Rối loạn giấc ngủ nên uống thuốc gì? - BNC medipharm

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Vậy rối loạn giấc ngủ nên uống thuốc gì là câu hỏi của nhiều người. Hiện nay có nhiều loại thuốc uống chống rối loạn giấc ngủ, tuy nhiên để tìm được loại tốt an toàn thì không hề đơn giản. Có nhiều thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ như Benzodiazepine, zolpidem, chloral hydrate... nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết.

Rối loạn giấc ngủ nên uống thuốc gì

1. Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì?

1.1 Rối loạn giấc ngủ uống thuốc tây y

Thuốc ngủ thường là lựa chọn cuối cùng, có thể được cân nhắc khi các phương pháp không dùng thuốc, nhất là liệu pháp nhận thức hành vi cho chứng mất ngủ không đủ hiệu quả hoặc không có chuyên gia tâm lý hỗ trợ. Thuốc ngủ thường chỉ được kê đơn trong thời gian ngắn, với tần suất và thời gian sử dụng tùy theo từng trường hợp bệnh nhân. Hiện nay có nhiều loại thuốc trị mất ngủ được đưa vào phác đồ điều trị, tuy nhiên đa phần chúng đều có các tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài.

+ Benzodiazepin:

Hiện tại, có 5 loại thuốc thuộc nhóm Benzodiazepin được FDA chấp thuận để điều trị chứng mất ngủ: Triazolam (Halcion, Pfizer), estazolam (ProSom, Abbott), temazepam (Restoril, Mallinckrodt), quazepam (Doral, Questcor) và flurazepam. Sự khác biệt chính giữa chúng là thời gian hoạt động: Triazolam có tác dụng ngắn; Estazolam và temazepam có tác dụng trung gian; Quazepam và flurazepam có tác dụng lâu dài. Temazepam là benzodiazepin được kê đơn phổ biến nhất để điều trị chứng mất ngủ. Việc lựa chọn nhóm thuốc Benzodiazepin phải dựa trên thời gian khởi phát và thời gian tác dụng mong muốn.

Benzodiazepin cũng gây nhiều tác dụng phụ, nhất là hiện tượng lệ thuộc thuốc. Bên cạnh đó, nó cũng có liên quan đến chậm phát triển tâm thần vận động, suy giảm trí nhớ, ức chế nghịch lý (ví dụ tăng hưng phấn, cáu kỉnh và bốc đồng), trầm cảm và tác dụng gây quái thai ở phụ nữ mang thai. Benzodiazepin được khuyến cáo không nên dùng cho bệnh nhân cao tuổi vì có khả năng làm suy giảm nhận thức, mê sảng, té ngã và gãy xương.

+ Barbiturat:

Barbiturat có khả năng tạo ra giấc ngủ gần giống như giấc ngủ sinh lý của con người. Thuốc giúp người bệnh nhanh chóng đi vào giấc ngủ và vì thế nó trở thành một trong các dòng thuốc trị mất ngủ thế hệ đầu.

Các Barbiturat được sử dụng phổ biến nhất là: Phenobarbital, natri amobarbital, natri secobarbital, natri pentobarbital và natri thiopental. Mặc dù chúng được sử dụng rộng rãi trong nửa đầu thế kỷ 20, nhưng không có nhóm thuốc Barbiturat hay dẫn xuất nào thành công trong việc kiểm soát hiện tượng phụ thuộc và tử vong do dùng quá liều. Chính vì vậy, ngày nay Barbiturat không được dùng nhiều với vai trò điều trị mất ngủ nữa.

Có khá nhiều tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng Barbiturat như người bệnh có thể gặp tình trạng chóng mặt, ngủ gà, đau nhức đầu… Một số trường hợp dùng kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng lú lẫn, rung giật nhãn cầu. Khi sử dụng liều dùng không phù hợp có thể làm nặng thêm tình trạng mất ngủ, dễ mơ thấy ác mộng, sợ hãi…

+ Thuốc an thần: Olanzapin, Quetiapin,…Tuy nhiên những thuốc này tác dụng lên quá trình chuyển hóa trong cơ thể nên bệnh nhân béo phì không nên sử dụng.

