Tác dụng của rau húng chanh với sức khỏe con người như thế nào?

Rau húng chanh là loại rau thơm quen thuộc tại Việt Nam. Lá húng chanh, loại gia vị, thảo dược quen thuộc trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người mà ít ai biết đến. Vậy tác dụng của rau húng chanh với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Lá húng chứa chất chống oxy hóa, những chất có tác dụng chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Lá Húng chanh mọc ở Hà Nội chứa 0,002-0,003% tinh dầu trong đó có carvacrol 39,5%, γ-terpinen 19%, α-terpinen 16,8%. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Tác dụng của rau húng chanh với sức khỏe con người như thế nào

1. Tổng quan về rau húng chanh

Húng chanh ngoài là một loại gia vị phổ biến, chúng còn được biết đến như một vị thuốc dân gian quý, giúp cải thiện triệu chứng viêm họng, chảy máu cam, ho khan,…

Tên khác: Rau thơm lùn, rau tần, tần dày lá, dương tử tô, rau thơm lông

Tên khoa học: Plectranthus amboinicus

Họ: Thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae)

+ Đặc điểm của cây húng chanh

Nhận biết cây húng chanh thông qua các đặc điểm nhận dạng sau:

Húng chanh là loại cây thân thảo, sống lâu năm với chiều cao trung bình từ 20 – 50 cm.

Thân cây có lông mịn, giòn và có mùi thơm.

Lá mọng nước, hình trái xoan thường mọc đối xứng nhau. Mép lá có răng cưa to nhưng không nhọn. Hai mặt bên của lá có màu xanh và có lông đơn.

Hoa có màu tím đỏ, mọc ở đầu cành hoặc ở ngọn thân.

Quả húng chanh rất nhỏ, có màu nâu. Mỗi quả chứa một hạt.

+ Phân bố:

Cây húng chanh có nguồn gốc từ Nam Phi, Đông Phi và phí bắc Kenya. Ngoài ra, cây cũng được trồng nhiều ở Malaysia, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia,… Hiện tại, loại cây này được nhập và trồng trên khắp các tỉnh thành ở Việt Nam.

+ Bộ phận dùng:

Thông thường, các nhà dược liệu thường sử dụng lá cây húng chanh làm thuốc điều trị bệnh.

+ Thu hái, chế biến và bảo quản:

Thu hái: Có thể thu hoạch lá húng chanh sau 1 tháng trồng. Sau khi hái chỉ cần bón phân và tưới nước đầy đủ, cây có thể cho lá quanh năm.

Chế biến: Dùng lá hay cành húng chanh non đem rửa sạch và dùng. Hoặc cũng có thể dùng lá đã phơi khô.

Bảo quản: Đối với lá húng chanh khô cần được bảo vệ ở nơi khô mát.

+ Thành phần hóa học:

Cây húng chanh có chứa hoạt chất màu đỏ colein và tinh dầu Carvacrol. Ngoài ra, húng chanh rất giàu hàm lượng beta carotene, vitamin K và acid ascorbic.

Tác dụng của rau húng chanh với sức khỏe con người như thế nào

2. Tác dụng của rau húng chanh với sức khỏe

+ Giảm stress oxy hóa:

Lá húng chanh là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, những chất có tác dụng chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Sự cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa là cần thiết cho chức năng sinh lý thích hợp. Chính các gốc tự do gây ra tổn thương đáng kể cho các tế bào và làm tăng nguy cơ mắc nhiều biến chứng sức khỏe, như bệnh tim, ung thư, tiểu đường và viêm khớp. Do đó, việc áp dụng nguồn chất chống oxy hóa bên ngoài có thể hỗ trợ đối phó với stress oxy hóa này. Ngoài ra, lá húng chanh có chứa flavonoid, một hợp chất cũng được tìm thấy nhiều trong các loại thực vật khác, có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm tác động của quá trình lão hóa và bảo vệ cấu trúc tế bào khỏi bị hư hại.

