Cây bách bệnh là thảo dược được dùng nhiều trong y học cổ truyền và thực phẩm chức năng. Vậy tác dụng của cây bách bệnh với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi đang được thắc mắc. Theo y học cổ truyền, cây bách bệnh có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi thấp, lợi tiểu, lương huyết, chỉ lỵ, thường dùng chữa chàm ở trẻ nhỏ, tiểu tiện ra máu, nhức mỏi, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, ... Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem tác dụng của cây bách bệnh với sức khỏe con người như thế nào.
1. Tổng quan về cây bách bệnh
+ Đặc điểm của cây bá bệnh:
Cây “Bá bệnh” còn gọi là cây Mật nhân, mật nhơn, cây Bách bệnh hay cây Hậu phác nam, Tongkat ali (Malaysia), Pasak bumi (Indonesia), Tho nan (Lào), Antongsar, antogung sar (Cămpuchia), và tên tiếng Anh gọi là longjack…. Tên khoa học Eurycoma longifolia Jack. (Crassula pinnata Lour). Thuộc họ thanh thất Simaroubaceae, chi Eurycoma.
Cây bá bệnh còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây mật nhân hay cây bách bệnh. Đây là một loại cây bụi có thân mảnh có chiều cao khoảng 10m. Thân cây mọc thẳng đứng và thường không phân nhánh. Lớp vỏ bao bọc bên ngoài thân cây màu trắng xám hoặc vàng ngà.
Lá cây mọc kép chứa khoảng 30- 40 lá chét đối xứng nhau có mặt trên màu xanh bóng và trắng ở mặt dưới. Kích thước lá kép có thể dài đến 1 mét, trong khi đó các lá chét thường có chiều dài dao động từ 5 -20 cm và chiều ngang tối đa khoảng 6cm.
Khi trưởng thành, cây bá bệnh cho ra nhiều hoa và quả. Hoa thuộc dạng lưỡng tính, nở vào tháng 1 và 2 hàng năm, màu đỏ nâu, phát triển ở các nách lá thành từng cụm nhỏ hình chùy. Cánh hoa có kích thước khá nhỏ và mềm mại do có nhiều lông tơ mịn bao quanh.
Quả mật nhân thường ra vào giai đoạn tháng 4 – tháng 5. Nó có hình trứng chứa một hạt, vỏ cứng có rãnh nhỏ ở giữa. Khi còn non, quả có màu nâu vàng và chuyển dần sang màu nâu đỏ khi chín.Quả chín rụng xuống đất khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ đâm chồi và phát triển thêm nhiều cây con mới.
+ Mô tả dược liệu:
Rễ hình trụ tròn được cắt thành những khúc ngắn khoảng 40cm, bán kính từ 1 – 4 cm, bề mặt hơi cong
Phía ngoài có màu vàng nâu, trơn láng hoặc xù xì nếu mọc nhiều rễ con.
Cắt ngang rễ thấy có màu trắng ngà, không chứa vân
Chất cứng, dùng tay rất khó bẻ gãy
Cây mật nhân
Dược liệu bá bệnh
+ Phân bố:
á bệnh là loài bản địa của Malaysia và Indonesia. Nó cũng có thể được tìm thấy ở một số quốc gia khác như Việt Nam, Ấn Độ, Lào, Philippin, Nam Trung Quốc hay Thái Lan nhưng số lượng ít hơn.
Ở nước ta, bá bệnh ưa sống ở những vùng núi có độ cao dưới 1000 mét hoặc các khu vực trung du, Tây Nguyên hay những vùng đồi có chiều cao thấp.
Bộ phận dùng làm dược liệu của cây bá bệnh
Trừ hoa, tất cả các bộ phận của cây bá bệnh đều được sử dụng làm thuốc. Chúng bao gồm:
Thân cây
Lớp vỏ bên ngoài của thân cây
Lá
Rễ
Quả
Trong số các bộ phận nói trên thì rễ mật nhân được sử dụng phổ biến nhất.
+ Thu hái – Sơ chế:
Dược liệu có thể được thu hái vào bất kì thời điểm nào trong năm. Lá cây và quả được đem về phơi khô ngay. Trong khi đó rễ, thân cây, vỏ thân sẽ được chặt thành những khúc ngắn rồi mới đem phơi hoặc sấy cho thật khô.
+ Bảo quản dược liệu bách bệnh:
Dược liệu thôi sau khi phơi khô sẽ được cho vào các bịch ni lông và cột chặt miệng lại, bảo quản nơi thoáng mát. Tránh để nơi ẩm mốc khiến dược liệu bị mốc.
