Ngủ không ngon giấc phải làm sao? - BNC medipharm

Ngủ không ngon giấc là tình trạng mà nhiều người gặp phải và cũng nhiều người muốn tìm cách chữa khỏi tình trạng này. Ngủ không ngon giấc phải làm sao là câu hỏi của nhiều người. Có rất nhiều nguyên nhân khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn, ngủ chập chờn không sâu giấc. Tình trạng này có thể bình thường và tự hết nhưng đôi khi cũng có thể nghiêm trọng. Nếu bạn không sớm cải thiện chất lượng giấc ngủ thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất học tập làm việc. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem ngủ không ngon giấc phải làm sao.

Ngủ không ngon giấc phải làm sao

1. Ngủ không ngon giấc phải làm sao?

* Trước tiên chúng ta cần xem xét xem nguyên nhân ngủ không sâu giấc của bạn là gì:

+ Rối loạn giấc ngủ: Một số rối loạn giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không nghỉ (RLS) sẽ tác động đến giấc ngủ và gây gián đoạn.

+ Dùng nhiều caffeine: Để tiêu thụ hết caffeine thì hệ tiêu hoá cần một khoảng thời gian 45 phút - 1 tiếng. Tiếp sau đó, lượng caffeine sẽ ở trong cơ thể khoảng vài giờ nên khiến cho cơ thể có trạng thái hưng phấn trong thời gian dài. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho những người thường xuyên dùng caffeine vào buổi tối có giấc ngủ không sâu.

+ Tuổi cao: Người lớn tuổi thường dễ mất ngủ. Nguyên nhân có thể là do họ đã có nhiều thời gian nghỉ ngơi vào ban ngày nên ban đêm thường khó ngủ sâu giấc.

+ Vấn đề sức khỏe: Bệnh tim mạch, phổi, thần kinh hoặc các vấn đề nội tiết tố, tiểu đêm… cũng là yếu tố khiến bạn không thể ngủ một mạch đến sáng.

+ Căng thẳng: Đây là một yếu tố liên quan đến tâm lý. Sự căng thẳng, lo lắng, trầm cảm về một vấn đề nào đó không chỉ khiến bạn ngủ không sâu giấc mà còn có thể gây mất ngủ.

+ Thuốc kê đơn: Một số loại thuốc được kê đơn đặc biệt khiến bạn phải thức dậy vào ban đêm để uống thuốc.

+ Hoàn cảnh đặc biệt: Một số tình huống có thể yêu cầu bạn phải thức dậy giữa đêm. Điều này thường xảy ra đối với ba mẹ nuôi con nhỏ hoặc những ai đang chăm sóc người bệnh.

+ Lối sống không lành mạnh: Tiêu thụ quá nhiều rượu, caffein, chất kích thích hoặc dùng điện thoại quá khuya cũng sẽ khiến bạn ngủ chập chờn, mơ nhiều và không sâu giấc.

+ Rối loạn đồng hồ sinh học: Những người đi du lịch xa hoặc phải chuyển đổi ca làm việc giữa ngày và đêm sẽ khiến đồng hồ sinh học bị rối loạn. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

+ Điều kiện phòng ngủ: Một số yếu tố khác như phòng ngủ nhiều ánh sáng, ồn ào, nóng nực, người ngủ chung nghiến răng hoặc ngáy to cũng sẽ khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn.

+ Dung nạp quá nhiều protein: Một chế độ ăn có quá nhiều protein khiến cho cơ thể cần nhiều thời gian và năng lượng thì mới có thể tiêu hóa được. Đặc biệt, chế độ ấy đến vào buổi tối sẽ vô tình khiến cho cơ thể phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa hết thức ăn.

+ Tập thể dục quá gần giờ ngủ: Mặc dù tập thể dục là cần thiết để tăng cường sức khỏe nhưng nếu nó được thực hiện sai thời điểm mà cụ thể ở đây là quá gần giờ ngủ thì sẽ dễ làm cho giấc ngủ không sâu. Điều này được lý giải như sau: sau một ngày hoạt động, cơ thể đã mệt mỏi nên cần được nghỉ ngơi; tập thể dục gần giờ ngủ tức là đã vô tình đánh thức cơ thể.

