Rối loạn giấc ngủ là tình trạng mà nhiều người gặp phải hiện nay. Vậy rối loạn giấc ngủ có nguy hiểm không và cách khắc phục ra sao là câu hỏi của nhiều người. Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thay đổi chất lượng và thời gian giấc ngủ bất thường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Rất nhiều người từng gặp phải nhiều lần tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ ít, ngủ thức giấc,… Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem rối loạn giấc ngủ có nguy hiểm không.
1. Rối loạn giấc ngủ có nguy hiểm không?
Xin trả lời rối loạn giấc ngủ là bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng con người.
Tuy nhiên giấc ngủ cũng rất quan trọng trong quá trình sống của con người. Nếu bị rối loạn giấc ngủ thường xuyên sẽ khiến cho con người gặp nhiều vấn đề rắc rối. Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. Trong khi ngủ cơ thể chúng ta tiết ra những hormone quan trọng giúp quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại những thông tin một cách hệ thống, thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn của não bộ. Điều này cực kỳ cần thiết để cho cơ thể phát triển và thích nghi với môi trường sống.
Giấc ngủ được định nghĩa là trạng thái giảm hoạt động vận động và sự cảnh tỉnh làm thay đổi nhiều hoặc ít một cách thường xuyên tình trạng thức ở các loài động vật cao cấp. Kèm theo những thay đổi các chức năng cơ thể khác nhau, đặc biệt là chức năng của hệ thống thần kinh thực vật cũng như các thay đổi trong hoạt động điện não. Thời gian ngủ bình thường có thể thay đổi và giảm đi theo tuổi. Dù thời gian ngủ khác nhau tùy từng cá nhân, hầu hết người trưởng thành vẫn cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng một đêm.
Rối loạn giấc ngủ là một trong những dạng rối loạn tâm thần. Các biểu hiện triệu chứng của rối loạn giấc ngủ là: Bệnh nhân bị suy sụp trầm trọng và đôi khi bị rối loạn các khả năng hoạt động ban ngày do hậu quả của sự mất ngủ, hoặc bị một trong những triệu chứng: khó ngủ, luôn cử động khi ngủ hoặc ngủ không ngon, hay thức giấc hoặc thời gian thức giấc kéo dài.
Nguyên nhân của các rối loạn giấc ngủ trong thời gian ngắn có thể do những sự kiện gây áp lực căng thẳng trong cuộc sống, những bệnh cơ thể cấp tính, hoặc những thay đổi trong lịch làm việc. Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể do trầm cảm (nếu cảm xúc trầm hoặc buồn và mất hứng thú với các hoạt động thường ngày nổi trội) hoặc do lo âu lan tỏa (nếu ban ngày triệu chứng lo âu nổi trội).
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu ngủ lâu ngày khiến khả năng giao tiếp xã hội kém hơn. Người trưởng thành mất ngủ gặp khó khăn khi nhớ lại từ vựng cũng như cải thiện các kỹ năng đã học. Huyết áp, nhịp tim và nồng độ protein phản ứng cao hơn khi ngủ ít, từ đó đẩy cao nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Những người thiếu ngủ thường dễ nổi cáu mà không vì bất cứ lý do cụ thể nào. Thiếu ngủ dẫn tới hội chứng tầm nhìn hình ống, song thị và mờ mắt. Thức càng lâu, bạn càng dễ mắc các tật khúc xạ cũng như bị ảo giác. Phản ứng chậm và vụng về hơn. Chỉ một đêm mất ngủ cũng khiến cơ chế miễn dịch của cơ thể và khả năng hấp thụ vắc xin kém đi.
Phải thức giấc khi cơ thể cần ngủ làm rối loạn cơ chế của cơ thể, dần dẫn đến sự kháng insulin (tiền đái tháo đường) và đái tháo đường týp 2. Ngủ không đủ giấc ảnh hưởng tới khả năng ra quyết định và thực hiện các kế hoạch đã được lập sẵn, thiếu tập trung, tăng cường bài tiết nước tiểu về đêm, suy nhược cơ bắp, khả năng chịu đau kém, thiếu ngủ sẽ dẫn đến mệt mỏi kéo dài, gây giảm sức đề kháng của cơ thể, gia tăng các bệnh tật như: viêm đường ruột, hội chứng kích thích ruột, đau đầu, trầm cảm và rất nhiều bệnh nghiêm trọng khác có thể phát sinh do chứng thiếu ngủ.
2. Các dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn thường gặp
Rối loạn giấc ngủ không thực tổn bao gồm nhiều loại, trong đó có một số loại thường gặp như sau:
+ Mất ngủ không thực tổn:
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ dạng này khiến người bệnh khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ biểu hiện bởi việc ngủ không sâu giấc, dễ giật mình dậy và khó trở lại giấc ngủ sau đó, hoặc thức dậy sớm hơn bình thường mà không thể ngủ lại được. Tổng thời gian ngủ ít hơn 6 tiếng trong một ngày.