+ Có lợi cho tiêu hóa:

Eugenol là một thành phần chính trong nhiều loại tinh dầu, và có đặc tính kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm và chống oxy hóa nên đã được sử dụng linh hoạt trong nhiều trường hợp. Húng chanh cũng có chứa eugenol và với đặc tính chống viêm, đảm bảo đường tiêu hóa khỏe mạnh. Húng chanh có lợi cho hệ tiêu hóa và thần kinh đồng thời đảm bảo quá trình tiêu hóa tối ưu và cân bằng độ pH thích hợp trong cơ thể.

+ Tăng cường hệ miễn dịch:

Chất phytochemical có tiềm năng chống oxy hóa rất lớn và được quan tâm nhiều bởi tác dụng có lợi của chúng đối với sức khỏe của con người. Chất này trong lá húng chanh có hoạt tính sinh học giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh ung thư khác nhau, chẳng hạn như ung thư da, ung thư phổi, ung thư miệng và ung thư gan.

+ Chăm sóc da hiệu quả:

Húng chanh có chứa nhiều loại tinh dầu có tác dụng làm sạch làn da từ sâu bên trong. Đối với người da dầu, làm sạch mặt là vô cùng cần thiết để tránh bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nên mụn. Bên cạnh việc làm sạch, tinh chất trong húng chanh cũng có khả năng loại bỏ tạp chất, bụi bẩn và dầu nhờn làm tắc nghẽn lỗ chân lông, góp phần hỗ trợ người sử dụng dễ dàng hơn trong việc làm sạch da. Đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của lá húng chanh kết hợp với khả năng làm sạch sâu sẽ giúp giải quyết tình trạng mụn trứng cá.

+ Chống viêm:

Vì húng chanh có đặc tính chống viêm mạnh và chứa nhiều tinh dầu như citronellol, linalool và eugenol, nên nó có công dụng hỗ trợ điều trị một loạt các bệnh, bao gồm bệnh viêm ruột, bệnh tim và viêm khớp dạng thấp. Hơn nữa, sử dụng húng chanh cũng có thể giúp trị đau đầu, sốt, cảm lạnh và ho, cảm cúm và đau họng. Đây là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của lá húng chanh ở trong dân gian khi người bệnh ưu tiên sử dụng thảo dược tự nhiên hơn để điều trị những triệu chứng thông thường.

+ Kiểm soát bệnh tiểu đường:

Nhờ tác dụng làm chậm quá trình giải phóng đường trong máu, không để đường máu tăng nhanh, lá húng chanh hỗ trợ người bệnh kiểm soát bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, húng chanh cũng góp phần chống lại các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, bao gồm tăng insulin huyết (lượng insulin trong máu cao), cân nặng quá mức,… Từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cho người sử dụng.

+ Đối phó với bệnh trầm cảm:

Adaptogen trong lá húng chanh là chất chống căng thẳng do khả năng giúp cơ thể con người thích nghi với căng thẳng vật lý, hóa học hoặc sinh học. Nó giúp người sử dụng đối phó với lo lắng và trầm cảm nhờ khả năng kích thích chất dẫn truyền thần kinh kiểm soát năng lượng và các hormone tạo cảm giác hạnh phúc.

+ Khử độc:

Lá húng chanh giúp giải độc gan và đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong gan, giúp gan khỏe mạnh hơn. Không chỉ có lợi cho gan, dược liệu này còn giúp chăm sóc sức khỏe tổng thể của người sử dụng bởi gan là cơ quan thực hiện nhiều chức năng khác trong cơ thể.

+ Ngăn ngừa nhiễm trùng:

Bên cạnh những công dụng khác mà húng chanh sở hữu, đặc tính kháng khuẩn của nó là một trong những điểm đáng được chú ý nhất. Nó giúp chống lại một loạt bệnh nhiễm trùng, bao gồm dị ứng da, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng đường hô hấp và ổ bụng.

bi-q10

buy

+ Ngăn ngừa bệnh tim:

Như đã đề cập ở trên, lá húng chanh có chứa eugenol, một hợp chất hóa học có khả năng hỗ trợ ngăn chặn các kênh canxi, từ đó làm giảm huyết áp. Các loại tinh dầu trong húng chanh cũng góp phần làm giảm mức độ chất béo trung tính và cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, magie được tìm thấy trong loại thảo mộc này cải thiện lưu thông máu và giúp các mạch máu và cơ bắp thư giãn, ngăn ngừa chuột rút cơ bắp.

