Khó ngủ là tình trạng thường gặp của nhiều người. Vậy khó ngủ là triệu chứng của bệnh gì và cách khắc phục ra sao. Khó ngủ thuộc hội chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến. Khó ngủ là tình trạng người bệnh thường khó đi vào giấc ngủ tự nhiên, bị giật mình tỉnh giấc nhiều lần và khó ngủ lại, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, thường xuyên mộng mị,… Vậy cách khắc phục như thế nào? Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem khó ngủ là triệu chứng của bệnh gì.
1. Khó ngủ là triệu chứng của bệnh gì?
Người bệnh không nên chủ quan khi bị mất ngủ thường xuyên, bởi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, cuộc sống hằng ngày mà đây còn là dấu hiệu sớm cảnh báo một số bệnh lý bao gồm:
+ Bệnh dị ứng:
Một số dị nguyên như khói bụi, phấn hoa, lông thú cưng,… có thể gây dị ứng gây viêm mũi, nghẹt mũi,…. Những triệu chứng này xảy ra ban đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ gây ra tình trạng tỉnh giấc giữa đêm, mất ngủ.
+ Bệnh viêm khớp:
Những người bị viêm khớp thường gặp khó khăn trong việc có một giấc ngủ trọn vẹn. Mất ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến các cơn đau nhức, tê bì do viêm khớp càng tăng và ngược lại.
+ Bệnh tim:
Bệnh động mạch vành, các bệnh lý liên quan tới tim và phổi khác cũng được xác định là những nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ.
+ Các vấn đề về tuyến giáp:
Khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ khiến chức năng trao đổi chất trong cơ thể làm việc quá tải. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy hưng phấn, trần đầy năng lượng, gây cản trở khả năng thư giãn và đi vào giấc ngủ sâu giấc.
+ Bệnh trào ngược dạ dày thực quản:
Triệu chứng ợ nóng, đầy hơi, ho và nghẹt thở khi nằm xuống sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ dễ dàng. Các triệu chứng khác như viêm nướu, hôi miệng, đau họng cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, người bị mất ngủ thường xuyên có thể liên quan đến một số bệnh lý tâm thần như: rối loạn âu lo, suy kiệt thần kinh, trầm cảm, rối loạn stress sau đa chấn thương, nghiện rượu, các chất kích thích, người bị tâm thần phân liệt.
Một số bệnh lý ảnh hưởng tới giấc ngủ khác gồm: ngưng thở khi ngủ, mộng du, ác mộng, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ … cũng gây ra bệnh mất ngủ, khó ngủ.
2. Tác hại của việc khó ngủ, mất ngủ kéo dài
Giấc ngủ điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp cho bộ não được nghỉ ngơi, loại trừ stress, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt. Nếu mất ngủ kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.
+ Mất ngủ, khó ngủ làm giảm hiệu suất công việc:
Thiếu ngủ có thể làm giảm hiệu suất công việc. Một giấc ngủ trưa ngắn có thể thúc đẩy tâm trạng và hiệu suất công việc, giúp giảm cảm giác buồn ngủ, lấy lại tinh thần sảng khoái, hồi phục năng lượng nhanh và có thể giúp tỉnh táo để bắt tay vào công việc ngay.
Thiếu ngủ khiến cơ thể không sản sinh ra hormon sinh trưởng mà lần lượt tạo ra cortisol, một loại hormon căng thẳng được tìm thấy, có thể phá vỡ nhiều collagen trong cơ thể. Loại hormon căng thẳng này làm tăng tình trạng viêm do mụn và hơn hết, có thể làm làn da hình thành nếp nhăn sớm.
+ Mất ngủ, khó ngủ làm mất tập trung:
Nếu giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, bộ não dành rất ít thời gian cho giai đoạn ngủ sâu và mơ- trong khi đây là giai đoạn rất cần thiết. Kết quả, con người sẽ cảm thấy chậm chạp và gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ và ghi nhớ mọi thứ.
