Nguyên nhân mất ngủ là gì và cách khắc phục ra sao?

Mất ngủ là tình trạng mà nhiều người mắc phải hiện nay. Vậy nguyên nhân mất ngủ là gì và cách khắc phục ra sao là câu hỏi của nhiều người. Bị rối loạn giờ thức và ngủ trong ngày vì thay đổi lịch làm việc hoặc do chênh lệch múi giờ. Sử dụng các chất gây nghiện và kích thích như: Cà phê, trà, thuốc lá, rượu,... Ăn quá no trước giờ đi ngủ, gây nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về những nguyên nhân gây mất ngủ.

Nguyên nhân mất ngủ là gì và cách khắc phục ra sao

1. Những nguyên nhân gây ra mất ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người, giúp con người được nghỉ ngơi sau những khoảng thời gian làm việc và học tập.

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể bao gồm ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ và vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ có thể gây tình trạng mệt mỏi khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.

Trung bình một người bình thường ngủ từ 7- 8 tiếng/ngày trong đó giấc ngủ phải đảm bảo đủ về thời gian, đủ sâu và cảm thấy thỏa mái khỏe khoắn sau khi thức dậy.

Mất ngủ bao gồm: Mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính. Mất ngủ mạn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài trong vòng ít nhất là 1 tháng. Mất ngủ cấp tính là mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng.

Bị mất ngủ là tình trạng phổ biến hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến người già và còn gặp ở những người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những thay đổi về thói quen ngày hàng ngày có thể giúp cải thiện giấc ngủ trên một số đối tượng.

Không ngủ được có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như yếu tố ngoại cảnh do nguyên nhân khác quan, tâm sinh lý hoặc liên quan đến chứng bệnh tâm thần do nguyên nhân chủ quan gây nên.

Bạn bị mất ngủ triền miên mà không có cách khắc phục vì không biết nguyên nhân chính xác tại sao bạn bị bệnh. Bởi vì có vô số nguyên nhân gây nên triệu chứng mất ngủ thường xuyên và ở nhiều độ tuổi khác nhau. Điều đáng lo ngại là bệnh này rất khó điều trị dứt điểm hoàn toàn nếu không tìm ra được nguyên nhân chính xác. Vậy nên, việc điều trị bệnh mất khá nhiều công sức và thời gian mà đôi khi không đạt hiệu quả nếu người bệnh không xác đinh được nguyên nhận chính xác dẫn đến việc bị mất ngủ là gì.

* Nguyên nhân khách quan gồm có:

+ Yếu tố ngoại cảnh:

- Môi trường: Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến bệnh khó ngủ mà bạn đang phải đối mặt đó là môi trường nơi bạn sinh sống. Trong đó tiếng ồn là nguyên nhân hàng đầu làm bạn bị mất ngủ. Tiếng động trong khi ngủ cũng làm tăng huyết áp, nhịp tim, co mạch máu ngoại vi và các cử động của cơ thể như trằn trọc, trở mình, co chân duỗi tay, dễ bị trụt rút.

- Phòng ngủ: Một yếu tố khác rất quan trong có liên quan trực tiếp đến giấc ngủ của bạn đó là phòng ngủ. Phòng ngủ có thể quyết định đến 70% giấc ngủ của bạn. Mách bạn mẹo nhỏ này, hãy xem lại không gian phòng ngủ của bạn đã thiết kế hợp lý chưa? Phòng ngủ quá ẩm thấp hoặc nhiệt độ quá cao làm cho cơ thể bạn không thoải mái khi tạo giấc ngủ. Cũng cần chú ý đến hướng đặt gường ngủ trong phòng, thường xuyên vệ sinh giữ cho phòng luôn sạch sẽ, thoáng mát.

- Chênh lệch múi giờ, thay đổi lịch làm việc: Bạn thường xuyên phải thay đổi giờ giấc làm việc khiến cơ thể không kịp thích ứng gây rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, việc thay đổi vị trí làm việc hay đi du lịch ở nơi có múi giờ quá chênh lệch với nơi mình sống cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ. Một nguyên nhân khác, bạn không có thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ quá nhiều vào ban ngày, vận động quá mạnh trước giờ đi ngủ, thường xuyên thức khuya làm cho cơn buồn ngủ bị quá giấc không muốn ngủ nữa và dần dần trở thành mất ngủ.

- Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Bạn đừng bao giờ xem thường và bỏ qua nguyện nhân này bởi chúng ta thường chủ quan và nghĩ là nó không quan trọng. Nhưng thực chất chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng đến tinh thần và liên quan trực tiếp tới giấc ngủ của bạn. Chế độ ăn uống và thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn cùng lối sinh hoạt không khoa học cũng là lý do dẫn đến mất ngủ.

