Cây khổ sâm là một loại dược liệu sử dụng trong thuốc bắc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tác dụng của cây khổ sâm với sức khỏe như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Khổ sâm có 2 loại chính đều có công dụng chữa bệnh rất tốt là khổ sâm cho lá và khổ sâm cho rễ. Người bệnh cần phải phân biệt rõ để ứng dụng vào từng bài thuốc cho phù hợp. Bởi nếu sử dụng không đúng cách có thể sẽ phát sinh một số vấn đề không mong muốn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
1. Tổng quan về cây khổ sâm
+ Tên gọi, phân nhóm:
Tên gọi khác: Khổ Cốt, Dã hòe
Tên khoa học: Sophora flavescens Ait.
Họ: Đậu (TFabaceae).
+ Đặc điểm thực vật:
- Khổ sâm cho lá: Đây là một loại cây nhỏ có chiều cao vào khoảng 0,72 - 1m. Lá mọc so le nhưng gần như đối nhau, đôi khi có thể mọc thành từng vòng giả gồm khoảng 3 - 4 lá. Phiến lá dài có hình mũi mác, phần mép nguyên, cả 2 mặt lá đều có nhiều lông tỏa tròn óng ánh. Cụm hoa mọc ở đầu cành hay kẽ lá, có cả hoa đơn tính và lưỡng tính. Hoa cái có 5 lá đài cùng 3 vòi nhụy còn hoa đực cũng có 5 lá đài nhưng chỉ có 1 – 2 nhị. Quả có màu hung đỏ có lông trắng gồm 3 mảnh vỏ. Hạt có màu nâu hung, hình trứng và có mỏ. Mùa hoa quả rơi vào khoảng tháng 5 tới tháng 8.
- Khổ sâm cho rễ: Đây là loại cây có cành nhỏ với chiều cao thường dưới 1m. Lá của cây khá giống với lá phan tả diệp, là lá kép lông chim mọc so le nhau. Lá có hình mác, chiều dài khoảng từ 2 - 5cm. Hoa có màu vàng nhạt, mọc thành từng cụm dài 10 - 20cm tại ngọn hay kẽ lá, dải theo chiều dài của nhánh cây. Loại cây này có thân khá nhỏ nhưng phần rễ lại khá lớn. Quả có hình cầu, đầu thuôn dài, màu đen, thường dài khoảng 5 - 12cm.
+ Bộ phận dùng:
Tên gọi của từng loại khổ sâm đặc trưng cho bộ phận của cây dùng làm vị thuốc. Khổ sâm cho lá thì lá là bộ phận dùng, còn khổ sâm cho rễ thì thu rễ làm vị thuốc.
+ Phân bố:
Cây khổ sâm cho lá mọc hoang và được trồng khá phổ biến ở nước ta, nhất là ở các tỉnh ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Còn cây khổ sâm cho rễ thì có nguồn gốc từ Trung Quốc, hiện nay một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta cũng đang trồng giữ giống.
+ Thu hái và sơ chế:
Lá khổ sâm được thu hái vào thời điểm cây sắp ra hoa. Có thể dùng ở cả dạng tươi hay phơi khô để dùng dần.
Còn với khổ sâm cho rễ, thời điểm thu hái thích hợp nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Sau khi đào rễ về đem bỏ phần rễ con rồi rửa sạch và thái thành từng lát mỏng. Sau đó đem ngâm rễ tươi vào nước vo gạo khoảng 3 tiếng đồng hồ rồi rửa sạch. Cuối cùng đem phơi hay sấy cho khô.
+ Bảo quản:
Dược liệu khi đã được phơi hay sấy khô cần cho vào trong túi kín và bảo quản ở những nơi khô thoáng, tránh mối mọt và ẩm mốc.
