Kim ngân hoa có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Kim ngân hoa là loại thảo dược được dùng nhiều trong y học cổ truyền từ rất lâu rồi. Kim ngân hoa có tác dụng gì với sức khỏe là câu hỏi của nhiều người. Kim ngân hoa hay còn gọi là Nhị bảo hoa. Vị thuốc này là phần dược liệu đã được sơ chế từ cây kim ngân hay cây nhẫn đông. Trong đông y, hoa kim ngân được ví như vương dược giải độc. Hoa kim ngân có rất nhiều tác dụng, trong đó phải nói đến tác dụng quan trọng là kháng khuẩn, kháng nấm, kháng vi rút. Nhiều nghiên cứu đã được chứng minh Kim ngân hoa có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem kim ngân hoa có tác dụng gì với sức khỏe con người.

Kim ngân hoa có tác dụng gì

1. Tổng quan về kim ngân hoa

+ Cây thuốc kim ngân hoa là gì?

Sau đây là những thông tin tổng quan về kim ngân hoa sẽ giúp bạn có góc nhìn tổng quan nhất về thảo dược này.

Tên gọi khác: Ngân hoa, song hoa, nhẫn đông, nhị hoa, mật ngân hoa, kim ngân hoa lộ, ngân hoa thám, thổ ngân hoa, …

Danh pháp khoa học: Lonicera japonica Thunb

Thuộc họ: Kim ngân (Tên khoa học là Caprifoliaceae)

+ Đặc điểm thực vật:

Kim ngân hoa thực chất là tên dược liệu được sử dụng trong Đông y. Đây chính là một bộ phận của loài thực vật tên kim ngân với những đặc điểm thực vật như sau:

Là loài cây thân leo, nhỏ và thường mọc thành từng bụi, xanh tốt quanh năm. Ở những phần thân non thường có một lớp lông nhỏ mịn bao phủ, màu nâu đỏ tía.

Lá mọc đối nhau thành từng cặp, cuống lá ngắn. Mỗi phiến lá màu xanh mướt, hình bầu dục, thuôn nhọn ở hai đầu.

Từ các kẽ lá, những bông hoa xuất hiện đơn lẻ, màu trắng sau đó chuyển sang màu vàng. Nụ hoa có hình ống dài chừng 1 – 5cm, hơi cong, đường kính chỉ khoảng từ 0.2 – 0,5cm. Khi hoa nở có chiều dài từ 2 – 5cm, có mùi thơm nhẹ, môi trên xẻ thành 4 thùy, môi dưới không thay đổi.

Quả kim ngân có hình cầu, màu đen, kích thước nhỏ.

+ Khu vực phân bố chủ yếu:

Cây kim ngân hoa là loài thực vật mọc hoang, xuất hiện nhiều ở nước ta tại các vùng trung du, miền núi thuộc các tỉnh thành như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Ninh Bình, Hà Tây,…

Kim ngân hoa có sức sống khỏe, ưa khí hậu nóng ẩm, phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa xuân. Hiện nay, loài cây này được trồng nhiều tại các hộ gia đình và vườn dược liệu vừa để làm cảnh, vừa khai thác dược liệu.

+ Thu hái và bào chế:

Bộ phận được khai thác và sử dụng chủ yếu là phần hoa bởi chúng có hàm lượng dược tính cao nhất, ứng dụng trong việc điều trị nhiều loại bệnh.

Kim ngân hoa thường xuất hiện vào mùa hè từ tháng 6 – 8 hàng năm và đây cũng là thời điểm tốt nhất để thu hoạch. Khi thu hái, chỉ nên lấy những bông hoa chưa nở hoặc mới hé nở sẽ thu được chất lượng dược liệu tốt nhất.

Sau khi thu hái đem rửa sạch để sử dụng hoặc tiến hành sấy, phơi khô dùng trong thời gian dài. Trong công đoạn chế biến cần lưu ý tránh để hoa bị dập nát.

Ngoài ra, bộ phận thân và cành cũng được thu hái quanh năm, sấy khô để sử dụng trong một vài bài thuốc Đông y.

+ Thành phần hóa học:

Hoa kim ngân chứa flavonoid, tinh dầu và một số thành phần khác:

Nhóm Flavonoid: Luteolin, luteolin-7-glucoside.

Tinh dầu: α-pinen, hex-1-en, hex-3-en-1-ol, cis và trans-2-methyl-2-vinyl-5-(α-hydroxy isopropyl)-tetrahydrofuran, geraniol, α-terpineol, alcol β-phenyl ethylic, carvacrol, eugenol, linalol, 2,6,6-trimethyl-2-vinyl-hydroxy tetra hydrydropyran.

