấp thụ vitamin D tự nhiên. Cả hai chất bổ sung trên được sản xuất khác nhau, nhưng cả hai đều có thể làm tăng lượng vitamin D trong máu. Hầu hết các vitamin tổng hợp có 400 IU vitamin D. Tuy nhiên trước khi sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung, bạn hãy xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng do hàm lượng và thời gian sử dụng vitamin D khác nhau ở từng độ tuổi và từng điều kiện sức khỏe khác nhau.

+ Các triệu chứng của thiếu vitamin D:

Hầu hết những người có lượng vitamin D trong máu thấp đều không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Sự thiếu hụt nghiêm trọng ở người trưởng thành có thể gây ra mềm xương mềm hay còn gọi là bệnh nhuyễn xương (osteomalacia) với các triệu chứng như đau xương và yếu cơ. Ở trẻ em, thiếu hụt nghiêm trọng có thể dẫn đến còi xương, mềm xương và các vấn đề khác về xương.

+ Bạn có bị thiếu vitamin D không:

Khi cơ thể có các vấn đề khiến việc chuyển đổi vitamin D từ thực phẩm hoặc ánh nắng mặt trời bị ngăn cản thì khiến bạn có thể thiếu vitamin D, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này gồm:

50 tuổi trở lên

Da sẫm màu

Nhà ở xa xích đạo, về phía bắc

Thừa cân, béo phì, phẫu thuật cắt dạ dày

Dị ứng sữa hoặc không dung nạp đường sữa

Các bệnh làm giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột, như bệnh Crohn hoặc celiac

Dùng một số loại thuốc như thuốc trị động kinh

Sử dụng kem chống nắng có thể cản trở nhận vitamin D, nhưng nếu không sử dụng kem chống nắng thì có thể làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư da. Vì vậy, tốt hơn hết bạn hãy tìm nguồn vitamin D khác thay cho việc phải phơi nắng lâu.

+ Xét nghiệm mức vitamin D trong cơ thể:

Xét nghiệm máu là phương pháp đơn giản được sử dụng để kiểm tra nồng độ vitamin D trong cơ thể, được gọi định lượng chất chuyển hóa 25-hydroxyvitamin (Vitamin D3). Các hướng dẫn gần đây của Viện Y học Hoa Kỳ yêu cầu nồng độ vitamin D trong máu phải đạt 20 ng/mL thì mới đủ để giúp cơ thể có xương khỏe. Tuy nhiên, một số bác sĩ cho biết mọi người nên tăng cao hơn, khoảng 30 ng/mL để đảm bảo cơ thể nhận đầy đủ các lợi ích của vitamin D.

+ Vitamin D hàng ngày cho trẻ bú mẹ:

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ nhưng hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ lại không có nhiều. Do đó, bố mẹ cần bổ sung vitamin d cho trẻ sơ sinh 400 IU dưới dạng vitamin d dạng giọt cho đến khi trẻ có thể uống ít nhất một lít sữa mỗi ngày. Bắt đầu từ 1 tuổi, khi trẻ uống sữa công thức thì sẽ không cần bổ sung vitamin D thêm nữa. Cha mẹ cần cẩn thận không cho trẻ sử dụng quá nhiều vitamin D do liều cao có thể gây ngộ độc vitamin D với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, chán ăn, khát nước quá mức, đau cơ hoặc các vấn đề khác nghiêm trọng hơn.

+ Bạn cần bao nhiêu vitamin D:

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (Recommended dietary allowance) cho vitamin D từ chế độ ăn uống là 600 IU mỗi ngày cho người lớn đến 70 tuổi và người từ 71 tuổi trở là 800 IU. Một số nhà nghiên cứu khuyên dùng vitamin D liều cao hơn nhiều, nhưng quá nhiều vitamin D có thể gây ra các tác dụng phụ.

+ Vitamin D cho trẻ lớn:

Trẻ em và thanh thiếu niên cần được bổ sung vitamin D với hàm lượng 400 IU đến 600 IU dưới dạng viên uống hoặc viên nhai. Hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên không có đủ vitamin D từ việc uống sữa. Vì vậy, lứa tuổi này cần bổ sung vitamin D với hàm lượng từ 400 IU đến 600 IU dưới dạng vitamin d viên uống hoặc viên nhai có chứa vitamin tổng hợp. Trẻ em mắc một số bệnh mãn tính như bệnh u xơ nang có thể tăng nguy cơ thiếu vitamin D nên bác sĩ sẽ bổ sung vitamin D với các trường hợp bệnh ảnh hưởng đến hấp thụ vitamin D của cơ thể.