+ Thành phần hóa học:
- Trong lá khổ sâm có chứa một số thành phần chính như sau:
Flavonoid
Alcaloid
Β – Sitosterol
Stigmasterol
Acid Benzoic
Tecpenoid
- Phân tích rễ khổ sâm ghi nhận có các thành phần sau:
Alcaloid Matrin
Oxymatrin
Sophoranol
Anagyrin
N-Methylcytisin
Baptifolin
Sophocarpin
Kuraridin
D-Isomatrin
Norkurarinon
Kurarinol
Kuraridinol
Neo-Kurarinol
Formononetin
Norkurarinol
2. Tác dụng của cây khổ sâm
2.1 Tác dụng của cây khổ sâm lá
+ Chữa bệnh kiết lỵ, đau bụng đi ngoài:
- Bài thuốc 1: Sử dụng lá khổ sâm , lá phèn đen mỗi thứ một nắm, sắc uống.
- Bài thuốc 2: Dùng lá khổ sâm, rau sam, cỏ sữa, nhọ nồi, lá mơ lông, mỗi vị 10g sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 3: Lá khổ sâm, lá phèn đen mỗi thứ một nắm, sắc uống. Hoặc lá khổ sâm, cỏ sữa lá nhỏ, lá mơ lông, mỗi vị 10g sắc uống ngày 1 thang.
+ Điều trị bệnh viêm đại tràng: Lá khổ sâm 20 gram đun nước, lấy khoảng 300ml nước uống vào buổi sáng sớm. Kết hợp với ăn món trứng gà lá mơ lông tía ăn hàng ngày. Bệnh nhân viêm đại tràng kiên trì dùng cách trên khoảng 1 tháng tiêu hóa sẽ tốt hơn rất nhiều.
+ Chữa đau bụng không rõ nguyên nhân: Nhai 1 nắm lá khổ sâm với 1 vài hạt muối, có thể sử dụng thêm gừng để hạn chế tình trạng nôn do không quen sử dụng.
+ Chữa khắp mình nổi mẩn ngứa, muốn gãi luôn: Dùng lá cây khổ sâm, kinh giới, lá đắng cay cùng lá trầu không đi nấu nước xông và tắm rửa.
+ Chữa đau bụng sau khi ăn, đầy bụng, khó tiêu: Đem 30g lá khổ sâm và 30g dây ngấy hương đi phơi khô, sau đó thêm 3 lát gừng, sắc thành nước uống hàng ngày, có thể dùng thay trà.
+ Chữa vẩy nến: Khổ sâm 15g, huyền sâm 15g, kim ngân 15g, sinh địa 15g, quả ké 10g, tán bột làm thành viên, ngày uống 20-25g.
+ Điều trị vẩy nến: Khổ sâm 15g, huyền sâm 15g, kim ngân 15g, sinh địa 15g, quả ké 10g, tán bột làm thành viên, ngày uống 20-25g.
+ Chữa viêm loét dạ dày tá tràng: Lá khổ sâm, bồ công anh, nhân trần, mỗi vị 12g; lá khôi, chút chít, mỗi vị 10g. Tán bột, mỗi ngày pha 30g với nước đun sôi, khuấy đều và uống.
+ Chữa dạ dầy đau: Lá khổ sâm 12g, lá khôi 50g, lá bồ công anh 20g, nước 600ml. Sắc đặc còn chừng 200ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 3 ngày. Rồi lại uống tiếp cho đến khi khỏi.
+ Trị tử cung sa: Khổ sâm 10g, phèn phi 25g, bồ công anh 10g, thổ phục linh 10g. Sắc lấy nước rửa âm đạo, cách ngày làm 1 lần.
+ Chữa khắp mình nổi mẩn ngứa: Lá Khổ sâm, lá trầu không, lá đắng cay nấu lấy nước xông và tắm rửa.
+ Trị âm đạo lở ngứa: Khổ sâm, phòng phong, lộ phong phòng, chích thảo. Lượng bằng nhau, sắc lấy nước rửa.
