1 giấc ngủ kéo dài bao lâu? - BNC medipharm

Để có một cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta cần có một giấc ngủ sâu. 1 giấc ngủ kéo dài bao lâu là câu hỏi của nhiều người. Thông thường một chu kỳ giấc ngủ kéo dài từ 90-110 phút. Những chu kỳ đầu tiên của giấc ngủ thường thì thời gian giai đoạn REM tương đối ngắn và giai đoạn ngủ sâu, ngủ rất sâu dài hơn. Dần đến sáng, thời gian cho giai đoạn ngủ sâu và ngủ rất sâu giảm dần và dần được thế chỗ bởi giai đoạn REM. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem 1 giấc ngủ kéo dài bao lâu.

1 giấc ngủ kéo dài bao lâu

1. 1 giấc ngủ kéo dài bao lâu?

Giấc ngủ bao gồm nhiều chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài 90 phút. Trong thời gian đó chúng ta trải qua 5 giai đoạn. Sẽ mất trung bình 14 phút để bắt đầu rơi vào giai đoạn 1 - mơ màng và chuyển dần đến giai đoạn 5 là khi ta mơ nhiều nhất.

Giai đoạn 4 là khi ta rơi vào trạng thái ngủ sâu và đây là lúc khó đánh thức nhất. Nếu chúng ta thức dậy vào giai đoạn 4, ta sẽ cực kì mệt mỏi và đau đầu khi cố thức dậy.

Khi chúng ta ngủ qua 5 giai đoạn này vòng tuần hoàn sẽ trở lại giai đoạn 1 và ta tiếp tục một chu kỳ nữa. Vì thế nên khi ta ngủ sớm, rất nhiều khả năng ta sẽ phải thức dậy đúng vào giai đoạn 4.

Điều này cũng lý giải vì sao ngủ sớm không phải là điều kiện giúp ta có một tinh thần tỉnh táo, quan trọng hơn là phải thức dậy đúng lúc.

Giấc ngủ lý tưởng là ta ngủ đủ thời gian và thức dậy vào thời gian xoay chuyển giữa 2 chu kỳ. Từ đó ta có thể thức dậy cuối giai đoạn 5 hoặc đầu giai đoạn 1 để có tinh thần sảng khoái nhất.

Nghiên cứu của công ty chuyên phục vụ người khiếm thị Web-blinds cung cấp cho bạn công thức tính toán để bạn có 1 giấc ngủ ngon. Hay nói cách khác, bạn hoàn toàn có thể biết chính xác nên đi ngủ lúc nào dựa vào thời điểm bắt đầu công việc.

Công thức đơn giản cho một giấc ngủ ngon là:

Thời gian bắt đầu ngủ + 90' x "n" + 14' = Thời gian thức giấc

Trong đó: n có giá trị từ 3 đến 6 thì giấc ngủ của bạn sẽ thoải mái nhất.

Hiểu một cách đơn giản hơn: bạn có thể ngủ chính xác là 9 tiếng 14’, 7 tiếng 44’, 6 tiếng 14’ hoặc 4 tiếng 44’ đều mang lại cho bạn cảm giác tỉnh táo vào sáng hôm sau.

Theo đó, nếu bạn muốn thức dậy vào 6h sáng, bạn nên đi ngủ vào lúc 20h46’ hoặc 22h16’, 23h46’ hoặc thậm chí 1h16’ cũng hoàn toàn khả thi. Hay nếu muốn thức giấc vào 7h sáng, bạn cần lên giường lúc 21h46’, 23h16’, 00h46’ hay 2h16’.

Áp dụng phương pháp này đảm bảo bạn sẽ có giấc ngủ ngon xua tan mọi mệt mỏi dù cho có thức khuya đi chăng nữa.

5 giai đoạn của giấc ngủ được chia thành 2 nhóm: giấc ngủ REM (rapid eye movement) và giấc ngủ NREM/Non-REM (non rapid eye movement). Cụ thể, giấc ngủ NREM gồm giai đoạn ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và ngủ rất sâu. Giấc ngủ REM chỉ bao gồm giai đoạn ngủ mơ.

+ Giấc ngủ REM là như thế nào?

