Hạt dẻ là loại hạt được bày bán nhiều ở các cửa hàng ở Việt Nam, có giá trị dinh dưỡng cao và được nhiều người mua về ăn vặt. Vậy công dụng của hạt dẻ với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Hạt dẻ rất được ưa chuộng bởi vị bùi béo và có chút vị ngọt nhẹ, có thể dùng ăn trực tiếp hoặc chế biến ra nhiều món ăn ngon. Tuy ăn ngon nhưng không phải ai cũng biết công dụng của nó như thế nào. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của hạt dẻ nhé !
Công dụng của hạt dẻ với sức khỏe con người như thế nào?
1. Tổng quan về hạt dẻ
+ Nguồn gốc của hạt dẻ: Hạt dẻ, còn gọi là Sơn Hạch Đào với tên khoa học là Castanea Mollissima, thuộc họ Sồi dẻ (Fagaceae). Hạt dẻ là hạt của cây hạt dẻ - thuộc loại thân gỗ, sống lâu năm và có nguồn gốc từ các khu vực châu Âu và một số nước ở bán đảo châu Á (còn gọi là Tiểu Á, nay thuộc lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ). Hiện nay, hạt dẻ được trồng ở nhiều nơi ở châu Á và rộng khắp châu Âu.
+ Đặc điểm cây hạt dẻ: Cây hạt dẻ có khả năng chịu nhiệt và độ rét rất tốt, không chỉ được trồng cho mục đích lấy gỗ (chất lượng gỗ tốt, khá bền cứng và chắc chắn) mà còn mang lại sản lượng hạt dẻ đều đặn kéo dài suốt 60 năm.
Hạt dẻ được nằm trong có lớp vỏ của quả đầy gai phía bên ngoài, khi chín trên cây chúng có màu nâu đen và tự rụng xuống đất vào tháng 8 - 10 mỗi năm. Mỗi quả thường chứa 1 hoặc 2 và thậm chí là 4 hạt dẻ bên trong.
Tùy theo giống mà hình dạng của hạt dẻ cũng rất khác nhau: có hình dạng tròn trịa, dài cho đến dẹt và màu sắc nâu đậm cũng khác nhau nữa. Thậm chí hương vị của mỗi loại hạt dẻ không giống nhau nếu như bạn là người nhạy cảm, sành ăn thì dễ nhận biết điều này.
+ Các loại hạt dẻ thông dụng ở Việt Nam: Bạn có thể bắt gặp một số loại hạt dẻ phổ biến trên thị trường như:
- Hạt dẻ Thái Lan: Có dạng tròn và cân xứng mọi góc độ, trong lớp vỏ cứng màu nâu thường có một hạt to. Hương vị thơm ngon và giá thành mềm nên rất được ưa chuộng và xuất hiện tại nhiều quán xá, lề đường Việt hiện nay.
- Hạt dẻ Sapa: Các cạnh góc đồng đều nhưng có hình dạng không đồng nhất. Lớp vỏ màu nâu sẫm, bóng và có thể có lớp lông tơ màu trắng nhạt trên đỉnh vỏ. Kích thước to hơn, gấp khoảng 4 lần so với hạt dẻ rừng và khi tách hạt sẽ thấy lớp vỏ lụa mỏng phủ toàn bộ hạt màu vàng chanh. Hương vị bùi béo và có chút vị ngọt.
- Hạt dẻ Cao Bằng: Còn gọi là hạt dẻ Trùng Khánh đây là loại hạt có kích thước hạt to, lớp vỏ màu nâu có vị tương tự như hạt dẻ Sapa.
- Hạt dẻ Nhật: Có hình dạng cầu nhưng hơi méo, không đều, lớp vỏ dày màu nâu đất và bên trong hạt có màu vàng óng. Hương vị cũng thơm ngon và hấp dẫn. Hầu hết, hạt dẻ Nhật được chế biến sẵn và đóng gói trong bao bì.
- Hạt dẻ Trung Quốc: Có hình dạng to tròn, vỏ mỏng có màu nâu bóng, trông nhìn không khác gì so với hạt dẻ Sapa và hạt dẻ Cao Bằng. Hương thơm không nổi bật so với hạt dẻ Sapa.