2.2 Tác dụng của cây khổ sâm rễ
Theo các nghiên cứu hiện nay, có hơn 200 hợp chất đã được phân lập từ rễ của cây. Đa số các hợp chất thuộc nhóm flavonoid và alkaloid như: Maxtrin, sophocacpin, oxymatrin, xytisin,… Kết quả nghiên cứu các hợp chất của rễ cây có tác dụng kháng ung thư, kháng khuẩn, hạ sốt, chống viêm, tác dụng kháng ung thư, kháng khuẩn, chống phản ứng phản vệ, chống hen suyễn. Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy tác động của dịch chiết khổ sâm lên hệ tim mạch như hỗ trợ chống loạn nhịp, chống xơ hóa cơ tim, giãn mạch máu, chống thiếu oxy cơ tim,…
+ Tác dụng kháng viêm:
Cơ chế liên quan đến ức chế tổng hợp các hợp chất gây viêm như COX-2, iNOS, NO, IL-8, IL-6 và TNF-a. Các kết quả này phù hợp với việc sử dụng vị thuốc này trong các đơn thuốc như viêm phổi, viêm gan mạn, vàng da,…
+ Tác dụng kháng ung thư:
Các nghiên cứu cho thấy dịch chiết khổ sâm có tác dụng trên tế bào ung thư buồng trứng, ung thư da, ung thư phổi, ung thư đại tràng,… Các hợp chất trong khổ sâm giúp các tế bào ung thư biệt hóa trở lại thành các tế bào bình thường, giảm tổng hợp DNA và nhân lên của các tế bào ung thư, kiểm soát mức độ biểu hiện của gen ung thư,…
+ Tác dụng giảm dị ứng, hen suyễn:
Cơ chế liên quan đến giảm viêm ở đường thở, giảm nồng độ IgE, IL-4, IL-5 trong máu.
+ Tác dụng lên tim mạch:
Nhiều nghiên cứu cho thấy khổ sâm giúp chống loạn nhịp, chống xơ hóa cơ tim,… trên mèo, thỏ, chuột…
Tóm lại, khổ sâm đã được nghiên cứu và tìm thấy các tác dụng có lợi, nhưng các nghiên cứu vẫn đang ở mức phòng thí nghiệm và thực hiện trên động vật. Đây là những bằng chứng chứng minh cho tác dụng của vị thuốc này trong điều trị y học cổ truyền trong hàng ngàn năm qua.
+ Tác dụng kháng khuẩn:
Đây là tác dụng thường dùng nhất của vị thuốc khổ sâm trong điều trị nhiễm trùng. Đặc biệt là nhiễm trùng ngoài da. Các nghiên cứu thấy rằng khổ sâm giúp giảm hoạt động của E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus, Salmonella và Bacillus proteus.
Ngoài ra, khổ sâm còn giúp giảm hoạt động của kí sinh trùng đường ruột thường gây tiêu chảy như Toxoplasma gondii, Giardia lambia,…
3. Tóm lại về khổ sâm
Có nhiều vị thuốc mang tên thuốc khổ sâm, ít nhất là 3 vị. Chúng có ở 3 họ thực vật khác nhau: lá, quả, rễ. Tuy nhiên, cả 3 loài khổ sâm nói trên, đều có điểm chung, là ít nhiều có liên quan đến việc sử dụng để trị bệnh đường tiêu hóa: chữa lỵ. Ngoài ra còn để chữa sốt rét, cũng là một trong những bệnh “nan y”. Do vậy, người xưa thường sử dụng những vị thuốc, có tính chất “đắng (khổ) ”, để trị. Vì người ta quan niệm: “thuốc đắng giã tật”. Song điều đáng lưu ý đến vị thuốc đề cập chính ở đây là “khổ sâm cho lá”, lại sử dụng chữa bệnh đường tiêu hóa là chủ yếu. Do vậy cần chú ý tránh nhầm lẫn khi sử dụng loại thuốc này.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về tác dụng của cây khổ sâm với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Bài viết cùng chuyên mục:
>>> Lá vọng cách có tác dụng gì với sức khỏe con người
Viết bình luận