Hạnh nhân là loại hạt rất tốt cho sức khỏe và được nhiều người sử dụng làm thực phẩm bổ sung cho sức khỏe. Vậy hạt hạnh nhân có tác dụng gì với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Hạnh nhân được mệnh danh là nữ hoàng của các loại hạt. Hạt hạnh nhân chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như flavonoid, vitamin E và khoáng chất. Tuy nhiên, cũng như các loại thực phẩm khác, những tác dụng phụ của hạt hạnh nhân vẫn có thể ảnh hưởng đáng kể đến cơ thể bạn nếu tiêu thụ quá nhiều. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem hạt hạnh nhân có tác dụng gì?
Hạt hạnh nhân có tác dụng gì với sức khỏe con người như thế nào?
1. Hạt hạnh nhân có tác dụng gì?
+ Tốt cho trí não: Nhiều dưỡng chất trong hạnh nhân đều tốt cho sự phát triển của trí não, nhất là trẻ nhỏ. Chẳng hạn, chất riboflavin và L-carnitine có khả năng kích thích hoạt động của não cũng như cải thiện mức độ thông minh và ngăn ngừa hội chứng suy giảm trí nhớ về sau.
+ Hỗ trợ giảm lượng đường trong máu: Hạnh nhân là loại hạt chứa ít carbs nhưng lại giàu chất béo lành mạnh, chất đạm và chất xơ, nên trở thành thực phẩm tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và người đang gặp phải hội chứng chuyển hóa. Đặc biệt phải kể đến hàm lượng magie chứa rất nhiều trong hạt nhân, cứ 100g hạnh nhân cung cấp đến 268mg magie cho cơ thể. Khoáng chất này tham gia hơn 300 quá trình diễn ra trong cơ thể, nhất là kiểm soát hàm lượng đường trong máu.
Chẳng hạn, theo kết quả lâm sàng trên 128 bệnh nhân đái tháo đường loại 2 (từ 30 - 69 tuổi, gồm cả nam và nữ) cho thấy việc thiếu hụt magie trong cơ thể là nguyên nhân làm cho các biến chứng của bệnh mãn tính như tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn. Hoặc theo thử nghiệm lâm sàng trên 68 người bị đái tháo đường loại 2 chứng minh rằng: magie giúp cải thiện độ nhạy của insulin, từ đó làm giảm lượng đường đáng kể trong máu và cải thiện tình trạng bệnh. Tương tự, kết quả thử nghiệm khác trên những người không bị tiểu đường cũng đều cho thấy magie có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát insulin.
+ Nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt: Hạnh nhân là nguồn cung cấp nhiều chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể, tập trung nhiều nhất ở lớp da màu nâu phía bên ngoài hạt. Do đó, bạn không nên tách bỏ lớp vỏ này khi ăn hạt vì sẽ làm giảm bớt đi chất chống oxy hóa mà cơ thể hấp thụ.
Chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào tránh khỏi stress oxy hóa - đây là nguyên nhân gây viêm, lão hóa và các bệnh ung thư. Như theo kết quả thử nghiệm lâm sàng trên 60 nam giới hút thuốc, cho thấy rằng: ăn 84g hạnh nhân mỗi ngày trong suốt 4 tuần liền, làm giảm đi một số biểu hiện của stress oxy hóa từ 23 - 34%.
+ Chứa nhiều vitamin E: Vitamin E thuộc nhóm chất chống oxy hóa và là chất béo hòa tan có lợi cho sức khỏe. Nó có xu hướng tích tụ lại trong màng tế bào để giúp tế bào tránh khỏi sự gây hại của stress oxy hóa. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hàm lượng vitamin E có liên quan tích cực (làm giảm đi) tình trạng của một số bệnh như bệnh tim (động mạch vành), ung thư tuyến tiền liệt và bệnh Alzheimer.
+ Có lợi trong việc giảm huyết áp: Hàm lượng magie thấp có liên quan đến việc huyết áp cao, và hạnh nhân là thực phẩm có thể giúp bạn kiểm soát tốt huyết áp đang diễn ra trong cơ thể, thậm chí còn tác động đến việc thừa cân. Ví dụ, kết quả thử nghiệm trên người lớn bị tăng huyết áp do bệnh đái tháo đường gây ra, khi được bổ sung magie đều cho thấy huyết áp được giảm đi đáng kể. Kết quả cũng tương tự khi được thử nghiệm trên 155 người Hàn Quốc thừa cân và không mắc bệnh tiểu đường. Vì thế, bạn hãy bổ sung hạnh nhân cũng như các thực phẩm có chứa magie trong chế độ ăn uống để giúp huyết áp được ổn định hơn.