2. Kim ngân hoa có tác dụng gì?

+ Tác dụng chống lao:

Nước sắc Kim ngân hoa in Vitro có tác dụng chống Mycobacterium tuberculosis. Cho chuột uống nướcsắc Kim ngân hoa rồi cho chíchvi khuẩn lao cho thấy ít thay đổi ở phổi hơn lô đối chứng (Chinese Hebral Medicine).

+ Kháng Virus:

Nước sắc Kim ngân hoa có thể làm giảm sức hoạt động của PR8 ở virus cúm nhưng không có tác dụng ở phôi gà con đã tiêm chủng (Chinese Hebral Medicine).

+ Tác dụng chuyển hóa Lipid:

cho chuột béo phì dùng lượng lớn Cholesterol vỗ béo cho chuột đồng thời cho uống nướcsắc Kim ngân hoa, mức Cholesterol trong máu của chúng thấp hơn so với nhóm đối chứng (Chinese Hebral Medicine). + Trong nhãn khoa: theo dõi 36 bệnh nhân không chọn trước, nướcsắc Kim ngân hoa được dùng cho những trường hợp kết mạc viêm mạn, giác mạc loét (Chinese Hebral Medicine).

+ Tác Dụng Kháng Khuẩn:

nước sắc hoa Kim ngân có tác dụng ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga. Nước sắc có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). Khi nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in vitro bằng các phương phápkhuyếch tán và hệ nồng độ, người ta thấy nước sắc cô đặc 100% của hoa Kim ngân có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với các trực khuẩn lỵ, dịch hạch, thương hàn, cận thương hàn, liên cầu khuẩn tan máu, phẩy khuẩn tả. Tác dụng yếu hơn đối với các trực khuẩn bạch hầu, E.Coli, Phế cầu, Tụ cầu khuẩn vàng. Nước sắc lá Kim ngân với nồng độ 201,2% ức chế trực khuẩn Shiga, với nồng độ 2050% ức chế trực khuẩn cận thương hàn, nồng độ 100% có tác dụng đối với tiêu cầu khuẩn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Tác Dụng Kháng Viêm:

làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu (Trung Dược Học). + Tác Dụng Hưng Phấn Trung Khu Thần Kinh: cường độ bằng 1/6 của cà phê (Trung Dược Học).

+ Trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn:

dùng dịch chiết Kim ngân hoa chích vào huyệt hoặcvào bắp có hiệu quả trong điều trị bệnh phổi viêm cấp nặng và lỵ. Cũng dùng trong 1 số trương hợp ruột dư viêm có mủ, quai bị lở ngứa (Chinese Hebral Medicine).

+ Tác Dụng Trên Chuyển Hóa Chất Béo:

Kim ngân có tác dụng tăng cường chuyển hóa các chất béo (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Tác Dụng Trên Đường Huyết:

nước sắc hoa Kim ngân cho uống có tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ chuột lang. Ở chuột lang uống Kim ngân, số lượng và tính chất các dưỡng bào ở mạc treo ruột ít thay đổi. Lượng Histamin ở phổi chuột lang bị choáng phản vệ cao gấp rưỡi so với chuột lang bình thường và chuột lang uống Kim ngân trước khi gây choáng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Tác Dụng Kháng Khuẩn:

Thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, não cầu khuẩn, trực khuẩn lao... cùng các loại nấm ngoài da, Spirochete, virus cúm (Trung Dược Học).

+ Làm hạ Cholesterol trong máu (Trung Dược Học).

+ Tăng bài tiết dịch vị và mật (Trung Dược Học).

+ Tăng tác dụng thu liễm do có chất Tanin (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Có tác dụng lợi tiểu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). Độc Tính:

Chuột nhắt trắng, sau khi được cho uống nước sắc Kim ngân liên tục 7 ngày với liều gấp 150 lần liều điều trị cho người, vẫn sống bình thường, giải phẫu các bộ phận không thay đổi gì đặc biệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

Kim ngân hoa có tác dụng gì

 Tính Vị:

+ Vị đắng, tính hàn (Trấn Nam Bản Thảo).

+ Vị đắng, ngọt, khí bình, tính hơi hàn, không độc (Bản Thảo Dược Tính Đại Toàn).

