Thực đơn cho bệnh nhân ung thư như thế nào

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu hiện nay, bệnh ngày càng phổ biến. Vậy thực đơn cho bệnh nhân ung thư như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Ung thư là một bệnh của các tế bào, vốn là những đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể. Cơ thể chúng ta liên tục sản xuất ra các tế bào để giúp chúng ta phát triển, để thay thế những tế bào đã chết, hoặc hàn gắn lại những tế bào bị tổn thương sau một chấn thương. Các gen nào đó kiểm soát quá trình này và chính việc gây tổn hại những gen này dẫn đến các bệnh ung thư. Biết cách ăn uống tốt sẽ giúp quá trình điều trị bệnh ung thư được thuận lợi hơn, ngược lại thì sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu thực đơn cho bệnh nhân ung thư như thế nào.

Thực đơn cho bệnh nhân ung thư như thế nào

* Thực đơn cho bệnh nhân ung thư

+ Các loại rau quả là thực phẩn người bệnh ung thư nên ăn: Các loại rau quả rất có lợi cho sức khỏe, cung cấp các loại vitamin cần thiết cho cơ thể người bệnh.

+ Thực phẩm giàu tinh bột có lợi cho người bệnh ung thư: Nên ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột như các loại ngũ cốc nguyên hạt: gạo, lúa mạch, ngô, lúa mì; các loại củ như: khoai lang, khoai tây, khoai sọ, củ sắn…

+ Thực phẩm giàu lipid, chất béo cần thiết cho bệnh nhân ung thư: Chất béo giúp hình thành cấu trúc cơ thể, có giá trị năng lượng cao nên trong bữa ăn của người bệnh ung thư nên ăn một hàm lượng chất béo nhất định. Các lọai thực phẩm chứa chất béo như: quả bơ, mỡ cá, sữa chua, trứng…

+ Thực phẩm giàu chất đạm tốt cho bệnh nhân ung thư: Các loại thực phẩm giàu chất đạm cung cấp các loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Để có thể đảm bảo cung cấp được đầy đủ các loại axit amin thiết yếu, người bệnh ung thư nên ăn đa dạng các loại thực phẩm và ăn cân đối giữa đạm động vật và động vật. Đạm có trong thực phẩm động vật như: thịt lợn, bò, gà, vịt, tôm, cá…; đạm có trong thực phẩm động vật như đậu phộng, vừng…

* Giảm thiểu các tác dụng phụ của bệnh nhân ung thư

Trong quá trình điều trị, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi người bệnh khác nhau, hơn nữa khẩu vị của từng người cũng khác nhau nên chế độ ăn không thể giống nhau.

+ Người biếng ăn: Cần chia nhỏ nhiều bữa trong ngày, luôn có sẵn những thức ăn, thực phẩm hợp khẩu vị người bệnh có thể ăn ngay khi cảm thấy muốn ăn. Đảm bảo đầy đủ nước uống như canh, sữa, nước ép trái cây, thức xay nhuyễn... Tạo hương vị thơm ngon hấp dẫn trong thực phẩm để kích thích sự thèm ăn.

+ Với chứng đắng miệng: Người bệnh có cảm giác đắng hoặc có mùi tanh, nhất là với các loại thịt hoặc những thực phẩm có hàm lượng đạm cao. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh cần súc miệng với nước sạch trước khi ăn, có thể ăn những loại trái cây vị chua như: cam, quít, bưởi... để kích thích vị giác, loại bỏ vị đắng của miệng..

Thực đơn cho bệnh nhân ung thư như thế nào

+ Với chứng khô miệng: Người bệnh rất khó nhai và khó nuốt thức ăn… Vì thế, cần xay nhuyễn hoặc chế biến thành thức ăn dạng lỏng như nước súp, nước thịt... uống nhiều nước theo từng ngụm để giúp nuốt dễ dàng hơn. Tránh các thức ăn đồ uống có chứa nhiều chất ngọt, tránh súc miệng bằng những dung dịch có chứa cồn.

+ Với chứng buồn nôn và nôn: Tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi, tránh ăn uống những thức ăn nặng mùi trong phòng kín. Tránh uống nước trong khi ăn, chia bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Nên ăn trước khi đói vì cơn đói làm tăng cảm giác buồn nôn mạnh hơn. Nên ngồi hoặc nằm tư thế nửa nằm nửa ngồi sau khi ăn khoảng 1 tiếng.

+ Với chứng táo bón: Táo bón ở người bệnh ung thư có thể là do thiếu nước hoặc thiếu nhiều chất xơ trong chế độ ăn, thiếu hoạt động thể lực, những tác động bởi liệu pháp điều trị. Để giúp người bệnh có thể giúp ngăn ngừa táo bón, cần ăn chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước, mỗi ngày uống khoảng 1 - 2 lít nước, ngoài ra cần uống thêm nước ép các loại rau, củ, quả, nước chanh, trà… và nên vận động thường xuyên.

