Dây thìa canh là thảo dược được dùng nhiều trong y học cổ truyền và thực phẩm chức năng. Vậy dây thìa canh có tác dụng gì với sức khỏe là câu hỏi của nhiều người. Dây thìa canh là một trong những loại thảo dược được biết đến từ lâu với những công dụng tuyệt vời, đặc biệt là trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Nhu cầu chữa bệnh tiểu đường ngày càng tăng, nếu như trước đây mọi người chỉ sử dụng thuốc Tây hạ đường huyết, thì bây giờ phương pháp dân gian được tìm kiếm sử dụng rất nhiều. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem dây thìa canh có tác dụng gì với sức khỏe con người.
Dây thìa canh có tác dụng gì với sức khỏe con người?
1. Tổng quan dây thìa canh
+ Dây thìa canh tiếng anh là gì?
Dây thìa canh hay còn được biết đến với tên gọi là dây muôi. Và tên tiếng anh ở đây đó chính là Gymnema (Gymnema sylvestre). Loại cây này là một loài thực vật thuộc họ Trúc đào, được biết đến nhiều trong y học với mục đích chữa bệnh.
+ Dây thìa canh mọc ở đâu?
Chúng thường được tìm thấy ở những vùng nhiệt đới của Ấn Độ, Châu Phi, Úc và trong đó có cả Việt Nam.
+ Đặc điểm của dây thìa canh như thế nào?
Thìa canh là một loại cây leo, lá hình bầu dục, thuôn dài, có lông mềm ở mặt trên. Cây có hoa nhỏ, màu vàng, ra quanh năm. Thông thường, cây dây leo này sẽ cao khoảng 6 – 10m. Phần thân luôn có nhựa mủ màu trắng. Phần quả của cây sẽ rơi xuống đất khi đạt đủ độ chính. Quả nhanh chóng được tác ra có hình dạng giống như chiếc thìa. Đó là lý do tại sao loại cây thảo mộc này lại được gọi là dây thìa canh.
+ Dây thìa canh có mấy loại có thể sử dụng?
Theo nhiều nghiên cứu thì loại dược liệu này có thể được sử dụng ở cả dạng khô và dạng tươi. Tùy theo mục đích và cách sơ chế để làm thuốc chữa bệnh. Hầu như toàn thân cây đều có thể được tận dụng để làm thuốc và không có bộ phận nào bị bỏ phí.
+ Thành phần nổi bật có trong dây thìa canh: Là một trong những dược liệu quý giá và được sử dụng phổ biến trong y học, dây thìa canh có chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là acid gymnemic. Acid này sẽ hỗ trợ để kích thích tế bào Beta của tuyến tụy sinh phát triển mạnh mẽ. Nhờ đó có thể giúp tăng lượng Insulin trong cơ thể nhằm duy trì lượng đường huyết ổn định.
Bên cạnh đó, acid gymnemic còn có vai trò ngăn chặn đường từ ruột di chuyển vào trong máu. Cùng với đó cản trở quá trình sản sinh glucose của gan. Thêm vào đó, chúng sẽ giúp các enzym có lợi hoạt động mạnh mẽ hơn nữa. Nhờ đó, có thể loại bỏ được những lượng đường không cần thiết và giúp hạ đường huyết của cơ thể.
Ngoài ra, peptide Gumarin cũng có nhiều trong dây thìa canh tươi. Do đó, nếu bạn sử dụng chúng lúc chưa được phơi khô thì sẽ giúp sản sinh ra rất nhiều Gumarin. Chất này sẽ có những tác động nhất định lên vùng dưới đồi. Điều này sẽ khiến cho việc cảm nhận được ngọt bị vô hiệu hoá.
Thành phần dây thìa canh có chứa hoạt chất có hoạt tính sinh học cao là GS4 với tên khoa học là Gymnema Sylvestre, bao gồm một tổ hợp chứa nhiều acid gymnemic và một hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid. Bên cạnh đó, dịch chiết cây của thảo mộc này chứa nhiều alcaloid và nhiều thành phần khác như:
D-quercitol
Flavone
Anthraquinone
Pentatriacontane
Acid formic
Hentri-acontane
Acid tartaric
Acid butyric
Acid gymnemic
Peptide Gumarin
2. Dây thìa canh có tác dụng gì?
+ Chữa tiểu đường: Cơ chế hoạt động của dây thìa canh:
Khoa Dược, Viện Khoa học Y khoa Hind, Mau, Ataria, Sitapur, Uttar Pradesh, Ấn Độ, Giáo sư, Khoa Dược, Đại học Y King George, Lucknow, Uttar Pradesh, Ấn Độ đã tiến hành thử nghiệm về hiệu quả của cây dây thìa canh trên chuột mắc dối loạn mỡ máu (Khi cho chúng ăn chế độ ăn nhiều chất béo trong suốt 4 tuần) để đánh giá hiệu quả của cây dây thìa canh.