+ Vị ngọt, tính hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Vị ngọt, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Quy Kinh:

+ Vào kinh túcDương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Đắc Phối Bản Thảo).

+Vào kinh Phế (Lôi Công Bào Chích Luận).

+ Vào kinh Phế, Vị (Trung Dược Học).

+ Vào kinh Phế, Vị, Tâm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+Vào kinh Phế, Vị, Tâm Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tác Dụng, Chủ Trị:

+ Thanh nhiệt, giải chư sang (Trấn Nam Bản Thảo).

+ Là thuốc chủ yếu để chỉ tiêu khát (Y Học Nhập Môn).

+ Tiêu thủng, tán độc, bổ hư, liệu phong, uống lâu ngày tăng tuổi thọ (Lôi Công Bào Cês Dược Tính Giải).

+ Khu phong, trừ thấp, tán nhiệt, liệu tý, tiểu thủng, chỉ lỵ (Bản Thảo Hối Ngôn).

+ Thanh nhiệt, giải độc. Trị ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt lỵ, rôm sẩy, mụn nhọt, ghẻ lở, hắc lào, giang mai độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Thanh nhiệt, giải độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Thanh nhiệt, giải độc, giải trừ các khí ôn dịch, uế trọc tà. Trị ôn bệnh phát sốt, nhiệt lỵ, rôm sẩy, mụn nhọt, hắc lào, giang mai (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Liều Dùng: 12 – 20g.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Kim ngân hoa:

Trị thái âm ôn bệnh mới phát, tà khí ở Phế vệ, sốt mà không sợ lạnh, sáng sớm khát nước: Liên kiều 40g, Ngân hoa 40g, Khổ cát cánh 24g, Bạc hà 24g, Trúc diệp 16g, Cam thảo (sống) 20g, Kinh giới tuệ 16g, Đạm đậu xị 20g, Ngưu bàng tử 24g. Tán thành bột. Mỗi lần dùng 24g uống với nước sắc Vi căn tươi (Ngân Kiều Tán – Ôn Bệnh Điều Biện).

Trị mụn nhọt sắc đỏ biến thành đen: Kim ngân hoa (cả cành, lá) 80g, Hoàng kỳ 160g, Cam thảo 40g. cắt nhỏ, dùng 1 cân rượu ngâm, chưng 2-3 giờ, bỏ bã, uống dần (Hồi Sang Kim Ngân Hoa Tán – Hoạt Pháp Cơ yếu).

Trị phát bối, nhọt độc: Kim ngân hoa 160g, Cam thảo (sao) 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 16g, sắc với 1 chén rượu, 1 chén nước, còn 1 chén, bỏ bã, uống nóng (Vệ Sinh Gia Bảo).

Trị phát bối, ung nhọt mới phát: Kim ngân hoa nửa cân, nước 10 chén. Sắc còn 2 chén. Thêm Đương quy 80g, sắc còn 1 chén, uống (Động Thiên Áo Chỉ).

Trị sữa không xuống, kết lại gây nên vú sưng đau, đau chịu không nổi: Kim ngân hoa, Đương quy, Hoàng kỳ (nướng mật), Cam thảo đều 10g. Sắc, thêm ½ chén rượu, uống (Kim Ngân Hoa Tán – Tế Âm Cương Mục).

Trị vú có khối kết, sưng to, đỏ, chảy nước: Kim ngân hoa, Hoàng kỳ (sống) đều 20g, Đương quy 32g, Cam thảo 4g, Lá Ngô đồng 50 lá. Nước ½ chén, rượu ½ chén, sắc uống (Ngân Hoa Thang – Trúc Lâm Nữ Khoa).

Trị mụn nhọt, lở ngứa: Hoa kim ngân 20g, Cam thảo 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng Hoa kim ngân tươi trộn với rượu đắp chung quanh chỗ đau (Kim Ngân Hoa Tửu - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị ruột dư viêm cấp hoặc phúc mạc viêm: Kim ngân hoa 120g, Mạch môn 40g, Địa du 40g, Hoàng cầm 16g, Cam thảo 12g, Huyền sâm 80g, Ý dĩ nhân 20g, Đương qui 80g, sắc uống (Thanh Trường Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). 

Trị họng đau, quai bị: Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 12g, Trúc diệp 12g, Ngưu bàng tử 12g, Cát cánh 8g, Kinh giới tuệ 8g, Bạc hà 4g, Cam thảo 4g, Đậu xị 18g, sắc uống (Ngân Kiều Tán- Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

 Dự phòng não viêm: Kim ngân hoa 20g, Bồ công anh 20g, Hạ khô thảo 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). 