+ Mất ngủ, khó ngủ gây rối loạn tâm lý:
Thiếu ngủ, bộ não sẽ có những phản ứng tiêu cực. Nó thường dẫn đến tình trạng rối loạn, lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi,… Đồng thời gây nảy sinh rất nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỷ,…
+ Mất ngủ, khó ngủ làm tăng cân:
Thiếu ngủ không chỉ gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn khiến việc thừa cân ngày càng trầm trọng hơn. Khi thiếu ngủ, cơ thể chúng ta sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, các cơ quan không đảm trách được chức năng vốn có của cơ thể, khiến cho lượng calo không thể tiêu hao, tăng lượng mỡ tích tụ.
+ Mất ngủ, khó ngủ gây bệnh tim mạch:
Khi thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực thêm cho trái tim. Hơn nữa, khi ngủ ít, cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường, do đó có tác động xấu tới mạch máu và tim.
+ Mất ngủ, khó ngủ làm tăng huyết áp:
Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp. Nghiên cứu cho thấy kích thích tố căng thẳng có xu hướng gia tăng ở những người bị thiếu ngủ. Tăng nội tiết tố này có thể dẫn đến sự gia tăng tạm thời huyết áp, và sau đó sẽ trở thành vĩnh viễn sau một khoảng thời gian.
+ Mất ngủ, khó ngủ làm suy giảm trí nhớ:
Thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn tới suy giảm hoạt động của não bộ, gây suy giảm trí nhớ.
+ Mất ngủ, khó ngủ gây trầm cảm:
Thiếu ngủ là nguyên nhân làm giảm chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng điều chỉnh tâm trạng con người.
+ Mất ngủ, khó ngủ ảnh hưởng đến làn da
+ Nguy cơ ung thư vì mất ngủ, khó ngủ:
Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư. Lý do là hormone melatonin được sản xuất ra trong khi ngủ có thể chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u và khi thiếu ngủ, hormone này bị hạn chế rất nhiều.
3. Cách khắc phục bệnh khó ngủ, mất ngủ
Việc điều trị sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán ban đầu. Người bệnh có thể sử dụng cách trị mất ngủ như sau:
+ Không dùng thuốc:
Với những trường hợp do thay đổi thói quen sinh hoạt, môi trường, thói quen… người bệnh chưa cần dùng đến thuốc mà chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt, thực hiện liệu pháp cải thiện như:
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT-I) bao gồm:
- Liệu pháp kiểm soát kích thích: Phương pháp này giúp loại bỏ các yếu tố khiến tâm trí bạn khó ngủ. Với liệu pháp này, người bệnh chỉ nằm trên giường khi buồn ngủ, chỉ sử dụng phòng và giường ngủ cho mục đích để ngủ hay quan hệ tình dục. Nếu bạn không thể ngủ được sau 15 - 20 phút nằm trên giường thì ra khỏi giường, thực hiện một số hoạt động thư giãn và quay lại giường sau khi cảm thấy buồn ngủ.
- Liệu pháp thư giãn: Liệu pháp này hướng dẫn người bệnh cách thư giãn tinh thần và cơ thể để giảm căng thẳng và lo lắng, từ đó giúp dễ ngủ vào ban đêm.
- Liệu pháp hạn chế giấc ngủ: Liệu pháp này làm giảm thời gian ở trên giường và tránh ngủ trưa vào ban ngày.
- Giáo dục vệ sinh giấc ngủ: Một số trường hợp rối loạn do thói quen xấu trong sinh hoạt gây ra như: hút thuốc, uống quá nhiều caffein và rượu...Liệu pháp này hướng dẫn người bệnh thực hiện một lối sống khoa học, phát triển một thói quen ngủ lành mạnh.
- Liệu pháp nhận thức và liệu pháp tâm lý: Phương pháp này được sử dụng để giúp người bệnh xác định những suy nghĩ và cảm giác tiêu cực. Sau đó, người bệnh sẽ học cách đối phó với những suy nghĩ tiêu cực, nâng cao sự tự tin, loại bỏ những lo lắng ra khỏi tâm trí.
- Sử dụng thảo dược thiên nhiên: Từ xa xưa, cha ông ta đã sử dụng một số loại thảo dược như: tim sen, lạc tiên, hoa cúc, lá vông nem… để hãm trà uống hằng ngày giúp an thần, cải thiện tự nhiên tại nhà, an toàn mà không gây tác dụng phụ.
Tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng PM Nature Pro giúp bạn có một giấc ngủ tự nhiên:
PM Nature Pro là một sản phẩm chuyên biệt giúp cải thiện và điều hoà các rối loạn về giấc ngủ, nhịp sinh học được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về rối loạn giấc ngủ. PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.
Công dụng PM Nature Pro giúp:
- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ
- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…
- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung
- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý
- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…
- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống
- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)
- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn
- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…
- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não
- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể
Đối tượng sử dụng:
Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> PM Nature Pro - Tái tạo giấc ngủ tự nhiên bằng thảo dược
SẢN PHẨM ĐƯỢC NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI TRỰC TIẾP TẠI VIỆT NAM BỞI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ BÌNH NGHĨA
Nhập Khẩu - SĐK: 10741/2021/ĐKSP
+ Dùng thuốc:
Trường hợp mãn tính, người bệnh có thể được chỉ định thuốc ngủ có chứa các thành phần như: Eszopiclone, Ramelteon, Zaleplon, Zolpidem...
Thông thường các loại thuốc ngủ kê đơn không được khuyến khích sử dụng lâu dài. Vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như: chóng mặt, buồn ngủ vào ban ngày, suy giảm nhận thức, phụ thuộc thuốc, lờn thuốc… Do đó, thuốc an thần chỉ dùng cho người được kê đơn có sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng mà cần phải trao đổi với bác sĩ chuyên khoa, sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
+ Phòng ngừa mất ngủ là điều hết sức cần thiết để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo như:
- Chú trọng không gian ngủ: Không gian cần được đảm bảo mát mẻ, sạch sẽ, tối và yên tĩnh nhất có thể. Nhiệt độ trong phòng nên duy trì ở mức 19-22 độ C. Trước khi đi ngủ 2 tiếng, bạn nên giảm ánh sáng trong nhà bằng cách bật đèn mờ hoặc dùng đèn bàn thay vì đèn trần. Nên thay gioăng cửa cách âm nếu có tiếng ồn làm gián đoạn giấc ngủ của bạn mỗi lúc đêm về.
- Tạo lịch ngủ khoa học: “huấn luyện” bản thân lên giường và dậy vào một giờ nhất định. Thời gian ngủ tốt nhất là trước 23h và dậy lúc 5-6h sáng.
- Thay đổi thói quen ăn uống: Tránh ăn quá no và khó tiêu trong vòng 3-4 tiếng trước khi lên giường. Một số thực phẩm có thể gây rối loạn giấc ngủ, bao gồm trà, cà phê, bia rượu, nước tăng lực… cần hạn chế sử dụng trước giờ đi ngủ. Thay vào đó, bạn có thể uống thức uống tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như: Một cốc nước ấm, pha chút mật ong hoặc chanh tươi sẽ giúp đầu óc nhẹ nhàng và thư thái.
- Tập thể dục thường xuyên: Luyện tập thể dục là một trong những cách giúp rèn luyện sức khỏe và phòng ngừa cực kỳ hiệu quả. Khi cơ thể vận động điều độ, khí huyết sẽ được lưu thông, chất lượng giấc ngủ cũng sẽ được nâng cao. Bạn chỉ cần thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà như: chạy bộ, đạp xe, erobic, cúi gập người hay vươn vai giãn cơ… mỗi ngày ít nhất 30 phút để có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.
- Thực hiện các hoạt động để giảm kích thích sinh lý trước khi đi ngủ: Thiền, yoga, đọc sách, nhạc ngủ ngon, tắm nước ấm. Trường hợp vẫn bị khi đã nằm trên giường, có thể thử ra khỏi giường và làm một cái gì đó như đọc sách, sang phòng khác… Không nên sử dụng điện thoại, tivi, máy tính vì chúng sẽ làm mất ngủ về đêm nặng nề hơn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem khó ngủ là triệu chứng của bệnh gì và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Bài viết cùng chuyên mục:
>>> Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe - BNC medipharm
Viết bình luận