Kết quả chiết suất dây thìa canh đã giúp cải thiện đáng kể lượng lipid:
- Tổng lượng Cholesterol, Triglyceride, Lipoprotein mật độ rất thấp và Lipoprotein mật độ thấp giảm đáng kể.
- Trong khi đó giá trị Lipoprotein mật độ cao lại tăng.
Từ nghiên cứu hiện tại có thể kết luận rằng dây thìa có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả. Do đó dây thìa canh có thể được sử dụng như một thảo dược trong điều trị rối loạn lipid máu, hỗ trợ cho việc điều trị bệnh tiểu đường.
Dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường rất tốt. Hoạt chất chính trong Dây thìa canh là gymnemic acid, với cơ chế tác dụng của đã được xác định là tăng tiết insulin của tuyến tuỵ, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của men hấp thu và sử dụng đường, giảm cholesterol và lipid máu.
Đến nay đã có khoảng 70 nghiên cứu về Dây thìa canh trên thế giới, bao gồm cả nghiên cứu trên động vật và người, các nghiên cứu đã cho thấy tác dụng giảm đường huyết rất rõ rệt của dây thìa canh. Kết quả nghiên cứu đề tài được công bố trên tạp chí Dược học – Bộ y tế số 391 tháng 11/2008 cho thấy dây thìa canh tại Việt Nam cũng cho tác dụng hạ đường huyết như dây thìa canh ở nhiều nước khác.
Tác dụng dây thìa canh trị tiểu đường là hạ đường huyết của dây thìa canh có những điểm tương đống như insulin nhanh: đỉnh tác dụng hạ đường huyết ở 2h và duy trì đến 4h; mức độ hạ đường huyết tương đương ở thời điểm 2h và 4h. Ngoài ra trên một số nghiên cứu khác cho thấy tác dụng giảm cholesterol máu giảm béo phì cũng rất hiệu quả.
Như vậy dây thìa canh có thể ứng dụng điều trị cho cả bênh nhân tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 phối hợp với các thuốc điều trị khác để kiểm soát và làm giảm đường huyết, ổn định kéo dài hàm lượng đường huyết, phòng ngừa biến chứng, giảm cholesterol và lipid trong máu, nâng cao đời sống tình dục của bệnh nhân tiểu đường Nam giới. Hiệu quả sẽ rất khả quan đạt được sau đợt dùng 2-3 tháng, kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn.
Tác dụng của dây thìa canh dựa trên số liệu thực tế:
Có thể nói việc tìm ra cây dây thìa canh tại Viêt Nam – một dược liệu quý hiếm, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường và mỡ máu, mở ra triển vọng lớn ứng dụng các cây thuốc quý Việt Nam cho sức khoẻ con người - một hướng giải pháp an toàn lâu dài cho bệnh nhân tiểu đường luôn sống vui khỏe.
Theo thống kê 2002, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta là 40%, trong đó người từ 30 tuổi đến 64 tuổi là 2,7% (tương đương với gần 2 triệu người).
Đặc biệt là khu vực thành thị, có tỷ lệ là 4,4%.
Đây là căn bệnh hầu hết đều phát hiện ra bệnh khi đã bước sang giai đoạn nặng, mà đa số người bệnh đã không thể phát hiện và được điều trị kịp thời. Căn bệnh này gây ra những biến chứng về thần kinh cho 44% người bệnh đái đường ở nước ta và 71% số bệnh nhân có những biến chứng về thận, còn lại 8% bị biến chứng về mắt, cùng các biến chứng về tim mạch, khớp khác… Đặc biệt nguy hiểm là các biến chứng có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong.
Trong nhiều những kết quả nghiên cứu hiện đại đã thấy cơ chế tác dụng của cây thìa canh là cơ chế kép.Cụ thể là các nghiên cứu đã được thực hiện trên động vật đã được gây tiểu đường đã cho thấy cây thìa canh còn có tác dụng ngăn đường tăng cao. Ngoài ra, qua nghiên cứu các nhà khoa học còn thấy xuất hiện các tế bào vị giác có cấu trúc giống như các tế bào hấp thu đường, gồm những phân tử được sắp xếp giống cấu trúc cảu phân tử đường glucoza, làm các tế bào này không bị khích động bởi đường và đồng thời không hấp thu đường trong ruột.