Trị ung nhọt, dị ứng, mẩn ngứa: Hoa kim ngân 10g, Ké đầu ngựa 4g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày (Dược Liệu Việt Nam). 

Trị mụn nhọt, lở ngứa: Kim ngân hoa 6g, Cam thảo 3g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 23 lần uống trong ngày (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Trị dị ứng, mụn nhọt, lở ngứa: Kim ngân 6g (hoa) hoặc 12g (lá và cành), nước 100ml, sắc còn 10ml, thêm 4g đường. Cho vào ống hàn kín, hấp tiệt trung để bảo quản. Nếu dùng ngay thì không cần đóng ống, chỉ cần đun sôi, giữ sôi trong 15 phút đến 1/2 giờ là uống được . Ngườilớn uống 24 liều trên, trẻ nhỏ 12 liều (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Trị cảm cúm: Hoa kim ngân 6g, Cam thảo 3g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 2-3 lần uống trong ngày (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Trị cảm cúm: Kim ngân 4g, Tía tô 3g, Kinh giới 3g, Cam thảo đất 3g, Cúc tần hoặc Sài hồ nam 3g, Mạn kinh 2g, Gừng 3 lát. Sắc uống (Tài NguyênCây Thuốc Việt Nam).

Trị sởi: Hoa kim ngân 30g, Cỏ ban 30g. Dùng tươi, gĩa nhỏ, thêm nước, gạn uống. Có thể phơi khô, sắc uống (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam)

Lý Thời Trân cho rằng Kim ngân người xưa cho là vị thuốc cốt yếu trong việc trị phong, trừ được chứng trướng mãn, trị được lỵ tật mà sau này người ta không ai để ý đến, mãi về sau lại có người bảo là vị thuốc cốt yếu trong các vị thuốc trị những chứng ung nhọt mà người xưa chưa từng nói đến....

Xét trong sách ‘Ngoại Khoa Tinh Yếu’ ông Trần Tử Minh có nói: Rượu Kim ngân trị bệnh ung thư mới phát rất thần hiệu vô biên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Kim ngân đâu đâu cũng có, ở nhà quê người ta trồng rất nhiều, dây nó leo cuốn vào cây cho nên gọi là Tả triền đằng. Cây và lá của nó qua mùa đông không rụng vì vậy gọi là Nhẫn đông đằng (Kim Chỉ Nam Dược Tính).

+ Hiệu lực giải biểu của Kim ngân hoa kém hơn Cát căn nhưng lại thanh nhiệt hay hơn Cát căn

Ngân hoa sao cháy có thể dùng để trị nhiệt độc huyết lỵ vào phần huyết, thanh huyết nhiệt. Nước cất từ Kim ngân hoa có thể trợ vị, tán thử, thanh nhiệt giải độc. Kim ngân hoa là vị thuốc chủ yếu trị chứng dương đỏ sưng thuộc ngoại khoa, không nên sử dụng đối với chứng âm. Dây Kim ngân hoa còn gọi là Nhẫn đông đằng, có thể thanh phong nhiệt rong kinh lạc và làm yên được đau nhức Rong kinh “ (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Dây Kim ngân còn gọi là Nhẫn đông đằng công dụng giống như hoa nhưng kém hơn, có tác dụng thanh nhiệt ở kinh lạc, giảm đau. Kim ngân hoa sao đen gọi là Kim ngân hoa thán có tác dụng lương huyết, trị lỵ xích lỵ, tiêu ra máu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Phân biệt:

Ngoài Kim ngân nói trên, người ta còn dùng một số loại Kim ngân sau: 1- Kim Ngân Dại (Lonicera dasystyla Rehd). Lá hình trứng nhọn dài 28cm, rộng 14cm. Mép lá trên nguyên, lá gốc chia thùy. Phiến lá mỏng, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông mịn. Hoa ống tràng, thẳng hoặc hơi cong, dài 1,8 - 2,2cm. Bầu nhẵn. 2- Kim Ngân Lông (Lonicera cambodiaha Pierre): Lá hình thuôn hơi dài, dài khoảng 5 - 12cm, rộng 36cm. Mép lá nguyên cuộn xuống dưới mặt lá. Phiến lá khá dày, mặt trên nhẵn, trừ cuối gân giữa, mặt dưới lông xù xì, nhất là ở gân lá. Hoa ống tràng, thẳng hoặc hơi cong, dài 56cm. Bầu có nhiều lông. 3- Lonicera confusa D C. Lá hình thuôn dài, dài 46cm, rộng 1,5 - 3cm. Mép lá nguyên. Phiến lá hơi dầy, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông ngắn mịn, hoa ống tràng thẳng hoặc hơi cong, dài 3cm. Bầu có lông (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Kiêng Kỵ:

