Đậu nành là thực phẩm được dùng rất nhiều, đây là loại thực phẩm lành tính mát, có lợi cho cơ thể. Vậy đậu nành có tác dụng gì với sức khỏe là câu hỏi của nhiều người. Đậu nành là một món ăn nhẹ có hương vị tương tự như các sản phẩm đậu nành khác nhưng có kết cấu như hạt phỉ, và thậm chí còn được nghiền thành bơ đậu nành. Hạt đậu nành rất giàu chất xơ, protein thực vật, isoflavone và một số chất dinh dưỡng khác, và chúng có thể thúc đẩy giảm cân và tăng cường sức khỏe của tim và xương ... Trên đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu xem đậu ành có tác dụng gì với sức khỏe con người như thế nào?
Đậu nành có tác dụng gì với sức khỏe con người?
1. Tổng quan về đậu nành
Hơn năm ngàn năm về trước, những nhà nông Trung Hoa đã khám phá và trồng một loại cây đậu mà sau đó đã trở thành một loại thực phẩm thiết yếu cho các dân tộc Á châu và thế giới ngày nay. Cây đậu này được biết đến là đậu nành, cũng còn gọi là cây đậu tương có tên khoa học là Glycine max, thuộc họ Legumỉnosae, chủng Papilionoidae, là cây bụi nhỏ, cao trung bình dưới lm, có lông toàn thân. Là có 3 chét hình bầu dục. Chùm lông mọc ở nách lá, bông có màu trắng hoặc tím. Trái có nhiều lông vàng, dài 3-4 cm, rộng 0.8 cm, mỗi trái có từ 3 - 5 hạt. Cây đậu nành là cây ngắn ngày, phát triển tốt nhất ở vùng nhiệt đđi, ưa sáng, ưa nhiệt, chịu hạn.
Vì đậu nành chứa nhiều chất đạm (protein) hơn bất cứ loại nông sản nào nên nó được ưa chuộng và trở thành thực phẩm chính của nhiều quốc gia Á châu. Những thực phẩm được biến chế từ đậu nành như sữa, đậu hũ, tương, chao và tầu hũ ky đã có từ hơn hai ngàn năm trước đây. Theo y học thế giới đã nghiên cứu và tin rằng đậu nành có khả năng chữa lành các chứng bệnh về thận, phù thũng, da, tiêu chảy, bệnh thiếu hồng huyết cầu (anemia) và chứng lở loét chân.
+ Giá trị dinh dưỡng đậu nành: Hạt đậu nành chứa: 8% nước, 5% chất vô cơ, 15-25% glucose, 15-20% chất béo, 35-45% chất đạm với đủ các loại amino acid cần thiết (isoleucin, lysin, metionin, pheny lalanin, tryptophan, valin) và nhiều sinh tố, khoáng chất, Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S, các vitamin A, B1, B2, D, E, F, các enzyme, sáp, nhựa, cellulose.
Có thể nói đậu nành dùng để để thay thế rất tốt cho thịt động vật vì có nhiều đạm hơn thịt, ít mỡ và cholesterol, nhiều calcium hơn sữa bò, nhiều lecithin hơn trứng. Các amino acid cần thiết mà cơ thể không tạo ra được đều có trong đậu nành.
Thành phần dinh dưỡng của sữa đậu thành có nhiều điểm tương tự với sữa bò nhưng ưu điểm hơn là dễ tiêu hóa, không có lactose thích hợp cho những người bị hay bị đau bụng do dị ứng với lactose. Sữa đậu nành cũng chứa ít chất béo bão hòa hơn do đó có lợi cho tim mạch.
Trong những năm gần đây, đậu nành đã và đang được chuyển biến từ thực phẩm (food) thành dược phẩm (medicine). Các nhà khoa học và các chuyên gia dinh dưỡng (nutritionists) đã công nhận (validate) các hóa chất thảo mộc (phytochemicals) trong đậu nành có tính chất dược thảo, có khả năng ngăn ngừa và trị liệu một số bệnh. Sự khám phá ra các hóa chất thảo mộc này đã mở ra một thời đại mới trong lãnh vực dinh dưỡng.