- Áp lực cuộc sống: Với sự phát triển của xã hội hiện đại con người bị xoáy vào vòng tốc độ đó. Những áp lực từ công việc, tình yêu, gia đình, các mối quan hệ xã hội… khiến bạn phải suy nghĩ, lo toan và dẫn đến stress mất cân bằng tâm lý. Nếu bị stress trong thời gian dài sẽ dẫn đến bị khó ngủ và dần phát triển thành bệnh.

Nguyên nhân mất ngủ là gì và cách khắc phục ra sao

+ Nguyên nhân chủ quan gồm có:

Yếu tố bệnh lý:

- Mất ngủ không rõ nguyên nhân.

- Do các bệnh lý nội khoa: đau dạ dày, đại tràng, hen phế quản, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, béo phì, tiêu hóa, xương khớp… Bệnh viêm xoang.

- Do các bệnh lý tâm thần: trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, tâm thần phân liệt, rối loạn stress sau chấn thương, bệnh sa sút trí tuệ…

- Nghiện các chất kích thích: rượu, các dạng thuốc phiện…

Mất ngủ không rõ nguyên nhân: Bản thân có tiền sử mắc chứng bệnh khó ngủ, nhưng không rõ nguyên nhân điều này rất khó giải quyết tân gốc được mất ngủ. Với nguyên nhân này bạn nên áp dụng những phương pháp, cách dễ ngủ hay mẹo giúp dễ ngủ và ngủ ngay lập tức.

Các bệnh lý nội khoa: Là những bệnh liên quan đến béo phì, tiểu đường, huyết áp, tiêu hóa…Các bệnh về xương khớp, đau dạ dày, viêm xoang, thận kém, gan nóng, bệnh trầm cảm…gây nên những cơn đau nhức, mệt mỏi từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, cũng là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bị chứng bệnh mất ngủ.

Yếu tố sinh lý:

- Tuổi già

- Phụ nữ mãn kinh

- Tiền kinh nguyệt

- Phụ nữ mang thai

- Sốt, viêm đau

Phụ nữ mãn kinh, phụ nữ mang bầu, người già: Do thay đổi hooc môn trong cơ thể đẫn đến tâm sinh lý mà những đối tượng này sẽ thường xuyên bị mất ngủ. Có rất nhiều trường hợp phụ nữ sau khi sinh bị mắc chứng bệnh trầm cảm vì mất ngủ, áp lực cuộc sống gia đình. Hoặc ở người già, các chức năng của cơ quan nội tạng bị suy giảm, hoạt động kém hơn làm giảm thời gian, nhu cầu về giấc ngủ.

Chứng bệnh khó ngủ xuất hiện ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính nhưng đối tượng dễ bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ nhất thường là trẻ em, trẻ sơ sinh, người già, phụ nữ sau sinh, người bị áp lực công việc lớn…vv.

2. Tác hại của chứng bệnh mất ngủ

+ Tác hại của mất ngủ đến hệ miễn dịch:

Hệ miễn dịch tạo ra các chất bảo vệ, chống nhiễm trùng như kháng thể và cytokine khi cơ thể trong trạng thái ngủ. Các chất này có tác dụng giúp cơ thể chống lại tác nhân bên ngoài xâm nhập như vi khuẩn, virus. Một số cytokine cũng có tác dụng giúp dễ ngủ, hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.

Tình trạng mất ngủ kéo dài ức chế các hoạt động bình thường của hệ miễn dịch. Vì vậy, hệ miễn dịch sẽ dần suy yếu, không đủ khả năng chống lại các tác nhân bên ngoài xâm nhập. Và bạn cũng có thể mất nhiều thời gian hơn để hồi phục sức khỏe sau bệnh tật.

+ Mất ngủ ảnh hưởng đến hệ thần kinh:

Giấc ngủ vô cùng quan trọng để giữ cho hệ thần kinh hoạt động bình thường. Mất ngủ kinh niên có thể làm gián đoạn hệ thần kinh gửi và xử lý thông tin.

Trong khi ngủ, con đường hình thành giữa các tế bào thần kinh giúp bạn ghi nhớ thông tin đã tiếp nhận trong ngày. Tác hại của mất ngủ là ngăn chặn hệ thần kinh thực hiện nhiệm vụ này và gây suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, bạn cũng sẽ cảm thấy khó tập trung hơn khi học tập, làm việc.