+ Ngủ nhiều không thực tổn:
Là khi ngủ nhiều quá mức nhưng vẫn không thỏa mãn nhu cầu ngủ trong ngày. Thời gian ngủ trong một ngày tính cả ngày và đêm dài hơn 9 tiếng, hoặc cảm giác khó tỉnh táo hoàn toàn sau khi bị đánh thức. Người bệnh luôn thấy mệt mỏi, kém tập trung, tinh thần uể oải.
+ Các rối loạn cận miên:
là những rối loạn biểu hiện bởi các hành vi, trải nghiệm,… bất thường diễn ra trong lúc ngủ, ở các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ hoặc các giai đoạn chuyển tiếp ngủ-thức. Bao gồm một số loại thường gặp sau:
+ Mộng du:
Người bị mộng du thường thức dậy, ra khỏi giường và thực hiện nhiều hoạt động khác nhau. Trong khi bị mộng du, họ thường có khuôn mặt trống rỗng, nhìn chằm chằm và không thể giao tiếp với người khác dù họ cố gọi và chỉ bị đánh thức khi có các tác động lớn. Tuy nhiên, họ không thể nhớ được những gì mình đã làm.
+ Hoảng sợ khi ngủ:
Người bệnh thường bị chứng hoảng sợ trong khoảng 1/3 thời gian của giấc ngủ, thường bắt đầu bởi tiếng la hét, vung tay, vung chân, ngoài ra còn các biểu hiện khác như: giãn đồng tử, nhịp tim nhanh, thở nhanh, vã mồ hôi,… Họ thường không thể nhớ rõ là đã mơ thấy điều gì.
+ Ác mộng:
Là những giấc mơ kéo dài, lặp lại liên quan đến sự an toàn của tính mạng, giá trị bản thân… Ác mộng có thể xuất hiện bất cứ khi nào, không kể ban đêm hay ngủ trưa, nhưng thường xảy ra vào nửa giai đoạn sau của giấc ngủ.
3. Cách khắc phục rối loạn giấc ngủ
Chứng rối loạn giấc ngủ thường được ưu tiên bằng các biện pháp cải thiện tự nhiên gồm thư giãn tâm lý và vệ sinh giấc ngủ. Nếu không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chữa rối loạn giấc ngủ phù hợp.
+ Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng thư giãn tâm lý:
Ở những người trẻ và có sức khỏe bình thường, rối loạn giấc ngủ không nghiêm trọng thường được cải thiện tốt với biện pháp thư giãn tâm lý này. Kể cả những người bị mất ngủ lâu năm, thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng,… cũng giúp cải thiện giấc ngủ của bạn.
Nên tạo thói quen đi ngủ sớm trước 11 giờ đêm, ngủ đủ 7 - 8 giờ trong ngày. Trước khi đi ngủ nên dành 30 phút để thư giãn tinh thần, không nên suy nghĩ về công việc, học tập hay các vấn đề cuộc sống chưa giải quyết được trong thời gian chờ ngủ.
+ Tập thể dục:
Chơi thể thao hoặc tập thể dục không chỉ giúp bạn giải phóng năng lượng uể oải, rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai mà còn mang đến tâm trạng phấn chấn, tích cực. Khi mới bắt đầu tập thể dục để điều trị rối loạn giấc ngủ, bạn nên bắt đầu bằng những môn nhẹ nhàng như đi bộ, đá cầu, cầu lông… để cơ thể quen dần rồi mới chuyển qua những môn nặng hơn.
+ Vệ sinh giấc ngủ:
Các biện pháp sau sẽ giúp giấc ngủ của bạn khỏe mạnh hơn bao gồm:
Ngủ và thức dậy đúng giờ hàng ngày.
Không ngủ nhiều vào ban ngày.
Tập thể dục đều đặn vào buổi sáng.
Đi ngủ đúng giờ dù không có cảm giác buồn ngủ.
Không sử dụng các chất kích thích, nhất là cà phê, trà, rượu, thuốc lá,… vào buổi chiều và tối.
Không nên ăn quá no vào buổi tối.
Tạo điều kiện phòng ngủ thoáng mát, ít ánh sáng, nhiệt độ thích hợp.
Tập thể dục nhẹ nhàng để thư giãn trước khi đi ngủ.
Tắm nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 20 phút.