- Hạt dẻ ngựa: Hạt nằm trong quả có lớp vỏ gai nhỏ nhọn thay vì lớp vỏ phủ đầy gai như các loại hạt dẻ trên. Hạt dẻ ngựa có nguồn gốc từ vùng rừng núi Baikan trải dài tới dãy Hymalaya. Đặc biệt, người ta sử dụng hầu hết các bộ phận của cây hạt dẻ ngựa, từ hạt, hoa và vỏ cây như một loại thảo dược, nhất là điều trị các bệnh liên quan đến mạch máu và bệnh trĩ hiệu quả.
+ Thành phần dinh dưỡng của hạt dẻ: Ngay từ thời xa xưa con người đã sử dụng hạt dẻ để chế biến thức ăn, làm thuốc vì trong hạt dẻ có chứa thành phần dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe.
Trong tất cả các loại hạt chỉ duy nhất hạt dẻ có chứa vitamin C. Các loại hạt dẻ khô chứa lượng vitamin khá cao từ 15,1-61,3 mg/ 28,35g. Còn các loại hạt dẻ đã được nấu, hấp chín thì chứa khoảng 9,5-26,7mg vitamin.
Đó là chưa kể đến trong hạt dẻ còn chứa các vitamin nhóm B như folacin. Tất cả đều chứa những chất khoáng vi lượng đáng kể bao gồm: can-xi, sắt, ma giê, phốt-pho, man-gan, đồng, selen, kẽm. Ngoài ra đó còn là một nguồn kali đặc biệt dồi dào với số lượng 119 mg-715mg trong 100g.
Thành phần của hạt dẻ chứa nhiều chất giúp chống oxy hóa. Hạt dẻ còn giàu axit linoleic, một loại axit béo thuộc họ Omega-3. Không giống như các loại hạt khác, thành phần dầu trong hạt dẻ không cao. Thành phần chất béo của hạt dẻ cũng ít hơn các loại hạt khác. Trong hạt dẻ còn chứa chất phytosterol. Mặt khác, hạt dẻ rất giàu tinh bột nên có thể cung cấp nhiều năng lượng.
2. Công dụng của hạt dẻ với sức khỏe con người
+ Hỗ trợ tốt cho tim mạch: Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, cứ 518g hạt dẻ thì cung cấp đến 100g kali, vi chất có hiệu quả cao trong tăng huyết áp hành động truy cập của natri, làm giảm nhịp tim và huyết áp. Nhờ vậy mà trong bảng tác dụng của hạt dẻ không thể vắng bóng sự góp mặt của tác dụng bảo vệ tim, hạn chế nguy cơ tăng huyết áp và phòng ngừa xơ vữa động mạch.
+ Cải thiện chức năng não: Hạt dẻ với hàm lượng cao các vitamin B tan trong chất béo mang đến khả năng tối ưu trong hỗ trợ quá trình sản xuất các tế bào máu đỏ, phá vỡ protein, quá trình chuyển hóa tinh bột và chất béo thành năng lượng. Cũng nhờ khả năng này mà hạt dẻ còn được đánh giá cao trong hiệu quả thúc đẩy sức khỏe làn da và tăng cường chức năng não.
+ Hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu: Là một trong những loại hạt chứa hàm lượng chất xơ cao, cứ 100g hạt dẻ có chứa đến 8.1g chất xơ. Đặc biệt chất xơ có trong hạt dẻ bao gồm cả dạng hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan khi được hấp thụ trong nước sẽ tạo thành một dạng như gel bên trong ruột, từ đây nó sẽ hỗ trợ làm giảm cholesterol, ổn định lượng đường trong máu. Trong khi đó chất xơ không hòa tan lại đảm nhiệm vai trò hỗ trợ bạn đi tiêu một cách dễ dàng hơn, giảm nguy cơ táo bón cùng các biến chứng đường ruột như viêm niêm mạch ruột.
+ Hỗ trợ ổn định năng lượng: Không chỉ giàu chất xơ, hạt dẻ còn được biết đến là loại hạt có hàm lượng carbohydrate khá cao, cứ 100g hạt dẻ có chứa đến 45g Carbs. Carbs lại là thành phần cần thiết cho quá trình tái tạo và cung cấp năng lượng trước mắt hoặc lâu dài cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ ổn định chức năng hệ thần kinh. Đặc biệt, thành phần Carbohydrate trong hạt dẻ là carb tổng hợp có khả năng tiêu hóa chậm còn tạo giác no lâu hơn cho người sử dụng.