Giá trị của chất protein của bất kỳ thực phẩm nào tùy thuộc vào hai yếu tố: lượng và phẩm. Lượng protein thường được diễn tả bằng bách phân của trọng lượng thực phẩm, còn phẩm chất được xác định bởi hai yếu tố: khả năng tiêu hoá (digestibility) và đầy đủ thành phần chất amino acids thiết yếu (essential amino acids). Nếu thực phẩm nào hội đủ hai yếu tố này thì được đánh giá cao về phẩm.
Yếu tố thứ nhì xác định phẩm chất của protein là hội đủ thành phần amino acids thiết yếu và hàm lượng cần thiết. Protein đậu nành là loại đậu (legume) duy nhất thỏa mãn yếu tố này, có nghĩa là nó chứa đựng tất cả 8 loại amino acids thiết yếu cùng với hàm lượng cần thiết, tương đương với protein thịt động vật. Những amino acids này là những khối kiến trúc của các bộ phận sống cần thiết để bảo dưỡng các mô tế bào, xương cốt, răng tóc, và chiến đấu chống lại sự nhiễm trùng, đảm nhiệm một vài vai trò quan trọng trong tiến trình chuyển hóa năng lượng.
2. Đậu nành có tác dụng gì?
+ Hạt đậu nành có thể giúp giảm bớt các triệu chứng mãn kinh: Trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen giảm cho nên cơ thể sẽ dẫn đến các cơn bốc hỏa, thay đổi tâm trạng và các triệu chứng khác. Vì isoflavone trong đậu nành có thể hoạt động bắt chước giống estrogen, cho nên chúng có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.
Một nghiên cứu thực hiện trong 8 tuần ở 60 người phụ nữ lớn tuổi cho thấy rằng, những người ăn chế độ ăn hàng ngày cùng với 86 gam hạt đậu nành mỗi ngày giúp làm giảm 40% các cơn bốc hỏa so với những người ăn chế độ tương tự mà không có hạt đậu nành.
Hay một đánh giá của 17 nghiên cứu ở phụ nữ mãn kinh cho thấy rằng ăn isoflavone trong 6 tuần đến 12 tháng đã làm giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa hơn 20% so với giả dược.
Tuy nhiên, vẫn có một vài nghiên cứu khác cung cấp kết quả chưa nhất quán. Một đánh giá của 10 nghiên cứu đã ghi nhận một ít bằng chứng cho thấy đậu nành giúp cải thiện các triệu chứng mãn kinh. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy rằng tác dụng của đậu nành đối với nồng độ estrogen và các triệu chứng mãn kinh phụ thuộc vào cách phụ nữ xử lý isoflavone riêng lẻ.
+ Hạt đậu nành có thể tăng cường sức khỏe cho tim: Công dụng của đậu nành đầu tiên phải kể đến đó là có thể giúp giảm mức cholesterol và cải thiện các yếu tố nguy cơ khác cho bệnh tim. Mặc dù, cơ chế hoạt động chính xác của hạt đậu nành vẫn chưa hoàn toàn được hiểu rõ, nhưng chất xơ, protein và axit alpha-linolenic (ALA) trong đậu nành có thể đóng một vai trò nhất định đối với cơ thể.
Đậu nành cũng chứa isoflavone, và hợp chất này bắt chước estrogen đồng thời hoạt động như chất chống oxy hóa trong cơ thể. Trong một đánh giá của 35 nghiên cứu về mối liên quan này cho thấy rằng, ăn các sản phẩm đậu nành làm giảm đáng kể mức cholesterol LDL - là cholesterol có hại đồng thời tăng mức cholesterol HDL - là cholesterol có lợi. Hơn nữa, nó còn được biết là có tác dụng đặc biệt ở những có lượng cholesterol cao. Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự với việc sử dụng hạt đậu nành có thể tác động đến mức cholesterol của cơ thể.
Hơn nữa, một nghiên cứu kéo dài trong 8 tuần được thực hiện ở 60 phụ nữ sử dụng 25 gam protein từ đậu nành mỗi ngày cho thấy rằng tỷ lệ giảm huyết áp tâm thu và tâm trương lần lượt là 9.9% và 6.8% ở những người huyết áp cao so với những người không có chế độ ăn với protein từ hạt đậu nành.