Hạn chế kích thích tinh thần gây khó ngủ như: nghe nhạc quá to, xem phim hành động,…
+ Uống thực phẩm chức năng PM Nature Pro giúp ngủ ngon giấc một cách tự nhiên an toàn hiệu quả:
PM Nature Pro là một sản phẩm chuyên biệt giúp cải thiện và điều hoà các rối loạn về giấc ngủ, nhịp sinh học được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về rối loạn giấc ngủ. PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.
Công dụng PM Nature Pro giúp:
- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ
- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…
- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung
- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý
- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…
- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống
- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)
- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn
- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…
- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não
- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể
Đối tượng sử dụng:
Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> PM Nature Pro - Tái tạo giấc ngủ tự nhiên bằng thảo dược
SẢN PHẨM ĐƯỢC NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI TRỰC TIẾP TẠI VIỆT NAM BỞI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ BÌNH NGHĨA
Nhập Khẩu - SĐK: 10741/2021/ĐKSP
+ Điều trị với thuốc:
Bác sĩ có thể kê thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ như: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa rối loạn giấc ngủ,… Tuy nhiên cần lưu ý, tất cả các thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ này phải sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ, nếu không có thể tác dụng ngược.
Có nhiều thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ như Benzodiazepine, zolpidem, chloral hydrate... nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có hội chứng lo âu hay trầm cảm đi kèm, nên phối hợp các loại thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ.
Trước đây, mất ngủ tiên phát thường được điều trị bằng các thuốc chữa rối loạn giấc ngủ nhóm benzodiazepin. Khi sử dụng benzodiazepin kéo dài sẽ gây ra quên, đặc biệt là các thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ này có thời gian bán hủy dài. Triệu chứng quên sẽ trầm trọng thêm khi phối hợp với uống rượu. Ở các bệnh nhân cao tuổi, thuốc chữa rối loạn giấc ngủ có thể gây giãn cơ và gây ngã. Nhìn chung các thuốc nhóm benzodiazepin đều có thể gây phụ thuộc thuốc vì thế ngày nay người ta ít dùng.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và đa vòng có tác dụng an dịu mạnh. Các thuốc này có hiệu quả điều trị mất ngủ tiên phát tốt, có thể dùng lâu dài, thời gian điều trị tối thiểu 18 tháng, có nhiều trường hợp phải dùng thuốc nhiều năm. Thuốc có nhiều tác dụng phụ như khô miệng, đắng miệng, mệt mỏi... vì thế phải tăng liều thuốc từ từ (đặc biệt là amitriptylin). Thuốc gây an thần nên cần chú ý khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc. Thuốc gây ăn ngon và tăng cân nên không dùng cho người thừa cân, béo phì.
Khi dùng thuốc chữa rối loạn giấc ngủ amitriptylin phải tăng liều từ từ, tuần đầu mỗi tối 1 viên; tuần 2 sáng 1 viên, tối 1 viên, tuần 3 sáng 1 viên, tối 2 viên; từ tuần 4 trở đi sáng 2 viên, tối 2 viên. Amitriptylin xuất hiện tính năng ức chế thần kinh trung ương và an thần khá nhanh (vài giờ sau khi dùng) nhưng lại có chu kỳ bán hủy khá dài (9 - 36 giờ) cho nên tùy theo lịch ngủ của mình mà chọn giờ uống thích hợp. Nên uống sớm khoảng 7-8 giờ tối thì khoảng 9-10 giờ đêm là ngủ được và sẽ thức dậy lúc 5-6 giờ sáng cơ thể tỉnh táo đỡ mệt, nếu uống quá muộn (khi đi ngủ mới uống) thì buổi sáng thường khó dậy, khi dậy thì thường mệt, không tỉnh táo. Những người thường đi làm xa vào sáng sớm bằng xe máy thì không nên dùng thuốc quá muộn.
Dùng mirtazapine mỗi tối 1/2 đến 1 viên (không cần tăng liều từ từ ).
Thuốc an thần có tác dụng an dịu olanzapine mỗi tối 1/2 viên. Nếu bệnh nhân béo thì không nên dùng olanzapine.
Đối với ngủ nhiều nguyên phát: cần dùng thuốc kích thích vào buổi sáng như amphetamin nhưng hiện nay thuốc này bị cấm vì bị coi là ma túy. Trong trường hợp này, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân uống nước chè, cà phê để hạn chế cảm giác buồn ngủ hoặc thay bằng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ loại chống trầm cảm ức chế chọn lọc thụ cảm thể serotonin (SSRI) như fluoxetin, sertralin.... Tuy nhiên hiệu quả của thuốc không cao.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem rối loạn giấc ngủ có nguy hiểm không và cách khắc phục ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Bài viết cùng chuyên mục:
>>> Bài thuốc chữa mất ngủ bằng gừng an toàn hiệu quả
Bình luận
1 - 04/09/2022 00:38:40
555