Bồ công anh là loại rau dại gần gũi với người Việt Nam. Vậy công dụng của cây bồ công anh với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Bồ công anh mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Cây thuốc này rất gần gũi với người dân. Người ta thường được hái lá dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Khi dùng tươi thì lượng gấp đôi hoặc gấp 3 lần khi dùng khô. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của cây bồ công anh với sức khỏe con người như thế nào.
Công dụng của cây bồ công anh với sức khỏe con người như thế nào
* Tổng quan về cây bồ công anh
Bồ công anh hay rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời, rau mũi cày là một loài cây thân thảo thuộc họ Cúc, sống một năm hoặc hai năm. Thân không lông, cao 60 - 200 cm, thân thường đơn hoặc chẻ nhánh ở phần trên. Các lá phía dưới không lông, lá đơn mọc cách. Phiến lá thuôn dài hoặc dạng hình mũi mác, kích thước phiến lá dài từ 13 - 25 cm, rộng từ 1,5 -11 cm, đầu lá nhọn, đuôi lá hình nêm hoặc men cuống, cuống lá thường ngắn hoặc men cuống tới tận nách lá. Mép lá nguyên hoặc xẻ thùy hoặc có răng cưa thô to. Mặt trên phiến lá màu xanh lục, mặt dưới xanh xám. Các lá mọc ở phía trên gần đỉnh ngọn sinh hoa thường trên nhỏ hơn và thẳng. Hoa mọc ở đầu ngọn, đầu cành. Hoa tự hình chùy, đầu cụm hoa rộng khoảng 2 cm; cuống dài 10 - 25 mm, mọc thẳng. Tổng bao hình trụ, kích thước chùm hoa thường cao 10 -13 cm, rộng 5 - 6 mm, các lá bắc không lông, màu tía, các lá ngoài hình trứng, dài 2 - 3 mm, các lá trong hình trứng-mũi mác, các lá bắc tận trong cùng khoảng 8, hình mũi mác. Hoa tự thường có 21 - 27 bông, màu vàng nhạt, kích thước hoa 12 - 13 mm, rộng mm. Quả bế hình elip, phẳng, màu đen, kích thước quả dài 4 - 4,5 mm, rộng 2,3 mm; mỏ quả dài 1 - 1,5 mm. Mào lông màu trắng gắn liền quả dài 7 - 8 mm.
Các nhà nghiên cứu cho rằng bồ công anh có thành phần dinh dưỡng nhiều hơn hẳn so với nhiều loại rau khác như rau dền, rau diếp và các loại rau thơm khác. Lá bồ công anh rất giàu canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali vàmangan và vitamin A, C, E, K, B1, B2, B6. Gốc của nó có chứa canxi, sắt, kali, lưu huỳnh, silic, magiê, chất diệp lục và phốt pho. Vì vậy nhiều gia đình cũng như bác sĩ đã tận dụng lợi ích của bồ công anh để chữa trị và phòng chống bệnh.
* Công dụng của cây bồ công anh
+ Chữa suy nhược cơ thể: Bồ công anh có tác dụng nâng đỡ và tăng cường hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể, chữa suy nhược, biếng ăn. Nó còn có tính lọc máu, tẩy độc cho cơ thể và làm gia tăng sức đề kháng.
+ Chống loãng xương: hàm lượng manhê cao trong bồ công anh rất tốt cho những bệnh nhân loãng xương, còi xương. Xay lá ở dạng nước ép (khoảng 100gr lá tươi) phối hợp với cà rốt hoặc củ cải, uống mỗi ngày rất hiệu quả.
+ Chữa rối loạn gan mật: Phối hợp với cải xà lách xoong chế thành một loại nước ép, sẽ rất hiệu quả và giúp gan mật hoạt động bình thường. Các bệnh nhân đau gan, vàng da có thể sử dụng thường xuyên dạng nước ép hoặc dạng trà được bào chế sẵn.
+ Trà Bồ Công Anh: Chữa các rối loạn trên hệ bài tiết: toàn cây bồ công anh được chế biến thành một loại trà, uống mỗi ngày làm gia tăng lượng nước tiểu bài tiết. Chữa mụn cóc: cắt ngang phần gốc của cây và lấy chất dịch tiết ra từ cây bôi lên chỗ mụn cóc, 2-3 lần mỗi ngày, sẽ thấy hiệu quả.
+ Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu: Trà bồ công anh giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như các chứng rối loạn bàng quang, các vấn đề ở thận và nang ở cơ quan sinh sản. Ngoài ra, uống hỗn hợp rễ và lá cây bồ công anh cùng với một loại thảo dược khác gọi là uva ursi sẽ giúp giảm nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ. Sự kết hợp này là do khả năng tiêu diệt vi khuẩn của thảo dược uva ursi và tác dụng lợi tiểu, chống viêm của bồ công anh.