Sau khi pha ngủ sâu kết thúc, người ngủ quay lại giai đoạn 2 và rồi đi vào trạng thái REM. Thường giai đoạn ngủ REM sẽ xuất hiện trong khoảng 70-90 phút sau khi ngủ. Thời lượng REM sẽ dài hơn vào ban đêm và khi trời gần sáng.

Trong giai đoạn này, người ngủ có cằm thả lỏng nhưng mặt cũng như các ngón tay, ngón chân lại xoắn vặn. Nam giới có thể cương cứng dương vật, nữ giới có thể bị cương tụ máu âm vật. Tuy nhiên, các cơ lớn hoàn toàn bị liệt và hầu như không thể cử động được thân mình, chân và tay.

Sóng điện não nhỏ và không đều đặn với hàng loạt các hoạt động của mắt. Trong nhiều trường hợp sóng não đồ giống hệt như lúc thức.

Các hoạt động cơ thể tăng lên một cách đáng kể: huyết áp dao động nhưng có thể tăng đáng kể, mạch tăng không đều và người ngủ phải đối mặt với những vấn đề về tim mạch và có nguy cơ cao của cơn đau thắt ngực. Thở không đều và tăng mức tiêu thụ oxy. REM chính là chu kỳ mà các giấc mơ xuất hiện.

+ Các giai đoạn của giấc ngủ (giấc ngủ NREM):

Các nhà khoa học từ lâu đã dựa vào nhiều loại thiết bị chuyên biệt để ghi lại hoạt động điện của não bộ trong giấc ngủ và đã phân tích cấu trúc sinh lý giấc ngủ và chia giấc ngủ gồm 4 giai đoạn

- Giai đoạn 1: trạng thái lơ mơ hay ngủ thiu thiu, ngủ không sâu, thời lượng chiếm đến 50% giấc ngủ. Trong giai đoạn này, nhịp thở trở nên chậm, nhịp tim đều, huyết áp giảm, nhiệt độ não giảm, mắt bạn sẽ chuyển động chậm dần, dòng máu đến não giảm, sóng điện não chậm, biên độ nhỏ và ít đều đặn hơn một chút. Người ngủ dễ bị tỉnh và có thể không ngủ lại được, tỉnh lại mãi đến khi quá mệt mới ngủ thiếp được. Giai đoạn này thường là do phòng ngủ yên ả không tiếng động, không mắc tiểu...

- Giai đoạn 2: kéo dài khoảng 20 phút. Người ngủ có thể ý thức một cách lơ mơ, một vài ý nghĩ rời rạc trôi nổi trong đầu nhưng không thể nhìn thấy bất cứ vật gì ngay cả khi mắt còn mở. Các chức năng cơ thể giảm xuống. Sóng điện não lúc này chậm lại, có biên độ lớn hơn và thỉnh thoảng có sự bùng phát của các sóng nhanh, mắt không động đậy, nhịp tim, nhịp thở đều đặn chậm lại. Người ngủ vẫn có thể bị tỉnh giấc bởi các âm thanh.

- Giai đoạn 3: người ngủ rất khó tỉnh (ngủ sâu), phải có âm thanh to hoặc lay động vào người thì mới tỉnh. Sóng điện não chậm hơn giai đoạn 2: 1 nhịp trên 1 giây, biên độ lớn (sóng delta), mắt và tay chân bất động, có khi cầm tay nâng lên cho rớt xuống vẫn không biết. Giai đoạn này bắt đầu ngủ sâu, xuất hiện sau 30 – 40 phút tính từ khi bạn lơ mơ ngủ. Giai đoạn này kéo dài hơn ở thanh niên và ngắn đi ở người già.

- Giai đoạn 4: Giai đoạn ngủ sâu nhất. Sóng não đồ là sóng Delta, biên độ lớn, tần suất chậm, có sóng nhọn. Tại thời điểm này người bệnh trãi qua tiến trình quên lãng. Nếu người ngủ đi bộ (mộng du) hoặc tiểu dầm thì sẽ diễn ra trong giai đoạn này. Giai đoạn 3 và 4 là giai đoạn ngủ sâu nhất và ngủ ngon nhất của giấc ngủ. Khi bị đánh thức ở giai đoạn này người ngủ sẽ bị mất phương hướng và những suy nghĩ bị tan rã.

