Rau lang là một món ăn dân dã chúng ta có thể ra chợ mua được bất cứ lúc nào. Rau khoai lang chứa rất nhiều dưỡng chất, và nguồn vitamin dồi dào. Không những vậy, rau lang còn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe mà chúng ta nên tận dụng. Vậy tác dụng của rau lang với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
1. Tổng quan về rau lang
Rau khoai lang (tên thuốc là cam thử/phiên chử) có tính bình, vị ngọt, đặc tính ích khí hư... Theo nghiên cứu khoa học, hàm lượng dinh dưỡng trong khoai lang còn cao hơn rất nhiều so với trong củ khoai. Ví dụ, trong lá khoai lang, vitamin C cao gấp 5 lần, vitamin B6 cao gấp 3 lần, viboflavin cao gấp 10 lần so với trong củ khoai lang.
Có lẽ không nhiều người biết rằng, ở châu Âu, Nhật Bản, Hồng Kông,… rau khoai lang không đơn giản là lại rau xanh dân dã như Việt Nam, mà là thực phẩm cao cấp được đưa vào thực đơn của những nhà hàng sang trọng. Sở dĩ nó được đánh giá cao như vậy là bởi hàm lượng dinh dưỡng dồi dào hơn rất nhiều so với những gì mà mọi người lầm tưởng.
Rau khoai lang trong Y học cổ truyền có công dụng tư thận âm, chữa tỳ hư, lợi mật, thanh can, giúp tăng cường thị lực, bồi bồ sức khỏe, chữa bệnh vàng da, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ và di tinh ở nam giới... Đặc biệt, vị thuốc này không độc.
Dinh dưỡng trong lá khoai lang được đánh giá tương đương với rau chân vịt, nhưng ưu điểm nổi trội của loại rau này là hàm lượng axit axalic thấp hơn rất nhiều lần, do đó, giảm nguy cơ sỏi thận.
Thành phần dinh dưỡng của rau lang
Rau lang (tên gọi trong đông y: cam thử, phiên chử) là phần thân và lá của cây khoai lang - loại cây thân thảo chủ yếu được trồng để lấy củ. Rau lang có thể chế biến thành nhiều các món ăn ngon miệng và tốt cho sức khoẻ. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng của rau lang:
Trong 100g rau lang có các chất dinh dưỡng như:
Năng lượng: 22kcal
Nước: 91,8g
Protein: 2,6g
Tinh bột: 2,8g
Ngoài ra, rau lang còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng như các loại vitamin B, C, E, beta caroten, biotin và các khoáng chất như magie, phospho, canxi, kali, mangan, kẽm, đồng…
2. Tác dụng của rau lang với sức khỏe con người như thế nào?
+ Đào thải độc tố thanh lọc cơ thể:
Thanh lọc làm sạch cơ thể là công dụng phổ biến của họ nhà rau. Đối với rau lang, diệp lục được ẩn chứa trong từng chiếc là khá cao giúp cho máu được thanh lọc và độc tố không may hấp thụ cũng được đào thải ra. Với tính mát vị ngọt, rau lang có thể làm món ăn cho những ngày nóng hay cơ thể đang bốc hỏa.
+ Làm chậm sự diễn ra của quá trình oxy hóa:
Oxy hóa khử là mối đe dọa đến các gốc tự do và cũng là điều kiện thuận lợi cho các tế bào ung thư tàn phá sức khỏe chúng ta. Nhờ ăn rau lang, quá trình oxy hóa sẽ chậm lại nhờ một protein có sẵn trong rau khiến glutathione bị ức chế giảm khả năng tới 30%. NHờ vậy các gốc tự do và sự tuần hoàn cơ thể được bảo vệ ở mức độ cao nhất.
+ Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
Bệnh tiểu đường được coi là một căn bệnh nguy hiểm hiện này chưa có cách điều trị dứt điểm chỉ có thể ngăn ngừa không cho lây lan rộng phạm vi. Chình vì vậy, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh từ sớm là điều mà chúng ta quan tâm để bảo vệ sức khỏe. Khi ăn rau lang, đường huyết sẽ hạ đến mức nhất định nhưng với củ khoai lang lại không thế. Những cây rau lang non màu đỏ lại càng tốt vì chúng chứa một dưỡng chất có dược lý tương tự insulin. Do đó người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng lá rau non để giảm thấp lượng đường huyết.
+ Giải pháp cho người bị táo bón:
Táo bón là vấn đề thường gặp khi cơ thể mất đi sự cân bằng các chất dinh dưỡng. Một số khác là do di truyền từ cha mẹ sang con cái nên cần được xử lý sớm để tránh nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như sa búi trĩ, viêm nhiễm trực tràng.... Theo phân tích dinh dưỡng, rau khoai lang có chứa hàm lượng chất xơ khá cao nên sử dụng sẽ nhuận tràng hơn. Không nhất thiết là bị bệnh táo bón, người bình thường cũng nên dùng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh táo bón.
+ Giảm cân hiệu quả:
Thừa cân béo phì trước kia là tâm bệnh của hầu hết phụ nữ đặc biệt sau thời kỳ mang thai và thời gian nuôi con nhỏ. Ngày nay, béo phì xuất hiện ở mọi đối tượng không phân biệt già trẻ nam nữ cùng với đó là nguy cơ mắc các bệnh đường huyết tim mạch tăng cao. Nếu bạn đang gặp vấn đề đó hãy thử ăn rau lang trước bữa ăn để giúp dạ dày được làm đầy tạo cảm giác no lâu và ít thèm tinh bột. Dần dần cơ thể sẽ được cân bằng lại và cân nặng cũng được cải thiện tích cực hơn.