+ Thuốc tương tác với vitamin D:

Một số loại thuốc khiến cơ thể bạn hấp thụ ít vitamin D hơn, gồm thuốc nhuận tràng, steroid và thuốc chống động kinh. Khi dùng digoxin để điều trị bệnh tim, nếu vitamin D làm tăng nồng độ canxi trong máu thì sẽ dẫn đến nhịp tim bất thường.

+ Bao nhiêu là quá nhiều vitamin D:

Một số nhà nghiên cứu đề nghị sử dụng vitamin D nhiều hơn nhiều so với hướng dẫn 600 IU mỗi ngày cho người trưởng thành khỏe mạnh nhưng quá nhiều cũng có thể nguy hiểm. Vitamin D liều rất cao có thể làm tăng mức canxi trong máu, gây tổn thương cho các mạch máu, tim và thận. Viện Y học Hoa Kỳ khuyến cáo mức tối đa là 4.000 IU vitamin D mỗi ngày.

+ Vitamin D và ung thư ruột kết:

Một số nghiên cứu trước đây cho thấy rằng những người có lượng vitamin D cao hơn trong máu có thể có làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết, nhưng kết quả này vẫn đang còn tranh cãi và cần được nghiên cứu thêm trong thời gian tới.

+ Vitamin D và bệnh tim:

Hàm lượng vitamin D thấp có liên quan đến đau tim, đột quỵ và nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu bổ sung vitamin D có làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hay không và cần bao nhiêu vitamin D thì mới có thể phòng được. Nhưng chắc chắn một điều rằng, nếu hàm lượng vitamin D trong máu rất cao thì có thể gây hại cho mạch máu và tim do tăng lượng canxi trong máu.

+ Vitamin D và các loại ung thư khác:

Các dữ liệu hiện tại chưa chứng minh được liệu sử dụng Vitamin D có thể ngăn ngừa hoặc điều trị bất kỳ loại ung thư nào hay không. Do đó, Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society) khuyến cáo việc kiểm soát trọng lượng cơ thể, tập thể dục thường xuyên và thực hiện chế độ ăn uống khoa học có thể giúp ngăn ngừa ung thư.

+ Chứng mất trí nhớ:

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người già bị thiếu vitamin D có kết quả kém trong các bài kiểm tra về trí nhớ, sự chú ý và lý luận so với những người có đủ vitamin D trong máu. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn khẳng định cần bổ sung vitamin D có thể ngăn ngừa, làm chậm hoặc thậm chí cải thiện chứng mất trí nhớ hoặc suy giảm tinh thần. Do đó các nghiên cứu này vẫn cần phải tiếp tục tìm hiểu sâu hơn trong thời gian tới.

3. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu vitamin D

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương, đặc biệt là ở trẻ em. Thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm trẻ bị thiếu vitamin D để bổ sung và phòng ngừa kịp thời.

+ Đổ mồ hôi đầu:

Với các bé bình thường chỉ đổ ít mồ hôi nếu trời oi nóng nhưng nếu mẹ thấy con trẻ mình đổ quá nhiều mồ hôi, mẹ nên cho bé đi thăm khám bác sĩ để biết chính xác tình trạng sức khỏe hiện thời của trẻ như thế nào. Nếu bé thiếu vitamin D mẹ có thể bổ sung dễ dàng, vì vậy cần phát hiện sớm tránh nhiều biến chứng không tốt sau này.

+ Sọ mềm:

Ngay khi chào đời, xương sọ của trẻ sơ sinh vẫn chưa nối liền với nhau mà giữa chúng có những khoảng không, gọi là khớp nối. Điểm trũng giữa những khớp nối gọi là thóp. Thóp giúp xương sọ mềm dẻo để bé đi qua ngả sinh dễ dàng. Thông thường, xương sọ của bé sẽ nối liền và cứng lại sau 19 tuần. Tuy nhiên, nếu bé bị thiếu vitamin D thì quá trình này có thể bị cản trở. Bạn vẫn sẽ cảm thấy hộp sọ của bé mềm ngay cả khi bé đã được 19 tuần. Đây là một tình trạng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Nó có thể làm tăng nguy cơ bị chấn thương sọ não.

+ Xương dị dạng:

Vitamin D là vi chất truyền dẫn canxi trong cơ thể do đó nếu có dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của xương. Các bé thiếu vitamin D thường bị bệnh còi xương, xương phát triển không bình thường, xương hay bị dị dạng như xương cột sống cong, chân bị cong.