Thìa canh có tác dụng đặc biệt với người bệnh đái đường là làm ổn định hàm lượng đường huyết trong cơ thể, nên là bài thuốc hiệu quả để phòng ngừa và phòng chống được những biến chứng bệnh mà căn bệnh đái tháo đường gây ra.
Về dược tính thì theo các kết quả nghiên cứu cho rằng, trong Thìa canh các thành phần có tính kích thích dạ dày, lợi tiểu, bổ dưỡng và làm giảm đường trong máu. Ngoài ra nó còn có tác dụng này gây ức chế thần kinh cao hơn là tương tác hóa học.
Tác dụng này quá đặc biệt, nhất là với vị ngọt, bởi vậy cho nên các vị ngọt khác nhau của đường, đại diện như acide amine, cùng các chất ngọt hóa học tất cả đều mất mà phải nhiều giờ sau thì mới phục hồi được vị giác, tuy vậy kháng thể chống lại gurmarin có trong huyết thanh lại có khả năng rút ngắn thời gian này và khi tiêm vào động mạch chất gurmarin lại không làm mất đi vị giác của ngọt. Do đó rất nhiều người đã khẳng định rằng gurmarin đã tác dụng trên đỉnh của tế bào vị giác, bởi vậy nên có lẽ nó đã bám lên các thụ thể proteine của vị giác ngọt.
+ Dây thìa canh có tác dụng hôc trợ trị tiểu đường hiệu quả: Tuy nhiên, tính hạ đường huyết lại được thể hiện khác trong một nghiên cứu so sánh cây Thìa canh với tolbutamide trên các con chuột lớn trong 1 tháng, cuối cùng kết quả cho thấy thực chất cây Thìa canh có tác dụng hạ đường huyết tương đương với tolbutamide.
Một thí nghiệm được nghiên cứu trên 22 bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tuýp II: các nhà nghiên cứu đã cho ho uống cao Thìa canh, từ 18 - 20 tháng kết hợp cùng với thuốc trị tiểu đường khác thì kết quả cho thấy nhóm mà được uống thìa canh này giảm đã đường đồng thời giảm hemoglobine A1C đáng kể và kéo theo tăng lượng Insuline tiết ra từ tụy tạng. Chính lượng thuốc trị căn bệnh đái đường cũng giảm đi và trong đó có 5 người sau đó có thể bỏ thuốc hoàn toàn.
+ Chống bèo phì: Thêm một nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn độ được tiến hành trên cơ thể chuột Wistar được cho ăn chế độ nhiều chất béo, tạo ra cơ thể chuột béo phì. Các nhà khoa học đã tiến hành cho chuột Wistar sử dụng dịch chiết dây thìa canh liên tục trong 21 ngày, sau đó tiến hành đo các chỉ số và kiểm tra cân nặng trên cơ thể chuột.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy chiết xuất dây thìa canh có tác dụng chống béo phì. Nghiên cứu mô bệnh học cũng được thực hiện, chiết xuất dây thìa canh làm giảm đáng kể lipid trong máu, leptin, insulin, glucose, apolipoprotein B và LDH. Trong khi nó làm tăng đáng kể nồng độ HDL-cholesterol, apolipoprotein A1 và enzyme chống oxy hóa trong mô gan. Nghiên cứu mô bệnh học cho thấy không có thay đổi bệnh lý.
+ Giảm mỡ máu: Từ những thí nghiệm ở những con chuột đã được uống dịch chiết cao từ lá thìa canh, chất kết tủa của dịch chiết ở môi trường acide và đồng thời phân tách cột của Gymnemagenin, nhưng họ không cho chuột uống thuốc tự do rồi lấy nó phân tích mà họ phân tích lượng steroide tiết ra theo phân.
Mặc dù thể trọng và số lượng thức ăn nạp vào không thay đổi đáng kể, nhưng lượng GSF tách rời theo cột làm cho tăng lượng steroide tiết ra theo phân, nhất là những acide mật phụ thuộc vào steroide trung tính hay acide cholic. Kết quả trên cho thấy lá thìa canh làm tăng sự bài tiết các cholesterol xấu và acide cholic theo phân.
+ Hỗ trợ điều trị cao huyết áp: Các nghiên cứu trên cũng đồng thời rút ra kết luận, thìa canh có thể hạ huyết áp xuống thấp hơn. Đây là tin vui cho người bệnh tiểu đường mà bị cao huyết áp.