+ Chữa các chứng viêm loét: bồ công anh còn chữa viêm loét dạ dày, ung thư vú, mụn nhọt, ghẻ lở, các bệnh ngoài da, giúp làn da tươi sáng, trẻ hóa, ngừa ung thư nhờ tác dụng tăng cường thải độc cho gan.
Cách dùng: Mỗi ngày khoảng 20g, thêm hạ khô thảo, kim ngân hoa đồng lượng, sắc với 600ml nước, đun cạn còn 1/2, chia 2-3 lần uống trong ngày.
+ Chống nhiễm trùng da: Da nhiễm trùng do vết thương hay vết cắt có thể gây ra nhiều biến chứng quan trọng. Do đó, chúng ta cần chống nhiễm trùng da bằng các phương pháp khử trùng. Bồ công anh là một phương pháp hiệu quả. Phần sáp lỏng xuất hiện khi bạn chạm vào thân của cây bồ công anh giúp sát trùng, trừ sâu và diệt nấm, vi khuẩn trên làn da. Ngoài ra, bạn có thể dùng sáp bồ công anh để giảm ngứa hay kích thích do chàm, bệnh ecpet mảng tròn, vảy nến và nhiễm trùng da.
+ Chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa: phụ nữ sau khi sinh bị viêm tuyến vú gây đau nhức dữ dội, dùng lá sắc lấy nước uống.
Cách dùng: Liều dùng hằng ngày 20-40g lá tươi hoặc 10-15g lá khô. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như hạ khô thảo, thường dùng dưới dạng thuốc sắc có thêm đường cho dễ uống. Nên phối hợp uống trong và giã nát đắp ngoài thì rất hiệu quả.
+ Trị bệnh tiểu đường: Trà bồ công anh giúp bệnh nhân tiểu đường kích thích quá trình sản sinh insulin trong tủy và giữ lượng đường trong máu ở mức thấp. Nếu tụy không sản sinh đủ lượng insulin cần thiết hay các tế bào không xử lý insulin đúng cách sẽ gây ra bệnh tiểu đường. Ngoài ra, nếu glucose không được dùng phù hợp thì sẽ tích tụ trong dòng máu và gây lượng đường hay glucose trong máu tăng cao. Để chống lại bệnh tiểu đường, bạn có thể dùng trà bồ công anh để loại bỏ lượng đường dư thừa trong cơ thể.
+ Có tác dụng lợi tiểu: Rễ cây bồ công anh giúp lợi tiểu tự nhiên, thúc đẩy quá trình thải độc của gan. Ngoài ra, loại thực vật này còn giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, duy trì lượng đường trong máu ổn định, giảm ợ nóng và các vấn đề tiêu hóa khác.
Bồ công anh giúp giảm axit uric và kích thích quá trình sản xuất nước tiểu, chống nhiễm khuẩn trong đường tiêu hóa rất tốt và có lợi cho cơ quan sinh sản. Ngoài ra, đối với các bệnh nhân có nguy cơ ung thư bàng quang, sử dụng bồ công anh thường xuyên giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh vì tác dụng lợi tiểu của bồ công anh. Lượng nước tiểu được bài tiết ra tăng sẽ giúp loại bỏ chất độc hại bên trong cơ thể và không tích tụ ở bàng quang, từ đó giảm nguy cơ ung thư.
+ Thanh lọc gan: Gan có chức năng sản xuất mật giúp enzyme phân tách chất béo trong cơ thể thành axit béo, lọc và giải độc máu. Gan còn giúp phân tách và dự trữ axit amino, tổng hợp và chuyển hóa cholesterol và chất béo, dự trữ glucozo, giữ cho các cơ quan bên trong hoạt động đúng. Vitamin và chất dinh dưỡng có trong bồ công anh giúp lọc gan và giúp gan hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh đó, bồ công anh giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt do khả năng duy trì lượng mật phù hợp. Bồ công anh giúp cung cấp vitamin C, giảm sưng, hấp thụ chất khoáng tốt hơn và ngăn ngừa phát triển các loại bệnh.
+ Cách dùng - Làm rau ăn: lá bồ công anh hấp chín được sử dụng như một loại rau cải hay đem dùng tươi thay thế rau xà lách. Khi dùng nên dùng tay xé nhỏ lá tốt hơn là dùng dao cắt để giữ được mùi của lá. - Nấu canh hoặc chế biến thành món xúp chung với các loại rau khác như rau diếp, có mùi vị dễ chịu khi ăn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu công dụng của cây bồ công anh với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gì đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của cây bìm bịp với sức khỏe con người như thế nào
Viết bình luận