1 giấc ngủ kéo dài bao lâu

+ Sự luân phiên giữa chu kỳ NREM và REM:

Người ngủ sẽ luân phiên giữa giấc ngủ REM và NREM (non-REM) 4 – 6 lần trong 1 đêm với mỗi chu kỳ kéo dài trung bình khoảng 90 phút và dao động trong khoảng 70 – 110 phút. Tuy nhiên giấc ngủ sâu (giai đoạn 3 và 4 của NREM) chỉ chiếm ưu thế trong 2 chu kỳ ngủ đầu tiên và ít xuất hiện lại trong đêm. Chính vì vậy sau 2 chu kỳ ngủ đầu tiên, bạn có thể không ngủ sâu lại được nữa mà phần lớn thời gian chỉ là giấc ngủ REM.

Tuy nhiên, kiểu ngủ sẽ thay đổi trong suốt đời người.

Ở thời kỳ sơ sinh, giấc ngủ REM hiện diện hơn 50% tổng thời gian ngủ và điện não chuyển trực tiếp từ giai đoạn thức đến giai đoạn REM mà không thông qua những giai đoạn từ 1 đến 4 của giấc ngủ NREM.

Trẻ mới sinh ngủ 16 giờ một ngày xen lẫn với những giai đoạn thức ngắn.

Đến 4 tháng tuổi giấc ngủ REM còn thấp hơn 40% và đi vào giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ NREM.

Ở người trưởng thành sự phân bố các giai đoạn giấc ngủ như sau:

NREM (75%)

Giai đoạn 1: 5%

Giai đoạn 2: 45%

Giai đoạn 3: 12%

Giai đoạn 4: 13%

REM (25%)

Phụ nữ đang mang thai cần ngủ nhiều hơn vài tiếng so với bình thường trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Những rối loạn liên quan đến giấc ngủ là những hiện tượng bất thường xảy ra bất chợt trong khi ngủ hoặc nó xảy ra ở giữa ngưỡng thức và ngủ. Rối loạn liên quan đến giấc ngủ thường xảy ra ở giai đoạn 3 và 4, vì vậy người bị mắc chứng này thường khó nhớ được những rối loạn mà họ mắc phải.

2. Làm thế nào để có giấc ngủ ngon?

Dựa trên hiểu biết về Chu kỳ giấc ngủ, tất cả những gì chúng ta cần làm để ngủ ngon, ngủ sâu, ngủ đủ giấc là tuân thủ 3 nguyên tắc tối ưu cho các giai đoạn của giấc ngủ.

- Nguyên tắc một: Giảm thời gian ru ngủ và ngủ nông

- Nguyên tắc hai: Tăng thời gian ngủ sâu và ngủ rất sâu

- Nguyên tắc ba: Tối ưu hóa thời gian ngủ mơ tích cực

Với 3 nguyên tắc trên, có thể bạn đã nghĩ ra những mục tiêu và kế hoạch phù hợp nhất cho bản thân mình. Bên dưới là một số gợi ý được tác giả tổng hợp từ nhiều bài viết trên website này, chúng có thể sẽ hữu ích đối với bạn.

Không thức quá khuya. Thức khuya làm trì hoãn chu kỳ giấc ngủ đầu tiên của bạn. Theo nhịp sinh học tự nhiên, melatonin - hóc môn điều hòa giấc ngủ được tuyến tùng tiết ra trong một khoảng thời gian nhất định. Vào buổi tối melatonin được tiết ra với nồng độ cao nhất với mục đích giúp bạn ngủ say. Việc bạn cố gắng thức khuya khiến một số chu kỳ giấc ngủ bị bỏ qua.

Không ngủ quá sớm. Theo đồng hồ sinh học tự nhiên, cơ thể bạn buồn ngủ lúc 9 giờ tối (9 giờ là ví dụ minh họa, nhịp sinh học của bạn có thể khác) nhưng bạn muốn ngủ sớm và cố gắng ngủ lúc 6 giờ tối vì buổi sáng cần thức dậy rất sớm. Nỗ lực ngủ bù sớm của bạn là vô ích. Cố gắng ngủ sớm hơn quy định của đồng hồ sinh học tự nhiên khiến bạn trằn trọc khó ngủ, giai đoạn ru ngủ và ngủ nông bị kéo dài. Điều mà cơ thể thực sự cần ở một giấc ngủ là giai đoạn ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ.