+ Giúp răng xương chắc khỏe: Hạnh nhân là một loại hạt chứa nhiều phốt pho và nhờ chứa chất này mà hạnh nhân còn giúp cho xương và răng được khỏe mạnh. Ngoài ra hạnh nhân còn có thể ngăn ngừa tình trạng loãng xương của cơ thể.
+ Hạnh nhân có lợi trong việc giảm huyết áp: Khi cơ thể có nhiều cholesterol xấu LDL dễ khiến bạn mắc phải bệnh tim mạch và hạnh nhân có thể giúp bạn làm giảm đi LDL trong máu một cách hiệu quả. Đặc biệt là lớp vỏ màu nâu bên ngoài hạnh nhân rất giàu chất chống oxy hóa polyphenol, hỗ trợ ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol như theo kết quả thử nghiệm trong ống nghiệm và một số nghiên cứu khác trên động vật cho thấy. Thậm chí, hoạt chất polyphenol khi được kết hợp với các chất chống oxy hóa khác như vitamin E sẽ mang lại hiệu quả vượt trội trong việc phòng chống bệnh tim mạch.
Một số nghiên cứu chứng minh hạnh nhân giúp làm giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch như:
Thử nghiệm trên 65 người bị tiểu đường trong vòng 16 tuần, cho thấy chế độ ăn uống cung cấp 20% calo từ hạnh nhân sẽ làm giảm đi hàm lượng cholesterol LDL trung bình 12.4 mg/dL.
Nghiên cứu trên những người lớn khỏe mạnh có nồng độ LDL trong máu cao, cho thấy ăn khoảng 42g hạnh nhân mỗi ngày làm giảm đi 5.3 mg/dL cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol HDL tốt.
+ Hỗ trợ giảm cân: Nhờ hàm lượng chất đạm và chất xơ nhiều trong hạnh nhân mà loại hạt này giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, trở thành thực phẩm hữu ích khi giảm cân, thậm chí còn có tác dụng chống đói:
Nghiên cứu trên 137 người trong khẩu phần ăn nhẹ hạnh nhân 43g mỗi ngày đều làm giảm đáng kể cảm giác gây đói và ham muốn ăn uống.
Thử nghiệm trên 65 người trưởng thành (27 - 79 tuổi) bị thừa cân, béo phì cho thấy chế độ ăn uống ít calo với 84g hạnh nhân sẽ hỗ trợ giảm cân đến 62% so với chế độ ăn giàu carbohydrate phức tạp.
Kết quả thử nghiệm trên 100 phụ nữ thừa cân còn cho thấy: nhóm người ăn hạnh nhân giảm cân nhanh chóng và hiệu quả hơn so với nhóm người không ăn hạt dù ăn cùng một chế độ ăn kiêng giống nhau. Ngoài ra, kích thước vòng eo và một số dấu hiệu sức khỏe khác ở người ăn hạnh nhân chuyển biến rất tích cực.
2. Giá trị dinh dưỡng của hạt hạnh nhân
Cứ mỗi hạt hạnh nhân chứa đến 20 loại chất béo cùng với nhiều hàm lượng vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Hạt hạnh nhân được xếp đầu trong danh sách các loại hạt về giá trị dinh dưỡng. Chẳng hạn trong 100g hạnh nhân gồm có nhiều chất dinh dưỡng như:
+ Năng lượng: 579kcal
+ Nước: 4.4g
+ Carbohydrate: 21.6g (trong đó có 12.5g chất xơ)
+ Chất béo: 49.9g
+ Chất đạm: 21.2g (gồm có 3.8g chất béo bão hòa, 31.6g chất béo không bão hòa đơn và 12.3g chất béo không bão hòa đa)
+ Vitamin B1 (Thiamin): 18% DV
+ Vitamin B2 (Riboflavin): 53% DV
+ Vitamin B3 (Niacin): 23% DV
+ Vitamin B5 (Axit pantothenic): 9% DV
+ Vitamin B6: 11% DV
+ Vitamin B9 (Axit folic): 13% DV
+ Nhiều khoáng chất như: 264mg canxi, 3.72mg sắt, 268mg magiê, 484mg phốt pho, 705mg kali,…
3. Ăn hạt hạnh nhân có tác dụng phụ không?
