Ung thư xương là căn bệnh không hiếm gặp, nó là căn bệnh nguy hiểm nhất trong số các bệnh liên quan đến xương khớp. Vậy ung thư xương có di truyền không và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Ung thư xương là tình trạng xuất hiện khối u ác tính phát triển rất nhanh trong xương, liên tục xâm lấn và tiêu diệt các tế bào sống. Bệnh di căn rất nhanh, so với các loại ung thư khác thì ung thư xương có tốc độ di căn gấp 3 - 4 lần. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem ung thư xương có di truyền không.
* Ung thư xương là gì?
Ung thư xương là sự xuất hiện của một khối u ác tính trong xương, tuy nhiên không phải khối u nào cũng là ác tính. Những tế bào ung thư tăng trưởng, cạnh tranh với mô xương lành và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Ung thư xương nguyên phát cần phải phân biệt với ung thư ở vị trí khác di căn tới xương. Một số loại ung thư xương thường gặp:
+ Sarcoma sụn: ung thư ở mô sụn. Sụn gồm những mô đàn hồi và trơn láng che phủ và bảo vệ đầu xương dài ở các khớp. Sarcoma sụn hầu hết xuất hiện ở xương chậu, đùi và vai;
+ Sarcoma xương: loại ung thư này xuất hiện ở mô dạng xương. Mô dạng xương có cấu trúc gần giống với xương, nhưng có lượng khoáng chất ít hơn. Loại ung thư này thường xảy ra ở đầu gối và cánh tay;
+ Ung thư có tính chất gia đình Ewing Sarcoma (ESFTs): ung thư thường hiện diện ở xương, cũng có thể ở mô mềm (cơ, mô mỡ, mô sợi, mạch máu, hay mô nâng đỡ khác). Loại này thường xuất hiện ở dọc xương sống, xương chậu, ở cẳng chân hay cánh tay.
Có bốn giai đoạn của ung thư xương, bao gồm:
+ Giai đoạn I: ung thư chỉ giới hạn ở tại xương và không lan ra các vùng khác của cơ thể. Tế bào ung thư ở giai đoạn này ít gây hại hơn và chưa cạnh tranh với những tế bào bình thường;
+ Giai đoạn II: tế bào ung thư bắt đầu phát triển mạnh hơn trước, nhưng vẫn giới hạn tại xương;
+ Giai đoạn III: ung thư xuất hiện từ hai đến ba vị trị ở cùng một xương. Khối u giai đoạn này có thể biệt hóa thấp hoặc cao;
+ Giai đoạn IV: ung thư di căn từ xương đến nơi khác, ví dụ như xương khác hay cơ quan khác. Tế bào ung thư tăng trưởng rất mạnh và ảnh hưởng lên tế bào bình thường.
* Ung thư xương có di truyền không?
Để giải đáp vấn đền này, trước hết cần quan tâm đến nguyên nhân ung thư xương. Một trong những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
+ Có thời gian tiếp xúc với các tia bức xạ.
+ Chịu ảnh hưởng từ hội chứng di truyền gia đình (hội chứng Li – Fraumeni…).
+ Bệnh nhân mắc phải bệnh Paget xương (giai đoạn tiền ung thư thường gặp ở người lớn tuổi).
+ Có thời gian dài tiếp xúc với tia xạ trị ung thư.
+ Có lối sống và chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên sử dụng thuốc lá…
Một kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ mới được công bố. Theo đó, có rất nhiều bệnh ung thư có khả năng di truyền. Dựa vào các kết quả từ nghiên cứu thì bệnh ung thư xương không di truyền trực tiếp mà gián tiếp di truyền qua một hội chứng nào đó. Do vậy, nếu trong cùng một gia đình có thành viên mắc phải bệnh ung thư xương thì nguy cơ mắc bệnh của nhưng thành viên còn lại sẽ cao hơn so với người bình thường. Lí do bởi vì, ung thư xương được hình thành dựa trên các đột biến (khuyết tật) nhất định trong gen.
* Cách phòng bệnh ung thư xương
+ Phòng chống ung thư xương bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý:
- Ăn nhiều cá - thực phẩm giàu acid béo Omega-3 thay thịt đỏ và thịt nạc.
- Ăn nha đam và các chế phẩm từ nha đam. Nha đam có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển một cách hiệu quả. Nha đam có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Nha đam không gây ra bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.
- Giảm lượng chất béo, tăng lượng trái cây, rau quả trong các bữa ăn hằng ngày. Sử dụng các loại thảo dược như bột nghệ, nhân sâm, trà xanh, nấm linh chi, cỏ ba lá đỏ,… để phòng bệnh. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chứ không tự ý sử dụng những loại thảo dược này để tránh hậu quả đáng tiếc.
- Bổ sung thêm canxi, magie và stronti trong chế độ ăn: Một trong những cách ngăn ngừa ung thư xương và tăng cường sức khỏe xương khớp hiệu quả nhất chính là bổ sung canxi trong chế độ ăn hằng ngày. Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn bổ sung canxi dồi dào. Ngoài ra, bạn cũng cần tăng cường bổ sung magie và stronti để cải thiện sức khỏe xương khớp.
+ Ngăn ngừa ung thư bằng chế độ sinh hoạt hợp lý:
- Tránh xa khói thuốc
- Duy trì lối sống khỏe mạnh
- Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm và tia UV trong ánh nắng mặt trời.
- Giải tỏa căng thẳng bằng các phương pháp. Ví dụ như: Tập thiền, yoga, xem phim và luyện tập thể dục thể thao những khi có thời gian rảnh.
+ Tập thể dục để nâng cao sức khỏe cơ thể để:
- Cải thiện hệ thống tim mạch.
- Tăng cường tuần hoàn máu.
- Giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm.
- Phòng ngừa ung thư xương.
Tập thể dục cũng làm tăng khả năng miễn dịch và giúp xương luôn chắc khỏe. Đồng thời àm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn bài tập với thời lượng phù hợp. Cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh: nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh ung thư xương thì bạn nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện những dấu hiệu sớm của ung thư xương. Tránh tiếp xúc với hóa trị và xạ trị đối với người trẻ tuổi. Nếu thường xuyên tiếp xúc với các phương pháp điều trị ung thư này, người trẻ tuổi có thể mắc bệnh ung thư sau khoảng 5 năm sau đó.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về ung thư xương có di truyền không và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gì đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Những người đang bị ung thư nên tham khảo những loại thuốc phòng và chữa ung thư sau:
>>> Paw paw cell reg tăng cường miễn dịch phòng ngừa bệnh ung thư
Viết bình luận