* Vậy ngủ không ngon giấc phải làm sao?

+ Tạo môi trường ngủ tốt nhất có thể:

Giấc ngủ có liên tục hay không phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố liên quan đến môi trường ngủ. Do vậy, bạn nên loại bỏ các yếu tố “gây nhiễu” để có giấc ngủ sâu hơn:

Sử dụng rèm cửa để cản ánh sáng bên ngoài chiếu vào và nên dùng đèn ngủ có công suất thấp.

Bạn có thể đeo bịt mắt để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh sáng khi ngủ.

Bật máy tạo tiếng ồn trắng trong phòng ngủ nếu bạn cảm thấy loại âm thanh này dễ chịu.

Sử dụng loại nệm, chăn gối và drap trải giường chất lượng tốt để tạo sự thoải mái cho bạn khi ngủ.

Đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ mát mẻ để tránh ngủ chập chờn không sâu giấc vì nóng bức.

Trao đổi với người ngủ chung nếu họ ngủ ngáy hoặc nghiến răng để tìm cách giải quyết.

Ngủ không ngon giấc phải làm sao

+ Chọn tư thế ngủ đúng:

Nằm ngửa khi ngủ là cách tốt nhất để giảm chứng mất ngủ vì lúc này cả đầu, cổ và cột sống được nghỉ ở tư thế trung lập. Mặc dù không có nhiều người ngủ với tư thế này, các bác sĩ khuyến cáo rằng đây là tư thế tốt nhất để có một giấc ngủ ngon.

Ngủ nằm nghiêng như hình dạng bào thai có thể hạn chế hô hấp và khiến bạn cảm thấy đau khớp hoặc đau lưng vào buổi sáng. Theo thống kê, tư thế nằm nghiêng, gập đầu gối khá phổ biến, có đến 41% người lớn nằm ngủ với hình dáng thai nhi. Tuy nhiên, tư thế này chỉ được khuyến khích cho phụ nữ mang thai (vì giúp cải thiện lưu thông máu) nhưng có thể không tốt cho người bình thường.

Nằm sấp là tư thế tệ nhất nếu bạn muốn có một giấc ngủ ngon và khỏe mạnh. Cột sống khó giữ được vị trí trung lập khi bạn nằm sấp, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến lưng và cổ. Ngoài ra, cách ngủ này có thể khiến bạn cảm thấy tê liệt do tạo áp lực lớn lên khớp và cơ bắp.

+ Duy trì thói quen lành mạnh:

Để có một giấc ngủ với chất lượng tốt, bạn nên thay đổi thói quen không lành mạnh và cần duy trì những thói quen có lợi cho cả sức khỏe và giấc ngủ của mình. Bạn có thể cải thiện tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc bằng những giải pháp như:

Duy trì một thời điểm đi ngủ và thức dậy mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần.

Thực hiện một điều gì đó giúp bạn thư giãn trước giờ đi ngủ.

Tránh rượu, thuốc lá, caffein và tránh ăn nhiều vào bữa tối.

Giảm thời gian sử dụng điện thoại, máy tính và hạn chế dùng các thiết bị này khi nằm trên giường.

Cố gắng sắp xếp thời gian để tập thể dục, vận động nhẹ nhàng hoặc chỉ đơn giản là đi dạo để hít thở không khí trong lành.

+ Nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc chuyên gia:

Trường hợp bạn không thể tự cải thiện để ngủ sâu hơn thì nên tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia về chăm sóc giấc ngủ. Chẳng hạn như bạn đang gặp các vấn đề gây căng thẳng, lo âu, trầm cảm thì nên tìm đến bác sĩ tâm lý để giải tỏa trước thì mới có thể ngủ ngon hơn.

Nên tham khảo sử dụng sản phẩm PM Nature Pro giúp ngủ ngon giấc một cách tự nhiên, an toàn:

PM Nature Pro là một sản phẩm chuyên biệt giúp cải thiện và điều hoà các rối loạn về giấc ngủ, nhịp sinh học được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về rối loạn giấc ngủ. PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.