+ Bảo vệ cơ thể, phòng ngừa ung thư: Ngoài các vitamin nhóm C, hạt dẻ còn chứa nhiều vitamin C, trung bình cứ 100g hạt dẻ có chứa đến 43g vitamin C. Mà vitamin C lại là vitamin C lại là vitamin cần thiết cho sức khỏe răng, xương và các mạch máu. Bên cạnh đó, khi nhắc vitamin C thì không thể không nhắc đến khả năng chống oxy hóa tuyệt vời giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của gốc tự do có hại. Đây cũng chính là lý do tại sao khi nhắc đến tác dụng của hạt dẻ không thể không nhắc đến khả năng phòng ngừa các bệnh ung thư do gốc tự do gây ra.
+ Tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật: Ngoài hàm lượng cao các vitamin thiết yếu cho cơ thể, hạt dẻ còn chứa nhiều loại khoáng chất góp phần tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. Đầu tiên là mangan, một chất chống oxy hóa có khả năng loại bỏ gốc tự do gây hại bên trong cơ thể, giảm nguy cơ ung thư và các bệnh lý về tim mạch. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Y tế Maryland (Mỹ), mangan còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa của cơ thể, tình trạng thiếu hụt mangan trong cơ thể có thể khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Thực tế trong 100 gam hạt dẻ chỉ chứa hơn 1 microgram mangan nhưng nó lại chiếm tới 50% lượng mangan được khuyến cáo cho cơ thể mỗi ngày. Bên cạnh đó, mangan cũng góp phần không nhỏ trong quá trình sản xuất liên kết mô và đông máu.
Tiếp theo là folate, cứ 100g hạt dẻ cung cấp 62 mg folate (chiếm 15,5% lượng folate cơ thể cần mỗi ngày). Và có thể bạn chưa biết thì folate và axit folic chính là những thành phần cần thiết cho quá trình hình thành của các tế bào máu đỏ và tổng hợp DNA. Việc bổ sung folate đầy đủ cho cơ thể trong thời gian mang thai cũng được chứng minh có khả năng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi hiệu quả.
Ngoài ra, trong hạt dẻ còn chứa thêm đồng, một khoáng chất vi lượng có hiệu quả cao trong tăng cường sức mạnh của xương, thúc đẩy quá trình hình thành tế bào máu, ổn định chức năng thần kinh và tăng cường hệ thống miễn dịch.
+ Giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch: Chiết xuất từ hạt dẻ, nhất là hạt dẻ ngựa được xem là phương pháp điều trị ngắn hạn hiệu quả đối với các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch. Hợp chất aescin trong hạt dẻ ngựa có tác động tích cực khi cải thiện đáng kể các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch. Chẳng hạn, aescin có tác dụng làm tăng lưu lượng máu trong tĩnh mạch theo kết quả từ 5 cuộc nghiên cứu lâm sàng cho thấy. Ngoài ra, kết quả phân tích từ 19 cuộc nghiên cứu, trong đó có 9 nghiên cứu cho thấy thêm: việc dùng 600mg chiết xuất hạt dẻ ngựa (chứa 50mg aescin) mỗi ngày góp phần làm giảm đi các triệu chứng của suy tĩnh mạch, gồm có tình trạng sưng, đau chân và ngứa chân. Hơn nữa, cuộc nghiên cứu khác diễn ra 8 tuần, chứng minh thêm 58% người tham gia khi được uống viên chiết xuất hạt dẻ ngựa (chứa 20mg aescin) tần suất 3 lần/ngày, đồng thời bôi gel có chất aescin 2% tại vị trí suy tĩnh mạch với tần suất 2 lần/ngày đều giảm tình trạng đau chân và sưng tấy đáng kể.
+ Giảm các triệu chứng của bệnh trĩ: Bệnh trĩ cũng rất phổ biến, đây là hiện tượng các tĩnh mạch bị sưng lên ở khu vực xung quanh hậu môn và trực tràng, khiến cho người bị bệnh cảm thấy khó chịu kèm theo dấu hiệu ngứa, đau và chảy máu ở trực tràng. Dù còn hạn chế và cần được nghiên cứu nhiều hơn để chứng minh, nhưng chiết xuất từ hạt dẻ vẫn có tác dụng hiệu quả trong việc giảm triệu chứng của bệnh trĩ. Bằng chứng cho thấy các bác sĩ đã sử dụng đặc tính chống viêm từ chiết xuất hạt dẻ ngựa khi điều trị cho những bệnh nhân bị trĩ, đều có kết quả tích cực trong việc giảm viêm và giảm sưng tấy của các tĩnh mạch liên quan đến bệnh trĩ.