Mất ngủ cũng ảnh hưởng tiêu cực tinh thần và trạng thái cảm xúc. Bạn có thể cảm thấy mất kiên nhẫn hơn hoặc tâm trạng dễ bị thay đổi. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định và sự sáng tạo.

Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, bạn có thể thấy xuất hiện triệu chứng ảo giác. Một tác hại của mất ngủ khác đó là làm hưng cảm ở những người bị rối loạn lưỡng cực. Các rủi ro tâm lý khác bao gồm:

Có hành vi bốc đồng.

Lo lắng, phiền muộn.

Hoang tưởng.

Có ý nghĩ tự tử.

+ Hệ tiêu hóa:

Thiếu ngủ là một yếu tố nguy cơ khác của thừa cân và béo phì. Giấc ngủ có ảnh hưởng đến nồng độ của hai hormone leptin và ghrelin. Đây là 2 hormone giúp kiểm soát cảm giác đói và no của cơ thể.

Hiểu đơn giản, leptin sẽ cho não của bạn biết rằng bạn đã ăn no. Ngược lại, ghrelin là một hormone kích thích sự thèm. Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ làm giảm leptin và tăng ghrelin. Vì vậy khiến bạn tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.

+ Hệ nội tiết:

Việc sản xuất hormone phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và chất lượng giấc ngủ. Để sản xuất testosterone, bạn cần ngủ ít nhất 3 giờ liên tục. Tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng hàng ngày, nhưng việc ngủ đủ giấc và tập thể dục cũng giúp giải phóng hormone tuyến yên. Tác hại của mất ngủ trên hệ nội tiết là ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone.

Sự gián đoạn này có ý nghĩa nhất trên hormone tăng trưởng, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu kéo dài có thể khiến trẻ chậm tăng trưởng, chậm phát triển chiều cao.

+ Hệ hô hấp:

Mối quan hệ giữa giấc ngủ và hệ hô hấp diễn ra theo cả hai chiều. Rối loạn thở vào ban đêm được gọi là hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA); có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Khi bạn thức suốt đêm, điều này có thể gây ra tình trạng mất ngủ, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm. Thiếu ngủ cũng có thể làm cho các bệnh hô hấp hiện có trở nên tồi tệ hơn, chẳng hạn như bệnh phổi mãn tính.

+ Tác hại của mất ngủ trên tim mạch:

Mất ngủ kéo dài khiến hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn.2 Điều này khiến mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo gánh nặng cho tim. Hơn nữa, khi ngủ ít, cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường. Do đó có tác động xấu tới tim mạch

3. Cách phòng ngừa bệnh mất ngủ

Thay đổi thói quen ngủ của bạn và giải quyết bất kỳ vấn đề nào có thể liên quan đến chứng mất ngủ, chẳng hạn như căng thẳng, tình trạng y tế hoặc thuốc, có thể khôi phục giấc ngủ yên tĩnh cho nhiều người. Nếu các biện pháp này không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên bạn nên trị liệu hành vi nhận thức, thuốc hoặc cả hai, để giúp cải thiện thư giãn và giấc ngủ.

Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ từ thảo dược PM Nature Pro:

PM Nature Pro là một sản phẩm chuyên biệt giúp cải thiện và điều hoà các rối loạn về giấc ngủ, nhịp sinh học được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về rối loạn giấc ngủ. PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.

PM Nature Pro

Công dụng PM Nature Pro giúp:

- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ

- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…

- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung

- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý

- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…

- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống

- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)

- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn

- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…

- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não

- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể

Đối tượng sử dụng:

Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> PM Nature Pro - Tái tạo giấc ngủ tự nhiên bằng thảo dược

SẢN PHẨM ĐƯỢC NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI TRỰC TIẾP TẠI VIỆT NAM BỞI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ BÌNH NGHĨA
Nhập Khẩu - SĐK: 10741/2021/ĐKSP

Liệu pháp hành vi nhận thức cho chứng mất ngủ (CBT-I) có thể giúp bạn kiểm soát hoặc loại bỏ những suy nghĩ và hành động tiêu cực khiến bạn tỉnh táo và thường được khuyến cáo là phương pháp điều trị đầu tiên cho những người bị mất ngủ. Thông thường, CBT-I có hiệu quả tương đương hoặc nhiều hơn so với thuốc ngủ.