+ Kiểm soát nồng độ cortisol:

Húng chanh giữ cho cortisol, một hormone gây căng thẳng trong tầm kiểm soát. Nồng độ hormone này tăng cao có thể gây ra nhiều tình trạng sức khỏe như tiểu đường, giảm chức năng miễn dịch, béo phì và thậm chí là các vấn đề về trí nhớ.

+ Bảo vệ thị lực:

Húng chanh là một nguồn beta-carotene tuyệt vời. Khi vào cơ thể, beta-carotene chuyển hóa thành vitamin A, một loại vitamin có công dụng hỗ trợ hoạt động của màng nhầy và cần thiết cho một thị lực tốt. Thiếu hụt vitamin A có thể dẫn tới bệnh khô mắt, chứng quáng gà,…

3. Bài thuốc từ lá húng chanh

+ Chữa cảm cúm, sốt:

Để nhanh ra mồ hôi và đào thải độc tố, giúp hạ nhiệt khi bị sốt và cảm cúm thì lá húng chanh là một thảo dược tuyệt vời đáng để lựa chọn. Bài thuốc dành cho các trường hợp này là giã nát một nắm lá húng chanh với ít nước sôi và muối sau đó chắt lấy nước cốt uống 2 lần/ngày. Phần bã thu được sau khi giã hãy dùng để thoa khắp bề mặt da của cơ thể.

+ Chữa viêm họng và ho:

Lá húng chanh có tới 65.2% hàm lượng tinh dầu là hợp chất Codein và Phenolic giúp tăng sức đề kháng khi bị viêm họng và ho. Để đạt được công dụng này cần làm siro húng chanh bằng cách lấy 20g lá húng chanh đã được thái nhỏ đem hấp cách thủy cùng 20g đường phèn sau đó chắt lấy nước uống 1 lần/ngày, uống liên tục 3 - 5 ngày.

+ Chữa hội chứng ruột kích thích:

Mỗi ngày dùng một nắm lá húng chanh hãm uống như uống trà sẽ cải thiện rõ rệt các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích nhờ đó mà đường ruột hoạt động trơn tru hơn.

+ Chữa bệnh lý về da:

Với các trường hợp bị vảy nến, chàm da, côn trùng đốt,... có thể lấy 20g lá húng chanh đem giã cùng chút muối và đắp trực tiếp lên da. Các hợp chất chống viêm trong lá húng chanh sẽ giúp giảm đỏ và sưng tấy trên vùng da bị tổn thương.

4. Lưu ý khi dùng lá húng chanh

Mặc dù lá húng chanh là một loại thảo dược rất tốt với sức khỏe nhưng tinh dầu thu được từ lá của nó có chứa estragole, nếu dùng đường uống trong thời gian dài có thể không tốt cho gan. Mặt khác, chiết xuất từ tinh dầu hoặc tinh dầu húng chanh còn có nguy cơ làm chậm quá trình đông máu, làm trầm trọng hơn tình trạng rối loạn chảy máu. Cũng vì điều này mà các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên dùng lá húng chanh tối thiểu 2 tuần trước khi thực hiện phẫu thuật.

Một điều cần chú ý nữa là chiết xuất từ lá ​​húng chanh có thể làm hạ huyết áp, những người bị huyết áp thấp nên hạn chế dùng thảo dược này. Ngoài ra, một số tác động tiêu cực do việc lạm dụng lá húng chanh cũng cần được lưu tâm là:

- Lông của lá húng chanh dễ gây kích ứng với những làn da nhạy cảm.

- Phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai cần thận trọng khi dùng lá húng chanh để trị bệnh, để an toàn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về tác dụng của rau húng chanh với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của ngải cứu với sức khỏe như thế nào?

>>> Công dụng của cây bồ công anh với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của Vitamin D3 với sức khỏe con người như thế nào?

Viết bình luận