Được mệnh danh là nữ hoàng của các loại hạt nhưng việc tiêu thụ hạt hạnh nhân quá nhiều có thể khiến bạn phải đối mặt với các nguy cơ sau:
+ Gây tăng cân: Bạn có thể bị tăng cân nếu ăn hạnh nhân mà không kiểm soát, vì trong loại hạt này có một lượng khá lớn calo và chất béo. Trong mỗi 100g hạnh nhân có chứa khoảng 597 calo và khoảng 50g chất béo. Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên ăn khoảng 25g hạnh nhân, tức 23 hạt mỗi ngày mà thôi. Mặc dù tác dụng của hạt hạnh nhân là mang lại chất béo tốt cho sức khỏe, nhưng ăn một lượng quá nhiều loại hạt này sẽ cung cấp thêm một lượng lớn chất béo vào cơ thể, lượng chất béo này sẽ chuyển hóa thành calo tích tụ. Nếu lượng calo bạn tiêu thụ nhiều hơn so với lượng calo mà cơ thể cần thì chúng sẽ tích tụ trong cơ thể dưới dạng mỡ thừa và khiến bạn tăng cân.
Theo tính toán, nếu ăn 90 - 100g hạt hạnh nhân mỗi ngày ngoài khẩu phần ăn chính, bạn có thể tăng đến nửa ký mỗi tuần. Việc ăn quá nhiều hạt hạnh nhân có thể có hại đối với những người cần kiểm soát cân nặng như người béo phì hoặc người bị đái tháo đường.
+ Tương tác với thuốc mà bạn đang dùng: Tác dụng phụ của hạnh nhân mà bạn không thể bỏ qua là có thể tương tác với thuốc. Hạnh nhân là một loại hạt chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe, trong đó có mangan. Lượng mangan có trong hạnh nhân khá nhiều, cứ mỗi 30g hạnh nhân cung cấp cho bạn khoảng 0,7 miligam khoáng chất này. Trung bình một người cần 1,8 - 2,3 miligam mangan mỗi ngày để giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Vì vậy, việc bổ sung một lượng vừa đủ hạnh nhân vào chế độ ăn có thể mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều hạnh nhân, đặc biệt là khi chế độ ăn đã bao gồm nhiều loại thực phẩm giàu mangan thì có thể gây tương tác với một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc trung hòa axit dạ dày, thuốc nhuận tràng, thuốc huyết áp và một số loại kháng sinh khác.
+ Quá liều vitamin E: Hạnh nhân được mệnh danh là nguồn thực phẩm giàu vitamin E tự nhiên. Vitamin E là một vitamin tan trong dầu và có tác dụng chống oxy hóa rất hiệu quả. Mỗi 30g hạt hạnh nhân sẽ cung cấp cho bạn khoảng 7,4 miligam vitamin E, bằng khoảng một nửa lượng vitamin E cần thiết mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá 1.000 miligam vitamin E có thể dẫn đến tình trạng quá liều.
Với chế độ ăn bình thường, bạn rất khó tiêu thụ được 1.000 miligam vitamin E mỗi ngày. Nhưng điều đó vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là khi bạn ăn quá nhiều loại thực phẩm chứa vitamin E như trứng, rau bó xôi, bơ, bông cải và ngũ cốc…
Ngoài tác dụng của hạnh nhân, việc tiêu thụ quá nhiều vitamin E có thể gây ra một số triệu chứng như lờ đờ, mờ mắt, đau đầu, tiêu chảy và đầy hơi. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể bị buồn nôn hoặc phát ban nhẹ.
+ Các vấn đề về dạ dày - ruột: Ngoài các vitamin và khoáng chất, công dụng hạt hạnh nhân còn bao gồm cung cấp một lượng lớn chất xơ. Theo tính toán, 30g hạt hạnh nhân chứa khoảng 3,5g chất xơ. Lượng chất xơ này có thể giúp bạn ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón khi dùng một lượng phù hợp.
Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn không quen với việc tiêu thụ chất xơ thì việc ăn quá nhiều hạt hạnh nhân thực sự có thể gây táo bón và đầy bụng. Để ngăn ngừa nguy cơ đầy bụng hoặc táo bón do tác dụng phụ của hạnh nhân, bạn nên uống thêm nhiều nước để giúp cơ thể xử lý bớt lượng chất xơ dư thừa.