+ Thành phần hóa học của bá bệnh:
Phân tích thành phần của vị thuốc bá bệnh, các nhà nghiên cứu phát hiện các hợp chất sau:
Chất đắng trong vỏ cây: Eurycomalacton, 2. 6 dimethoxybenzoquinon
Các alcaloid: Bao gồm carbolin và 10-dimethoxycanthin
Hợp chất quassinoid: Longilacton, 15-β-dihydroxyklaineanon hay eurycomalacton …
Hợp chất triterpen: Niloticin, piscidinol A, và hyspidron
Một số hoạt chất khác: campestrol, β-sitosterol, eurycoinanol, 2-O-β-D-glucopyranosid, 6 - dion…
2. Tác dụng của cây bách bệnh
+ Cây bá bệnh có công dụng với sinh lý nam giới:
Theo nghiên cứu cho thấy, Bách bệnh có chứa 40% Glycosaponins, 30% Polysaccharide và 22% Eurypeptides, các hoạt chất này có tác dụng làm tăng tế bào Leydig ở tinh hoàn và tăng cường sản sinh Testosterol nội sinh thông qua cơ chế kích thích men 17-a-Hydroxylase. Testosterol do tế bào Leydig bài tiết, có tác dụng lên cơ thể từ khi còn là 1 bào thai cho đến suốt quá trình trưởng thành và lão hoá
Trong thời kỳ bào thai, Testosterol kích thích ống wolf phát triển thành đường sinh dục nam giới như: mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, ống phóng tinh, kích thích đưa tinh hoàn từ bụng xuống bìu.
Khi bước vào tuổi dậy thì và trưởng thành Testosterol kích thích sự hình thành tinh nguyên bào và kích thích sự phân chia giảm nhiễm 2 để tạo thành tiền tinh trùng. Testosterol còn kích thích tổng hợp protein và bài tiết dịch từ tế bào Setoli có tác dụng nuôi dưỡng tinh trùng.
Testosterol còn kích thích sự phát triển của khối cơ bằng cách làm nở to các sợi cơ, duy trì sự bền vững của sức cơ. Testosterol nội sing cũng ức chế Leptin (hocmore sản sinh tế bào mỡ), do đó làm giảm mức độ mỡ toàn thân và ở bụng.
Testosterol làm tăng tổng hợp khung protein của xương, điều hoà cholesteron và đường huyết, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đáo thái đường.
Testosterol còn tạo ra sự ham muốn tình dục, là 1 trong 2 điều kiện cơ bản để có quan hệ tình dục
Vì vậy, Bách bệnh có tác dụng tăng cường sức khoẻ và sức mạnh tình dục cho nam giới khi bước vào giai đoạn mãn dục, thông qua cơ chế kích hoạt cơ thể sản xuất Testosterol nội sinh một cách tự nhiên.
Hoạt chất chính 9-hydroxycanthin-6 có trong cây Bách bệnh còn có tác dụng làm tăng cương cứng dương vật.
+ Cây bá bệnh với công dụng bảo vệ gan:
Khoa học nghiên cứu, trong cây bá bệnh- cây mật nhân có hàm lượng Anxiolytic cao giúp giảm lo lắng, mệt mỏi tăng cường hoạt động trí óc. Nếu kết hợp cây bá bệnh- mật nhân với cà gao leo sẽ tạo ra hợp chất giúp bảo vệ gan, ngăn chặn quá trình xơ gan giúp phục hồi chức năng gan, tăng sức khỏe. Điều này sẽ rất tốt cho những trường hợp thường xuyên dùng bia rượu và các chất kích thích
+ Trị các bệnh tiêu hóa, chán ăn, khí huyết kém:
Kinh nghiệm dân gian đã truyền lại, vỏ cây mật nhân có thể dùng để chữa các trường hợp ăn uống kém, khó tiêu, chướng bụng đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy…. bởi hoạt chất trong cây bá bệnh có tính mát. Ngoài ra với các bệnh về rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc kiết lỵ đều có thể dùng được) có thể dùng cây bá bệnh và mang lại kết quả tốt.
+ Cây bá bệnh giúp bồi bổ khí huyết và điều trị các bệnh về tiêu hóa:
Theo Đông y, cây mật nhân- cây bá bệnh có tính mát, vị đắng, quy vào kinh thân và can, có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ khí huyết, giảm stress, mệt mỏi, giúp chữa các bệnh như huyết áp cao. Các bệnh về đường tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lỵ, ăn uống không tiêu, đầy hơi, khó chịu, nôn mửa… dùng cây bá bệnh sẽ đem lại hiệu quả không ngờ.