Phần hành vi của CBT-I giúp bạn hình thành thói quen ngủ tốt và tránh những hành vi khiến bạn không ngủ ngon. Các chiến lược bao gồm, ví dụ:

+ Liệu pháp kiểm soát kích thích:

Phương pháp này giúp loại bỏ các yếu tố khiến tâm trí bạn chống lại giấc ngủ. Ví dụ, bạn có thể được huấn luyện để thiết lập thời gian ngủ và thức dậy phù hợp và tránh ngủ trưa, chỉ sử dụng giường để ngủ và quan hệ tình dục, và rời khỏi phòng ngủ nếu bạn không thể đi ngủ trong vòng 20 phút, chỉ trở về khi bạn ngái ngủ.

+ Kỹ thuật thư giãn:

Thư giãn cơ bắp tiến bộ, phản hồi sinh học và các bài tập thở là những cách để giảm lo lắng khi đi ngủ. Thực hành các kỹ thuật này có thể giúp bạn kiểm soát nhịp thở, nhịp tim, căng cơ và tâm trạng để bạn có thể thư giãn.

+ Hạn chế giấc ngủ:

Liệu pháp này làm giảm thời gian bạn nằm trên giường và tránh những giấc ngủ ngắn vào ban ngày, gây thiếu ngủ một phần, khiến bạn mệt mỏi hơn vào đêm hôm sau. Một khi giấc ngủ của bạn được cải thiện, thời gian của bạn trên giường sẽ tăng dần.

+ Giảm lo lắng

+ Ngủ đúng giờ:

ngủ vào ban đêm khi trời tối và thức dậy khi trời sáng.

Nếu các liệu pháp trên không đem lại hiệu quả có thể cân nhắc sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Các thuốc này có thể giúp bạn ngủ, ngủ hoặc cả hai. Các bác sĩ thường không khuyên bạn nên dựa vào thuốc ngủ theo toa trong hơn một vài tuần, nhưng một số loại thuốc được chấp thuận cho sử dụng lâu dài. Thuốc ngủ theo toa có thể có tác dụng phụ, chẳng hạn như gây ra sự uể oải vào ban ngày tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà có thể bao gồm:

+ Giữ thời gian đi ngủ và thời gian thức của bạn nhất quán từ ngày này sang ngày khác, kể cả vào cuối tuần.

+ Hoạt động thường xuyên giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon. Lên lịch tập thể dục ít nhất một vài giờ trước khi đi ngủ và tránh các hoạt động kích thích trước khi đi ngủ.

+ Kiểm tra thuốc của bạn. Nếu bạn dùng thuốc thường xuyên, hãy kiểm tra với bác sĩ để xem liệu chúng có thể góp phần vào chứng mất ngủ của bạn hay không.

+ Hạn chế ngủ trưa. Những giấc ngủ ngắn có thể khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm. Nếu bạn không thể đến mà không có ai, hãy cố gắng giới hạn một giấc ngủ ngắn không quá 30 phút và đừng ngủ trưa sau 3 giờ chiều

+ Tránh hoặc hạn chế cafein và rượu và không sử dụng nicotine.

+ Kiểm soát cơn đau do các bệnh mạn tính bằng thuốc hoặc các phương pháp giảm đau.

+ Tránh các bữa ăn lớn và đồ uống trước khi đi ngủ.

Vào giờ đi ngủ:

+ Làm cho phòng ngủ của bạn thoải mái cho giấc ngủ. Giữ nó tối và yên tĩnh, ở nhiệt độ thoải mái.

+ Tìm cách thư giãn. Cố gắng đặt những lo lắng của bạn và lên kế hoạch sang một bên khi bạn đi ngủ. Tắm nước ấm hoặc mát-xa trước khi đi ngủ có thể giúp bạn chuẩn bị cho giấc ngủ. Tạo một nghi thức thư giãn trước khi đi ngủ, chẳng hạn như tắm nước nóng, đọc sách, âm nhạc nhẹ nhàng, tập thở, yoga hoặc cầu nguyện.

+ Tránh cố gắng quá nhiều để ngủ. Bạn càng cố gắng, bạn sẽ càng tỉnh táo hơn. Đừng đi ngủ quá sớm, trước khi bạn buồn ngủ.

+ Ra khỏi giường khi bạn không ngủ. Ngủ nhiều như bạn cần để cảm thấy nghỉ ngơi, và sau đó ra khỏi giường. Đừng ở trên giường nếu bạn không ngủ.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về những nguyên nhân gây mất ngủ và cách phòng ngừa ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Những cách chữa mất ngủ tại nhà hiệu quả

>>> 1 giấc ngủ kéo dài bao lâu? - BNC medipharm

>>> Review PM Nature Pro có tốt không và mua ở đâu?

Viết bình luận