+ Thuốc chống trầm cảm cũng có tác dụng làm dịu cơ thể như: Fluoxetin, Fluvoxamin,…

+ Sử dụng một số loại thuốc điều trị nguyên nhân, cắt các cơn đau và triệu chứng khó chịu như: Tanganil, Ginko biloba, …

Dù sử dụng loại thuốc nào thì điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị đó là không tự tự ý sử dụng thuốc. Ngoài ra, bệnh nhân cần tuân thủ uống đúng điều, đủ liều để hiệu quả đạt cao nhất. Không được lạm dụng thuốc ngủ và cần tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám khi cần thiết.

1.2. Rối loạn giấc ngủ uống thuốc đông y

+ Bài thuốc 1: Đảng sâm 12g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 10g, phục thần 10g, toan táo nhân 10g, nhục quế 12g, mộc hương 8g, cam thảo 6, đương quy 10g, viễn chí 6g, sinh khương 3 lát, đại táo 5 quả, sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần, uống trong ngày.

Tác dụng: Bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết an thần hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ do tâm tỳ hư.

+ Bài thuốc 2: Toan táo nhân 75g, nhũ hương 30g, mật ong 60ml, ngưu hoàng 0,5g; gạo tẻ 50g, chu sa 15g. Tất cả tán bột mịn, thêm 5ml rượu hòa với mật ong hoàn viên. Mỗi lần uống 10g-15g

Tác dụng: An thần, hỗ trợ điều trị mất ngủ tim đập hồi hộp, mơ thấy ác mộng (đởm hư).

+ Bài thuốc 3: Hoàng liên 10g, sinh bạch thược 20g, trứng tươi bỏ lòng trắng 2 quả, a giao 50g.

Hoàng liên rửa sạch cùng với sinh bạch thược sắc 400ml nước còn 150 ml nước, bỏ bã.

A giao đun cách thủy cho tan, hòa vào nước thuốc hoàng liên, bạch thược, đun sôi. Cho 1-2 lòng đỏ trứng gà vào, dùng (ăn) trước khi đi ngủ.

Tác dụng: Thông tâm thận, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ do tâm thận bất giao.

+ Bài thuốc 4: Phục thần 10g, sơn tra 10g, phục linh 12g, bán hạ 10 g, trần bì 6g, lai phụ tử 15g, liên kiều 6g. Sắc uống, uống sau bữa ăn.

Tác dụng: Kiện tỳ hòa vị, hóa trệ tiêu tích phù hợp với bệnh nhân mất ngủ do vị khí bất hòa.

1.3. Ngủ ngon sâu giấc nhờ thực phẩm chức năng PM Nature Pro

PM Nature Pro là một sản phẩm chuyên biệt giúp cải thiện và điều hoà các rối loạn về giấc ngủ, nhịp sinh học được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về rối loạn giấc ngủ. PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.

PM Nature Pro

Công dụng PM Nature Pro giúp:

- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ

- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…

- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung

- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý

- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…

- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống

- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)

- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn

- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…

- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não

- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể

Đối tượng sử dụng:

Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> PM Nature Pro - Tái tạo giấc ngủ tự nhiên bằng thảo dược

SẢN PHẨM ĐƯỢC NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI TRỰC TIẾP TẠI VIỆT NAM BỞI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ BÌNH NGHĨA
Nhập Khẩu - SĐK: 10741/2021/ĐKSP

2. Rối loạn giấc ngủ và cách khắc phục bằng biện pháp hàng ngày

Hiện nay có ba phương pháp phổ biến được áp dụng trong điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ đó là thư giãn tâm lý, vệ sinh giấc ngủ và dùng thuốc chữa rối loạn giấc ngủ.