+ Hạt đậu nành có thể hỗ trợ giảm cân: Hạt đậu nành rang có thể hỗ trợ giảm cân do hàm lượng protein cao. Sử dụng nhiều protein có thể tăng cường trao đổi chất và tăng cảm giác no, do đó sẽ giúp hỗ trợ giảm cân rất tốt.
Protein trong đậu nành có thể hoạt động với chất xơ đồng thời isoflavone cũng cung cấp thêm lợi ích cho quá trình chuyển hóa chất béo và giảm cân.
Trong một nghiên cứu được thực hiện kéo dài trong 8 tuần ở 30 người trưởng thành bị bệnh béo phì, những người này được tuân thủ theo chế độ ăn ít calo với protein đậu nành và kết quả cho thấy những người ăn chế độ này đã giảm được lượng mỡ trong cơ thể nhiều hơn đáng kể so với những người ăn chế độ ít calo với chủ yếu protein là động vật.
Hay một nghiên cứu khác thực hiện 12 tuần ở 39 người trưởng thành bị bệnh béo phì hoặc thừa cân và kết quả cho thấy những người ăn bánh quy có chất xơ đậu nành trong bữa sáng mỗi ngày giúp giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, so với ăn bánh quy không có chất xơ từ đậu nành.
Những nghiên cứu này, một phần nào đã đưa ra được các mối liên quan tích cực giữa hạt đậu nành và sự giảm trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu với mô hình dài hạn để tiếp tục chứng minh mối liên quan này.
+ Hạt đậu nành có thể tăng cường sức khoẻ xương: Isoflavone trong hạt đậu nành có thể tăng cường sức mạnh của xương và giúp ngăn ngừa loãng xương. Đây là một căn bệnh đặc trưng bởi xương mỏng và tăng nguy cơ gãy xương.
Hơn nữa, trong hạt đậu nành còn có các genistein và các isoflavone khác đã được chứng minh là làm tăng mật độ khoáng xương ở phụ nữ mãn kinh. Điều này có thể là do chúng có lợi cho các dấu hiệu kiểm soát sự hình thành xương trong cơ thể.
Một đánh giá 10 nghiên cứu ở phụ nữ mãn kinh đã xác định rằng bổ sung 90 mg isoflavone đậu nành mỗi ngày trong khoảng thời gian ít nhất 6 tháng và kết quả cho thấy mật độ khoáng xương tăng đáng kể so với giả dược.
Mặc dù, một số nghiên cứu khác không tìm thấy mới liên quan giữa lượng isoflavone với sự cải thiện sức mạnh của xương, nhưng đây là những nghiên cứu sử dụng chất bổ sung isoflavone chứ không phải là isoflavone từ thực từ đậu nành.
Thêm vào đó, cũng có một số nghiên cứu chỉ ra thấy thực phẩm đậu nành có thể giúp làm tăng nồng độ isoflavone nhiều hơn so với các chất bổ sung.
+ Hạt đậu nành có thể chống lại một số bệnh ung thư: Nghiên cứu quan sát hiện tại cho thấy thực phẩm đậu nành có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, tác dụng của hạt đậu nành đối với nguy cơ ung thư hiện vẫn đang được tranh luận cao. Các nghiên cứu trên động vật cho kết quả hỗn hợp liên quan đến isoflavone của đậu nành và tăng trưởng khối u, đặc biệt là đối với ung thư vú.
Một đánh gía 35 nghiên cứu cho thấy có mối liên quan đáng kể giữa sử dụng hạt đậu nành với giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ ở các nước châu Á, nhưng không tìm thấy mối liên quan nào đáng kể giữa việc sử dụng đậu nành và ung thư vú ở phụ nữ các nước phương Tây.
Hơn nữa, các nghiên cứu về mối liên quan giữa việc sử dụng hạt đậu nành với nguy cơ mắc ung thu tuyến tiền liệt thấp hơn khoảng 30%.
Tác dụng chống ung thư của đậu nành có thể là do khả năng hoạt động của isoflavone- hoạt động như chất chống oxy hóa, cũng như lunasin giúp thúc đẩy sự chết tế bào ung thư trong các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật. Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn về mối liên quan giữa đậu nành và ung thư.