+ Điều trị quáng gà:
Bệnh quáng gà thường dễ xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh nếu không được kiêng cữ cẩn thận. Một số thì xuất hiện do sức đề kháng thị giác suy giảm nên cần được phát hiện sớm đẻ điều trị kịp thời. Bạn cũng có thể tham khảo công thức rau khoai lang non xào gan gà/ lợn để ngăn ngừa điều trị bệnh này.
+ Cải thiện lượng sữa cho phụ nữ sau sinh:
Mất sữa giảm tiết sữa sau sinh là vấn đề phổ biến của phụ nữ vì những áp lực mệt mỏi trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Bạn có thể kích thích khả năng tiết sữa nhờ món ăn rau lang tươi nấu với thịt hoặc rau lang xào thịt.
+ Giải quyết vấn đề băng huyết sau sinh:
Băng huyết sau sinh là một bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người phụ nữ. Nhưng may thay, rau lang có thể giải quyết được vấn đề đó. Khi xuất hiện băng huyết, bạn có thể lấy một nắm rau lang tươi giã lấy nước uống để sơ cứu rồi đưa sản phụ tới bệnh viện để kiểm tra đánh giá tình trạng.
+ Bổ thận giảm nhức mỏi lưng:
Thận hư đau lưng nhức mỏi là dấu hiệu cơ thể đang mất cân bằng và suy giảm hệ miễn dịch. Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì không có gì nguy hiểm để lâu thận suy yếu đau nhức tăng lên sẽ khiến sức khỏe hao mòn. Trong trường hợp này, bạn sắc ra lang tươi cùng mai rùa chắt nước uống để cải thiện.
+ Phụ nữ có thai bớt ốm nghén nôn nao:
Ốm nghén luôn là nỗi ám ảnh của hầu hết phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Một số thai phụ cơ thể yếu ớt có thể ốm nghén kéo dài đến 9 tháng 10 ngày. Việc này tuy là biểu hiện tự nhiên nhưng cũng phần nào là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của cả mẹ với em bé. Trong rau lang có chứa vitamin B6 một chất làm giảm cảm giác buồn nôn cho thai phụ khi bắt đầu bước vào thai kỳ. Đồng thời, vitamin này sẽ kích thích vị giác tạo cảm giác ngon miệng để mẹ có thể cung cấp đa dạng thực phẩm cho bé lớn khôn.
3. Các món ngon từ rau lang
+ Rau lang luộc:
Mặc dù các nghiên cứu để khẳng định các tác dụng đối với sức khỏe của rau lang chưa nhiều để đưa ra khuyến cáo và liều lượng sử dụng an toàn. Tuy nhiên, việc sử dụng lá khoai lang làm một loại rau cùng các loại rau khác vẫn được khuyến khích. Tuy nhiên, nồng độ các chất có hoạt tính sinh học khác nhau giữa lá của các loại khoai lang, thời điểm thu hoạch và cách nấu nướng. Trong đó, luộc và hấp là phương pháp chế biến hiệu quả nhất để duy trì mức polyphenol và hoạt động chống ôxy hóa của lá khoai lang.
Rau lang luộc rất dễ làm, chỉ cần lấy phần ngọn và lá non của rau lang, rửa sạch sau đó luộc chín. Có thể chấm cùng với nước mắm, nước tương hay chao đều rất hấp dẫn.
+ Rau lang xào tỏi:
Món ăn quen thuộc nhất có lẽ phải kể đến rau lang xào tỏi, với hương vị thơm ngon của rau lang, bùi bùi của tỏi, được xào vừa ăn chắc chắn đây là món ăn được xuất hiện trong nhiều gia đình.
+ Canh rau lang nấu tôm:
Rau lang rửa sạch, tôm làm sạch rồi cho vào đảo sơ cho chín rồi cho nước vào nấu sôi. Tiếp tục cho rau lang vào và nêm nếm lại vừa ăn. Khi canh sôi cần nhanh chóng bắc nồi xuống để tránh rau bị nồng.
Rau khoai lang có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó chỉ thực sự phát huy tác dụng khi ăn vừa phải và kết hợp đầy đủ với các thực phẩm khác.
4. Lưu ý để sử dụng rau lang đúng cách và phù hợp
Tuy ăn rau lang có tác dụng tích cực đối với sức khỏe nhưng nếu không biết cách cân đối sử dụng thì thần dược cũng có thể biến thành độc dược.
Rau lang có thể hạ đường huyết tốt cho người tiểu đường nhưng đó lại mối nguy hiểm cho người mắc bệnh đường huyết thấp. Do đó, khi cơ thể đói bạn không nên ăn rau lang để làm cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi.
Đối với táo bón, ăn rau lang sẽ giúp cơ thể nhuận tràng nhưng nếu ăn quá nhiều thì từ táo bón sẽ trở thành tiêu chảy. Một vấn đề cần chú ý hơn nữa là ăn chín uống sôi vì rau lang sống có thể sẽ khiến bạn bị táo bón.
Rau lang có chứa oxalic khiến nguy cơ mắc bệnh sỏi thận tăng cao nên không thể ăn thường xuyên. Đồng thời để cân các chất dinh dưỡng bạn nên kết hợp ăn rau lang cùng thịt hoặc gan động vật.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về tác dụng của rau lang với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của phấn hoa như thế nào?
>>> Công dụng của hạt dẻ cười như thế nào?
>>> Công dụng của hạt dẻ với sức khỏe con người như thế nào?
Viết bình luận