3. Những lưu ý khi ăn hạt dẻ
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng hạt dẻ không đúng cách, đôi khi có thể biến siêu thực phẩm này trở thành một thứ gây hại cho cơ thể.
Theo một thạc sĩ dinh dưỡng người Trung Quốc, hạt dẻ có chứa hàm lượng Carbonhydrate và cung cấp năng lượng cho cơ thể ở mức cao. Cụ thể, ăn 5 hạt dẻ tương đương với việc ăn 1 bát cơm trắng. Do đó, nếu ăn thực phẩm này quá nhiều, cơ thể sẽ rất dễ rơi vào tình trạng tăng cân liên tục.
Ngoài ra, nếu sử dụng quá nhiều hạt dẻ có thể gây ra hiện tượng nóng trong người. Vì loại thực phẩm này chứa hàm lượng tinh bột cao và dường như không có chất xơ, nên rất dễ bị táo bón, chướng bụng khó tiêu.
Bên cạnh đó, ông cũng khuyến cáo rằng, người cao tuổi có chức năng tiêu hóa kém và trẻ nhỏ không nên ăn quá nhiều hạt dẻ cùng một lúc vì nó có thể gây ra những triệu chứng như: đau bụng, khó tiêu, hóc nghẹn, tổn thương tì vị, … Chuyên gia này còn cho biết, chỉ nên dùng 50-70gr hạt dẻ mỗi tuần để mang đến hiệu quả một cách tối đa.
Một điều cần lưu ý khác đó là, người có thâm niên bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn hạt dẻ. Bởi việc ăn quá mức sẽ làm sản sinh nhiều axit và tạo nên gánh nặng cho bộ phận này, từ đó dẫn đến xuất huyết dạ dày.
Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lị, phụ nữ sau khi sinh cũng không nên ăn nhiều hạt dẻ, chỉ nên ăn không quá 10 hạt dẻ để tránh bị táo bón.
Khi ăn hạt dẻ nên kiểm tra xem chúng có bị nấm, mốc hay hư hỏng không, để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Bởi lẽ, nếu thực phẩm này gặp phải tình trạng trên, sẽ dễ gây nhiễm độc tố Afflatoxin cho cơ thể và dẫn đến ung thư gan.
Việc không tinh ý để nhận biết dấu hiệu hư hỏng có thể khiến bạn vô tình bị nấm mốc xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, các chuyên gia luôn nhấn mạnh việc phải lựa chọn kỹ càng trước khi ăn và nếu chưa sử dụng hết, thì nên cho hạt dẻ vào hộp, sau đó để lên ngăn đá để bảo quản.
4. Các món ăn từ hạt dẻ
Nhờ vị bùi ngọt và rất dễ ăn mà không hề gây ngán nên hạt dẻ được sử dụng cho nhiều món ăn ngon mà bạn có thể linh hoạt trong cách chế biến như:
+ Hạt dẻ rang: Hạt dẻ tăng thêm hương vị khi được rang chung với bơ hoặc mật ong so với phương pháp truyền thống. Bạn có thể cảm nhận được vị bùi béo của hạt dẻ hòa lẫn với vị béo của bơ, hoặc vị ngọt dịu của mật ong, tạo cảm giác ngon miệng hơn khi ăn loại hạt này.
+ Trà sữa hạt dẻ: Hạt dẻ cũng trở thành nguyên liệu làm cho món trà sữa trở nên đặc biệt hơn. Vị béo của trà sữa chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa bột sữa và vị bùi béo vốn có của hạt dẻ.
+ Thịt kho hạt dẻ và gà kho hạt dẻ: Nếu bạn yêu thích các món kho, thì hãy chế biến thử món thịt gà hoặc thịt heo kho hạt dẻ, đảm bảo cả nhà sẽ thích. Vị thịt dai mềm, đậm đà kết hợp với vị bùi béo của hạt dẻ, làm cho bữa cơm của bạn thêm phần ngon miệng và giá trị dinh dưỡng cao hơn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của hạt dẻ với sức khỏe như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Tác dụng của hạt điều với sức khỏe con người như thế nào?
>>> Công dụng của hạt hướng dương với sức khỏe con người như thế nào?
>>> Hạt hạnh nhân có tác dụng gì với sức khỏe con người như thế nào?
Viết bình luận