+ Tỳ Vị hư hàn, tiêu chảy không phải do nhiệt, mồ hôi ra nhiều: cẩn thận khi dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, mụn nhọt loại âm tính hoặc sau khi vỡ mủ mà khí lực yếu, mủ trong lỏng: không nên dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Kim ngân hoa có tác dụng gì

3. Bài thuốc dùng kim ngân hoa

Kim ngân hoa có tác dụng thanh thấp nhiệt ở vị tràng, dùng để chữa trị kiết lỵ, có thể phối hợp với hoàng liên, rau sam. Hay dùng để lương huyết, cầm máu bằng cách đem kim ngân hoa sao vàng sém cạnh để trị chứng tiểu tiện ra máu.

Bên cạnh đó, các nhà lâm sàng còn thấy rằng sau khi sử dụng kim ngân hoa một thời gian có tác dụng làm hạ các cholesterol không có lợi trong cơ thể, đặc biệt là thành phần cholesterol trọng lượng phân tử thấp hay còn gọi là LDL-, yếu tố này nếu tăng nhiều trong hệ tuần hoàn sẽ dẫn tới những hệ quả bất lợi cho cơ thể, là nguyên nhân gây nguy cơ cao dẫn đến các căn bệnh mạn tính thường gặp như: xơ vữa động mạch, đái tháo đường, các tai biến trên mạch máu não và tim. Đồng thời, khi sử dụng nó còn làm cho cơ thể trở nên hưng phấn hơn, tạo cảm giác dễ chịu hơn, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng hoặc đối với những người có cơ địa thiên về nhiệt, hay đang mệt mỏi, nóng trong người.

Những đối tượng đang mắc bệnh cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ máu có triệu chứng nóng bứt rứt trong người, hay nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, khô khát, ra mồ hôi nhiều có thể sử dụng phối hợp kim ngân hoa với các vị thuốc như: cúc hoa, sơn tra, mỗi vị 10g hãm với nước sôi uống thay trà hàng ngày cũng mang lại những hiệu quả tích cực.

Bài thuốc cổ Ngân kiều tán phối hợp kim ngân hoa với một số vị thuốc khác dùng để điều trị mụn nhọt, sốt, cảm rất hiệu quả: kim ngân hoa 40g, liên kiều 40g, kinh giới 16g, cát cánh 24g, đạm đậu xị 20g, bạc hà 24g, ngưu bàng tử 24g, trúc diệp 16g.

Bài thuốc cổ Bạch hổ quế chi thang được sử dụng trong việc điều trị các bệnh về viêm khớp đang có diễn biến cấp tính, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp, bài thuốc phối hợp vị kim ngân hoa với các vị thuốc khác như: thạch cao 40g, kim ngân hoa 20g, quế chi 6g, tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, thương truật 8g, tang chi 12g, ngạnh mễ 12g, cam thảo 8g.

Điều trị chứng mẩn ngứa, dị ứng có thể phối hợp các vị thuốc sau: kim ngân hoa 20g, thổ phục linh 6g, quyết minh tử sao 6g, sinh địa 8g, mạch môn 8g, hoàng đằng 8g, huyền sâm 10g, liên kiều 10g.

Cũng cần lưu ý rằng, vì kim ngân có tính chất hàn nhiều nên khi sử dụng với hàm lượng cao hoặc lâu dài sẽ khiến cho tình trạng nê trệ hệ thống tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như: ăn uống không tiêu, đầy bụng, ợ hơi hoặc nặng hơn có thể dẫn tới tình trạng tiêu phân lỏng. Các nghiên cứu hiện nay cũng cho thấy rằng, hoa kim ngân không có độc tính nên ta có thể yên tâm phần nào khi có những biểu hiện của tác dụng phụ. Nếu có xuất hiện những triệu chứng trên, người dùng hãy ngưng sử dụng hoặc giảm liều lượng trong vài ngày thì các tình trạng đó sẽ không còn nữa.​

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu kim ngân hoa có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Hyaluronic acid có tác dụng gì với sức khỏe con người?

>>> Hoàng kỳ có tác dụng gì với sức khỏe con người

>>> Hoa hòe có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Viết bình luận