+ Hạt đậu nành rất đa năng: Hạt đậu nành và bơ đậu nành luôn có sẵn ở các cửa hàng tạp hoá. Chúng cũng rất dễ dàng sử dụng cùng với các bữa ăn và đồ ăn nhẹ bao gồm: xà lách, hỗn hợp đường, sữa chua, các món xào, các món mì ống. Chúng có nhiều hương vị khác nhau như ướp muối, không ướp muối và bổ sung gia vị. Hơn nữa, hạt đậu nành là sự lựa chọn phù hợp cho những người bị dị ứng đậu phộng.
Bơ đậu nành có thể được sử dụng phết lên bánh mì nướng, thêm vào sinh tố, trộn vào bột yến mạch... hoặc cũng có thể trộn nó với nước ép cam hoặc giấm để làm nước sốt.
Để có những lựa chọn hạt đậu nành tốt nhất cho sức khỏe, hãy tìm những loại hạt đã được rang khô hoặc nướng và không có chứa dầu thực vật, muối dư hoặc chất bảo quản.
3. Tại sao đậu nành gây tranh cãi?
Đậu nành chứa nhiều isoflavone, đây là một loại phytoestrogen hoạt động tương tự như estrogen. Mặc dù những isoflavone này mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ lớn tuổi trong giai đoạn tiền hoặc sau mãn kinh. Điều này là do sự thiếu hụt các estrogen trong quá trình lão hóa. Vậy nên, phụ nữ lớn tuổi ăn nhiều đậu nành sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng như đổ mồ hôi đêm, bốc hỏa, khó ngủ.
Tuy nhiên, một báo cáo được công bố trên Tạp chí dinh dưỡng Mỹ cho thấy phụ nữ trưởng thành nếu tiêu thụ nhiều đậu nành sẽ ảnh hưởng tới chức năng buồng trứng. Điều này là do isoflavone bắt chước tác dụng của estrogen, khiến lượng estrogen tăng quá mức, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng tự nhiên của cơ thể. Mặc dù là vậy, nếu phụ nữ ăn đậu nành với lượng vừa phải thì sẽ không gây ra mối nguy hại nào cho cơ thể.
Thêm một điều nữa khiến cho mọi người lo lắng là vào năm 2014, một nghiên cứu công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho thấy đậu nành có thể gây ra nhiều thay đổi trong cấu trúc gen, có liên quan tới ung thư vú. Tuy nhiên, nghiên cứu này tiến hành trên 140 phụ nữ, vì vậy kết quả này cần phải được nghiên cứu thêm mới đưa ra khẳng định cuối cùng.
4. Đối tượng nên tránh ăn đậu nành?
Những người bị tuyến giáp nếu ăn đậu nành sẽ khiến tình trạng nặng thêm. Chúng ta đều biết rằng iốt cần thiết nhưng cơ thể lại không sản xuất một cách tự nhiên được. Iốt rất quan trọng để tạo ra hormone tuyến giáp, nhưng ăn đậu nành lại làm giảm sự hấp thu iốt. Vậy nên, một khi cơ thể không đủ lượng iốt, có thể dẫn tới tình trạng suy giáp.
Cũng có những tranh cãi xung quanh việc trẻ em có nên tiêu thụ đậu nành hay không. Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên trang Research với 400 người tham gia. Họ phát hiện ra trẻ em ăn đậu nành có nguy cơ mắc bệnh Kawasaki cao gấp 2,5 lần so với những đứa trẻ không tiêu thụ sản phẩm từ đậu nành. Được biết, bệnh Kawasaki gây viêm trong động mạch và hạch bạch huyết, phổ biến ở trẻ em hơn là người lớn.
Tóm lại:
Đậu nành là "tốt" hay "xấu" phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người. Những lời khuyên về ăn uống nên được cụ thể hóa cho từng cá nhân, bởi một số thực phẩm có lợi cho người này nhưng lại gây hại cho người khác.
Đối với những người ăn chay, việc tiêu thụ đậu nành mang lại nhiều lợi ích, chỉ cần không vượt quá 2 phần ăn mỗi ngày thì sẽ tránh được những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem đậu nành có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của tỏi đen với sức khỏe như thế nào?
Viết bình luận