Không ngắt quãng chu kỳ ngủ. Cho dù bạn đang ngủ say, một tiếng động lớn do chiếc bình thủy tinh trong nhà bạn bị rơi vỡ cũng có thể khiến bạn bị thức giấc. Điều không may là bạn có thể bị thức giấc khi cơ thể đang ở giai đoạn ngủ sâu, ngủ rất sâu hoặc ngủ mơ làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ, điều này đồng nghĩa với việc bạn phải bắt đầu lại một chu kỳ giấc ngủ mới, thời gian ngủ sâu cũng vì thế mà giảm xuống. Các tác nhân từ môi trường bên ngoài như tiếng xe cộ, tiếng chó sủa, tiếng ồn từ động cơ tủ lạnh,... có thể phá hoại giấc ngủ sâu của bạn. Vì vậy hãy cố gắng tạo môi trường ngủ yên tĩnh và không bị quấy rầy bởi người khác.

Thức dậy vào cuối chu kỳ ngủ cuối cùng. Đồng hồ báo thức có thể reo lên khi bạn đang ngủ sâu hay ngủ mơ. Điều này rõ ràng là không tốt vì làm giảm thời gian ngủ sâu và ngủ mơ của bạn. Mặc dù bạn không muốn đồng hồ báo thức reo lên khi đang ngủ say nhưng bạn cần phải thức dậy để đi học hay đi làm đúng giờ. Tin vui là điều này hoàn toàn có thể làm được. Hãy xây dựng thói quen đi ngủ và thức dậy vào thời gian nhất định. Ánh sáng mặt trời và đồng hồ sinh học tự nhiên là công cụ hiệu quả nhất giúp bạn thức dậy đúng giờ với khuôn mặt tươi tỉnh, nhờ đó bạn sẽ có một ngày học tập và làm việc hiệu quả.

Ngủ mơ rất quan trọng, hãy mơ đẹp. Dù bạn muốn hay không thì những giấc mơ vẫn diễn ra hàng đêm trong các chu kỳ của giấc ngủ. Có người nhớ về giấc mơ tối qua của mình, có người thì không. Điều này hoàn toàn bình thường. Ngủ mơ giúp bộ não hàn gắn trí nhớ, giúp năng lượng cơ thể được phục hồi, ngủ mơ là một phép màu. Nếu bạn mơ đẹp, tinh thần bạn càng phấn chấn và thư giãn hơn. Để có được những giấc mơ đẹp, trước khi ngủ bạn nên thư giãn, quên những chuyện không vui trong ngày đi, thay vào đó hãy nhớ về những điều tốt đẹp đã xảy đến. Khi những suy nghĩ của bạn chứa đựng nhiều niềm vui, bạn sẽ mơ đẹp.

Những người khó ngủ, mất ngủ, không ngủ được, bồn chồn lo lắng tham khảo sử dụng sản phẩm PM Nature Pro:

PM Nature Pro là một sản phẩm chuyên biệt giúp cải thiện và điều hoà các rối loạn về giấc ngủ, nhịp sinh học được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về rối loạn giấc ngủ. PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.

PM Nature Pro

Công dụng PM Nature Pro giúp:

- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ

- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…

- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung

- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý

- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…

- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống

- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)

- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn

- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…

- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não

- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể

Đối tượng sử dụng:

Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> PM Nature Pro - Tái tạo giấc ngủ tự nhiên bằng thảo dược

SẢN PHẨM ĐƯỢC NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI TRỰC TIẾP TẠI VIỆT NAM BỞI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ BÌNH NGHĨA
Nhập Khẩu - SĐK: 10741/2021/ĐKSP

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem 1 giấc ngủ kéo dài bao lâu. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Review PM Nature Pro có tốt không và mua ở đâu?

>>> Nằm ngủ hay bị đau lưng là bị làm sao?

>>> Tác dụng của hoạt huyết dưỡng não như thế nào

Viết bình luận