4. Những lưu ý khi sử dụng hạt hạnh nhân
Sử dụng hạt hạnh nhân để đạt hiệu quả cao nhất đó là nên ngâm hạt hạnh nhân trong nước trước khi sử dụng, vì lớp vỏ bên ngoài hạt hạnh nhân có chứa tannin acid là một chất gây ức chế dinh dưỡng.
Khi hạnh nhân được ngâm trong nước lớp vỏ này sẽ dể dàng bóc ra, khi ăn cơ thể sẽ dể dàng hấp thu chất dinh dưỡng bên trong hạnh nhân hơn. Ngoài ra sau khi ngâm sẽ giúp cho hạnh nhân mềm và ngọt hơn trẻ em sẽ dể dàng sử dụng hơn.
Thời gian ngâm hạnh nhân trong nước khoảng 8 tiếng hoặc qua đêm, sau đó để ráo nước, bóc vỏ bảo quản trong bao nilon hoặc hộp kín cho vào tủ lạnh, sử dụng được một tuần. Hoặc nếu muốn ăn giòn có thể cho hạt hạnh nhân vào lò nướng sấy đến khi khô và đạt độ giòn mong muốn.
Ăn hạt hạnh nhân nảy mầm mang lại lợi ích vì chứa hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất, nên được rất nhiều người lựa chọn cách chế biến này.
Hạt hạnh nhân có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người, nhưng trong hạnh nhân lại có chứa oxalate, nếu trong cơ thể dư thừa chất này, sẽ gây nên sự kết tinh có thể dẫn đến nguy cơ sỏi thận.
Vì vậy những người bị bệnh thận hay sỏi mật thì không nên sử dụng hạt hạnh nhân.
5. Cách bảo quản hạt hạnh nhân
Việc bảo quản hạt hạnh nhân đúng cách sẽ làm giảm nguy cơ hạnh nhân trở nên ôi, nấm mốc.
Hạnh nhân ôi sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nhưng nó sẽ bị đắng, mùi vị khó chịu vì vậy bạn cần có một cách bảo quản hạt hạnh nhân tối ưu để giữ cho hạnh nhân luôn đúng hương vị và các chất dinh dưỡng.
Cách bảo quản hạt hạnh nhân tốt nhất đó là bạn nên để hạnh nhân ở một nơi mát mẻ có độ ẩm tương đối ít và bảo vệ chúng khỏi ánh sáng mặt trời, giữ chúng trong hộp kín để ngăn chặn sự phá hoại của côn trùng và hấp thụ các mùi khó chịu khác từ bên ngoài.
Bạn có thể bảo quản hạt hạnh nhân chưa bóc vỏ trong 6 tháng hoặc thậm chí 12 tháng trong ngăn mát tủ lạnh mà vẫn giữ nguyên độ tươi mới.
Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyến cáo bạn không nên để hạnh nhân quá lâu vì hạnh nhân bảo quản tốt mấy theo thời gian cũng mất dần đi hương vị ngon vốn có ban đầu.
6. Cách chế biến hạt hạnh nhân khô
Chế biến quả hạnh nhân có nhiều phương thức khác nhau, mỗi người sẽ có các cách chế biến quả hạnh nhân cho riêng mình tùy vào sở thích của mỗi người.
Nếu bạn chưa tìm được cách chế biến hạt hạnh nhân nào hãy tham khảo cách chế biến hạt hạnh nhân khô sau:
Salad sốt hạnh nhân
Nước ép trái cây và hạnh nhân
Bánh chery phủ hạnh nhân
Bò hầm hạnh nhân
Cháo hạnh nhân
Sữa hạnh nhân cùng với các loại hạt dinh dưỡng khác
Mousse chery hạnh nhân
Cách chế biến hạt hạnh nhân
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu hạt hạnh nhân có tác dụng gì với sức khỏe con người. Với những gợi ý món ăn chế biến từ hạnh nhân này, chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ có thêm những niềm đam mê với món ăn, khi tự mình tìm tòi và chế biến ra những món ăn bổ ích cho bạn và người thân trong gia đình. Chúc sức khỏe gia đình bạn!
>>> Cách chống lão hóa da bằng thiên nhiên an toàn hiệu quả
>>> Những món ăn bổ mắt giúp mắt sáng hơn
>>> Các thực phẩm tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể
Viết bình luận