Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến hiện nay và nhiều người mắc phải. Vậy triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng là gì và cách chữa bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng hoại tử bề mặt niêm mạc dạ dày xuyên qua lớp cơ niêm, thường là do tác động của acid và pepsin trong dịch vị. Đây là một bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này và cách chữa bệnh ra sao.
* Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng là một trong những chứng bệnh của bệnh đau dạ dày. Khi dạ dày viêm loét sẽ xuất hiện các lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do hiệu ứng ăn da của các acid và pepsin bên trong lòng dạ dày. Theo mô học thì bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng được coi là hiện tượng hoại tử niêm mạc dạ dày với mức độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0.5cm. Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thường do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Việc quá lạm dụng các loại thuốc như: aspirin, ibuprofen và các NSAID khác cũng là những nguyên nhân chính gây ra hay góp phần khiến bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng
* Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào?
+ Đau vùng bụng trên rốn (đau vùng thượng vị): Đây là triệu chứng bên ngoài sớm nhất của bệnh. Nếu loét tá tràng thì cơn đau thường xuất hiện lúc đói hoặc sau ăn khoảng 2 đến 3 tiếng, có thể đau nửa đêm về sáng. Đau có thể lan ra sau lưng hoặc không. Cơn đau có thể là âm ỉ, quặn từng cơn, đau tức bụng, bỏng rát, đôi khi có cảm giác tức ngực. Đau bụng âm ỉ có khi kéo dài từ vài tháng đến vài năm, có khi lâu hơn. Đau có tính chất chu kỳ và thường xảy ra vào lúc đổi mùa, đặc biệt là mùa rét. Đau có thể tăng sau khi ăn thức ăn chua, cay, nóng.
+ Mất ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn do bụng bị đầy hơi, ậm ạch khó tiêu về đêm.
+ Sút cân: do việc tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể bị giảm, người bệnh sẽ bị sút cân.
+ Rối loạn tiêu hóa: do quá trình tiêu hóa không được bình thường. Bệnh nhân có thể bị đi ngoài phân sống, tiêu chảy hoặc táo bón.
+ Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị: đa số bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thường có triệu chứng này trong thời kỳ đầu do trong dịch vị có độ chua cao. Ợ hơi, ợ chua là các dấu hiệu hay gặp ở những bệnh nhân mới bị bệnh.
+ Đầy bụng, khó tiêu, nôn hoặc buồn nôn: Cảm giác đầy bụng, khó tiêu do dạ dày bị tổn thương nên hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày bị kém đi, khiến người bệnh thường cảm thấy ậm ạch, chướng bụng, thức ăn không được tiêu hóa, từ đó có thể khiến bệnh nhân cảm thấy chán ăn hoặc sợ không dám ăn, ăn ít đi.
+ Cảm giác buồn nôn, nôn xuất hiện khi dạ dày đang tiêu hóa thức ăn. Nôn cũng có thể gặp khi bị hẹp môn vị, lúc đó thức ăn không được đẩy xuống tá tràng, làm ứ đọng lại trong dạ dày. Bệnh nhân có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, chán ăn. Nếu nôn ra được, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu, cơn đau cũng giảm đi.
* Cách chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
+ Đầu tiên: Những tác hại của rượu bia tới dạ dày là rất lớn, bạn cần tránh uống rượu, vì điều này kích thích các mô và vết loang đỏ, viêm và hở, giống như đổ rượu vào một vết cắt trên da. Rượu cũng làm kích thích lớp lót dạ dày và ruột và có thể gây ra không chỉ viêm mà còn chảy máu. Tránh hút thuốc, làm tăng axit dạ dày, do đó kích thích lớp lót dạ dày. Không dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) (thuốc chống viêm không steroid), nhưng vẫn giữ acetaminophen, và tránh các thực phẩm nhiều gia vị hoặc có nhiều chất béo có thể gây kích ứng, viêm và đau.
+ Tiếp theo: Sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà để giúp giảm đau, giảm viêm và làm lành vết viêm loét. Xác định xem bạn có quá nhiều hoặc quá ít acid dạ dày. Ăn 1 muỗng canh nước cốt chanh. Nếu cơn đau của bạn biến mất, bạn có lượng acid dạ dày thấp hơn. Ăn những thực phẩm như bánh mỳ, cơm, cháo,… những thực phẩm dễ tiêu và giảm acid dạ dày.
+ Tiếp nữa: Tránh thức ăn chiên và dầu mỡ, cũng như nước sô-đa có ga, tất cả đều gây kích thích loét. Thúc đẩy việc chữa bệnh bằng cách ăn các loại thực phẩm có thể tiêu hóa dễ dàng trong thời gian bùng phát, chẳng hạn như rau, ngũ cốc nóng, khoai tây nghiền hoặc nướng, sữa chua, súp dựa trên kem hoặc canh canh, gà không da hoặc gà tây và kem tươi hoặc bánh pudding.
+ Cuối cùng: Mua rễ cây cam thảo, đã được sử dụng qua nhiều thế hệ để điều trị viêm loét dạ dày và tá tràng, trong khi loài vọ sẹm và cây sồi trắng có hiệu quả trong việc làm giảm kích ứng và viêm do loét. Hoặc có thể mua các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng điển hình như Prilosec OTC™ đây là sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng là gì và cách chữa bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Thực đơn cho nguời viêm dạ dày như thế nào
Viết bình luận