* Một số thực phẩm mà người bệnh ung thư nên bổ sung

+ Bí đỏ: Loại quả này chứa beta- carotene, vốn được biết đến để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Một carotenoid khác có trách nhiệm ngăn chặn sự phát triển ung thư là alpha-carotene.

+ Trà xanh: Cũng như các tế bào bình thường, tế bào ung thư cũng cần tiếp thêm năng lượng, để có thể chuyển hóa và tiếp tục phát triển, nhân lên. Trà xanh có tác nhân sinh học, làm thay đổi cơ chế trao đổi chất của tế bào ung thư, các tế bào ung thư không thể trao đổi chất và sẽ chết đi. Nhiều nghiên cứu cho thấy uống 2-3 tách trà xanh/ngày giảm nguy cơ tấn công các tế bào khối u đến 50%.

+ Tỏi: Chỉ cần sử dụng một lượng tỏi nhỏ trong bữa ăn hàng ngày cũng tác dụng tốt đến hệ miễn dịch. Theo đó, tỏi hoạt động như loại thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, chất bồi bổ hệ thống miễn dịch, chất chống ung thư... Các nghiên cứu cho thấy rằng người ăn tỏi tươi ít nhất 2 lần/ tuần có nguy cơ mắc ung thư phổi ít hơn 44%. Ngoài ra, nguy cơ mắc ung thư đại tràng, ung thư da cũng giảm xuống rõ rệt.

+ Nho đỏ và chiết xuất từ hạt nho: Nho đỏ dồi dào nguồn vitamin C và các chất chống oxy hóa. Mỗi phần của quả nho như vỏ, hạt đều có đặc tính chống lại ung thư. Bioflavonoid trong quả nho giúp các tế bào khỏe mạnh đủ sức chống lại các tế bào ung thư, đồng thời có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Còn ở vỏ nho, chất resveratrol cũng có tác dụng giúp cơ thể ngăn chặn ung thư, nhất là ung thư gan, phổi, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Hạt nho còn chứa các chất dinh dưỡng khác như vitamin E, flavonoid và axit linoleic.

+ Cà chua: Các loại trái cây màu đỏ, tròn căng và có vị ngọt thường chứa nhiều chất lycopene, một phytochemical có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư. Một nghiên cứu cho thấy carotenoid trong cà chua có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các khối u ở những bệnh nhân bị nội mạc tử cung, ung thư dạ dày và ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà khoa học cũng phát hiện ăn 2 phần nước sốt cà chua/ tuần giúp người ăn có ít hơn 23% nguy cơ mắc bệnh ung thư. Bạn nên nấu chín cà chua thay vì ăn sống.

+ Súp lơ: Súp lơ nói riêng và những loại rau họ cải nói chung rất giàu beta-carotene, lutein, zeaxanthin, folate, khoáng chất, và các vitamin như vitamin C, E, và K. Đặc biệt chất sulforaphane có trong súp lơ "nổi tiếng" với việc tăng cường các enzym hiện có trong cơ thể và loại bỏ các chất độc có thể gây ung thư trong người. Còn các glucosinolate thường bị phá vỡ trong quá trình con người nhai và tiêu hóa, hình thành các hợp chất dẫn chuyền có tác dụng làm chậm sự phát triển của khối u ung thư. Súp lơ là thực phẩm không thể thiếu của bệnh nhân ung thư bàng quang, vú, tuyến tiền liệt, gan, da và dạ dày.

Thực đơn cho bệnh nhân ung thư như thế nào

+ Nghệ: Curcumin trong nghệ đã được chứng minh có khả năng làm chậm sự phát triển tế bào ung thư, giảm viêm, làm chậm sự chuyển đổi từ tế bào bình thường thành các tế bào ung thư. Ngoài ra curcumin còn giúp cơ thể tiêu diệt các tế bào ung thư đã bị đột biến nên nó không thể lây lan khắp cơ thể, tấn công các tế bào ung thư nhiều hơn các tế bào thường, tăng cường hệ thống miễn dịch, đồng thời nghệ còn ức chế tăng sinh mạch máu mới, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư. Củ nghệ đã được chứng minh giúp chống lại các dạng ung thư khác nhau bao gồm ung thư da, dạ dày, gan, và vú. Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ 4 gram bột nghệ mỗi ngày có thể giảm nguy cơ ung thư đến 40%.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu thực đơn cho bệnh nhân ung thư như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Paw paw cell reg tăng cường miễn dịch phòng ngừa bệnh ung thư

>>> Thuốc Vidatox Plus - Hỗ trợ điều trị ung thư

>>> Fucoidan nhật bản - Hỗ trợ điều trị ung thư, tăng cường miễn dịch

Viết bình luận