PM Nature Pro

Công dụng PM Nature Pro giúp:

- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ

- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…

- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung

- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý

- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…

- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống

- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)

- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn

- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…

- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não

- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể

Đối tượng sử dụng:

Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> PM Nature Pro - Tái tạo giấc ngủ tự nhiên bằng thảo dược

SẢN PHẨM ĐƯỢC NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI TRỰC TIẾP TẠI VIỆT NAM BỞI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ BÌNH NGHĨA
Nhập Khẩu - SĐK: 10741/2021/ĐKSP

2. Ngủ không ngon ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

+ Béo phì:

Do mất cân bằng hormone, người thiếu ngủ tăng sự thèm ăn dẫn tới béo phì. Ngoài ra, họ còn khó kiểm soát hành vi dẫn đến việc tự làm hại sức khỏe. Kể từ khi mối liên quan giữa thiếu ngủ và tăng cân được thừa nhận, thì tầm quan trọng của việc ngủ đủ 6 - 8 tiếng/ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc giảm cân. Ngủ đủ được chứng minh là có tác dụng trong việc giảm cân như việc đi tập gym và ăn nhiều rau quả.

+ Tăng nguy cơ gây ung thư:

Giấc ngủ ít và bị gián đoạn khiến nguy cơ ung thư cao hơn, nhất là ung thư đại tràng và ung thư vú.

+ Giảm khả năng phục hồi da và gây lão hóa da:

Theo nghiên cứu từ Đại học Wisconsin (Mỹ), thiếu ngủ và các bệnh mạn tính về da có liên hệ mật thiết. Khi tiếp xúc với mặt trời hoặc các nhân tố có hại khác, da không thể phục hồi tốt và cho thấy nhiều dấu hiệu bị lão hóa hơn.

+ Sự cô đơn:

Nghiên cứu chỉ ra thiếu ngủ lâu ngày khiến khả năng giao tiếp xã hội kém hơn. Họ cảm thấy cô đơn, tệ hơn nữa, những người này thường ngủ không ngon, khiến bản thân bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn.

Trí nhớ ngắn hạn, dài hạn và khả năng học tập giảm sút

Một số nghiên cứu chỉ ra người trưởng thành mất ngủ gặp khó khăn khi nhớ lại từ vựng cũng như cải thiện các kỹ năng đã học.

+ Dễ cáu gắt:

Gần như ai cũng cảm thấy cáu kỉnh sau một đêm mất ngủ, ngay cả với các tình huống hàng ngày. Cáu gắt thường xảy ra khi một người không được ngủ đủ giấc theo nhu cầu và do sự thay đổi trong hormone. Những người thiếu ngủ thường dễ nổi cáu mà không vì bất cứ lý do cụ thể nào. Những người hay cáu gắt thường cũng dễ bị kích động.

+ Liên hệ với chứng Alzheimer:

Ngủ đủ giấc giúp giảm bớt lượng Beta-Amyloid, một loại protein có quan hệ mật thiết với bệnh Alzheimer.

+ Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng cao:

Huyết áp, nhịp tim và nồng độ protein phản ứng C cao hơn khi ngủ ít, từ đó đẩy cao nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

+ Vấn đề về thị lực và ảo giác:

Thiếu ngủ dẫn tới hội chứng tầm nhìn hình ống, song thị và mờ mắt. Thức càng lâu, bạn càng dễ mắc các tật khúc xạ cũng như bị ảo giác.

Đau đầu hốc mắt

+ Hệ miễn dịch suy giảm:

Chỉ một đêm mất ngủ cũng khiến cơ chế miễn dịch của cơ thể và khả năng hấp thụ vắc xin kém đi. Theo một nghiên cứu, người ngủ không đủ dễ mắc cảm lạnh gấp ba lần bình thường.

+ Phản ứng chậm và vụng về hơn:

Người chơi thể thao, sĩ quan và các bác sĩ phẫu thuật đều thực hiện công việc kém với độ chính xác thấp hơn khi giấc ngủ không được đảm bảo.