+ Thư giãn tâm lý:

Đối với người khỏe mạnh, bình thường thì sức khỏe sẽ không bị ảnh hưởng gì nếu thỉnh thoảng không ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm. Vì vậy, người bệnh không nên quá lo lắng. Những bệnh nhân mất ngủ lâu năm thường rất sợ buổi tối vì họ nghĩ rằng có thể sẽ không ngủ được và càng lo sợ về tình trạng bệnh, giấc ngủ càng khó đến.

Nếu trong ngày có những vấn đề chưa giải quyết xong, hãy tạm gác lại. Không nên vừa nằm chờ giấc ngủ đến vừa nghĩ cách giải quyết những vấn đề. Khi lên giường ngủ, không nên suy nghĩ hay làm gì. Nếu không ngủ được, sau 10-15 phút, hãy đứng dậy và đi làm một việc khác.

+ Vệ sinh giấc ngủ:

- Suy nghĩ tích cực: Luôn giữ tâm trạng thoải mái trước khi đi ngủ. Tránh đi ngủ với những suy nghĩ tiêu cực hoặc quá lo lắng về một sự kiện diễn ra vào ngày hôm sau. Cố gắng giải tỏa tâm trí trước khi đi ngủ bằng cách lập danh sách việc cần làm vào buổi chiều tối thay vì ngay trước giờ ngủ. Điều này rất hữu ích nếu bạn có xu hướng lo lắng và suy nghĩ quá nhiều trên giường vào ban đêm.

- Tạo môi trường ngủ tối ưu: Đảm bảo rằng phòng ngủ của bạn luôn mát mẻ, yên tĩnh và tối. Nếu bạn hay bị tỉnh giấc giữa đêm vì tiếng ồn, hãy thử sử dụng tiếng ồn trắng hoặc nút bịt tai khi ngủ để dễ ngủ hơn. Nếu ánh sáng cản trở giấc ngủ của bạn, hãy thử đeo mặt nạ ngủ hoặc dùng loại rèm cản ánh sáng.

- Không làm những việc khác trên giường ngủ: Không xem tivi, ăn uống, làm việc hoặc sử dụng máy vi tính trong phòng ngủ.

- Ngừng xem đồng hồ: Chỉ sử dụng đồng hồ cho việc báo thức. Nếu bạn không thể ngủ được trong vòng 20 phút, hãy ra khỏi phòng ngủ và tham gia một hoạt động thư giãn trong phòng khác. Bạn không nên nằm mãi trên giường và xem thời gian đã trôi qua bao lâu. Điều này sẽ chỉ khiến bạn khó chịu và lo lắng nhiều hơn.

- Xây dựng các thói quen ngủ lành mạnh: Thiết lập giờ đi ngủ đều đặn và thói quen thư giãn mỗi tối bằng cách tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc sách. Thử các bài tập thư giãn, thiền định trước khi đi ngủ. Tập thói quen thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng, kể cả trong ngày nghỉ.

- Tránh các chất kích thích: Tránh uống trà, cà phê, soda, ca cao, chocolate, rượu và hút thuốc lá ít nhất 4 giờ trước khi đi ngủ. Đồng thời, bạn cũng không nên ăn no trước khi đi ngủ. Các loại đồ ăn nhẹ chứa carbohydrate như sữa, sữa chua hoặc bánh quy giòn có thể giúp bạn dễ ngủ hơn.

- Tránh ngủ trưa quá lâu: Bạn có thể chợp mắt vào buổi trưa, nhưng hãy giới hạn thời gian giấc ngủ trưa dưới 30 phút. Không ngủ trưa sau 3 giờ chiều.

- Tập thể dục thường xuyên: Luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, hãy nhớ không tập thể dục trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ nếu bạn bị khó ngủ.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Bài thuốc chữa mất ngủ bằng đông y an toàn hiệu quả

>>> Rối loạn giấc ngủ theo đông y như thế nào - BNC medipharm

>>> Bài thuốc chữa mất ngủ từ táo đỏ - BNC medipharm

Viết bình luận