+ Cây bá bệnh điều trị bệnh gout:
Bệnh gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn và ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sông của bệnh. Nguyên nhân của bệnh gout chính là do tích tụ nhiều acid uric trong máu. Acid uric được sản sinh từ sự phân hủy chất purin hấp thu qua các thực phẩm, đồ uống hàng ngày.
Với những người mắc bệnh gout dùng cây bá bệnh- cây mật nhân sẽ giúp:
Thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ đào thải acid uric ra ngoài cơ thể.
Giải thiểu áp lực cho thận.
+ Trị bệnh tiểu đường:
Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường là do thiếu hụt insulin, khi dùng rễ cây bá bệnh sẽ sinh ra lượng insulin chất lượng nhiều hơn, giúp tế bào beta ở tuyến tụy sản sinh ra lượng insulin đồng thời làm chậm quá trình máu hấp thụ glucose trong ruột, từ đó ổn định đường huyết và giảm quá trình hấp thụ đường glucose từ thức ăn trong ruột vào máu.
+ Bá bệnh giúp trị bệnh khớp:
Đông y đã nghiên cứu và chỉ ra những thành phần trong rễ, vỏ cây bá bệnh- cây mật nhân giúp giảm đau do viêm khớp, sưng khớp và củng cỗ cải thiện chức năng khớp.
Ngoài ra cây mật nhân còn là một trong những vị thuốc giúp điều trị các chứng bệnh về khớp:
Đau nhức xương khớp
Chữa thoái hóa cột sống
Chữa tê bì tay chân
Đau nhức tê mỏi lưng
+ Điều trị bệnh sốt rét:
Theo kinh nghiệm dân gian và ở một số nước như Indonesia, người ta thường dùng lá hoặc vỏ thân cây mật nhân như 1 vị thuốc cổ truyền tốt nhất để chữa sốt rét rất tốt. Theo nhiều nghiên cứu cho rằng dùng cây mật nhân có hiệu lực tương đương với viên nén cloroquin trong điều trị bệnh sốt rét.
3. Một số bài thuốc về cây bách bệnh
+ Ôn kinh trợ dương điều khí thang, chữa bại liệt nửa người bên phải do dưỡng khí suy, phong tê:
Bách bệnh 4g, rễ đinh lăng 10g, xấu bổ sao 8g, dây đau xương 8g, đậu chiều sao 8g, dây tràu cổ 8g, cây thần sa 6g, bạch hồ tiêu 5g, gừng sống 3g, quế chi 5g. Sắc nước uống.
+ Tư bổ âm huyết thang, chữa âm huyết suy kém, nóng đau:
Bách bệnh 6g, đậu đen 12g, hà thủ ô đỏ 20g, dây gùi 8g, huyết rồng 8g, ra muống biển 8g, rễ nhàu 8g, rễ ô môi 8g, rễ cỏ xước 8g, tang chi 8g, dây ký ninh 2g. Sắc nước uống.
+ Chữa đầy bụng, ăn không tiêu, đầy hơi chướng bụng:
Vỏ thân bách bệnh 12g, trần bì 8g, can khương 4g, đậu khấu 6g, xích phục linh 12g, cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống trong 5-7 ngày.
Bách bệnh 50g, vỏ quýt 100g, hoắc hương 100g, củ bồ bồ 100g, dây mơ 100g, dây rơm 100g, cam thảo nam 100g, hậu phác 100g, củ sả 50g, củ gấu 50g, tiêu lốt 50g. Các vị tán nhỏ, ngày uống 12g (người lớn). Đối với trẻ em tùy theo tuổi mà quy định liều dùng.
4. Khi dùng bách bệnh, bạn nên lưu ý những gì?
Để sử dụng bách bệnh một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc Đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.
Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.
Tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc và những người có kinh nghiệm chuyên môn trước khi sử dụng
Sử dụng nồi kim loại để sắc thuốc. Tránh dùng ấm kim loại có thể làm giảm dược tính của thuốc
Dùng theo liều lượng thầy thuốc chỉ định
Cứ sau mỗi 3 tháng sử dụng cây bá bệnh nên nghỉ 1 tháng rồi uống tiếp liệu trình mới. Không dùng kéo dài có thể gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về tác dụng của cây bách bệnh với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Tác dụng của canxi với sức khỏe con người như thế nào?
>>> Tác dụng của cacao với sức khỏe con người như thế nào?
>>> Tác dụng của bạch quả với sức khỏe con người như thế nào?
Viết bình luận