+ Điều hòa miễn dịch: Nghiên cứu được tiến hành trên cơ thể chuột của các nhà khoa học tại Đại học Banara Hindu và Đại học tự trị Udai Pratap, Varanasi, Ấn Độ. Nghiên cứu phát hiện chiết xuất dây thìa canh tăng cường đáng kể (<0,05) việc tạo NO và ROS trong các đại thực bào và tăng sinh tế bào lympho.
Những phát hiện này cho thấy chiết xuất dây thìa canh kích thích cả hai thành thành phần myeloid và lymphoid trong hệ thống miễn dịch chuột, do đó có thể khôi phục chức năng miễn dịch bẩm sinh.
Thông qua nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tìm ra thêm một đặc tính vô cùng quý giá của cây thìa canh đó là tác dụng điều hòa miễn dịch.
3. Ai nên dùng dây thìa canh lá to và cách sử dụng
+ Người mắc bệnh cao huyết áp
+ Bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2
+ Người bị tiền đái tháo đường
+ Người bị rối loạn dung nạp đường huyết
+ Người có nguy cơ biến chứng do tiểu đường
+ Người thừa cân béo phì
+ Là những người được khuyến khích nên dùng dược liệu này sẽ làm quá trình điều trị rút ngắn thời gian.
Lưu ý: Phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 16 tuổi không nên dùng. Dược liệu do nó có tính mát nên những người bị tiêu chảy cũng nên tránh để tình trạng không kéo dài.
Tác dụng phụ không mong muốn: Những tác dụng phụ nguyên nhân là do dùng quá liều hoặc dùng dây thìa canh lá rong kém chất lượng dẫn tới đau đầu hay đầy bụng khó chịu.
Liều dùng: Dù với nhiều công dụng tuyệt vời nhất là trong quá trình điều trị tiểu đường nhưng không nên lạm dụng, cái gì quá cũng phản tác dụng. Chỉ nên dùng liều lượng chính xác để đạt được hiệu quả nhất. Liều lượng chuẩn dựa trên tuổi và tình trạng sức khoẻ dựa trên chỉ đạo của bác sĩ và chuyên gia.
4. Nhưng khi sử dụng dây thìa canh cần để lưu ý những vấn đề này:
Liều lượng dùng cho mỗi ngày:
Dùng 30 gram dây thìa canh cùng với 1 lít nước, đun sôi trong 5 phút rồi rót ra phích để giữ nóng. Ngày uống 3 lần, uống sau bữa ăn 15-20 phút.
Nước uống có mùi vị thơm, dễ uống và đặt biệt không gây cảm giác ngái.
Thời gian tốt nhất để uống dây thìa canh trong ngày:
Thời gian sử dụng dây thìa canh tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 20 phút, vì lúc này cơ thể mới nạp năng lượng, một lượng đường lớn được cơ thể hấp thụ và chuyển vào máu dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Bởi vậy sử dụng dây thìa canh vào thời gian này là tốt nhất vì cây thuốc sẽ giúp bạn ổn định được đường huyết trong máu.
Nên uống dây thìa canh trong thời gian bao lâu:
Hiện nay, tiểu đường vẫn là bệnh chưa điều trị được khỏi dứt điểm. Các loại thuốc, kể cả thuốc từ cây Dây thìa canh cũng chỉ có tác dụng tăng tiết insulin ở tuyến tụy, giúp bệnh nhân ổn định đường huyết trong ngày. Do vậy, bạn phải sử dụng dây thìa canh hàng ngày và liên tục.
Phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú có nên uống dây thìa canh không:
Có tới hàng chục nghiên cứu khoa học về cây dây thìa canh, các nghiên cứu cho thấy dây thìa canh không ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Song chúng tôi vẫn khuyến cáo bệnh nhân, nếu đang mang thai: Để thai nhi phát triển ổn định, chị em không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào kể cả Dây thìa canh để thai nhi phát triển một cách tốt nhất.
Dây thìa canh rất an toàn khi sử dụng, phụ nữ đang cho con bú vẫn sử dụng được bình thường nhưng với lượng thấp hơn. Định lượng sử dụng dây thìa canh cho phụ nữ đang cho con bú là: 25g/người/ngày.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem dây thìa canh có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!
Có thể bạn quan tâm:
>>> Dây thìa canh có tác dụng gì với sức khỏe con người?
Viết bình luận