+ Giảm ham muốn tình dục:

Giấc ngủ giúp bổ sung lượng testosterone ở cả hai giới. Giảm ham muốn, rối loạn chức năng tình dục và ngưng thở khi ngủ là ba nguy cơ khi bạn thiếu ngủ.

+ Đưa ra các quyết định sai lầm:

Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra ngủ không đủ giấc ảnh hưởng tới khả năng ra quyết định và thực hiện các kế hoạch đã được lập sẵn. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới thảm họa hạt nhân Chernobyl, vụ tràn dầu Exxon Valdez và nổ tàu con thoi Challenger.

Ngủ không ngon giấc phải làm sao

+ Nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2:

Phải thức giấc khi cơ thể cần ngủ làm rối loạn cơ chế của cơ thể, dần dẫn đến sự kháng insulin (tiền đái tháo đường) và đái tháo đường tuýp 2.

+ Dễ mất tập trung:

Nếu muốn não bộ luôn trong trạng thái tập trung, hãy cố gắng ngủ đủ giờ. Thiếu tập trung có thể dẫn tới nhiều tai nạn giao thông thảm khốc do các lái xe hay phi công bị thiếu thời gian nghỉ ngơi.

+ Suy nhược cơ bắp:

Những tổn thương cơ bắp do sinh hoạt và luyện tập trở nên khó lành hơn. Theo nghiên cứu, cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng để làm lành các vết thương trong quá trình ngủ.

+ Tăng bài tiết nước tiểu:

Hiện tượng này đến từ cơ chế tăng cường bài tiết nước tiểu về đêm khi thiếu ngủ.

+ Khả năng chịu đau kém:

Các cơn đau mạn tính sẽ càng tệ hơn do việc thiếu ngủ tăng sự nhạy cảm hoặc thậm chí khiến cơ thể con người thêm đau nhức.

+ Tăng nguy cơ tử vong:

Bất ngờ nhất là mối liên quan giữa ngủ không đủ giấc và tỷ lệ tử vong. Ngủ ít hơn 5 tiếng một đêm làm tăng 15% nguy cơ tử vong, gây giảm sức đề kháng của cơ thể, gia tăng các bệnh tật. Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu người Anh để kiểm tra sự ảnh hưởng của giấc ngủ lên tỷ lệ tử vong của 10.000 công chức tại Anh trong suốt 2 thập kỷ cho thấy: những người ngủ từ 5 tiếng trở xuống vào ban đêm sẽ có nguy cơ tử vong cao gấp đôi những người khác. Nguyên nhân tử vong có thể là vì bất cứ lý do gì, đặc biệt là do các bệnh tim mạch.

+ Thiếu ngủ gây mệt mỏi kéo dài:

Không ngạc nhiên nếu thiếu ngủ gây ra mệt mỏi, nhưng nhiều người không nhận ra rằng thiếu ngủ sẽ dẫn đến mệt mỏi kéo dài. Theo thời gian, sẽ cần vài ngày để hồi phục sau khi bị thiếu ngủ từ vài ngày trước đó. Mệt mỏi kéo dài có thể xảy ra bởi tình trạng thiếu ngủ thường xuyên.

+ Các vấn đề về sức khỏe khác:

Viêm đường ruột, hội chứng ruột kích thích, đau đầu, trầm cảm và rất nhiều bệnh nghiêm trọng khác có thể phát sinh do chứng thiếu ngủ. Thậm chí, một số người có thể ngáy và dễ bị ngưng thở trong khi ngủ.

Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy giấc ngủ kém dẫn tới sự bất thường của hoạt động gen. Với những người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm, hơn 700 gene ghi nhận bất thường, nhất là các gen điều khiển hệ miễn dịch và phản hồi với sự căng thẳng.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem ngủ không ngon giấc phải làm sao và ảnh hưởng của ngủ không ngon giấc với sức khỏe như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Mất ngủ nên ăn uống như thế nào? - BNC medipharm

>>> Rối loạn giấc ngủ có chữa được không? - BNC medipharm

>>> Bài thuốc chữa mất ngủ bằng mật ong an toàn hiệu quả

Bình luận

1

1 - 04/09/2022 00:38:41

555

Viết bình luận