+ Chậm phát triển:

Với các bé thiếu dưỡng chất canxi thường chậm phát triển hơn so với bình thường rất nhiều, bạn có thể theo dõi mốc phát triển của trẻ qua từng giai đoạn. Một vài dấu hiệu nhỏ như bé khó tự tập bò một mình, bé khó khăn khi tự ngồi dậy, tập đi… Thậm chí bạn có thể thấy chân tay của trẻ hay bị sưng nguyên nhân chính là xương phát triển không chuẩn. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào cần đưa con em đến bác sĩ để được khám chữa kịp thời.

+ Cơ và khớp yếu:

Thiếu vitamin D sẽ làm cho trẻ cảm thấy khó chịu và đau nhức khắp người. Điều này thể hiện khi con thường quấy khóc hoặc tỏ ra không hài lòng khi được bế. Ngoài ra, các cơ, tứ chi của con cũng yếu đi. Nếu bạn thấy bé gặp nhiều khó khăn trong việc tự nhấc đầu lên thì cũng có thể nghĩ đến việc trẻ đang bị thiếu vitamin D.

+ Sâu răng:

Một trong những dấu hiệu sớm nhất của việc thiếu vitamin D là bé bắt đầu xuất hiện các vấn đề nha khoa do xương bị yếu đi. Các bác sĩ còn chỉ ra rằng trẻ bị thiếu vitamin D sẽ dễ bị sâu răng hơn những đứa bé khác.

+ Các vấn đề về dạ dày, hô hấp:

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong hoạt động hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ. Các dấu hiệu trẻ vitamin D như thường hay ốm vặt, cảm lạnh, bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, trẻ có thể bị đau bụng do gặp các vấn đề về dạ dày. Nguyên nhân không phải tất cả do thiếu vitamin D gây ra nhưng phần lớn trẻ bị dạ dày hay ruột đều đa số do thiếu vitamin D trong cơ thể.

Tác dụng của vitamin d với sức khỏe con người như thế nào

4. Bổ sung vitamin D cho trẻ cần lưu ý gì

Bổ sung đủ 400 IU vitamin D mỗi ngày cho trẻ sơ sinh, không nên ít hay nhiều hơn liều lượng quy định trên.

Khi dùng các sản phẩm bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh mẹ nên lựa chọn các sản phẩm dạng nhỏ giọt có phân liều đi kèm phù hợp, các đơn vị đo lường to và dễ nhìn.

Để tiện cho việc chăm sóc trẻ ngay cả khi không có mẹ ở cùng bé, hãy luôn lưu giữ lại tờ thông tin hướng dẫn sử dụng của sản phẩm vitamin D bổ sung đang dùng cho con, để người chăm sóc có thể dùng đúng liều lượng cần bổ sung theo hướng dẫn.

Nếu trẻ nhà bạn đã sử dụng sữa công thức cùng chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ vitamin D thì khi đó cha mẹ nên thông báo với bác sĩ trước khi quyết định có nên sử dụng sản phẩm bổ sung không.

+ Tác dụng phụ khi sử dụng quá liều Vitamin D3:

Bổ sung vitamin D3 với liều lượng thích hợp giúp duy trì hệ xương khỏe mạnh và cơ thể phát triển toàn diện. Tuy nhiên không nên lạm dụng vitamin D3 bởi nó sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Trẻ em từ 9 tuổi trở lên, người lớn, phụ nữ có thai và cho con bú dùng hơn 4.000 IU mỗi ngày vitamin D có thể gặp phải tình trạng như sau:

Buồn nôn

Nôn

Kém ăn

Táo bón

Yếu đuối

Giảm cân

Lú lẫn

Mất phương hướng

Vấn đề về nhịp tim

Tổn thương thận

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem tác dụng của vitamin d với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Tác dụng của vitamin b với sức khỏe con người như thế nào?

>>> Tác dụng của tảo xoắn với sức khỏe con người như thế nào?

>>> Tác dụng của nhân sâm như thế nào?

Bình luận

GRVoXS6nawaakpVpv4

GRVoXS6nawaakpVpv4 - 08/25/2022 13:09:47

Ob7gK8faLlaiA9sSuAQT4xu06UQJQG7NTMYSe8fB9j8ENlrSpVXnhtbDw

tC3FEf5Z7K

tC3FEf5Z7K - 08/24/2022 16:11:25

izmxmEud4fdVY5Gfy8ftbAEU4fsLtNwLlaSxPYF2slG2hV5x0sSU2tBePAkFDFWbiWjbS8rv5U48kEdJuVuQLybTKfIvXOePeqRvmZNXoOkszU5u0nuFoKU6KX6EzP94F4DtmT6ix3VtcrdZgRLxpZuYrKQqEQ5ZDzgxeRsB3L7pD8luh79wiyRYzj

Viết bình luận