Bạn bị đau dạ dày bạn cần lên thực đơn sáng, trưa, tối cho mình để tốt cho bệnh. Thực đơn cho người đau dạ dày như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Khi bị viêm loét dạ dày, thực đơn cho các bữa ăn đóng một vai trò rất quan trọng, hỗ trợ điều trị bệnh mau khỏi hơn. Vậy bữa sáng- trưa-tối người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
* Thực đơn cho người đau dạ dày
* Thực đơn cho buổi sáng
Đối với tất cả mọi người, vấn đề ăn uống là vấn đề cực kỳ quan trọng. Đối với người bị đau dạ dày, việc ăn uống lại càng quan trọng hơn vì nó quyết định trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của họ. Ăn những thứ không tốt cho dạ dày sẽ khiến họ vô cùng khó chịu bởi những cơn đau do bệnh dạ dày gây ra. Đơn giản như chỉ cần ăn món ăn lạ hơn ngày thường, nhiều dầu mỡ hay chút cho ít ớt, hạt tiêu nhiều hơn bình thường họ sẽ bị đau bụng ngay lập tức.
Vì vậy, đối với người bị đau dạ dày nên có một thực đơn chi tiết các món ăn trong ngày, trong đó phải đặc biệt chú trọng đến bữa ăn sáng bởi đây là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cả ngày của cơ thể để cơ thể luôn dồi dào năng lượng.
Theo các nhà dinh dưỡng, bác sĩ cho hay, đối với người bị bệnh dạ dày thì một món ăn loãng, mềm vào buổi sáng sẽ rất tốt bởi các món ăn loãng như cháo hay súp, yếu mạch sẽ dễ ăn hơn, giúp làm dịu dạ dày, giúp dạ dày hoạt động được nhẹ nhàng, không phải hoạt động quá nhiều từ đó giảm thiểu cơn đau.
Ngoài ra, người bị bệnh dạ dày cũng có thể ăn bún, miến, phở. Tuy nhiên phải chắc chắc là nguyên liệu đảm bảo, không bị chua đồng thời khi ăn không nên thêm các gia vị như ớt, tiêu…sẽ không tốt cho dạ dày.
Đối với người bình thường, bạn hòa toàn có thể tham khảo các món ăn đặc như cơm, bánh mì tuy nhiên không nên ăn cơm quá, cứng. Bên cạnh đó bạn nên tráng miệng thêm bằng một quả chuối hoặc một quả táo …các thực phẩm này có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, trung hòa axit.
* Thực đơn cho buổi trưa
Để ăn trưa, thưởng thức một món trứng tráng rau với rau diếp salad lá xanh và khoai tây nghiền. Ăn các loại thực phẩm mềm, như trứng và khoai tây nghiền, cung cấp cứu trợ cho những người bị viêm loét dạ dày.
Rau có chứa vi chất dinh dưỡng, như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hoá và chất xơ hòa tan. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Bệnh viện Tiêu hóa De Bellis ở Castellana Bari, Italy, chất xơ hòa tan là một chất dễ hấp thụ có vẻ như chống lại bệnh loét tá tràng, và được công bố trong cuốn "Bệnh tiêu hóa và bệnh gan" năm 2000.
* Thực đơn cho buổi tối
Mặc dù không quan trọng bằng buổi sáng và buổi trưa nhưng bữa ăn tối cũng là bữa ăn không thể bỏ qua. Hơn nữa khoảng cách từ bữa tối đến bữa ăn sáng ngày hôm sau là khá xa nên ăn sao cho đảm bảo và có lợi nhất với bệnh nhân đau dạ dày là điều cực kì quan trọng.
+ Cháo đậu xanh: Cháo đậu xanh tính mát, dễ ăn, dễ tiêu hóa rất tốt cho người bị đau dạ dày. Hơn nữa ăn cháo còn giúp hạn chế khả năng ợ hơi, đầy bụng làm giảm các nguy cơ làm gia tăng phát triển tình trạng bệnh.
Nguyên liệu: Gạo trắng - 100g, đậu xanh 50g, hạt nêm, hành lá, ngò, tiêu…
Cách làm: Gạo trắng và đậu xanh đổ chung vào nồi nấu, đảo đều cho cháo nhuyễn, chờ cháo nhừ cho hành và các gia vị vào rồi bắc ra sử dụng
+ Cháo hạt sen: Nguyên liệu: Gạo tẻ – 100g, hạt sen 10g và các loại gia vị
Cách làm: Hạt sen luộc qua rồi cho vào nấu chung với gạo, đảo đều đến khi cháo chín thì cho gia vị vào đảo đều rồi tắt bếp. Ăn cháo vào buổi tối là món ăn tốt nhất với các bệnh nhân đau dạ dày, không những ăn ngon, bổ dưỡng mà còn hỗ trợ điều trị được các bệnh dạ dày.
* Những lời khuyên cho người bị đau dạ dày
+ Hạn chế ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành: Sữa đậu nành là tốt, nhưng đối với những người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế uống và ăn các thực phẩm từ đậu nành.
+ Không tập thể dục ngay sau khi ăn: Sau khi ăn không nên tập thể dục, đặc biệt là với người có bệnh dạ dày. Tốt nhất sau bữa ăn bạn nên nghỉ ngơi để thức ăn có thời gian tiêu hóa, dạ dày có sự tập trung để “làm việc”. Vì vậy, nếu muốn đi bộ thì hãy chờ 30 phút sau bữa ăn.
+ Uống trà ấm: Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày, nhiệt độ uống tốt là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.
+ Mát xa trước khi đi ngủ: Sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay của bạn ở vùng bụng dưới. Thao tác đơn giản này không chỉ giúp duy trì trạng thái ổn định cho dạ dày mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn, tránh lo lắng, giận dữ và các kích thích cảm xúc tiêu cực khác.
+ Không nên ăn thức ăn nhiều gia vị: Người đau dạ dày cần cẩn trọng trong ăn uống. Nếu những thực phẩm nào dùng vào mà có biểu hiện đau tăng lên, làm đầy bụng, sinh hơi, hoặc tiêu chảy thì cần kiêng, hoặc hạn chế dùng. Người bị bệnh này nên hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị như chiên, hun khói hay đồ nướng… Không ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein (là chất kích thích) như trà, cà phê… Chè xanh rất tốt với người bình thường nhưng rất hại với người đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, nhất là chè xanh đặc và uống vào lúc đói.
+ Nên ăn theo định lượng: Người đã có vấn đề về tiêu hóa tốt nhất nên thiết lập cho mình một lịch trình về thời gian và khẩu phần ăn, và sau đó nghiêm chỉnh tuân thủ. Việc ăn quá nhanh hay quá chậm cũng sẽ gây áp lực cho dạ dày. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày. Việc nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.
+ Bệnh nhân loét dạ dày, viêm dạ dày không nên ăn lạnh: Bởi vì bệnh nhân loét, viêm dạ dày có chức năng tiêu hóa kém, khi ăn lạnh dễ bị kích thích đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa khiến bệnh nặng hơn. Ngay cả sau bữa ăn cũng không nên uống đồ uống lạnh. Vì sau khi ăn thức ăn vẫn còn tồn tại trong dại dày và các cơ quan tiêu hóa khác, nếu ngay lập tức uống đồ uống lạnh sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu thực đơn cho người đau dạ dày như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng là gì và cách chữa bệnh ra sao
>>> Cách chữa viêm loét dạ dày như thế nào
>>> Nguyên nhân gây viêm dạ dày hp là gì và cách phòng bệnh ra sao
Viết bình luận